• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẸP LÒNG ĐỘNG MẠCH VÀNH THEO

4.3.4. Mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian

Đánh giá trên QCA cho thấy, mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian (LLL) có hiệu chỉnh là là 0,25  0,44 (mm). Nếu chia nhóm chụp lại theo thời gian chụp thì nhóm ≤12 tháng (N=16) có LLL khá thấp 0,11  0,13 (mm) còn nhóm từ 12 tháng trở đi (N=33) có LLL cao 0,33  0,51 (mm).

Kết quả LLL trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với một số nghiên cứu có đối tượng và thời gian tương đồng [20].

Với thời gian trung bình 15,5  7,3 (tháng) tính từ thời điểm can thiệp đến thời điểm chụp lại động mạch vành, LLL có tương quan tuyến tính với thời gian đặt stent. Hệ số tương quan tính được là r=0,326 (tương quan Spearman’s) và p=0,021.

Bảng 4.6. Mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian so sánh với các nghiên cứu khác

Thông số Chúng tôi Absorb China

Absorb

Japan Absorb II Mức độ hẹp lòng

động mạch vành theo thời gian (mm)

0,25 (15,5 tháng)

0,23 (12 tháng)

0,19 (13 tháng)

0,37 (3 năm)

Đánh giá một số nghiên cứu có đối tượng bệnh nhân và đặc điểm tổn thương khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Như nghiên cứu ABSORB Cohort B có thời gian theo dõi 2 năm thì LLL là 0,25  0,22 (mm) [88]. Nghiên cứu của Khamis và cộng sự trên những bệnh nhân tổn thương mới, một nhánh, đặt một stent tuy nhiên tổn thương ngắn hơn các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thì mức độ hẹp lòng động mạch vành sau thời gian theo dõi một năm là 0,27  0,20 (mm) [133]. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy LLL sau một năm là 0,38  0,9 (mm).

Cơ chế tái hẹp của stent Absorb, ngoài một số cơ chế giống DES như tăng sinh nội mạc tân tạo, tăng sinh mảng xơ vữa, gẫy mắt stent, hiệu ứng cạnh stent thì có một số cơ chế chỉ có ở Absorb như co hồi (sớm hoặc muộn), quá trình tiêu dần của stent làm mất sức chống đỡ mạch cũng góp phần làm hẹp dần lòng mạch. Chính vì thế, các biện pháp chẩn đoán hình ảnh nội mạch như IVUS, OCT sẽ giúp tìm cơ chế của hiện tượng này khi nghiên cứu lâm sàng [49].

Các nguyên nhân đã được xác định của hiện tượng hẹp dần lòng stent tự tiêu Absorb theo thời gian bao gồm: tăng sinh quá mức nội mạc, tăng sinh mảng xơ vữa, stent nở chưa tối ưu, mạch quá nhỏ (<2mm), thay đổi cấu trúc tức thời (co hồi) hay muộn (do hấp thu hoặc do đứt gẫy stent), chậm hấp thu stent, kháng các thuốc chống tăng sinh, không phủ hết tổn thương, gối quá nhiều giữa các stent (trên những tổn thương dài).

Khi so sánh mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian của một số thế hệ stent như BMS, DES và BVS, một số nghiên cứu cho thấy LLL của BMS là lớn nhất 0,85  0,36 (mm), sau đó là BVS thế hệ 1.0 là 0,43  0,37 (mm) rồi BVS thế hệ 1.1 là 0,19  0,18 (mm) và cuối cùng là EES ở mức 0,10  0,23 (mm).

Một số phân tích gộp khác cho thấy LLL của các DES khác nhau bao gồm DES thế hệ đầu và DES thế hệ mới là 0,23mm.

Hình 4.1. Mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian của một số thế hệ stent

(Yosinobu Onuma et al. Bioresorbable Scaffold The Advent of a New Era in Percutaneous Coronary and Peripheral Revascularization? Circulation. 2011; 123: 779-797)

Như vậy, trong thời gian 12 tháng đầu tiên, với stent Absorb, khung polymer chỉ bắt đầu tiêu dần, vẫn giữ được khả năng chống đỡ tốt, trong khi thuốc chống tái hẹp everolimus có tác dụng chống tăng sinh làm hạn chế tái hẹp làm cho LLL khá thấp, thậm chí thấp hơn nhiều nghiên cứu đã tiến hành như Absorb China, Absorb Japan. Tuy nhiên, theo thời gian, khi khung polymer tiêu hết làm cho sức chống đỡ thành mạch không còn, cùng với co hồi muộn và những hậu quả của stent không áp sát, đứt gãy stent không đều gây nên tình trạng tái hẹp (và cả huyết khối). Điều này làm cho nhóm chụp sau thời điểm 12 tháng có LLL khá cao, tương đồng với nghiên cứu Absorb II tại thời điểm 3 năm [89].

Theo một số nghiên cứu đánh giá sự liên quan giữa LLL với các kết cục lâm sàng. Các phân tích gộp cho thấy LLL >0,5mm thì có tỷ lệ tái can thiệp

mạch cao hơn hẳn so với LLL 0,5mm (p<0,001) tại thời điểm 24 tháng. Sau thời điểm này, đến 5 năm, tỷ lệ tái can thiệp vẫn còn tiếp tục tăng kể cả đã được tái can thiệp thành công.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, một số yếu tố liên quan với LLL như các nghiên cứu khác cũng đã được đánh giá như: đường kính lòng mạch tham chiếu, mức độ hẹp tồn dư sau nong bóng chuẩn bị, mức độ hẹp tồn dư cuối cùng sau khi nong bóng thêm, kỹ thuật PSP hay các yếu tố khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy sự tương quan của các yếu tố này với mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian (LLL). Chúng tôi cũng không tìm thấy sự liên quan của LLL và DoCE trong nghiên cứu này.

Trong 4 ca tái hẹp đáng kể (>50%) khi chụp lại thì có 2 ca trong bệnh cảnh NMCT không ST chênh, hai ca còn lại không có triệu chứng lâm sàng mà chỉ chụp kiểm tra thường quy. Nhóm chụp sau 12 tháng có LLL tăng vọt do là cả 4 ca tái hẹp đáng kể khi chụp lại ở thời điểm lần lượt là 16 tháng, 20 tháng, 21 tháng và 34 tháng sau can thiệp.

Nguyên nhân có thể giải thích là tại thời điểm này các mắt stent bắt đầu tiêu mạnh nên sức chống đỡ giảm nhiều gây nên tái hẹp đáng kể. Điều này có vẻ phù hợp với bản chất lúc đầu được coi là một điểm mạnh của stent tự tiêu, đó là stent sẽ tiêu hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 năm. Tuy nhiên thực tế trong nhiều nghiên cứu, khi stent tiêu hết sẽ làm co hồi muộn lòng mạch vì mất sức chống đỡ như đối với stent kim loại. Chính vì vậy mức độ tái hẹp của stent Absorb vẫn cao tại thời điểm từ năm thứ 2 và 3. Trong khi đối với DES thì tỷ lệ tái hẹp thường cao trong 1 năm đầu tiên, sau đó ổn định và giảm dần từ năm thứ 2 trở đi.

Chính vì thế, tỷ lệ tái can thiệp mạch đích do thiếu máu (ID-TLR) của Absorb cao hơn có ý nghĩa so với DES từ năm thứ 2 trở đi [89], [98].

Trong số các ca tái hẹp thì 50% được phát hiện khi chụp kiểm tra thường quy (không triệu chứng), và hai ca này không phải can thiệp do mức độ hẹp không quá nặng. Điều này cũng phù hợp theo một nghiên cứu tổng hợp, mặc dù có sự khác biệt của hẹp lòng động mạch vành theo thời gian sau đặt stent khi theo dõi trung hạn theo hướng nhiều hơn ở nhóm Absorb, tuy nhiên, tỷ lệ tái can thiệp chung lại tương đương giữa hai nhóm Absorb và DES [128].

Trong nghiên cứu của chúng tôi có hạn chế là chỉ có 49 bệnh nhân chụp lại (chiếm 61,3% tổng số bệnh nhân), trong đó có 33 bệnh nhân (67,3%) được chụp lại ĐMV sau thời gian 12 tháng (do có có khăn trong gọi bệnh nhân chụp). Chính vì thế mức độ LLL có thể không hoàn toàn phản ánh thời gian trung hạn (chỉ có 32,7% số bệnh nhân) mà phần nhiều là dài hạn. Do đó nếu thực tế có thể chụp lại được toàn bộ bệnh nhân trong thời gian dưới 12 tháng thì LLL có thể tốt hơn. Tuy nhiên, với đặc điểm của stent Absorb, cần theo dõi dài hơn với thời gian ít nhất từ 2 đến 3 năm trở lên; khi đó các kết quả thu được mới phản ánh sát với kết quả lâm sàng (DoCE) và chụp mạch của stent Absorb [98].

HẠN CHẾ Khách quan:

- Cỡ mẫu tương đối nhỏ (N=80) do:

o Số bệnh nhân phù hợp về lâm sàng và mức độ tổn thương theo tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ không nhiều,

o Chỉ định đặt stent Absorb của các bác sĩ cho bệnh nhân còn dè dặt do stent còn mới tại thời điểm nghiên cứu,

o Kích thước của stent không đa dạng (chỉ có 3 loại chiều dài và 3 loại đường kính) nên cũng khó khăn cho chỉ định cho tổn thương,

o Số lượng dự trù stent trong phòng can thiệp không nhiều (do stent phải bảo quản trong tủ lạnh, thời gian sử dụng do nhà sản xuất quy định ngắn hơn DES),

o Chi phí stent tại thời điểm nghiên cứu cao (gấp 1,5 lần) so với DES, o Việc lấy bệnh nhân vào nghiên cứu, NCS cũng chủ động dừng sớm do vấn

đề đạo đức của nghiên cứu khi có khuyến cáo của ESC, AHA và hãng Abbott (Hoa Kỳ) về việc dừng sử dụng stent Absorb trên lâm sàng 2016.

Chính vì thế nên chia các nhóm so sánh với số lượng ít, đánh giá sự khác biệt sẽ không cho được kết quả có ý nghĩa thống kê, làm đánh giá kết quả sẽ không được rõ ràng, đầy đủ.

- Không tiến hành siêu âm trong lòng động mạch vành (IVUS) do tại thời điểm nghiên cứu, IVUS không được BHYT nên không thực thường quy được IVUS hướng dẫn và đánh giá kết quả can thiệp Absorb.

Chủ quan:

- Không có nhóm chứng có đặt DES nên kết quả không có so sánh giữa Absorb và DES.

- Nhóm bệnh nhân không thuần về lâm sàng, có cả HCVC và ĐTNÔĐ là hai nhóm bệnh có bệnh học khác nhau, phương án điều trị (can thiệp,

DAPT…) khác nhau và kết quả có thể khác nhau, làm cho kết quả không đồng nhất.

- Thiết kế nghiên cứu chỉ đánh giá thời gian trung hạn (6-12 tháng) trong khi bản chất được coi là lợi thế tiềm năng của stent Absorb là tự tiêu trong 2-4 năm so với DES nên sẽ không đánh giá được thực chất bản chất của stent Absorb dựa vào kết quả thu được thực tế.

- Số lượng bệnh nhân chụp kiểm tra lại động mạch vành sau thời gian theo dõi còn ít (49 trên tổng số 80 ca - 61,3%).

- Không thể chụp lại động mạch vành trong cùng một khoảng thời gian đánh giá DoCE (6-12 tháng) mà khá rải rác. Do khó khăn trong việc gọi lại bệnh nhân để chụp lại ĐMV. Chúng tôi bắt buộc phải kéo dài thời gian gọi lại bệnh nhân, chính vì thế chỉ có 33% bệnh nhân (N1=16) chụp lại trong khoảng thời gian <12 tháng trong khi số bệnh nhân chụp lại ĐMV tại thời điểm 12-24 tháng là 55% (N=27), từ 24-36 tháng là 12%

(N3=6). Chính điều này làm sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian không tập trung trong thời gian trung hạn đầu tiên (12 tháng) mà phải rải rác và kéo dài.

- Thời gian nghiên cứu khá dài (2013-2017), không tập trung, làm cho tính thời sự, cấp thiết của nghiên cứu bị giảm đi nhiều, nhất là khi có khuyến cáo dừng sử dụng Absorb cho thực hành lâm sàng 2016.

Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này: theo lý thuyết stent Absorb có thời gian tự tiêu từ 2 đến 4 năm trong khi luận án chỉ theo dõi đánh giá hiệu quả của stent Absorb về lâm sàng trong thời gian đến 12 tháng và chụp lại động mạch vành trong thời gian dài nhất đến 34 tháng. Đây là khoảng thời gian ngắn, khi stent chưa tiêu hết, vẫn tồn tại khung Poly – L – lactic acid nên các kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh được phần nào hình ảnh lâm sàng và chụp ĐMV:

- Sự bảo tồn giải phẫu của mạch máu (độ cong, góc gập): theo các nghiên cứu, tổn thương được đặt stent Absorb có xu hướng bảo tồn giải phẫu như trước đặt stent từ thời điểm 6-12 tháng [76]. Tuy nhiên, sau thời điểm này, cũng giống như kết quả theo nghiên cứu của chúng tôi thì theo thời gian càng xa thì hiệu số góc tổn thương (theo dõi – trước can thiệp) càng nhỏ. Chính vì thế nếu thời gian nghiên cứu (theo dõi) dài hơn thì giải phẫu (góc tổn thương) có trở về giá trị ban đầu hay không còn chưa trả lời chính xác được.

- Sự bảo tồn chức năng sinh lý (độ co giãn): sau khi tiêu hoàn toàn, stent tự tiêu có thể phục hồi khả năng co mạch, độ nẩy, sức căng và dẫn chuyền cơ học như các nghiên cứu đã có với thời gian từ 2-5 năm như nghiên cứu Absorb cohort A. Lợi thế này sẽ không có nếu theo dõi chỉ tới 1 năm như nghiên cứu đã tiến hành. Nghiên cứu cũng không làm test đánh giá chức năng này (test acetyl choline và test nitroglycerin).

- Thoái giáng có chương trình trả lại lòng mạch tự nhiên, mở rộng lòng mạch, giải phóng nhánh bên: tính chất này của stent tự tiêu cũng có được sau khi tiêu hoàn toàn (2-4 năm) nên lợi thế này cũng không thể hiện được trong nghiên cứu trung hạn đến 12 tháng của chúng tôi. Thêm nữa, vì số bệnh nhân được chụp lại ĐMV khá rải rác cả trong thời gian dài từ 6 tháng đến 34 tháng nên đánh giá mức độ hẹp lòng mạch (liên quan đến tính chất thoái giáng, mở rộng lòng mạch về lý thuyết của Absorb) sẽ không được đồng nhất và chính xác.

- Hiện tượng tiêu stent có thể làm đứt gẫy không đồng đều các mắt stent, gây nên co hồi muộn, là một trong các nguyên nhân gây nên tái hẹp cũng như huyết khối muộn hoặc rất muộn (sau 1 năm) thì trong nghiên cứu này với thời gian theo dõi trên lâm sàng dưới một năm có thể đánh giá chưa đầy đủ. Trong phân tích tổng hợp các nghiên cứu với stent Absorb

cho thấy tỷ lệ huyết khối rất muộn sau 1 năm và sau 2 năm cao hơn hẳn DES nếu so với huyết khối trong năm đầu tiên. Bằng chứng là tỷ lệ tái can thiệp mạch đích do thiếu máu tăng lên (2,5%) dù giai đoạn trung hạn không có ca nào; 1 ca huyết khối gây tắc stent tại thời điểm 34 tháng sau can thiệp trong nhóm chụp lại động mạch vành. Thực tế cho thấy mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian (LLL) ngoại suy trong nghiên cứu có xu hướng tăng nhiều tại thời điểm từ 16 tháng trở đi. Chính vì thế thời gian theo dõi 6-12 tháng chỉ phản ánh phần nào tình trạng lâm sàng và chụp mạch của stent Absorb.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đánh giá kết quả sớm và trung hạn (sau 12 tháng) của stent tự tiêu Absorb (BVS) trong can thiệp động mạch vành.

Kết quả sớm (ngay sau can thiệp), đặt stent Absorb là kỹ thuật khả thi với tỷ lệ thành công cao và an toàn:

 Tỷ lệ hết đau thắt ngực là: 82,5%

 Thành công của đặt stent là: 97,5%

 Thành công của thủ thuật là: 96,25%

 Biến cố gộp liên quan đến stent (DoCE) quanh thủ thuật là: 1,25%

 Góc tổn thương giảm so với trước can thiệp là: 5,593,72 độ Mức độ giảm của góc tổn thương ít hơn ở nữ; <65 tuổi.

 Tỷ lệ mất nhánh bên của tổn thương chỗ chia đôi là: 0%

 Co hồi cấp tuyệt đối của stent là: 0,150,11 mm

 Mức độ mở rộng lòng mạch tức thời là: 2,890,05 mm

Mức độ mở rộng lòng mạch tức thời nhiều hơn ở nhóm hội chứng vành cấp; nhồi máu cơ tim; <65 tuổi; sử dụng kỹ thuật PSP.

Kết quả trung hạn, với thời gian theo dõi đến 12 tháng, đặt stent Absorb có hiệu quả và tương đối an toàn:

 Tỷ lệ bệnh nhân không bị đau thắt ngực là: 93,6%

 Tỷ lệ sử dụng kháng kết tập tiểu cầu kép đến 12 tháng là: 57%

 Biến cố gộp liên quan đến stent (DoCE) theo thời gian là 3,75% gồm:

Tử vong do tim mạch: 1,25%

Nhồi máu cơ tim liên quan đến mạch đích: 2,5%

Tái can thiệp tổn thương đích do thiếu máu: 0%

 Tỷ lệ huyết khối trong stent (có thể) là: 1,25%

2. Đánh giá mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian sau can thiệp với stent tự tiêu Absorb (BVS) bằng phương pháp lượng giá kích thước động mạch vành trên chụp mạch (QCA)

Trong tổng số 49 bệnh nhân (61,3%) chụp lại động mạch vành sau thời gian trung bình 15,57,3 (tháng):

 Góc tổn thương tăng so với ngay sau can thiệp là: 3,553,72 độ

 Tỷ lệ mất nhánh bên của tổn thương chỗ chia đôi là: 0%

 Tỷ lệ tái hẹp đáng kể trong stent (>50%) là: 8,2%. Trong đó tái hẹp lan toả là 6,1%, tái hẹp khu trú là 2,1%.

100% tái hẹp đáng kể xảy ra sau 12 tháng

100% tái hẹp đáng kể là của hội chứng vành cấp.

75% tái hẹp đáng kể là của động mạch liên thất trước 50% tái hẹp đáng kể không có triệu chứng

 Mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian (LLL) là:

0,250,44mm.

+ Mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian (LLL) tăng nhiều từ sau 12 tháng trở đi.

+ Không tìm thấy sự liên quan của các yếu tố (tuổi, giới, tình trạng lâm sàng, đặc điểm tổn thương động mạch vành, kỹ thuật can thiệp động mạch vành…) đến mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian.

+ Không tìm thấy sự liên quan giữa mức độ hẹp lòng động mạch vành theo thời gian với biến cố gộp liên quan đến stent (DoCE).

KIẾN NGHỊ

Với kết quả của nghiên cứu này tại thời điểm từ 2013 đến 2016 trên 80 bệnh nhân có tổn thương động mạch vành được đặt stent Absorb, chúng tôi xin phép đề xuất một số kiến nghị sau:

- Nên chỉ định đặt stent Absorb cho bệnh nhân < 65 tuổi.

- Có thể cân nhắc can thiệp đặt stent Absorb cho bệnh nhân hội chứng vành cấp; nhồi máu cơ tim cấp; tổn thương chỗ chia đôi.

- Nên sử dụng kỹ thuật đặc hiệu cho stent tự tiêu là PSP tối ưu kết quả can thiệp.

- Sử dụng kháng kết tập tiểu cầu kép (DAPT) lâu dài đến 30 tháng theo như những khuyến cáo của ESC, ACC/AHA.

- Cần theo dõi dài hơn với thời gian từ 2 đến 4 năm trở đi để đánh giá sát hơn các biến cố lâm sàng có thể khi mà stent tiêu hết.

Tuy nhiên, với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới được báo cáo từ 2016 đến nay (2020) cùng khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu (ESC), Hội tim mạch/Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) và Hãng Abbott (Hoa Kỳ), stent tự tiêu Absorb (BVS) không được sử dụng trên lâm sàng do các biến cố tim mạch, đặc biệt tỷ lệ huyết khối cao hơn có ý nghĩa so với stent kim loại có phủ thuốc (DES).

CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TT Tên công trình Thể loại Năm

công bố Nơi công bố 1 Đánh giá kết quả trung hạn điều trị

tổn thương chỗ chia đôi động mạch vành bằng stent tự tiêu Absorb (The safety and feasibility of Absorb (BVS) in patients with coronary bifurcation disease)

Bài báo khoa học

2018 Tạp chí y học Việt Nam, Số 2 tháng 11, năm 2018

2 Kết quả sớm của can thiệp động mạch vành bằng stent tự tiêu Absorb (BVS) trong điều trị bệnh nhân hội chứng vành cấp (The preliminary result of Absorb (BVS) implantation in patients with acute coronary syndrome)

Bài báo khoa học

2018 Tạp chí y học Việt Nam, Số 2 tháng 11, năm 2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abizaid, A. and J.R. Costa Jr (2010), New drug-eluting stents: an overview on biodegradable and polymer-free next-generation stent systems. Circulation: Cardiovascular Interventions, 3(4): p. 384-393.

2. Appelman, Y. (2015), Bioresorbable scaffolds: everything resolved?

Netherlands Heart Journal, 23(3): p. 151-152.

3. Benjamin, E.J., et al. (2018), Heart disease and stroke statistics-2018 update: a report from the American Heart Association. Circulation, 2018. 137(12): p. e67-e492.

4. Nguyễn Quang Tuấn (2005), Nghiên cứu phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

5. Tuân, P.V. (2008), Tìm hiểu đặc điểm mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim Mạch quốc gia Việt Nam trong năm năm từ 2003-2007. Luận án thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

6. Nguyễn Lân Việt (2007), Nhồi máu cơ tim cấp. Thực hành bệnh tim mạch, 68-112.

7. Nguyễn Thị Bạch Yến, T.V.Đ., Phạm Quốc Khánh và cs (1996), Tình hình bệnh mạch vành qua 130 trường hợp nằm viện tại Viện Tim mạch trong 5 năm (1/91-10/95). Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, p. 1-5.

8. Gaspard, P. (2017), The history of coronary angioplasty.

9. Fuster, V., R. Walsh, and R.A. Harrington (2011), Hurst's the Heart: Two Volume Set: McGraw Hill Professional.

10. Braunwald, E. and R.O. Bonow (2012), Braunwald's heart disease.

Elsevier Saunders.

11. Elabbassi, W., M.A. Chowdhury, and R. Hatala (2018), Bioresorbable scaffold technology: The yet unfulfilled promise of becoming the workhorse stent in the cardiac catherization laboratory. The Egyptian Heart Journal, 70(4): p. 409.

12. Elabbassi, W. (2018), Bioresorbable Vascular Scaffold technology, the rise and fall in clinical practice. Journal of Indian College of Cardiology.

13. Nguyễn Quốc Thái (2011), Nghiên cứu hiệu quả can thiệp động mạch vành của stent phủ thuốc trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

14. Topol, E.J. and P.S. Teirstein (2015), Textbook of interventional cardiology. Elsevier Health Sciences.

15. Waksman, R. and R. Pakala (2009), Drug-eluting balloon. Circulation:

Cardiovascular Interventions, 2(4): p. 352-358.

16. Dias, M.M., et al. (2016), Percutaneous Coronary Intervention with Bioresorbable Vascular Scaffolds. Int J Cardiovasc Sci, 29(4): p. 314-319.

17. Kereiakes, D.J., et al. (2016), Bioresorbable vascular scaffolds for coronary revascularization. Circulation, 134(2): p. 168-182.

18. Iqbal, J., et al., Bioresorbable scaffolds: rationale, current status, challenges, and future. European heart journal, 2013. 35(12): p. 765-776.

19. Koegler, F. and E. De Benedetti (2013), Stents coronariens biorésorbables: une révolution? Médecine interne générale, 381(14):

p. 775-778.

20. Cassese, S., et al. (2016), Everolimus-eluting bioresorbable vascular scaffolds versus everolimus-eluting metallic stents: a meta-analysis of randomised controlled trials. The Lancet, 387(10018): p. 537-544.

21. Ali, Z.A., et al. (2018), Imaging-guided pre-dilatation, stenting, post-dilatation: a protocolized approach highlighting the importance of intravascular imaging for implantation of bioresorbable scaffolds. Expert review of cardiovascular therapy, 16(6): p. 431-440.

22. Giacchi, G., et al. (2016), Bioresorbable vascular scaffolds technology:

current use and future developments. Medical devices (Auckland, NZ), 9: p. 185.

23. Nairooz, R., et al. (2017), Two-year outcomes of bioresorbable vascular scaffold versus drug-eluting stents in coronary artery disease: a meta-analysis. Heart, p. heartjnl-2016-310886.

24. Ortega-Paz, L., S. Brugaletta, and M. Sabaté (2018), Impact of PSP technique on clinical outcomes following bioresorbable scaffolds implantation. Journal of clinical medicine, 7(2): p. 27.

25. Polimeni, A., et al. (2017), Long-term outcome of bioresorbable vascular scaffolds for the treatment of coronary artery disease: a meta-analysis of RCTs. BMC cardiovascular disorders, 17(1): p. 147.

26. Lu, C., K.B. Filion, and M.J. Eisenberg (2016), The safety and efficacy of absorb bioresorbable vascular scaffold: a systematic review. Clinical cardiology, 39(1): p. 48-55.

27. Borhani, S., et al. (2018), Cardiovascular stents: overview, evolution, and next generation. Progress in biomaterials, 7(3): p. 175-205.

28. McKavanagh, P., et al. (2018), The evolution of coronary stents. Expert review of cardiovascular therapy, 16(3): p. 219-228.

29. Alfonso, F., et al. (2014), Current treatment of in-stent restenosis.

Journal of the American College of Cardiology, 63(24): p. 2659-2673.

30. Tenekecioglu, E., et al. (2016), From drug eluting stents to bioresorbable scaffolds; to new horizons in PCI. Expert review of medical devices, 13(3): p. 271-286.

31. Tomberli, B., et al. (2018), A brief history of coronary artery stents.

Revista Española de Cardiología, 71(05): p. 312-319.

32. Williams, P. and M. Awan (2017), Stent selection for percutaneous coronary intervention. Continuing Cardiology Education, 3(2): p. 64-69.

33. Wawrzyńska, M., et al. (2018), Development of drug-eluting stents (DES), in Functionalised Cardiovascular Stents, Elsevier. p. 45-56.

34. Kiramijyan, S. and M.W. Liu (2016), The benefits of drug-eluting stents in the treatment of coronary artery disease. Res Rep Clin Cardiol, 7: p.

9-25.

35. Ueki, Y. and L. Räber (2018), Late lumen loss in the era of new generation drug-eluting stents: perspective on a quarter century companion. European heart journal.

36. Martin, K. and R. Mehran (2018), Role of coronary drug-eluting stents in current clinical practice. Lung Cancer, 15: p. 05.

37. Bharadwaj, P. and D. Chadha (2016), Drug eluting stents: To evolve or dissolve? medical journal armed forces india, 72(4): p. 367-372.

38. Tomberli, B., et al. (2018), A brief history of coronary artery stents.

Revista Española de Cardiología (English Edition), 71(5): p. 312-319.

39. Bønaa, K.H., et al. (2016), Drug-eluting or bare-metal stents for coronary artery disease. New England Journal of Medicine, 375(13): p. 1242-1252.

40. Kufner, S., et al. (2019), Ten-year clinical outcomes from a trial of three limus-eluting stents with different polymer coatings in patients with coronary artery disease: results from the ISAR-TEST 4 randomized trial.

Circulation, 139(3): p. 325-333.

41. Urban, P., et al. (2015), Polymer-free drug-coated coronary stents in patients at high bleeding risk. New England Journal of Medicine, 373(21): p. 2038-2047.

42. Ullah, M., A. Islam, and A. Majumer (2014), Bioabsorbable vascular scaffold: a revolution in coronary intervention. Cardiovascular Journal, 6(2): p. 149-163.

43. Camm, A.J., T.F. Lüscher, and P.W. Serruys (2009), The ESC textbook of cardiovascular medicine. OXFORD university press.

44. Jaguszewski, M., et al. (2015), Feasibility of second-generation bioresorbable vascular scaffold implantation in complex anatomical and clinical scenarios. Clinical Research in Cardiology, 104(2): p. 124-135.

45. Schmidt, T. and J. Abbott (2018), Coronary stents: history, design, and construction. Journal of clinical medicine, 7(6): p. 126.

46. Carrié, D. (2014), Évolution technologique des stents coronaires: ó en est-on? Archives des Maladies du Coeur et des Vaisseaux-Pratique, (230): p. 9-14.

47. Gogas, B.D. (2015), Bioresorbable scaffolds for percutaneous coronary interventions. Global Cardiology Science and Practice, p. 55.

48. Wiebe, J., H.M. Nef, and C.W. Hamm (2014), Current status of bioresorbable scaffolds in the treatment of coronary artery disease.

Journal of the American College of Cardiology, 64(23): p. 2541-2551.

49. Kang, J., et al. (2017), Bioresorbable Vascular Scaffolds-Are We Facing a Time of Crisis or One of Breakthrough?. Circulation Journal, 81(8): p.

1065-1074.

50. Ma, M. and Y. He (2016), Bioresorbable scaffolds: history and current knowledge. Cardiology Plus, 1(4): p. 20.

51. Duckers, H.J., E.G. Nabel, and P.W. Serruys (2007), Essentials of restenosis. Springer.

52. Regazzoli, D., et al. (2017), New generation bioresorbable scaffold technologies: an update on novel devices and clinical results. Journal of thoracic disease, 9(Suppl 9): p. S979.

53. Tenekecioglu, E., et al. (2016), Bioresorbable scaffolds: a new paradigm in percutaneous coronary intervention. BMC cardiovascular disorders, 16(1): p. 38.

54. Bourantas, C.V., et al. (2012), Bioresorbable scaffolds: current evidence and ongoing clinical trials. Current cardiology reports, 14(5): p. 626-634.

55. Capodanno, D. (2018), Bioresorbable Scaffolds in Coronary Intervention: Unmet Needs and Evolution. Korean circulation journal, 48(1): p. 24-35.

56. Sotomi, Y., et al. (2017), Bioresorbable scaffold: the emerging reality and future directions. Circulation research, 120(8): p. 1341-1352.

57. Jelonek, K., et al. (2018), Effect of vascular scaffold composition on release of sirolimus. European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 132: p. 41-49.

58. Hu, T., et al. (2018), Biodegradable stents for coronary artery disease treatment: Recent advances and future perspectives. Materials Science and Engineering, 91: p. 163-178.

59. Ang, H.Y., et al. (2017), Mechanical behavior of polymer-based vs.

metallic-based bioresorbable stents. Journal of thoracic disease, 9(Suppl 9): p. S923.

60. Zhang, Y., et al. (2013), Bioresorbable scaffolds in the treatment of coronary artery disease. Medical Devices (Auckland, NZ), 6: p. 37.

61. Hytönen, J.P., et al. (2018), Biodegradable coronary scaffolds: their future and clinical and technological challenges. Cardiovascular research, 114(8): p. 1063-1072.

62. Dziewierz, A. and D. Dudek (2018), Current perspectives on the role of bioresorbable scaffolds in the management of coronary artery disease.

Kardiologia Polska (Polish Heart Journal), 76(7): p. 1043-1054.

63. Gonzalo, N. and C. Macaya (2012), Absorbable stent: focus on clinical applications and benefits. Vascular health and risk management, 8: p.

125.

64. Cerrato, E., et al. (2019), Magmaris™ resorbable magnesium scaffold:

state-of-art review. Future cardiology.

65. Costa Jr, J.R. and A. Abizaid (2018), Bioresorbable Coronary Scaffolds:

Deployment Tips and Tricks and the Future of the Technology.

Methodist DeBakey cardiovascular journal, 14(1): p. 42.

66. Campos, C.A., et al. (2013), Bioresorbable vascular scaffolds in the clinical setting. Interventional Cardiology, 5(6).

67. Dave, B. (2016), Bioresorbable Scaffolds: Current Evidences in the Treatment of Coronary Artery Disease. Journal of clinical and diagnostic research: JCDR, 10(10): p. OE01.

68. Rapoza, R., et al. (2018), Assessment of a drug eluting bioresorbable vascular scaffold, US Patent App. 14/121,435.

69. Caiazzo, G., et al. (2015), Absorb bioresorbable vascular scaffold: what have we learned after 5 years of clinical experience? International journal of cardiology, 201: p. 129-136.

70. Gogas, B.D., et al. (2012), The ABSORB bioresorbable vascular scaffold: an evolution or revolution in interventional cardiology.

Hellenic J Cardiol, 53(4): p. 301-309.

71. Felix, C., et al. (2015), Current status of clinically available bioresorbable scaffolds in percutaneous coronary interventions.

Netherlands Heart Journal, 23(3): p. 153-160.

72. Staehr, P. (2012), ABSORB Bioresorbable Vascular Scaffold System - The 4th Revolution in Interventional Cardiology.

73. Onuma, Y., J. Ormiston, and P.W. Serruys (2011), Bioresorbable scaffold technologies. Circulation Journal, 75(3): p. 509-520.

74. Ormiston, J.A., et al. (2008), A bioabsorbable everolimus-eluting coronary stent system for patients with single de-novo coronary artery lesions (ABSORB): a prospective open-label trial. The Lancet, 371(9616): p. 899-907.