• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý

2.1.1. Kiến nghị với Chính phủ.

Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ thẻ nói riêng chỉ an toàn và hiệu quảkhi nó có một môi trường kinh tế- xã hội ổn định, môi trường pháp lý nhất quán và môi trường kinh doanh lành mạnh. Ngân hàng là tổ chức kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động ngân hàng có mối quan hệ với tất cả các ngành, các thành phần kinh tế nên ngoài nguồn luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng thì luật pháp quy định của các ngành khác cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến hoạt động ngân hàng. Do đó, để phát triển hoạt động dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại thì Chính phủ cần có các biện pháp đảm bảo về môi trường kinh tế vĩ mô, xã hội và hệ thống pháp luật.

Tạo môi trường kinh tế- xã hội ổn định

Môi trường kinh tế- xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ cũngkhông nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế -xã hội ổn định và tăng trưởng bền vững sẽ tạo điều kiện cải thiện đời sống của người dân, mở rộng quan hệ quốc tế, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, từ đó giúp cho các

Trường Đại học Kinh tế Huế

nói riêng của mình. Do đó, Nhà nước cần có những biện pháp để duy trì sự ổn định của nền chính trị - kinh tế- xã hội, duy trì chỉ số giá cả tiêu dùng hợp lý, phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập thực tế của người lao động, qua đó khuyến khích sự phát triển của hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ.

Các ngành cấp hữu quan cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng đến tiền mặt, mở rộng thanh toán qua ngân hàng. Thông qua các cơ quan báo chí, truyền hình, Nhà nước tổ chức tuyên truyền một cách có hệ thống làm cho người dân hiểu được bản chất thẻ ngân hàng là hình thức thanh toán văn minh, hiện đại, nhiều tiện ích; vận động mọi người giao dịch với ngân hàng và từ bỏ thói quen lưu giữ quá nhiều tiền mặt. Trước mắt, Nhà nước lên khuyến khích cán bộ công nhân viên chức trong các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp mở các tài khoản cá nhân để thực hiện việc chi trả lương qua ngân hàng. Trong tương lại Nhà nước có thể mở rộng việc thu thuế, thu tiền điện, nước, học phí bằng các hình thức không dùng tiền mặt, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa thuận tiện cho việc quản lý nền kinh tế vĩ mô

Thực hiện các chính sách ưu đãi,đầu tư vào công nghệ

Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không phải là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà nằm trong chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước. Do vậy, Nhà nước cần chú ý đầu tư cholĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng. Riêng đối với với lĩnh vực thẻ, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ như:

Giảm thuế nhập khẩu, tạo điều kiện dễ dàng cho việc nhập khẩu những máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng.

Về lâu dài, Nhà nước cần đầu tư thành lập các Nhà máy, cơ sở sản xuất máy móc hoặc thấp hơn là các linh kiện để phục vụ cho việc phát hành và thanh toán thẻ như: máy dập thẻ, máy ATM, POS, nhằm giảm giá thành, tạo điều kiện cho các ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

cũng cần có kế hoạch mở rộng sản xuất thẻ thay thế cho nguồn thẻ trắng chúng ta đang phải nhập từ nước ngoài với chi phí không phải là thấp.

Đẩy mạnh đấu tranh chống tội phạm về thẻ

Hầu hết các vụ giả mạo thẻ thời gian quan đều được các ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay số tội phạm có liên quan đến thẻ ngày càng gia tăng với những thủ đoạn hết sức tinh vi ở Việt Nam, các văn bản pháp luật còn thiếu và nhiều sơ hở, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của các ngân hàng còn nghèo nàn và lạc hậu sẽ trở thành mảnh đất lý tưởng cho bọn tội phạm hoạt động. Nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế, tài chính ngân hàng, khung hình phạt các hoạt động tội phạm liên quan đến lĩnh vực thẻ như là: sản xuất, tiêu thụ thẻ giả, ăn cắp thông tin thẻ, mã PIN...

2.1.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước.

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ thẻ, trong đó cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra.

-Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.

- Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân, để các ngân hàng có được những thông tin về chủ thẻ nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng.

-Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác, đồng thời cũng cần có chính sách ưu đãi cho các dịch vụ thanhtoán không dùng tiền mặt.

Có thể nói rằng, thị trường thẻ của Việt Nam có tiềm năng to lớn và còn đang rộng mở. Với sự quan tâm của các Cơ quan quản lý và của Ngân hàng Nhà nước cùng với sự nỗ lực, năng động của các ngân hàng, chắc chắn hoạt động thẻ sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới, góp phần tăng tỷ trọng thanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

hơn cho đời sống xã hội, đồng thời sẽ góp phần quan trọng cho các Ngân hàng Việt Nam hội nhập quốc tế thành công.