• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

Tiện ích của thẻ ATM

Tôi sử dụng thẻ ATM không chỉ để gửi và rút tiền. TI2 Tôi sử dụng thẻ ATM để thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, bảo hiểm, internet,… TI3 Thẻ ATM của Vietcombank có sự liên kết ngân hàng (có thể rút tiền tại các máy ATM của bất cứ ngân hàng nào) tạo sự tiện lợi cho tôi sử dụng.

TI4

Quyết định sử dụng thẻ

Tôi có quyết định sử dụng thẻ ATM nhiều hơn

so với việc sử dụng tiền mặt trong tương lai. YD1 Tôi quyết định thường xuyên sử dụng thẻ ATM

trong giao dịch (rút, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,…).

YD2

Tôi quyết định dùng thẻ ATM vì nó đem lại sự

nhanh chóng và thuận tiện trong việc giao dịch. YD3

quan, được kích hoạt bởi chủ thẻ cho phép rút tiền, sử dụng các dịch vụ ngân hàng phát hành thẻ và các ngân hàng khác”.

Về nguyên tắc, hầu hết các máy ATM được kết nối với hệ thống liên ngân hàng, cho phép khách hàng có thể rút và gửi tiền từ máy ở bất cứ nơi đâu, không phụ thuộc vào nơi mà họmở tài khoản. Một lợi thế của ATM là cung cấp các dịch vụ ngân hàng 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm và được đặt tại các địa điểm ”chiến lược”, thuận tiện cho khách hàng thực hiện các giao dịch ”ngoài giờ hành chính”. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin về sự phổ biến của internet, ATM không chỉ đơn thuần chỉ để rút tiền mà còn hơn thế nữa, nó có thể cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ ngân hàng, gia tăng chức năng bảo mật về thông tin đối với người giữ thẻ, đồng thời chủ thẻ có thể trả tiền bất cứ nơi đâu thông qua hệ thống chấp nhận thẻ (ATM và POS). Trên phương diện một ngân hàng, ATM giúp cho ngân hàng thu hút một nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với chi phí thấp, tạo sự khác biệt về chất lượng phục vụ và thương hiệu để cạnh tranh, giảm chi phí vận hành và tăng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.

(POS: là từ viết tắt tiếng anh của Point Of Sale là các máy chấp nhận thanh toán thẻ. Hiện nay trên khắp thế giới thẻ ATM cũng không phải chỉ để giao dịch trên máy ATM thuần túy, nó còn được giao dịch tại rất nhiều các thiết bị POS mà ngân hàng phát hành triển khai tại các điểm chấp nhận thánh toán nó thông qua hợp đồng chấp nhận thẻ đó. Các điểm chấp nhận thanh toán này có thể là khách sạn, nhà hàng, siêu thị, của hàng xăng dầu, sân bay,…)

Tại Việt Nam, thẻ ngân hàng tiếp tục là phương tiện thanh toán đa dụng, tiện ích, được các ngân hàng thương mại chú trọng phát triển, có tốc độ phát triển nhanh chóng, cụ thể là:

- Nhìn lại thời điểm được coi là khởi đầu vào năm 2003, khi thị trường xuất hiện 2 loại thẻ nội địa dùng trên máy ATM (máy rút tiền tự động) là Connect 24 của Vietcombank và F@asAcess của Techcombank, thì tổng số lượng thẻ phát hành (gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế) mới đạt 234.000 thẻ. Nhưng đến nay, tốc độ tăng trưởng của thị trường thẻ đã rất cao, có những năm đạt trên 300%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3/2013, đã có 52 ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng có vốn nước ngoài đăng ký phát hành thẻ, với trên 57,1 triệu thẻ các loại đã được phát hành, tăng 38.5% so với cuối năm 2011. Đây là tốc độ phát triển hết sức ấn tượng. Trong đó, hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93.6%), thẻ tín dụng (chiếm 3.1%). Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên.

- Đến cuối quý 3/2015, tại Việt Nam có khoảng 50 tổ chức phát hành với số lượng vượt 96 triệu thẻ các loại. Như vậy trong vòng năm năm số thẻ phát hành đã tăng hơn ba lần, từ 31 triệu thẻ năm 2010. Tuy nhiên, số thẻ đang hoạt động ước chỉ 68 triệu và tỷ lệ thẻ giao dịch thực tế còn thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 60%.

- Khoảng cách thị trường càng lớn hơn khi số liệu thống kê cho thấy chỉ khoảng 20 triệu người có tài khoản ngân hàng (khoảng 20% dân số). World Bank ước tính 31% người trưởng thành của Việt Nam có tài khoản ngân hàng, bằng 1/2 mức trung bình thế giới là 62%, tỷ lệ này còn thấp hơn khi khu vực nông thôn chỉ 19%.

Bên cạnh việc phát hành số lượng thẻ, các ngân hàng thương mại ngày càng quan tâm đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ bằng việc tăng cường khả năng thanh toán cho chủ thể thông qua phát hành thẻ thanh toán đồng thương hiệu và đa ứng dụng có liên kết với các tổ chức khác, như trường học, hãng taxi, hãng hàng không,…; chú trọng tăng độ an toàn, bảo mật của chủ thẻ thanh toán như ứng dụng công nghệ Chíp trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, như phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ Chip chuẩn EMV.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ:

Cũng theo số liệu của Ngân hàng nhà nước, đến cuối tháng 3/2016, có 46 ngân hàng thương mại đã trang bị máy ATM và POS (máy thanh toán thẻ), với số lượng trên 14.300 ATM và hơn 104.400 POS. Các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ đã kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. Đến nay, về cơ bản hoàn thành kết nối với hơn 76.000 POS của trên 720 chi nhánh ngân hàng thương mại; 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã được kết nối liên thông, chủ yếu là các

Trường Đại học Kinh tế Huế

thanh toán qua POS ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nhận thức về thanh toán bằng thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cựccủa cả chủ thể và đơn vị chấp nhận thanh toán.

Như vậy số lượng thẻ phát hành cao gấp bốn lần số tài khoản, tương đương mỗi người sở hữu 4 –5 thẻ các loại. Trong khi đó, mô hình phát triển thẻ cũng chưa song hành với việc xây dựng văn hoá giao dịch và kết nối đồng bộ hạ tầng thanh toán, là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường chung.

Toàn thị trường có khoảng 17.000 máy ATM và gần 195.000 máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng POS đến 30%/năm và các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt để phát triển hệ thống này.

Mật độ này tương đương với 1 máy POS/1.000 dân, theo số liệu của IDG Vietnam, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chẳng hạn Thái Lan là 5 máy POS/1.000 dân hoặc Malaysia là 8 máy POS/1.000 dân. Bất cập càng lớn hơn khi độ phủ ATM và POS hầu như tập trung trong các thành phố, đã càng hạn chế việc phổ cập các dịch vụ thanh toán.

1.2.2. Tình hình phát triển và mức độ cạnh tranh về dịch vụ thẻ thanh toán (ATM) của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều triển khai dịch vụ thẻ như: Ngân hàng Nông nghiệp& Phát tiển Nông thônVN (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank), Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).... Mặc dù có nột số ngân hàng mới ra đời nhưng với tính năng động và khả năng tiếp cận thị trường tốt, các ngân hàng đang phát triển rất mạnh mẽ và tạo nên thi trường cạnh tranh khốc liệt.

Mặc dù dịch vụ phát triển thẻ tại Việt Nam đã nhiều năm, trên thực tế phần đông dân cư cũng chỉ mới biết đến và sử dụng trong vài năm gần đây cho nên chất

Trường Đại học Kinh tế Huế

bình, cho nên còn nhiều vấn đề tồn tại, làm khách hàng chưa thực sự hài lòng. Dịch vụ thẻ thực sự phát triển trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu từ những năm đầu thế kỷ XXI, và song song với sự bùng nổ của dịch vụ thẻ là hàng loạt các sự cố đi kèm với việc sử dụng dịch vụ thẻ, khiến khách hàng lo ngại khi sử dụng như là: khả năng bảo mật thông tin, giao dịch không thành công nhưng khách hàng vẫn mất tiền trong tài khoản, máy không thể giao dịch được, khách hàng phải xếp hàng dài đợi rút tiền tại máy ATM, …. Chưa kể người dùng vẫn còn thói quen dùng tiền mặt, cùng với đó là hệ thống máy POS chưa phổ biến, nên thanh toán qua thẻ chưa phổ biến. Mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để mua hàng hóa, nhưng giao dịch lớn nhất mà khách hàng thực hiện qua thẻ cũng chỉ có rút tiền, chuyển tiền.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN QUYẾT