• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiểm nghiệm thuốc bột

Trong tài liệu Kiểm nghiệm d−ợc phẩm (Trang 141-146)

Phiếu kiểm nghiệm

5.1. Kiểm nghiệm thuốc bột

Chương 5.

kiểm nghiệm các dạng bào chế

Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để đánh giá chất lượng các dạng bào chế: Thuốc bột, thuốc viên nén, viên nang, thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ, thuốc uống dạng lỏng, thuốc đạn, thuốc trứng.

2. Đánh giá được kết quả kiểm nghiệm đối với một mẫu kiểm nghiệm thành phẩm cụ thể của các dạng bào chế trên.

Khi tiến hành kiểm nghiệm một mẫu chế phẩm thuộc một dạng bào chế cụ thể (thuốc bột, viên nén, viên nang, thuốc tiêm, ...) theo chuyên luận riêng của chế phẩm đó trong Dược điển, thông thường yêu cầu ghi ở phần đầu của chuyên luận là chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu chung của dạng bào chế đó và các yêu cầu riêng của dược chất, của chế phẩm đó như tính chất, định tính, định lượng, tạp chất (nếu có), ... Còn nếu tiêu chuẩn kiểm nghiệm là tiêu chuẩn của nhà sản xuất (TCCS) thì trong tiêu chuẩn kiểm nghiệm có đầy đủ yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cụ thể cho chế phẩm đó, một số tiêu chí đặc trưng cho dạng bào chế của chế phẩm đó được tiến hành thử theo hướng dẫn của Dược điển.

Trong tài liệu này, chúng tôi đề cập tới yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử của các dạng bào chế thông dụng như thuốc bột, thuốc viên nén, viên nang, thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ, thuốc uống dạng lỏng, thuốc đạn, thuốc trứng. Tài liệu tham khảo chính được sử dụng là Dược điển Việt Nam III, đồng thời chúng tôi cũng sử dụng Dược điển của một số nước khác như Dược điển Anh, Dược điển Mỹ, Dược điển Trung Quốc và một số tài liệu kiểm nghiệm các dạng bào chế khác.

5.1.1.2. Độ ẩm

Các thuốc bột không được chứa hàm lượng nước quá 9,0%, trừ chỉ dẫn khác.

Cách thử: theo “Xác định mất khối lượng do làm khô” - Phụ lục 5.16 - DĐVN III.

5.1.1.3. Độ mịn

Thuốc bột phải đạt độ mịn quy định trong chuyên luận riêng.

Nếu không có chỉ dẫn khác, phép thử này dùng cho tất cả các thuốc bột kép, các thuốc bột dùng để đắp, thuốc bột dùng để pha chế thuốc dùng cho mắt, tai.

Các cỡ bột được quy định dựa vào các số của rây. Rây có lưới rây và lưới rây có thể làm bằng sợi kim loại hoặc sợi các vật liệu thích hợp khác được dệt thành những mắt vuông. Lưới rây dùng để rây bột thuốc được phân loại bằng những con số biểu thị kích thước lỗ rây, quy định tính bằng àm theo bảng 5.1.

Cách thử: Chọn cỡ rây thích hợp theo qui định của tiêu chuẩn. Cân một lượng thuốc bột, đem rây qua rây có cỡ qui định.

Đối với bột thô hoặc nửa thô: lấy 25g -100 g bột. Cho vào rây thích hợp, lắc rây theo chiều ngang quay tròn ít nhất 20 phút và rây tới khi xong. Cân chính xác số lượng còn lại ở trên rây và số thu được trong hộp hứng.

Đối với bột nửa mịn, mịn hay rất mịn: lấy không quá 25 g bột, cho vào rây thích hợp, lắc rây theo chiều ngang quay tròn ít nhất 30 phút rồi rây tới khi xong. Cân chính xác số lượng còn lại ở trên rây và số thu được trong hộp hứng.

Đối với chất có dầu hay bột có xu hướng bít mắt rây thì trong quá trình rây thỉnh thoảng chải cẩn thận mắt rây, tách rời những đống tụ lại khi rây.

Thuốc bột đạt tiêu chuẩn về độ mịn nếu:

ư Khi quy định dùng 1 rây để xác định cỡ bột thì không được có dưới 97%

khối lượng thuốc bột qua được cỡ rây đó.

ư Khi quy định dùng 2 rây để xác định cỡ bột thì để một rây lên trên rây kia và tiến hành rây; không được có dưới 95% khối lượng thuốc bột qua rây có số rây cao hơn và không được quá 40% khối lượng thuốc bột qua rây có số rây thấp hơn.

Bảng 5.1. Qui định số rây

Số rây (àm) Cỡ mắt rây (mm) Đường kính sợi rây (mm)

1400 1,400 0,710

710 0,710 0,450 355 0,355 0,224 250 0,250 0,160 180 0,180 0,125 125 0,125 0,090 90 0,090 0,063

Các ký hiệu quy định cỡ bột:

ư Bột thô (1400/355) ư Bột nửa thô (710/250) ư Bột nửa mịn (355/180) ư Bột mịn (180/125) ư Bột rất mịn (125/90) 5.1.1.4. Độ đồng đều khối lượng

Những thuốc bột không quy định thử độ đồng đều hàm lượng thì phải thử độ đồng đều khối lượng. Riêng thuốc bột để pha tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, nếu khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 40 mg thì không phải thử độ đồng đều khối lượng nhưng phải đạt yêu cầu độ đồng đều hàm lượng.

Cách thử: Cân từng đơn vị trong số 5 đơn vị đóng gói nhỏ nhất được lấy bất kỳ. Khối lượng thuốc phải nằm trong giới hạn cho phép theo bảng 5.2.

Bảng 5.2. Giới hạn cho phép chênh lệch khối lượng đối với thuốc bột

Khối lượng ghi trên nh∙n Phần trăm chênh lệch Dưới hoặc bằng 0,50g

Trên 0,50 - 1,50g Trên 1,50 - 6,00g Trên 6,00g

± 10

± 7

± 5

± 3

Tất cả các đơn vị phải đạt qui định trong bảng trên.

Nếu có một đơn vị có khối lượng lệch ra ngoài quy định này thì thử lại với 5 đơn vị khác, nếu lần thử lại có quá một đơn vị không đạt thì lô thuốc không đạt yêu cầu.

Đối với các chế phẩm đóng gói trong hộp, lọ thì sau khi cân cả vỏ phải bỏ hết thuốc ra, dùng bông lau sạch thuốc, cân vỏ rồi tính theo lượng thuốc trong từng hộp hoặc lọ.

Độ chênh lệch được tính theo tỉ lệ phần trăm so với khối lượng trung bình bột thuốc trong một đơn vị đóng gói.

5.1.1.5. Độ đồng đều hàm lượng

Trừ khi có chỉ dẫn khác, phép thử này áp dụng cho các thuốc bột để uống, để tiêm được trình bày trong các đơn vị đóng gói một liều có chứa một hoặc nhiều hoạt chất, trong đó có các hoạt chất có hàm lượng dưới 2 mg hoặc dưới 2% (kl/kl) so với khối lượng thuốc một liều.

Phép thử đồng đều hàm lượng được tiến hành sau phép thử định lượng và hàm lượng hoạt chất đã ở trong giới hạn quy định.

Cách thử: Lấy 10 đơn vị đóng gói nhỏ nhất bất kỳ, xác định hàm lượng hoạt chất từng gói theo phương pháp định lượng chỉ dẫn trong chuyên luận.

Cách đánh giá:

Chế phẩm đem kiểm tra đạt yêu cầu phép thử nếu không quá một đơn vị có giá trị hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 - 115% của hàm lượng trung bình và không có đơn vị nào nằm ngoài giới hạn 75 - 125% của hàm lượng trung bình.

Chế phẩm không đạt yêu cầu phép thử nếu quá 3 đơn vị có giá trị hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 - 115% của hàm lượng trung bình hoặc 1 đơn vị trở lên nằm ngoài giới hạn 75 - 125% của hàm lượng

Nếu hai hoặc ba đơn vị có giá trị hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 -115%

nhưng ở trong giới hạn 75 - 125% của hàm lượng trung bình thì thử lại trên 20 đơn vị khác, lấy ngẫu nhiên. Chế phẩm đạt yêu cầu, nếu không quá 3 đơn vị trong tổng số 30 đơn vị đem thử có giá trị hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 -115% của hàm lượng trung bình và không có đơn vị nào có giá trị hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75 - 125% của hàm lượng trung bình.

5.1.1.6. Định tính

Tiến hành định tính theo các phương pháp được qui định trong tiêu chuẩn, thuốc bột phải cho các phản ứng của các hoạt chất có trong chế phẩm 5.1.1.7. Định lượng

Lấy thuốc của 5 đơn vị đóng gói nhỏ nhất bất kỳ, trộn đều. Tiến hành định lượng theo các phương pháp được qui định trong tiêu chuẩn, hàm lượng của từng hoạt chất trong chế phẩm phải nằm trong giới hạn cho phép theo bảng 5.3.

5.1.1.8. Giới hạn nhiễm khuẩn

Thuốc bột có nguồn gốc dược liệu phải đạt yêu cầu “Giới hạn nhiễm khuẩn”.

Cách thử: Nếu không có qui định riêng thì tiến hành thử và đánh giá theo "Thử giới hạn vi sinh vật" - phần 4.3.4, trang 119-121.

Bảng 5.3. Giới hạn cho phép về hàm lượng hoạt chất đối với thuốc bột

Lượng ghi trên nh∙n Phần trăm chênh lệch Tới 100 mg

Trên 100 mg tới 1g Trên 1 g đến 5 g Trên 5 g

± 15

± 10

± 5

± 1

5.1.2. Các loại thuốc bột 5.1.2.1. Thuốc bột để uống

Thuốc bột để uống phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng chung của thuốc bột.

Thuốc bột sủi bọt phải đạt thêm yêu cầu về độ tan.

Cách thử: Thả một lượng thuốc bột tương ứng với một liều vào một cốc thuỷ tinh có chứa 200 ml nước ở nhiệt độ 15 -20oC, xuất hiện nhiều bọt khí bay ra. Khi hết bọt khí bay ra, thuốc phải tan hoàn toàn. Thử như vậy với 6 liều đơn. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu mỗi liều thử đều tan trong vòng 5 phút, trừ khi có chỉ dẫn riêng.

5.1.2.2. Thuốc bột dùng ngoài

Thuốc bột dùng ngoài phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng chung của thuốc bột. Ngoài ra, phải đạt các yêu cầu riêng sau:

ư Độ vô khuẩn: thuốc bột để đắp, dùng cho vết thương rộng hoặc trên da bị tổn thương nặng, thuốc bột dùng cho mắt phải vô khuẩn.

Cách thử: Nếu không có qui định riêng thì tiến hành thử và đánh giá theo "Thử vô trùng" - phần 4.3.3, trang 115-118.

5.1.2.3. Thuốc bột pha tiêm

Thuốc bột pha tiêm đáp ứng các yêu cầu chất lượng chung của thuốc bột và yêu cầu đối với thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền dạng bột như: độ vô khuẩn, chất gây sốt ...

Cách thử: Theo cách thử ở chuyên luận thuốc tiêm.

Ví dụ: Thuốc tiêm benzylpenicilin - DĐVN III trang 32 - 33.

5.2. Kiểm nghiệm thuốc viên nang

Trong tài liệu Kiểm nghiệm d−ợc phẩm (Trang 141-146)