• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thử độ rã của viên nén và viên nang (Disintegration test for tablets and capsules)

Trong tài liệu Kiểm nghiệm d−ợc phẩm (Trang 167-172)

Phiếu kiểm nghiệm

5.10. Thử độ rã của viên nén và viên nang (Disintegration test for tablets and capsules)

Yêu cầu: Không được ít hơn 85% lượng ibuprofen (C13H18O2) ghi trên nhãn được hòa tan trong 60 phút.

5.10. Thử độ rã của viên nén và viên nang

Hình 5.4. Thiết bị đo độ rã của viên nén, viên nang (chi tiết)

7

6

3 2 4

5 1

Hình 5.5. Thiết bị đo độ rã của viên nén, viên nang

1. Nguồn cung cấp nhiệt 2. Bể điều nhiệt 3. Cốc đựng môi trường thử 4. Đĩa đậy 5. ng hình trụ 6. Giá đỡ 7. Bộ phận điều khiển

5.10.3. Cách thử

5.10.3.1. Chuẩn bị

ư Cho một thể tích thích hợp môi trường thử (thường là nước) vào cốc.

ư Vận hành máy điều nhiệt để nhiệt độ của môi trường thử đạt 370C ± 0,50C.

ư Cho vào mỗi ống thử một viên nén hoặc một viên nang rồi đậy đĩa chất dẻo vào từng ống.

5.10.3.2. Vận hành thiết bị

Những giá đỡ vào trong cốc đựng chất lỏng và vận hành thiết bị theo thời gian qui định.

5.10.3.3. Đánh giá kết quả

ư Sau thời gian qui định hoặc khi thấy các viên đã rã hết, lấy giá đỡ ống thử ra khỏi cốc chất lỏng.

ư Mẫu thử được coi là đạt yêu cầu về độ rã khi không còn cặn, trừ những mảnh vỏ nang hoặc vỏ bao không tan của viên nén, còn lại trên mặt lưới của thiết bị thử hoặc dính vào bề mặt dưới của đĩa đậy. Nếu còn cặn thì nó chỉ là một khối mềm, không được có nhân khô rắn sờ thấy được.

Kết quả:

ư Nếu cả 6 viên đều rã hết: Mẫu thử đạt yêu cầu về độ rã.

ư Nếu còn dưới hai viên chưa rã hết: Thử lại trên 12 viên nữa.

Chế phẩm đạt yêu cầu về độ rã khi 16 trong số 18 viên thử đạt độ rã theo qui định.

5.10.4. Thử độ r∙ của viên nén và viên nang bao tan ở ruột

Tiến hành theo các bước như trên. Riêng môi trường và thời gian như sau:

ư Giai đoạn 1: môi trường thử là acid hydrocloric 0,1M; trong 120 phút.

Tất cả các viên thử phải còn nguyên vẹn, không thể hiện sự giải phóng hoạt chất.

ư Giai đoạn 2: môi trường thử là dung dịch đệm phosphat pH = 6,8; trong 60 phút.

Nếu có viên dính đĩa thì thử lại với 6 viên khác.

Đánh giá kết quả: Như đối với viên nén và viên nang.

Cách pha đệm phosphat pH 6,8: Trộn dung dịch acid hydrocloric 0,1N và dung dịch natri phosphat 0,2N theo tỷ lệ 3: 1. Điều chỉnh pH đến 6,8 ± 0,05 bằng dung dịch acid hydrocloric 2N hoặc dung dịch natri hydroxyd 2 N.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2002). Dược điển Việt Nam III. NXB Y học. Tr. 6; 141 - 142;

254; PL. 15; PL. 18 -20; PL.131 - 133; PL. 136 -138.

2. Đặng Văn Hòa (2001). Giáo trình kiểm nghiệm thuốc. Trường ĐH Y - Dược TP Hồ Chí Minh.

3. European Pharmacopoiea (2003), 4th edition, suppl. 4.3; 4.4. P.p. 3247 - 3250; 3367 - 3376.

4. Pharmacopoeia of The People’s Republic of China (PPRC)1997, p.p.

A5; A7; A51 - A56.

5. The Bristish Pharmacopoiea 2001, p.p. 1775 - 1824; A167; A233;

A235; A236; A250; A252; A317.

6. The United States Pharmacopeia XXIV(2000), p.p. 1939; 1941 - 1951;

2000 - 2002; 2107 - 2118;

7. The United States Pharmacopeia XXVII (2004), p.p. 2108 – 2111;

2302 - 2312; 2577 - 2589.

8. Umesh Banakar. Pharmaceutical dissolution testing. Marcel Dekker 1992, p.p. 65 - 66; 71 - 72.

9. WHO, The International Pharmacopoiea (2003), 3rd edition, Vol. 5.

P.p. 7- 28.

10. Brossard D. (1992). Les formes dermiques et les suppositoires dans

‘‘L'analyse pratique du médicament’’. Editions Médicales Internationales, Paris. P.p. 971- 981.

11. Postaire E., Brossard D. (1992). Les formes liquides dans “L'analyse pratique du médicament”. Editions Médicales Internationales, Paris.

P.p. 954 - 969.

Câu hỏi tự lượng giá

5.1. Trình bày tiêu chuẩn và kỹ thuật kiểm nghiệm chung của thuốc bột?

5.2. Trình bày tiêu chuẩn và kỹ thuật kiểm nghiệm chung của viên nang?

5.3. Phân loại các loại viên nang? Cho biết những yêu cầu riêng cho từng loại nếu có?

5.4. Trình bày tiêu chuẩn và kỹ thuật kiểm nghiệm chung của thuốc viên nén?

5.5. Phân loại các loại viên nén? Cho biết cách thử độ rã đối với từng loại?

5.6. Trình bày tiêu chuẩn và kỹ thuật kiểm nghiệm chung của thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền?

5.7. Trình bày tiêu chuẩn và kỹ thuật kiểm nghiệm chung của thuốc nhỏ mắt?

5.8. Trình bày tiêu chuẩn và kỹ thuật kiểm nghiệm chung của thuốc mỡ và thuốc mỡ tra mắt?

5.9. Trình bày cách thử tốc độ hòa tan và đánh giá kết quả của viên nén paracetamol 500 mg; viên nang cephalexin 500 mg và viên bao diclofenac 50 mg?

5.10. Anh (chị) hãy cho biết cách thử độ rã và đánh giá kết quả của viên nén acid ascorbic 100 mg; viên nang cloxacilin 250 mg và viên bao cimetidin 400 mg ?

5.11. Anh (chị) hãy đề xuất tiêu chuẩn và qui trình kiểm nghiệm cho viên nén A có hàm lượng hoạt chất là 1,5 mg/ viên.

5.12. So sánh phương pháp thử độ rã của viên nén của Dược điển Việt Nam I - tập 1 và Dược điển Việt Nam III.

5.13. Người ta tiến hành định lượng paracetamol trong viên nén paracetamol 500 mg như sau: Cân 20 viên được khối lượng 14,6853g.

Nghiền mịn. Cân 0,2205 g bột viên, hòa tan trong vừa đủ 200 ml dung môi. Lắc đều, lọc. Pha loãng 1,00 ml dịch lọc thành 100,0 ml trong bình định mức bằng dung môi. Mật độ quang của dung dịch này ở 257 nm là 0,501.

Hỏi chế phẩm có đạt yêu cầu về hàm lượng không? Biết paracetamol có A (1%, 1cm) ở bước sóng 257 nm là 715.

5.14. Thử độ hòa tan của viên nén ciprofloxacin 250 mg theo DĐVN III, sau khi dừng khuấy, pha loãng chính xác môi trường hòa tan trong mỗi cốc thử 50 lần. Đo độ hấp thụ của các dung dịch này theo điều kiện đã cho được kết quả lần lượt tương ứng với các cốc 1; 2; 3; 4; 5 và 6 là 0,435; 0,346; 0,462; 0,378; 0,489 và 0,408. Hỏi chế phẩm có đạt yêu cầu về độ hòa tan không? Biết dung dịch ciprofloxacin chuẩn nồng độ 5,5 àg/ ml có độ hấp thụ là 0,505 đo trong cùng điều kiện.

Chương 6.

Độ ổn định và tuổi thọ của thuốc

Mục tiêu học tập

1. Trình bày được mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định của thuốc.

2. Giải thích được nguyên tắc xác định độ ổn định và cách tính tuổi thọ của thuốc.

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với thuốc phòng và chữa bệnh là độ ổn định về chất lượng trong suốt quá trình bảo quản từ khi xuất xưởng đến khi hết hạn dùng. Độ ổn định của thuốc liên quan đến quá trình sản xuất, phân phối và bảo quản thuốc.

Khi nghiên cứu triển khai thuốc mới hoặc hoàn thiện nâng cao hiệu lực của một thuốc đã được xử dụng trong lâm sàng, nhà sản xuất cần đánh giá độ ổn định của thuốc trong điều kiện bảo quản xác định, từ đó tính ra tuổi thọ của nó. Người phân phối, lưu giữ thuốc phải duy trì được điều kiện bảo quản thuốc đã qui định để đảm bảo hạn dùng của thuốc.

Việc nghiên cứu độ ổn định của thuốc là một quá trình hoàn thiện phương pháp và cho tới gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới có văn bản chính thức hướng dẫn nghiên cứu độ ổn định của thuốc. Dược điển của một số nước đã có chuyên luận về vấn đề này.

Trong tài liệu Kiểm nghiệm d−ợc phẩm (Trang 167-172)