• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA

2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch làng Phước Tích

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí hành chính địa lý

Làng Phước Tích xưa thuộc Tổng Phò Trạch, Phủ Thừa Thiên, đến năm 1945 thuộc xã Phong Lâu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Sau này khi sáp nhập huyện và tỉnh thìđổi là xã Phong Hòa, huyện Hương Điền (Phong Điền + Hương Điền), tỉnh Bình - Trị - Thiên (Quảng Bình + Quảng Trị + Thừa Thiên), nay lại phân chia lại theo địa lý như cũ: thôn Phước Phú thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về địa lý, làng Phước Tích nằm ở vị trí 16°35' độ vĩ Bắc và 107°05' độ kinh Đông, có diện tích khoảng 1km2. Địa thế khá đặc biệt : Sông Ô Lâu bao bọc quanh làng trừ lối thông ra ngoài tại Cống (Trước đây gọi là Cống ông Khóa Thạo) ở phía chính Bắc và Cầu Phước Tích ở phía Tây - Tây Nam, phía Bắc và Đông Bắc giáp các làng Phú Xuân, MỹXuyên, Mỹ Cang, đi về Ưu Điềm (thị trấn - huyện lỵcũ của huyện Phong Điền) khoảng 4 km theo hướng Đông Bắc. Phía Tây Nam là Làng MỹChánh, chợvà ga MỹChánh, từga Mỹ Chánh theo đường sắt vào cố đô Huếlà 40 km và theo đường Quốc lộ 1 thì từ Cầu MỹChánh ra Quảng Trị là 19 km. Phía Nam là làng Hội Kỳ- nơi có mộphần ngài Thủy tổcủa họLê Trọng ở Phước Tích.

Làng Phước Tích bao gồm cảHà Cát xứ ởhữu ngạn sông Ô Lâu dành làm nghĩa trang -nơi để mộphần của những người quá cố. Trong làngcó 1 đền văn miếu tồn tại cho đến bây giờ, có những cây cổ thụtuổi thọ đến trên 600 năm như cây Thị ở "miếu Cây Thị" hay cây Bàng trước từ đường họ Hồ, cây Cừa (Si) ở Bến cây Cừa cũng có tuổi thọ khoảng 400 năm. Làng không có ruộng nhưng có các nghề để sinh sống là : làm đồ gốm, ép dầu chuồng, buôn bán, nữ công gia chánh, dạy học, làmvườn và làm quan, nay là viên chức nhà nước, giáo viên...

2.2.1.2. Địa hình, hthng ngòi, ao h

Địa hình của Phước Tích nhìn từ trước đến cuối làng trông như cái nan quạt xòe ra. Địa hình tương đối bằng phẳng, với độ cao bình quân 7,8 m so với mặt nước biển, được phù sa của sông Ô Lâu bồi đắp hàng năm. Dòng sông ấy được khởi nguồn từ những khe suối của dãy Trường Sơn hùng vĩ, nguồn sông cao hơn mặt nước biển ước khoảng 500 mét, chảy ngang qua địa phận Khe Trăng, Khe Trái, Huỳnh Trúc, Huỳnh Liên, thôn Hòa Mỹ, Phong Thu, Mè, Mỹ Xuyên (phía thượng nguồn) rồi chầm chậm chảy qua dãy đá giăng vào địa phận làng Phước Tích, nương theo đôi bờ, uốn lượn, bao quanh từ phía đầu làng nơi có miếu thờngàiKhai Canh đến tận phía cuối làng nơi có chùa Phước Bửu. Dòng sông trong xanh ấy đã tưới mát cho những vườn quả, hoa viên, nhờ vậy cây trái trong vườn quanh năm tươi tốt. Những ngày trời quang mây tạnh, dòng sông Ô Lâu trôi chảy êm đềm, mặt sông trong vắt, in rõ hình núi xanh, mây trắng với lũy tre làng, cây Bàng, lò gốm trông thật dịu dàng nhưng cũng có lúc giận

Trường Đại học Kinh tế Huế

người còn sống tại Cồn Dương đến nỗi buồn khi phải tiễn đưa người mất vềvới nghĩa trang Hà Cát.

2.2.1.3. Khí hu

Phước Tích nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình cao.

Vào mùa hạthì những ngày nắng kéo dài,thường kèm theo gió nồm (Đông Bắc), bên cạnh đó cũng chịu ảnh hưởng của gió Lào (Tây Nam) hay còn gọi là gió "phơn" rất khô và nóng làm cho nhiệt độ càng tăng cao hơn. Dẫn đến thời kỳ khô nắng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sản xuất trong làng. Vào mùa đông thì nhiệt độ thường hạ xuống thấp thất thường do chịu tác động của những đợt áp thấp nhiệt đới dẫn đến mưa lớn kéo dài gây nên bão tố, lũ lụt, xói mòn.

Bao quanh Phước Tích là dòng sông Ô Lâu, đây cũng là sự ưu đãi của thiên nhiên dành cho vùng đất này. Dòng sông đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhân dân Phước Tích từbao thếkỷnay. Do chịuảnh hưởng chung của địa hình miền Trung nên sông ngắn, độ dốc chênh lệch lớn, vào mùa nắng nước sông xuống thấp, mùa mưa nước dâng lên cao gây lũ lụt. Tuy nhiên dòng sông là nơi có nguồn thủy sản, rong rêu mang giá trị lớn vềmặt kinh tếcũng như đời sống sinh hoạt của cư dân làng.

2.2.1.4. Hthng giao thông

Phước Tích có nhiều thuận lợi về đường thủy lẫn đường bộ. Dòng Ô Lâu và chi nhánh của nó chảy xuyên qua hầu hết địa phận cư trú của các làng từ Phước Tích, Phú Xuân, Mỹ Xuyên đến Ưu Điềm. Đây là con đường giao thông đường thủy quan trọng vào bậc nhất không riêng gìđối với làng mà cả đối với nhân dân các xã trong vùng. Từ Phước Tích người dân có thểsửdụng thuyền đểlên rừng khai thác lâm thổsản, ra đầm phá đến cửa biển vào Thanh Hà - Phú Xuân - Huế để giao lưu kinh tế, văn hóa.

Phước Tích cách quốc lộ 1A khoảng 2km nằm trên đường quốc lộ 49B có vị trí thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển, khai thác nguyên vật liệu, lưu thông hàng hóa, dễ dàng cho việc đón nhận, tiếp xúc những luồn văn hóa, tư tưởng từ nơi khác tới.

Với vị trí giao thông thuận lợi Phước Tích ngày càng được mở rộng và hoàn chỉnh thêm, góp phần thích đáng cho sự giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy tạo cho Phước Tích có nhiều ưu thế dễphát triển một

Trường Đại học Kinh tế Huế

nền kinh tế toàn diện, tác động đến quá trình định cư lập nghiệp, phát triển kinh tếcủa mỗi người dân ngay từbuổi đầu.

Tuy nhiên với địa hình sông Ô Lâu bao quanh cho Phước Tích bị bó lại trong một tổng thểkhông thể thoát ra được, đất đai không có khả năng mởrộng ra được, sự giao lưu bên ngoài bịhạn chế, người dân có cuộc sống khép kín,hướng nội.

2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống của làng Phước Tích