• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nâng cao nhận thức cho người dân về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA

3.2. GIẢI PHÁP

3.2.2. Nâng cao nhận thức cho người dân về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

Muốn bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, giữ gìn bản sắc văn hóa của làng Phước Tích nói riêng thì trước tiên các cấp các ngành cần phải tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Tuyên truyền cho mọi người hiểu biết đầy đủvềnội dung của giá trị văn hóa, xác định được vịtrí, ý nghĩa của chúng trong xã hội hiện đại của chúng ta, có hiểu được sâu sắc vai trò của bản sắc văn hóa đó đối với đời sống hiện nay và của môi trường sống bao quanh chúng ta, thì mới có thể tạo ra được cơ sở thuận lợi cho việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa. Giữ gìn bản sắc văn hóa làng không phải là ôm khư khư lấy những giá trị truyền thống của làng, không cho nó thay đổi, mà trái lại phải luôn làm cho nó lớn mạnh hơn, giàu có hơn, bổsung cho nó những yếu tốmới, tức là phát triển nó.

Nghềthủcông truyền thống cũng là một trong những di sản văn hóa quan trọng, là tinh hoa vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệthuật và là yếu tố kinh tế mạnh. Ở Phước Tích, nghề gốm là nghề thủ công truyền thống của làng, được nhiều nơi biết đến, xa gần biết tiếng. Nghềgốm của làng không chỉsản xuất ra các phương tiện, công cụsản xuất, đồ dùng trong gia đình (om, tréc,đoột…) mà còn sản xuất ra các thứkhác phục vụ cho văn hóa ẩm thực: ăn, uống…Sản phẩm của nghềthủ công nói chung bền chắc, có chất lượng, một số sản phẩm đạt đến độ tinh xảo, đẹp được nhiều nơi ưa chuộng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, giữ gìn và phát huy nghềtruyền thống vừa

Trường Đại học Kinh tế Huế

là bảo lưu di sản văn hóa dân tộc, của quê hương, của làng xã, vừa là đi lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.2.3. Tổ chức thực hiện tốt việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa làng Phước Tích

3.2.3.1. Đối với văn hóa truyền thng

Dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn về làng văn hóa của Bộ Văn hóa Thông tin quy định. Ngành văn hóa Thông tin là cơ quan trực tiếp chỉ đạo, kết hợp với các ban ngành có liên quan cụthểhóa, bổsung với tình hình đặc điểm của làng, để chỉ đạo xây dựng làng văn hóa. Có như vậy văn hóa làng Phước Tích mới đậm bản tính tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của địa phương và để đảm bảo được yêu cầu trên không thểkhông hướng dẫn làng xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa theo tinh thần chỉ thị số 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong xây dựng quy ước văn hóa của làng phải chú ý tới các nội dung quan trọng như: Đảm bảo giữgìn và phát huy thuần phong mỹtục, thực hiện các hành vi ứng xử văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại…Xóa bỏ các hủ tục, phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư của làng Phước Tích. Đềra những biện pháp thích hợp nhằm góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn. Cần phải thường xuyên tổchức đăng ký, bình xét và đềnghị cấp trên phong tặng danh hiệu văn hóa cho các làng đạt tiêu chuẩn theo đúng “Quy chế phong tặng gia đình văn hóa, làng văn hóa” theo quyết định số 01/2002/QĐ- BVHTT, ngày 02 tháng 1 năm 2002 của Bộtrưởng Bộ Văn hóa Thông tin.

3.2.3.2. Đối vi lhi, trò chơi dân gian

Lễ hội là một trong những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang tính cộng đồng do người dân sáng tạo ra, là môi trường văn hóa để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội ở làng Phước Tích rất phong phú, có lễ hội cổ truyền, có lễ hội hương xưa làng cổ, lễ hội tín ngưỡng dân gian…Cần tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số39/1991/QĐ-BVHTT ngày 23/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Ngoài việc hướng dẫn, quản lý nói trên, phải coi trọng tính đặc thù, độc đáo riêng của mỗi lễ

Trường Đại học Kinh tế Huế

hội. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại những nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống văn hóa của mỗi vùng, mỗi làng xã.

Trong các lễ hội nói chung, phần lễ có vai trò rất quan trọng có tính khả biến, không thay đổi tùy tiện theo ý muốn chủ quan. Phải khôi phục lại những nghi thức truyền thống và tuân theo các trình tự của nó. Xây dựng theo một kịch bản, có sựchỉ đạo và có luyện tập một cách kỹ càng để nâng cao tính lịch sử của nó. Còn phần hội cần phải tăng cường các hình thức diễn xướng dân gian, các trò chơi truyền thống.

Ngoài ra cần điều chỉnh, bổsung những yếu tốmang tính thời đại.

3.2.3.3. Đối vi nghgm truyn thng

Trong những năm gần đây được sựquan tâm của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương đã giúp cho làng Phước Tích dần dần khôi phục lại nghềgốm truyền thống của cha ông để lại. Bên cạnh đó còn nhận được sự giúp đỡ của Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế trong việc xây dựng lò nung gốm (bằng ga) cho làng, phục dựng lại Lò sấp nung gốm đã bị hư hại., Ngoài ra Viện còn giúp đỡ trong việc trùng tu lại nhà rường đã xuống cấp.

Việc khôi phục nghềgốm thủcông truyền thống cũng là góp phần giữgìn giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích. Biện pháp tốt nhất là các cơ quan chức năng cần phải tập hợp những sản phẩm, những công cụ thủ công để làm một bảo tàng lưu trữ nhằm tôn vinh văn hóa hữu thể của cha ông. Tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu để khôi phục nghề gốm truyền thống. Các cơ quan ban ngành cần tạo điều kiện cho các người làm nghềgốm truyền thống đi tham quan du lịch, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng giao lưu để họ nhanh chóng tiếp thị với thị trường, làm bạn với khách hàng trong và ngoài nước.

Tổ chức cho các họa sỹ, kỹ sư, thâm nhập vào làng nghề để họ giúp bà con cải tiến mẫu mã, kỹthuật đểcác sản phẩm gốm thủ công làm ra để đáp ứng với cuộc sống sinh hoạt và có giá trịtrên thị trường hiện nay trong nước và quốc tế.

Đó cũng là điều kiện đểnghềgốm phát triển, làm giàu cho quê hương và cũng là tôn vinh, bảo vệdi sảnvăn hóa vật thểvà phi vật thểcủa làng quê Phước Tích.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.3.4.Thc hin quy chế qun lý, bo tn, tôn to và s dng di tích Làng c Phước Tích

Đểquản lý, bảo tồn lâu dài, nguyên trạng và sửdụng có hiệu quảcác di tích lịch sử mang tính đặc thù ở làng cổ Phước Tích, Ủy ban nhân dân Huyện Phong Điền, và Ban Quản lý làng cổ Phước Tích cần phải xây dựng các quy chếquản lý, bảo tồn, tôn tạo và sử dụng di tích làng cổ để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của làng theo đúng quy chế đã vạch ra.

Xây dựng quy chếbảo tồn và phát huy các giá trị ởlàng cổ Phước Tích, trong đó lưuý việc bảo tồn nguyên trạng các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng.

Đối với những công trình kiến trúc, không gian, cảnh quan tuy không xếp hạng nhưng cũng cần phải được bảo tồn trong một không gian cảnh quan chung của làng cổ.

Triển khai các dự án phục hồi phát triển nghềgốm truyền thống nhằm mục đích phục vụdân sinh và quảng bá du lịch.