• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng Phước Tích

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA

2.3. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng Phước Tích

Nghềlàm gốm Phước Tích đã có từ lâu đời, việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật làm gốm cũng rất cần thiết, do đó tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hỗtrợ thực hiện đề tài khoa học Nghiên cứu, phát triển một số mẫu mã sản phẩm gốm truyền thống đặc trưng của làng gốmPhước Tích. Đề tài do trường Đại học Nghệthuật Huếchủtrì, thực hiện từ năm 2009 đến nay, nhằm xác định giá trị nghệ thuật chế tác và trang trí gốm Phước Tích, các mẫu mã đặc trưng, đặc điểm tạo hình chế tác, trang trí, xác định tính cụ thể khoa học về bản sắc các tác phẩm gốm, góp phần nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệthuật gốm Phước Tích.

Ngoài ra, chính quyền huyện Phong Điền cùng với dân làng Phước Tích đã có nhiều hoạt động, giải pháp tích cực để khơi dậy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của làng và đạt được một sốthành tựu nhất định. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của làng ngày càng được quan tâm, chú trọng. Các cơ quan ban ngành chủquản đã phối hợp với các tổchức trong nước và nước ngoài thực hiện nhiều dựán nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các loại hình lễ hội, trùng tu lại các nhà rường cổtruyền thống, đền miếu,... và nhiều phong tục tập quán, đặc biệt là nghề gốm truyền thống. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong làng ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ trong công tác văn hóa quan tâm giúp đỡ người dân trong làng, các phong trào văn hóa, văn nghệcũng ngày một phát triển mạnh, việc khai thác sử dụng những tiềm năng để phát du lịch để thu hút du khách được quan tâm, giúp đỡcủa các tổchức. Qua đó, làm khơi dậy tinh thần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống trong đông đảo người dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa du lịch làng.

2.3.2. Những hạn chế của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

Bên cạnh những thành tựu trên, việc bảo tồn cũng gặp một số khó khăn và hạn chế:

Một trong những khó khăn hiện nay ở làng cổ Phước Tích là việc bảo tồn hệ thống các nhà rường cổ. Qua thời gian cùng với ảnh hưởng của thời tiết, không ít nhà cổ ở đây đã xuống cấp trầm trọng, thế nhưng để trùng tu lại đó là một vấn đềhết sức

Trường Đại học Kinh tế Huế

400 – 600 triệu đồng. Trong khi đó, chính quyền cũng hạn chế về mặt nguồn lực tài chính, không thể hỗ trợ được hầu hết cho các hộ gia đình và người dân địa phương cũng không có khả năng đểtrùng tu, sửa chữa lại.

Theo khảo sát mới đây của tổchức JICA (Nhật Bản) cho thấy, trong số 27 ngôi nhà cổ của Phước Tích, hiện có khoảng 12 nhà đang xuống cấp nghiêm trọng. Các chuyên gia Nhật Bản cho biết, họ rất nóng lòng trước thực trạng này nhưng trong khuôn khổdựán hỗtrợphát triển du lịch cộng đồng đang triển khai tại đây, phía JICA chỉ có thể hỗtrợ vềnhân lực, kỹ thuật chứ chưa thểhỗtrợ kinh phí để bảo tồn những ngôi nhà di sản này.

Khó khăn tiếp theo đó là việc phục hồi nghề gốm cổ truyền thống, mặc dù đã nhận được sựgiúp đỡ của các cơ quan ban ngành, các tổchức cơ quan trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên việc phục hồi nghề gốm vẫn gặp phải một số khó khăn nhất như: Nghềgốm đã không còn “đất dụng”,làng lại không có nhiều đất đai nông nghiệp.

Con cháu chẳng mấy ai mặn mà với nghềgốm của làng mà chỉ có lớp già còn lưu giữ.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn, bởi gốm Phước Tích đa số là những vật dụng dùng trong sinh hoạt hằng ngày, mà giờ đây phần lớn người tiêu dùng đã không còn dùng đến những vật dụng này nữa, thay vào đó là những vật dụng hiện đại hơn, phùhợp với xu thếchung của thời đại…Mặt khác cạnh làng gốm Phước Tích còn có nhiều làng gốm nổi tiếng khác như Bát Tràng, Bầu Trúc…nên tính cạnh tranh vềsức tiêu thụcũng không cao.

Hiện nay, hơn 70% dân số Phước Tích là những người trong độ tuổi từ60 trởlên.

Đặc biệt, chủ nhân của những ngôi nhà rường hầu hết là người cao tuổi. Số phận những ngôi nhà này sẽ như thế nào khi thế hệ này không còn nữa. Một thực tế cho thấy, hiện tượng hoang hóa đang dần phổ biến đối với nhà rường Phước Tích, trong khi đó, các lớp con cháu đều đã có cuộc sống ổn định ở các địa phương khác và tất nhiên, họsẽkhông trởvềlàng khi không có công việc và thu nhậpổn định.

Ngoài các khó khăn nói trên, làng Phước Tích còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nữa như đường xá của làng nhỏ hẹp, vào những mùa mưa thì sình lầy, dễ trơn trượt, gây cản trở cho việc đi lại,cũng như việc tham quan của khách du lịch. Trong làng chưa có các hệ thống chiếu sáng về đêm và những khu vệ sinh công cộng dành

Trường Đại học Kinh tế Huế

cho khách du lịch mỗi khi festival về. Bên cạnh đó, lại có những ngôi nhà xây mới kiên cố nằm phía xóm ngoài, làm mất đi vẻ cổ xưa vốn có của làng… Cái khó ở đây không chỉ có mỗi kinh phí, mà cái khó ở đây là không phải làm cái gì, mà là làm như thế nào đểcái mới phù hợp, hài hòa, bảo đảm không phá vỡcảnh quan của làng cổ.

Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự giao lưu, hội nhập toàn diện đã tácđộng phần nào đếnđời sống vật chất và tinh thần của dân làng Phước Tích nói riêng và cả nước nói chung. Do vậy, cũng như ở các địa phương khác trên cả nước, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Phước Tích được đặt ra còn muộn, chưa được như mong muốn, việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, công tác nghiên cứu sưu tầm còn mang tính dàn trải, chưa sâu. Nhiều di sản văn hóa đã được sưu tầm nhưng chưa được đưa vào khai thác, sửdụng trong đời sống…