• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3 Công cụ đo lường văn hóa doanh nghiệp CHMA

1.1.3.1 Sơ lược về phần mềm CHMA

Trong các học thuyết quản trị hiện đại, văn hoá doanh nghiệp được xem là nền tảng tạo nên giá trị doanh nghiệp, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, thậm chí có thể nói nó là chiếc phao cứu sinh của doanh nghiệp.

Nắm bắt được giá trị có tính chất sống còn đó, rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư không ít tiền của và công sức để “xây dựng” văn hoá doanh nghiệp nhưng thành công chỉ là dừng lại ở sự cảm nhận và còn khá mơ hồ. Để giải thích cho hiện tượng này chỉ có một lý do duy nhất, đó chính là chưa có công cụ đo lường chuyên nghiệp.

Sau 16 năm nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp, Tiến sĩ Trịnh Quốc Trị đã xây dựng nên phần mềm trắc nghiệm, tính toán và vẽ biểu đồ CHMA để đo lường văn hóa doanh nghiệp. Trong phần mềm bao gồm tất cả 24 câu hỏi đánh giá về 3 nhóm yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp là: nhóm yếu tố giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược; nhóm yếu tố chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử doanh ghiệp và nhóm yếu tố không khí, phong cách quản lí trong doanh nghiệp. Để xây dựng những câu hỏi đó phải dựa vào 6 yếu tố then chốt sau:

1. Đặc tính nổi trội của doanh nghiệp 2. Người lãnh đạo doanh nghiệp 3. Nhân viên trong doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

5. Chiến lược tập trung của doanh nghiệp 6. Tiêu chí thành công của doanh nghiệp

Như vậy, ta có thể nói văn hoá doanh nghiệp không phải là cái gì đó quá to tát mà hoàn toàn có thể đo lường được bằng 4 thang đo lường chuẩn CHMA.

Ban đầu là sự hình thành:

Khuynh hướng doanh nghiệp theo 2 hướng: Hướng nội hoặc Hướng ngoại (Internal – External)

Quản trị doanh nghiệp theo 2 cách: Linh hoạt hoặc Kiểm soát (Flexible – Control)

Hình 2: 4 góc phần tư C-H-M-A Vậy nên chúng ta sẽ có 4 góc phần tư C – H – M – A:

Góc phần tư thứ nhất: CMHA – C – Clan : là sự kết hợp của khuynh hướng doanh nghiệp Hướng nội, với sự quản trị doanh nghiệp Linh động (Clan = Internal + Flexible)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 3: Góc phần tư thứ nhất

Ví dụ, các công cụ và kỹ thuật như làm việc theo nhóm, hợp tác, quản lý tài năng, trao quyền, hoặc các mối liên hệ cá nhân có thể được nhấn mạnh trong kiêu C – CLAN này.

Do things together – Làm mọi thứ cùng nhau

Góc phần tư thứ 2: CHMA – H – Hyerachy : là sự kết hợp giữa khuynh hướng doanh nghiệp Hướng nội, và quản trị doanh nghiệp Kiểm soát. (H = Internal + Control)

Hình 4: Góc phần tư thứ hai

Các công cụ và kỹ thuật, tập trung vào đánh giá đo lường, kiểm soát các quy trình, cơ cấu, nâng cao hiệu quả sử dụng, hoặc nâng cao chất lượng, có thể được giải quyết ở góc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Góc phần tư thứ 3: CHMA – M – Market: là sự kết hợp giữa khuynh hướng doanh nghiệp Hướng ngoại, và quản trị doanh nghiệp Kiểm soát. (M = External + Control)

Hình 5: Góc phần tư thứ ba

Các công cụ hoặc kỹ thuật như khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng, quyết đoán, vượt rào cản hoặc đạt được mục tiêu nằm ở góc này

Góc phần tư cuối cùng: CHMA – A – Adhocacy: là sự kết hợp giữa khuynh hướng doanh nghiệp Hướng ngoại, và quản trị doanh nghiệp Linh động. (A = External + Flexible

Trường Đại học Kinh tế Huế

Công cụ và kỹ thuật tập trung vào sự đổi mới, sáng tạo, tầm nhìn tương lai, sự thay đổi, chuyển đổi, hoặc tinh thần làm việc.

Đồng thời, văn hoá doanh nghiệp cũng không phải là 1 dự án có thời điểm đầu và thời điểm kết thúc, nó cũng không phải là một công trình để ta “xây dựng” từ số 0 rồi sau đó nghiệm thu mà tinh thần của văn hóa doanh nghiệp nếu được định hình và phát triển một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp thì có thể sống mãi với thời gian, đồng hành cùng sự lớn lên của doanh nghiệp. Nói tóm lại, nơi nào có con người, nơi đó văn hoá tồn tại. Bạn không thể “xây dựng ” văn hoá mà bạn chỉ có thể thay đổi hoặc định hướng lại văn hoá mà thôi.

Với phần mềm CHMA, văn hóa doanh nghiệp sẽ tiến hành tính toán dựa trên bài trắc nghiệm của bạn và cho ra một đồ thị về văn hoá hiện tại (now) cũng như văn hoá kỳ vọng (wish) ở tương lai mà bạn muốn thay đổi cho doanh nghiệp mình.

Văn hoá một doanh nghiệp luôn là phối hợp của 4 kiểu C, H, M, A với tỉ lệ khác nhau sao cho tổng C+H+M+A = 100%. Vì vậy nếu bạn muốn tăng một kiểu này thì phải giảm một, hai hoặc cả 3 kiểu còn lại.

C: Kiểu gia đình, có tình yêu thương gắn bó. Nơi doanh nghiệp hướng nội và linh hoạt.

H: Kiểu thứ bậc, tôn ti trật tự. Có cấp trên cấp dưới làm việc theo quy trình hệ thống chặt chẽ, kỷ luật. Nơi doanh nghiệp hướng nội và kiểm soát.

M: Kiểu thị trường, có tướng lĩnh, có đội ngũ máu lửa, lao ra thị trường tập trung giành chiến thắng, đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Nơi doanh nghiệp hướng ngoại và kiểm soát.

A: Kiểu sáng tạo, người quản lý giàu trí tưởng tượng, đổi mới, cải tiến liên tục. Nơi doanh nghiệp hướng ngoại và linh hoạt.

Như vậy:

- Các công ty về tuyển dụng, đào tạo… có khuynh hướng về C.

- Các công ty thiết kế, thương hiệu, thời trang… có khuynh hướng về A.

- Các công ty về sản xuất linh kiện, chi tiết chính xác, tư vấn quản lý chất lượng,…

có khuynh hướng về H.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngoài ra văn hóa doanh nghiệp sẽ tự phát thay đổi theo chu kỳ phát triển của công ty. Mỗi khi trong sáu yếu tố cấu thành thay đổi thì văn hóa sẽ tự động thay đổi theo.

Đây là những biểu đồ cho các Công ty có khuynh hướng C,A,H,M

Hình 7: Hình vẽ minh họa các khuynh hướng văn hóa doanh nghiệp