• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Bài 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

I-Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.

- Hiểu vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết 2. Kĩ năng:

Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác;

Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ Dân cư VN, Các bảng số liệu 22.1; 22.2; 22.3; 22.4 2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổ đị

n nh t ch c:

ổ ứ

Lớp 12 Ngày dạy: ………... Sĩ số: .../ Vắng: ...

Lớp 12 Ngày dạy: ……… Sĩ số: .../ Vắng: ...

Lớp 12 Ngày dạy: ………... Sĩ số: .../ Vắng: ...

Lớp 12 Ngày dạy: ……… Sĩ số: .../ Vắng: ...

2. Ôn và kiểm tra bài : Lồng ghép trong bài học 3. Tiến trình

Hoạt động 1: Khởi động

DS đang tăng nhanh đã tạo cho nước ta có nguồn lao động dồi đào. Vậy nguồn lao động có những mặt mạnh – hạn chế nào? Nước ta sử dụng nguồn lao động như thế nào?

Tại sao vấn đề việc làm đang là vấn đề KT-XH lớn của nước ta?

Gọi HS trả lời. GV vào bài

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm nguồn lao động Hình thức: cá nhân

Ph

ươ

ng pháp:

Đà

m tho i, phát v n, khai thác Átlat

ạ ấ

Hoạt động của HS, GV Nội dung

Hs đọc sgk mục 1 (kênh chữ) tìm hiểu đặc điểm nguồn lao động

 đánh giá nguồn lao động Mặt mạnh, Mặt tồn tại

?Mối quan hệ giữa đặc điểm dân số và nguồn lao động

Cho ví dụ chứng minh lao động có trình độ cao còn ít so với nhu cầu.

- Phân tích bảng 17.1. =>giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Từ bảng 17.1.1, hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta  Rút ra ý nghĩa.

? Nêu những hạn chế trong sd

1. Nguồn lao động:

- Nguồn lao động: 51,2% tổng số dân, mỗi năm tăng hơn 1triệu lao động

a) Mặt mạnh:

+Cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong các ngành sản xuất truyền thống

+Rất dồi dào: 42,53 triệu người (51,2% DS-2005).

+Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao (Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo tăng, đặc biệt có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH, sơ cấp)

b) Mặt hạn chế:

- Lao động có trình độ cao còn ít so với nhu cầu - Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nhiều.

lao động ở nước ta?

Nọi dung 2: Tìm hiểu Cơ cấu lao động Hình thức: Nhóm (bàn)

Phương pháp: dạy học hợp tác, thảo luận, khai thác hình ảnh - Bước 1: Chia nhóm, giao

nhiệm vụ

chia lớp thành 6 nhóm theo bàn + Nhóm 1,2: Từ bảng 17.2 hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2005

+ Nhóm 3,4: Từ bảng 17.3 hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta gia đoạn 2000-2005 + Nhóm 5,6: Từ bảng 17.4 nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo nông thôn và thành thị ở nước ta.

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm theo dõi và bổ sung

? Đánh giá mặt tiến bộ, tồn tại về sử dụng lao động ở nước ta giai đoạn 2000-2005

?Nguyên nhân?

- Bước 2: các nhóm thảo luận – 3 phút.

- Bước 3: Địa diện nhóm trình bày, GV nhận xét. bổ sung

2/ Cơ cấu lao động:

a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:

- Tỷ lệ lao động khu vực nông-lâm-ngư cao nhất.

- Xu hướng:

+ Giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nhưng chậm;

+ Tăng tỉ trọng CN-XD, DV nhưng còn chậm.

Nguyên nhân: Thực hiện CNH-HĐH

b) Cơ cấu lao động theo thành phần KT:

- Tỷ lệ lao động thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng (ít biến động-chậm)

- Tỷ lệ lao động thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm.

NN: Thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội và xu thế mở của hội nhập quốc tế

c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:

- Phần lớn ở nông thôn.

- Tỷ lệ lao động thành thị tăng, nông thôn giảm.

NN: Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa

* Hạn chế:

- Năng suất thấp, phần lớn có thu nhập thấp.

- Chưa sử dụng hết thời gian lao động.

Nội dung 3: Vấn đề việc làm và hướng giải quyết Hình thức: Cả lớp

Phương pháp: đàm thoại

? Vấn đề việc làm ở nước ta nói chung và ở địa phương em hiện nay như thế nào? Nguyên nhân?

3.Vấn đề việc làm và hướng giải quyết:

a) Vấn đề việc làm : là một vấn đề KT-XH lớn

- Việc làm đang là vấn đề KT-XH gay gắt ở nước ta hiện nay

- Thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.

? Đề xuất hướng giải quyết! Hành động của bản thân?

b) Hướng giải quyết việc làm : (SGK) - Kiềm chế tốc độ tăng dân số.

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động một cách hợp lí với những chính sách chuyển cư một cách phù hợp =>

để sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên.

- Đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp, cách thức đào tạo.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đưa xuất khẩu lao động thành chương trình lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động với những chính sách hợp lí.

Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động của GV, HS Nội dung

Câu 1. Cơ cấu lao động phân theo

Tài liệu liên quan