• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.5.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ phối thức thị trường

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước phù hợp hơn với xu hướng phát triển của ngành bưu chính chuyển phát trong khu vực và trên thế giới, việc xây dựng và phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ chuyển phát nhằm định hướng cho quá trình phát triển, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng vềdịch vụvà tiến độhoàn thành dịch vụ.

Việc phát triển dịch vụvàứng dụng công nghệphải đáp ứng kịp thời yêu cầu nền kinh tế và xã hội, đòi hỏi phải có những thay đổi mạnh mẽkết hợp cả công nghệ, sản phẩm dịch vụ và đổi mới trong mô hình tổ chức. Chính sách sản phẩm dịch vụ phải thực hiện tốt các mục tiêu như sau:

Chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn được nâng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng một cách tối đa.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ phải đảm bảo: tính kỹ thuật, tính mỹ thuật, tính kinh tế, độtin cậy và độ

Trường ĐH KInh tế Huế

an toàn.

Hoàn thành sản phẩm dịch vụ sớm nhất có thể và đảm bảo chất lượng dịch vụ của sản phẩm đúng như yêu cầu của khách hàng

Mở rộng thị trường và thị phần của doanh nghiệp bằng cách phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụcủa doanh nghiệp.

1.5.3.2. Chính sách giá cảsản phẩm dịch vụ

Định giá là công việc quan trọng trong xây dựng chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, giá cả linh hoạt, hấp dẫn là một điểm mạnh để khách hàng lựa chọn doanh nghiệp, nâng cao và củng cốvịthếcạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Với cùng một sản phẩm dịch vụcó chất lượng như nhau thì nếu sản phẩm dịch vụnào có giá thấp hơn sẽthắng trong cạnhtranh và ngược lại thì sẽbịthị trường đào thải.

Giá cả được doanh nghiệp đưa ra trên cơ sở xác định lợi ích hợp lý đôi bên cùng có lợi giữa khách hàng với doanh nghiệp. Hợp tác bìnhđẳng giữa cá đối tác kinh doanh trong nền kinh tếsẽtạo điều kiện cho quan hệhợp tác lâu dài hơn, bền vững hơn. Chính sách giá phải thực hiện tốt các mục tiêu như: thu hút được khách hàng mới và phải tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

1.5.3.3. Am hiểu thị trường và khách hàng

Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi công ty khi kinh doanh trên thị trường, khi am hiểu vềthị trường, cũng như nhu cầu của khách hàng thì sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp sẽ dễ dàng được thị trường đón nhận và nhanh chóng được khách hàng chấp nhận. Đối với công ty chuyển phát cũng vậy, khi hiểu rõ và nắm bắt được xu thếcủa thị trường cũng như hiểu rõ và chính xác những yêu cầu, điều kiện mà khách hàng đang hướng tới, thì công tyđó đã có lợi thế hơn nhiều những công ty khác.

Từ sự am hiểu thị trường và khách hàng đó công ty có thể dễ dàng xâm nhập thị trường và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng ngay từlần đáp ứng đầu tiên, có được sự hài lòng của khách hàng và nâng cao được uy tín thương, hiệu trên thị trường. Đồng thời cũng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Trường ĐH KInh tế Huế

1.5.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp

Các hình thức xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp:

Qung cáo

Trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào, quảng cáo là hình thức được sử dụng nhiều nhất đểquảng bá hìnhảnh, thương hiệu, danh tiếng của doanh nghiệp, giới thiệu vềquá trình sản xuất kinh doanh, quá trình lao động, các thông tin, chỉdẫn giúp khách hàng hiểu vềdoanh nghiệp và tìmđến với doanh nghiệp

Tuyên truyn hoạt động ca doanh nghip trong xã hi

Hình ảnh một doanh nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quyết định lựa chọn doanh nghiệp của khách hàng. Việc phát triển hình ảnh của một doanh nghiệp rõ ràng và tin cậy ngày càng được coi trọng trong chính sách xúc tiến hỗn hợp marketing của mỗi doanh nghiệp.

Các hoạt động tài tr

Hoạt động tài trợ ngày càng được áp dụng rộng rãi, bởi thực tếhoạt động tài trợ đã góp phần đảm bảo sự thành công của hoạt động marketing và xúc tiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần gia tăng ở đây dựa trên sự tin tưởng, gây dựng hìnhảnh và tạo sựhiểu biết sâu rộng vềdoanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xác định cho mình một chính sách xúc tiến hỗn hợp hợp lý nhằm tăng sự hiểu biết của khách hàng vềdoanh nghiệp, xây dựng hình ảnh mang sắc thái riêng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, giành sự quan tâm của khách hàng, tăng doanh số hoạt động, hấp dẫn khách hàng mới, tăng sự gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bảng 1.1.Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Vị thếcạnh tranh của doanh nghiệp

Thịphần

Uy tín, thương hiệu Năng lực cạnh tranhởcấp độ Nănglực tài chính

Trường ĐH KInh tế Huế

nguồn lực Chất lượng nguồn nhân lực

(Giao nhận hàng hóa đúng thời gian cam kết, thái độlàm việc với khách hàng,…)

Cơ sởvật chất, công nghệ Lợi thếvềvịtrí

Năng lực cạnh tranhởcấp độ phối thức thị trường

Chính sách sản phẩm dịch vụ

Chính sách giá cảsản phẩm dịch vụ Am hiểu thị trường và khách hàng Chính sách xúc tiến, hỗn hợp