• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI

2.3. Đánh giá của các thành viên về hệ thống phân phối của Công ty cà phê Gia

2.3.5. Phân tích hồi quy

Khi phân tích hồi quy, sửdụng các biến đại diện - giá trị trung bình của các biến trong 1 nhân tố. Sau khi tiến hành phân tích tương quan ta thu được 5 biến đểchạy mô hình hồi quy. Mô hình có dạng như sau:

F_DG = α + β1.F_NLNV+ β2.F_GC+ β3.F_CLSP + β4.F_CT + β5.F_PP

Kiểm định F sử dụng trong phân tích ANOVA là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.Từbảng ta thấy trị số thống kê F

=45.906 với mức ý nghĩa rất nhỏ (Sig = 0.000) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và các tham sốhồi quy trong mô hình là có ý nghĩa.

Bảng 2.13: Kết quảhồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sửdụng

Nhân tố

Hệsố chưa chuẩn hóa

Hệsố đã chuẩn hóa

T Sig.

Tương quan Thống kêđa cộng tuyến

B Std.

Error Beta Partial Part Tolerance VIF

Constant

- 9.071E-017

.052 .000 1.000

F_NLNV .383 .052 .383 7.401 .000 .525 .383 1.000 1.000

F_GC .397 .052 .397 7.667 .000 .538 .397 1.000 1.000

F_CLSP .482 .052 .482 9.314 .000 .613 .482 1.000 1.000

F_CT .181 .052 .181 3.494 .001 .280 .181 1.000 1.000

F_PP .213 .052 .213 4.124 .000 .325 .213 1.000 1.000

R .784a

R2 .614

R2hiệu chỉnh .601

Durbin-Watson 1.998

ANOVA F Sig.

45.906 .000b

(Nguồn:Xửlí dữliệu với SPSS 20.0)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả phân tích bảng cho thấy: Hệ số R2hiệu chỉnh = 0.601 tức là các biến độc lập giải thích được 60.1% sự biến thiên của sự hài lòng đối với hệ thống kênh phân phối tại Công ty cà phê Gia Nguyễn, giá trị này tương đối cao (> 50%) nên có thể khẳng định mô hình phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Kết quả kiểm định Durbin-Watson cho trị số 1.998 gần bằng 2, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, tr.233).

Giá trị Sig. của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05 (với độ tin cậy 95% thì Sig.

< 5% là có ý nghĩa) nên các tham số hồi quy trong mô hình đều có ý nghĩa. Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Với kết quả như trên, mô hình hồi quy được viết lại:

F_DG = -9.071E-017+ 0.383F_NLNV+ 0.397F_GC+ 0.482F_CLSP + 0.181F_CT + 0.213F_PP

Kiểm định giả thuyết

Giả thuyết H1: Nhân tố năng lực nhân viên và đánh giá sự hài lòng đối với hệ thống phân phối có mối quan hệ đồng biến.

Từ mô hình hồi quy ta có: khi năng lực nhân viên tăng 1 đơn vị thì sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng 0.383 đơn vị. Trong kiểm định, giá trị Sig. = 0.000 (< 0.05) nên ta chấp nhận giảthuyết H1. Như vậy, với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng khi năng lực của nhân viên càng cao thì sự hài lòng của khách hàng đối với kênh phân phối càng cao.

Giả thuyết H2: Nhân tố giá cả và đánh giá sự hài lòng đối với hệ thống phân phối có mối quan hệ đồng biến.

Theo mô hình hồi quy, yếu tốgiá cảcó hệsốbeta là 0.397, mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05 có nghĩa là yếu tố “Giá cả” có ảnh hưởng thuận chiều với sựhài lòng kênh phân phối của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa khichi phí kênh phân phối của doanh nghiệp thay đổi một đơn vị và các thành phần khác không thay đổi thì chất lượng kênh phân phối biến đổi cùng.

Giảthuyết H3: Nhân tốchất lượng sản phẩm và đánh giá sựhài lòngđối với hệ thống phân phối có mối quan hệ đồng biến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả từ mô hình cho thấy, khi chất lượng sản phẩm tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng với kênh phân phối sẽ tăng lên một lượng bằng 0.482đơn vị, bên cạnh đó giá trị Sig. trong kiểm định = 0.000 (< 0.05) nên giả thuyết H3 được chấp nhận, tức là ở mức ý nghĩa 5%, khi chất lượng sản phẩm càng cao thì sựhài lòng với kênh phân phối càng cao.

Giảthuyết H4: Nhân tố chương trình Marketing và đánh giá sự hài lòng đối với hệthống phân phối có mối quan hệ đồng biến.

Ta có, yếu tố chương trình Marketing có hệ số beta là 0.181, mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05 có nghĩa là yếu tố “Chương trình Marketing” có ảnh hưởng thuận chiều với đến sựhài lòng với kênh phân phối của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa khicác chính sách Marketing của doanh nghiệp thay đổi một đơn vị và các thành phần khác không thay đổi thì sựhài lòng với kênh phân phối biến đổi cùng.

Giảthuyết H5: Nhân tốphân phối và đánh giá sự hài lòngđối với hệthống phân phối có mối quan hệ đồng biến.

Kết quảtừmô hình cho thấy, khi khả năng phân phối tăng lên 1 đơn vị thì sựhài lòng với kênh phân phối sẽ tăng lên một lượng bằng 0.213đơn vị, bên cạnh đó giá trị Sig. trong kiểm định = 0.000 (< 0.05) nên giảthuyết H5 được chấp nhận, tức là ở mức ý nghĩa 5% thì khả năng phân phối và sựhài lòng với kênh phân phối có mối quan hệ đồng biến.

Đánh giá chung mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Sựhài lòng đối với kênh phân phối của Công ty cà phê Gia Nguyễn:

Để xem xét biến độc lập nào có tác động mạnh hơn đến biến phụ thuộc khi phân tích hồi quy, ta sử dụng hệ số tương quan riêng (Partial correlation coefficient).

Từ bảng kết quả hồi quy ta có: Chất lượng sản phẩm có sự tác động mạnh nhất đến sự hài lòngđối với hệ thống kênh phân phối với hệ số Partial lớn nhất bằng 0.613, hợp lí với một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cà phê, khi chất lượng sản phẩm là yếu tố mang lại uy tín của doanh nghiệp. Qua đó cho thấy khách hàng rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đây là nhân tố đầu tiên để khách hàng xem xét khi đưa ra quyết định sử dụng cũng như đánh giá hệ thống phân phối.Nhân tố ảnh hưởng thứ hai là Giá cả với hệ số Partial = 0.538, đây là yếu tố quan trọng để mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Đồng thời, trong môi trường cạnh tranh gay gắt

Trường Đại học Kinh tế Huế

như hiện nay thì yếu tố giá cả là một trong những điều kiện hàng đầu khách hàng xem xét trước khi đưa ra lựa chọn sản phẩm của công ty. Nhân tố ảnh hưởng tiếp theo là năng lực nhân viên. Đối với một công ty kinh doanh thương mại thì việc tiếp xúc, thuyết phục khách hàng sửdụng sản phẩm cũng như duy trì lượng khách hàng hiện tại là điều quan trọng tất yếu. Năng lực nhân viên càng cao thì xác suất khách hàng đồng ý lựa chọn sản phẩm càng nhiều. Tiếp đó, nhân tố tác động thứ 4 là khả năng phân phối của công ty với hệ số Partial= 0.213. Nhân tố ảnh hưởng cuối cùng là các chương trình Marketing. Thực hiện các chính sách Marketing càng tốt thì sự lựa chọn và hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và công ty càng cao.

2.3.6. Thống kê mô tả các yếu tố đánh giá của đại lí về hệ thống kênh phân phối của