• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 :ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC CỦA

2.3. Mức độ thỏa mãn của công nhân về công việc qua ý kiến đánh giá của các đối

2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo sự thỏa mãn gồm 2 biến (TM29,TM30), cả hai biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha là 0,659(lớn hơn 0,6)nên thang đo này đạt yêu cầu.Vì vậy các biến này được đưa vào để phân tích các nhân tố tiếp theo.

Rotated Component Matrix biến CT16 có hệ số tải nhân tố là 0,552 và 0,518 ở hai nhóm 4 và 5 mặc dù lớn hơn 0,5 nhưng không có sự chênh lệch rõ ràng giữa hai hệ số tải nhân tố thuộc nhóm 4 và 5.Vì thế biến CT16 bị loại do khả năng biến này tạo nên việc rút nhân tố giả.

Tiếp tục phân tích nhân tố lần 3, phân tích nhân tố vẫn phù hợp với KMO là 0,885 với mức ý nghĩa bằng 0(sig=0,000). Kết quả phân tích nhân tố cũng rút ra được 5 nhân tố và phương sai rút trích cao hơn so với lần 2 là 67,172%.Kiểm tra lại bảng Rotated Component Matrix ,các biến quan sát lúc này đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 đạt yêu cầu.Kết quả phân tích nhân tố được trình bày như sau:

Bảng 2.7: Kết quả EFA của thang đo nhân tố thành phần của thỏa mãn công việc Biến quan sát Hệ số tải nhân tố của các thành phần

1 2 3 4 5

TL2 0,807

TL1 0,805

TL3 0,792

TL5 0,773

TL6 0,722

TL7 0,706

TL4 0,665

DK22 0,791

DK24 0,770

DK25 0,745

DK23 0,717

CH9 0,755

CH8 0,744

CH11 0,739

CH10 0,699

CT14 0,806

CT13 0,693

CT15 0,649

CT12 0,538

DN18 0,859

DN17 0,790

Eigenvalue 7,633 2,506 1,552 1,271 1,145

Phương sai trích(%) 36,346 11,932 7,390 6,052 5,451

Hệ số Cronbach Alpha 0,917 0,827 0,818 0,756 0,733

(Nguồn:Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS)

Đại học kinh tế Huế

Kết quả này cho thấy các biến quan sát trong 5 thành phần ban đầu được nhóm gộp thành các nhân tố mới. Theo Bollen và Hoyle (1991),trường hợp này có thể xảy ra trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.

Nhân tố thứ nhất (TL) bao gồm 7 biến quan sát:

TL1,TL2,TL3,TL4,TL5,TL6,TL7. Nhân tố này được đặt tên là tiền lương.Nhân tố này sau khi kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt hệ số rất cao là 0,917.Điều này chứng tỏ thành phần thang đo này là một thang đo tốt.

Nhân tố thứ 2(DKLV) bao gồm 4 biến quan sát:DK22,DK23,DK24,DK25. Nhân tố này được đặt tên là điều kiện làm việc.Nhân tố này sau khi kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt hệ số rất cao là 0,827. Điều này chứng tỏ thành phần thang đo này là một thang đo tốt.

Nhân tố thứ 3(CH) bao gồm 4 biến quan sát:CH8,CH9,CH10, CH11. Nhân tố này được đặt tên là cơ hội đào tạo thăng tiến. Nhân tố này sau khi kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt hệ số rất cao là 0,818.Điều này chứng tỏ thành phần thang đo này là một thang đo tốt.

Nhân tố thứ 4(CT) bao gồm 4 biến quan sát:CT12,CT13,CT14,CT15. Nhân tố này được đặt tên là điều kiện cấp trên. Nhân tố này sau khi kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt hệ số rất cao là 0,756.Điều này chứng tỏ thành phần thang đo này là một thang đo tốt.

Nhân tố thứ 5(DN) bao gồm 2 biến quan sát:DN17,DN18. Nhân tố này được đặt tên là đồng nghiệp.Nhân tố này sau khi kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt hệ số rất cao là 0,733. Điều này chứng tỏ thành phần thang đo này là một thang đo tốt.

Như vậy quá trình phân tích nhân tố đã rút ra được 5 nhân tố :tiền lương,điều kiện làm việc,cơ hội đào tạo thăng tiến,cấp trên,đồng nghiệp với tổng phương sai trích là 67,172% giải thích được 67,172% biến thiên dữ liệu.

Kết quả phân tích thang đo sự thỏa mãn công việc.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.8: Kết quả EFA của thang đo sự thỏa mãn công việc

Biến quan sát Yếu tố

1

TM29 0,864

TM30 0,864

Eigenvalue 1,492

Phương sai trích(%) 74,598

Hệ số Cronbach Alpha 0,659

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả ) Thang đo của sự thỏa mãn gồm 2 biến quan sát.Sau khi đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định lại mức độ hội tụ của các biến quan sát .

Kiểm định KMO cho thấy hệ số KOM là 0,500(bằng 0,5) với mức ý nghĩa bằng 0(sig=0,000) chứng tỏ phân tích nhân tố EFA rất phù hợp.

Phương pháp rút trích nhân tố và phép quay Varimax đã rút trích được 1 nhân tố với hệ số tải nhân tố của các biến khá cao(đều lớn hơn 0,8).

Mô hình hiệu chỉnh Nội dung hiệu chỉnh

Theo phân tích nhân tố khám phá EFA ở trên mô hình được điều chỉnh lại như sau:

Hình 2.1: Mô hình hiệu chỉnh mối quan hệ giữa các thành phần của thỏa mãn công việc với sự thỏa mãn của công nhân

Tiền lương (TL) Điều kiện làm

việc (DK) Cơ hội đào tạo

thăng tiến (CH)

Sự thỏa mãn trong công

việc

Cấp trên (CT)

Đồng nghiệp (DN)

Đại học kinh tế Huế

Các giả thuyết cho mô hình hiệu chỉnh

Các giả thuyết của mô hình sẽ được xây dựng dựa trên chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của công nhân.Trong mô hình hiệu chỉnh này có 5 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của công nhân gồm có: tiền lương,điều kiện làm việc,cơ hội đào tạo thăng tiến,cấp trên,đồng nghiệp.

Các giả thuyết của mô hình hiệu chỉnh như sau:

HC1:Cảm nhận tiền lương được đanh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

HC2:Cảm nhận điều kiện làm việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

HC3:Cảm nhận cơ hội đào tạo thăng tiến được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

HC4:Cảm nhận cấp trên được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

HC5:Cảm nhận đồng nghiệp được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

2.3.4.Đánh giá của công nhân về mức độ thỏa mãn đối với công việc