• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình chung về ngành Dệt may Việt Nam và những vấn đề đặt ra

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ SỰ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆCCỦA

1.3. Một số vấn đề thực tiễn về nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của công nhân

1.3.1. Tình hình chung về ngành Dệt may Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Quản lý nguồn nhân lực luôn là vấn đề mà lãnh đạo các tổ chức quan tâm hàngđầu. Quy tắc vàng ở đây là: "Quản lý những người khác theo cách bạn muốn được quản lý". Nhưng để làm được điều đó không phải là dễ, nếu chủ doanh nghiệp thúc đẩy công nhân quá mức để đạt được các kết quả, họ sẽ phẫn nỗ với sếp. Họ nói xấu sau lưng sếp, chua chát than phiền về một môi trường làm việc bóc lột - nơi mà cuộc sống của họ bị hiến sinh cho sự giàu có của doanh nghiệp. Bất cứ cơ hội nào có được, họ sẽ chuyển sang ngay doanh nghiệp khác, rất có thể là một trong số các đối thủ cạnh tranh. Song nếu chủ doanh nghiệp quá tốt đối với công nhân và gỡ bỏ các yêu cầu để tạo dựng một môi trường làm việc thoải mái tràn ngập vui vẻ, điều gì sẽ xảy ra? Lúc đó các công nhân sẽ bắt đầu suy nghĩ là sếp dễ dãi và lợi dụng ngay những bản tính tốt đẹp đó. Vì vậy để quản lý được nguồn nhân lực tốt đòi hỏi sự kết hợp ở tài năng và nghệ thuật lãnh đạo của những nhà quản lý. Nhìn chung kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế trong những năm đầu của quá trình hoạt động là tương đối tốt và tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ Ban lãnh đạo của Công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc điều hành sản xuất kinh doanh tại Công ty. Công ty đã tạo được một môi trường làm việc thân thiện, năng suất cao, đồng thời đảm bảo được các điều kiện làm việc cho người lao động.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. Chính sách lương thưởng chưa phát huy được vai trò là đòn bẩy kích thích lao động hăng say làm việc và phát huy tính sáng tạo trong công việc để tăng năng suất lao động. Đồng thời cũng chưa có sự liên kết chặt chẽ trong việc phân tích công việc đến việc đánh giá thực hiện công việc của công nhân. Từ việc đánh giá, phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty và những giải pháp đề xuất để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong thời gian tới, cụ thể những vấn đề về: bố trí lao động hợp lý; liên kết chặt chẽ giữa phân công công việc và đánh giá thực hiện công việc; tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm đề ra chính sách

Đại học kinh tế Huế

hiệu quả giúp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của công nhân tại Công ty cổ phần dệt may Huế

Ngành dệt may là một ngành truyền thống có từ xa xưa, là ngành được sinh ra từ lâu đời ở nước ta.Ngành dệt may là một trong những ngành đóng vai trò hết sức quan trọng là ngành chủ đạo trong nền kinh tế của nước ta vì đây là ngành đáp ứng được nhu cầu cần thiết của con người,nước ta với đặc điểm là số dân đông thì ngành dệt may đã giải quyết được việc làm cho một lực lượng người lao động trong xã hội.Đây là một trong những ngành có thế mạnh trong việc xuất khẩu ra nước ngoài,là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển lâu dài góp phần không nhỏ cho việc cân bằng lại cán cân xuất nhập khẩu của đất nước ta.Trong thời đại hiện nay khi quá trình hội nhập quốc tế đang được đẩy mạnh cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì ngành dệt may đang ngày càng phát triển mạnh và càng ngày càng cho thấy rằng đây là một trong những ngành kinh tế chủ lực mũi nhọn và được thể hiện thông qua việc kim ngạch xuất khẩu tăng qua hàng năm,thị trường luôn nhộn nhịp và ngày càng được mở rộng kể cả trong và ngoài nước để thu hút nguồn lao động có kinh nghiệm.

Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của khu vực và quốc tế thì ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn và phải cạnh tranh ngang hàng với các cường quốc xuất khẩu lớn và có trình độ công nghệ kỹ thuật cao như:Trung Quốc,Ấn Độ,Indonexia,Pakixtan,Hàn Quốc,…

Việt Nam hiện nay có trên 1000 nhà máy dệt may lớn nhỏ và đây là nơi thu hút số lượng trên 50 vạn lao động,chiếm trên 22%tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp của nước ta.Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng hiện nay quy mô còn nhỏ,thiết bị và công nghệ kéo sợi và dệt vải còn lạc hậu máy móc chưa phát triển nhiều và công nghệ chưa cao,tuy đã nhập bổ sung thay thế 1500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp mặt bằng hàng dệt.Trên tổng số máy hiện có là 10500 máy thì cũng chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất dệt.

Ngày 4/12/2017 Hiệp hội Dệt May Việt Nam tổ chức họp báo và đã ra thông báo chính thức về kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2017 có thể đạt 31 tỷ USD tăng 10,23% so với năm 2016.Và cũng theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam thì dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong hai tháng cuối năm 2017 đạt 5,72 tỷ USD

Đại học kinh tế Huế

nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 đạt trên 30 tỷ USD;trong đó kim ngach xuất khẩu hàng dệt may đạt 25,91 tỷ USD tăng 8,7% so với năm 2016,xuất khẩu xơ sợi ước đạt 3,51 tỷ USD tăng gần 20% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.[Nguồn:Thông tấn xã Việt Nam năm 2017].

Ngành dệt may là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của nước ta, đây là một trong những ngành công nghiệp đứng đầu về tạo công ăn việc làm tạo đầu ra cho người lao động với đặc trưng là số dân đông.Ngành dệt may với đặc trưng không đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật của người lao động nên rất dễ để thu hút một lượng lớn lao động.Số lượng lao động trong nghành dệt may càng ngày càng giảm do công nghệ tự động hóa đang ngày một rẻ hơn chi phí sử dụng máy khâu tự động sẽ rẻ hơn gấp 4 lần so với lao động thủ công vào năm 2020. [Thông tấn Việt Nam năm 2016].

Lao động ngành dệt may là lao động trẻ,đa số tuổi dưới 30 (ngành dệt chiếm 38%, ngành may chiếm trên 64%) lao động trên 50 tuổi có tỷ lệ rất thấp.Thời gian làm việc của mỗi người lao động phần lớm là dưới 10 năm. Đặc thù của lao động ngành dệt may là dịch chuyển nhanh,tiền lương không cao.Mặt khác người lao động chỉ tập trung tại những nơi có khu công nghiệp lớn như:Thành phố Hồ Chí Minh,Hà Nội,Bình Dương,…Trình độ may của người lao động còn thấp.Thực trạng còn nhiều doanh nghiệp còn thiếu hụt một số cán bộ quản lý,một số kỹ sư công nghệ.Ngành dệt may là một trong những ngành có tỷ lệ biến động lao động rất lớn.Người lao động làm tại các doanh nghiệp trong ngành dệt may hầu hết có tuổi đời còn trẻ tỷ lệ độc thân chiếm phần cao.Lao động ngành dệt may tại đó chiếm tỷ trọng ít chủ yếu là lượng lao động từ nơi khác di cư đến.Lao động trong ngành dệt may chủ yếu là nữ và chiếm đến 70%

trong tổng số lao động của ngành dệt may Việt Nam.

Những năm vừa qua ngành dệt may đã có nhiều bước phát triển rõ rệt và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành thì sự phát triển đó vẫn chưa được vững chắc.Hiện nay nước ta có gần 6000 doanh nghiệp dệt may và hơn 2,5 triệu lao động và con số này càng tăng lên khoảng 4,5 triệu vào năm 2020.Tốc độ phát triển của ngành tăng 17%/năm.Bên cạnh đó tình hình lao động dệt may hiện nay cũng có nhiều biến động lớn. Những năm gần đây lao

Đại học kinh tế Huế

động ngành dệt may rất khan hiếm về số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động chưa dồi dào,tình trạng lao động bỏ việc,tự do chuyển chỗ làm hay chuyển sang các ngành khác vẫn còn nhiều.Hiện nay tình trạng lao động quay lưng lại với doanh nghiệp cũng do nhiều yếu tố: do thu nhập chưa được đảm bảo,chế độ phúc lợi chưa được chăm sóc đầy đủ,chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được nâng cao,…Bên cạnh đó nước ta gia nhập vào WTO để có được động lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong thị trường,dệt may nước ta phải chú trọng đầu tư chất lượng lao động đặc biệt là chú ý nâng cao chất lượng những quản lý cán bộ cấp trung và cả nguồn lao động góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động và cải thiện mức thu nhập cho những người lao động.Mặt khác việc làm này còn giúp cho ngành dệt may giải quyết được tình trạng khó khăn trước mắt đó là việc thiếu hụt lao động. Đây là khó khăn cho ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành nói riêng.

Trong các doanh nghiệp dệt may lớn nhỏ nói chung thì công nhân chiếm tỷ lệ cao,vì đây là nguồn lao động trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.Vì thế nâng cao chất lượng làm việc cũng như nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của người lao động là rất quan trọng như vậy nó sẽ giúp công ty nâng cao năng suất chất lượng nguồn lao động nâng cao chất lượng giá trị của sản phẩm và giữ chân họ ở lại và trung thành với công ty.

1.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học đối với Công ty cổ phần Dệt may Huế