• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình tiêu thụ sản phẩm bao bì Carton trên thế giới và ở Việt Nam

1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm bao bì Carton trên thế giới, ở Việt Nam và một số kết quả

1.3.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm bao bì Carton trên thế giới và ở Việt Nam

Trường ĐH KInh tế Huế

Trong những năm gần đây, lĩnh vực nghiên cứu bao bì được đang thay đổi. Hiện nay, nghiên cứu ngành bao bì chủ yếu tập trung vào phát triển các kỹ thuật mang tính sáng tạo, trong đó bao gồm bảo vệ sản phẩm, thuận tiện cho việc sử dụng các sản phẩm đóng gói, lưu kho ... Một bao bì tốt có thể thiết lập liên kết giữa các vật liệu, sản phẩm, và quá trình đóng gói, mà cuối cùng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tất cả những yếu tố này được đưa vào xem xét trong khi tiến hành công việc nghiên cứu trên bao bì.

Theo một báo cáo phân tích thị trường của Tập đoàn SPG Media, xu hướng ngành công nghiệp bao bì toàn cầu là như sau: Ngành công nghiệp bao bì toàn cầu trị giá 424 tỷ USD , châu Âu chiếm 127 tỷ, Châu Á là 114 tỷ, Bắc Mỹ 118 tỷ, Châu Mỹ La Tinh 30 tỷ, và các nước khác chiếm 30 tỷ. Về tỷ lệ phần trăm, châu Âu chiếm 30%, Bắc Mỹ là 28%, châu Mỹ La tinh chiếm 7%, châu Á chiếm 27% và 8% là của các khu vực khác. Nguyên liệu được sử dụng trong ngành công nghiệp bao bì toàn cầu thì giấy chiếm nhiều nhất là 36%, kim loại là 17%, nhựa 34%, thủy tinh 10% và các loại khác chiếm 3%.

Nhu c ầu sử dụng bao bì giấy phụ thuộc chính vào ngành công nghiệp chế biến trong đó chủ yếu bao gồm các ngành: công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, điện tử, da giày, thủy sản… Theo thống kê chung trên thế giới, ngành đóng gói thực phẩm chiếm khoảng 30 – 50% tổng tiêu thụ bao bì giấy, điện - điện tử chiếm từ 5-20% và hóa dược phẩm từ 5-10%. Có thể thấy, đây đều là những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, vì vậy ngành bao bì gi ấy còn tương đối nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới.

1.3.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm bao bì Carton ở Việt Nam

Trước sự hồi phục của nền kinh tế và hoạt động giao thương diễn ra mạnh mẽ nhờ vào các hiệp định thương mại quốc tế được ký kết, ngành giấy bao bì đã ghi nhận kết quả rất tích cực.

Theo số liệu của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng giấy bao bì đạt gần 2,7 triệu tấn, tăng 12,63% so với cùng kỳ. Trong khi đó, sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng khoảng 54% nhu cầu tiêu thụ tương ứng với mức 1,45 triệu tấn. Gần

Trường ĐH KInh tế Huế

1,25 triệu tấn còn lại đến từ nhập khẩu, trong năm 2015, lượng nhập khẩu giấy bao bì cũng tăng trên 12% so với cùng kỳ. Giới phân tích cho rằng sản xuất trong nước vẫn đang thiếu hụt, bên cạnh đó, việc dự báo các hiệp định TPP sắp chính thức có hiệu lực đang là nguyên nhân khiến các DN FDI cũng như các DN trong nước ồ ạt đổ vốn để gia tăng công suất nhà máy. Mặc dù không có con số thống kê chính thức, tuy nhiên ước tính một cách tương đối, năm 2015 tổng nhu cầu giấy bao bì c ủa Việt Nam khoảng 3,38 triệu trong đó nhập khẩu khoảng 780 ngàn tấn. Tăng trưởng ước tính cho ngành bao bì giấy theo quy hoạch ngành giấy Việt Nam đến năm 2020 là 9%/năm. Tính sơ bộ, so sánh nhu cầu và khả năng sản xuất trong nước, năm 2017 và 2018 Việt Nam còn thiếu khoảng từ 1.3 đến 1.7 triệu tấn/năm. Như vậy, với các dự án sản xuất giấy bao bì đi vào hoạt động trong thời gian tới, đến năm 2018 Việt Nam sẽ có thể tự cung cấp hơn 90% nhu cầu.

Hàng trong nước có ưu thế về khả năng cung ứng nhanh, giảm chi phí vận chuyển củng như đáp ứng đươc các kích cỡ theo yêu cầu của khách hàng sẽ có thể cạnh tranh và thay thế cho hàng nhập khẩu. [19]

Bao bì giấy là sản phẩm chính c ủa ngành giấy Việt Nam, chiếm gần 70% tổng tiêu thụ toàn ngành và 45% tổng kim ngạch nhập khẩu giấy năm 2015. Ngành công nghiệp sản xuất bao bì Carton là ngành hỗ trợ tiến trình sản xuất kinh doanh của hầu hết các ngành khác. Vì vậy, nhu cầu sử dụng bao bì Carton phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất. Nền kinh tế phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thúc đẩy nhu cầu sử dụng bao bì Carton. Với quy mô dân số đông và tiềm năng tăng trưởng mạnh của ngành tiêu dùng trong nước cùng với triển vọng xuất khẩu được đẩy mạnh nhờ TPP, ngành bao bì giấy có triển vọng tăng trưởng khá tốt trong các năm tới.[19]

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội thì ngành công nghiệp này cũng đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Hiện tại, gần như 100% giấy công nghiệp phục vụ sản xuất bao bì đã được làm từ giấy tái chế. Tuy nhiên, Việt Nam có tỷ lệ thu hồi giấy phế liệu thấp hơn nhiều so với các nước khác (dưới 30%, trong khi tỉ lệ này tại Mỹ là 87%, Nhật 74%, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia là trên 60%) nên lượng giấy phế liệu trong nước chỉ đủ đáp ứng khoảng 55%-70% nhu cầu và 30%-45% vẫn phải nhập khẩu. Hiện nay, c ạnh tranh trong ngành bao bì gi ấy khá gay gắt do số lượng doanh

Trường ĐH KInh tế Huế

nghiệp nhiều và sản phẩm bao bì giấy không có tính đặc thù cao. Các doanh nghiệp có vốn đ ầu tư nước ngoài với lợi thế về vốn, kinh nghiệm sản xuất và quy mô đang chiếm lĩnh thị trường bao bì giấy Việt Nam. Hiện khoảng 40% nguyên liệu để sản xuất bao bì giấy là giấy công nghiệp vẫn đang phải nhập khẩu do trong nước thiếu cung. [19]

Một nguyên nhân nữa khiến cho ngành bao bì s ản xuất carton ở nước gặp khó khăn lớn chính là việc yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất ngành càng cao trong khi giá thành nguyên vật liệu lại gia tăng mạnh một cách đáng kể. Sự chênh lệch khá lớn về giá thành thành phẩm khi bán ra và mức giá của nguyên vật liệu mua vào hiện đang là vấn nạn lớn với nhiều doanh nghiệp sản xuất bao bì carton. Theo nhiều nguồ n thông tin ghi nhận lại có những mặt hàng nguyên vật liệu tăng giá thành đến 200% nguyên liệu giấy thì tăng mạnh từ 60-80%. Đây là một thách thức vô cùng lớn khi mà giá thành thành phẩm bán ra chỉ dao động từ 20-40%. Tình trạng tăng gia bất thường của nguồn nguyên liệu được giải thích bởi do các vùng nguyên liệu đang bị thu hẹp ngày càng nhiều. Bên cạnh đó đó việc nhập khẩu giấy hiện đang chịu mức thuế khá cao từ 5-17%.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn cho ngành gi ấy nói chung và ngành sản xuất bao bì carton nói riêng, Hiệp hội giấy và bột giấy đã kiến nghị với bộ Công Thương đề nghị miễn thuế VAT cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì carton sử dụng nguyên liệu tái chế đồng thời giúp các doanh nghiệp được hưởng mức lãi suất ưu đãi để có thể đầu tư thêm về máy móc thiết bị cải thiện được chất lượng sản phẩm của mình. [20]

Những chính sách c ủa Chính phủ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp một phần trong chiến lược phát triển của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bao bì Carton cũng cần phải tự điều chỉnh quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực, tìm kiếm các đối tác chung để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

1.3.1.3 Bài học đối với công ty Hải Tiến

Qua tìm hiểu tình hình tiêu thụ bao bì Carton trên thế giới và ở Việt Nam, có thể thấy ngành công nghiệp sản xuất bao bì Carton đang có tiềm năng tăng trưởng cao. Nhu cầu sử dụng bao bì giấy nói chung và bao bì Carton nói riêng ngày càng tăng, thu hút

Trường ĐH KInh tế Huế

nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành. Để có thể giữ vững thị phần cũng như tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, tất yếu doanh nghiệp phải không ngừng nổ lực để gia tăng thị phần, phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển đội ngũ nhân lực, doanh nghiệp phải vạch ra cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả….để có thể đẩy mạnh tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ hiện tại cũng như các đối thủ tiềm ẩn. Doanh nghiệp cũng phải tận dụng tối đa những điểm mạnh và cơ hội, đồng thời khắc phục những điểm yếu và khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải để có thể đứng vững trên thị trường.