• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI

2.2.2 Môi trường kinh tế

Tăng trưởng kinh tế(thông qua chỉsốGDP)ảnh hưởng đến sựphát triển và áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, trong những năm qua, tăng trưởng kinh tếThừa Thiên Huế đạt mức độkhá.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.5 : Tăng trưởng kinh tếcủa tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2017

Năm ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tốc độ tăng trưởng GDP % 9,7 7,89 8,23 9,03 7,11 7,76

Thu nhập bp đầu người USD 1.250 1.700 1.750 2.000 2.020 2100 (Nguồn: Các báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Trong 5 năm qua, nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế có tốc độ tăng trưởng khá chậm và thất thường, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm qua là 8,392.

Đây là thời điểm kinh tế đang ở giai đoạn khó khăn với tỷlệlạm phát tăng cao và nền kinh tế thế giới xảy ra nhiều bất ổn. Huế sẽ cố gắng phấn đấu để đạt được mức tăng trưởng 2 con số và hoàn thành được mục tiêu đặt ra

Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát huy hết khả năngcủa mình. Trong nhiều năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm sau mở rộng về quy mô hơn năm trước, các chỉ tiêu về tăng trưởng ổn định và bền vững hơn.Tuy nhiên cùng những cơ hội cũng là lúc những thử thách lớn như khách hàng ngày càng có nhu cầu cao về sản phẩm, dịch vụ. Điều này cũng buộc Công ty phải lựa chọn những phương thức đầu tư và chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả

Qua bảng sốliệu ta thấy thu nhập bình quânđầu ngườiởtỉnh Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2012 – 2017 liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 là 1.250 USD/người/năm nhưng đến năm 2016 đã tăng lên đến 2.020 USD/người/năm. Năm 2017 chỉ tiêu này ước đạt khoảng 2.100 USD/người/năm. Thu nhập tăng dẫn đến sức mua của người tiêu dùng vềsản phẩm của bia của Công ty được tăng lên hàng năm do đời sống ngày càng được cải thiện, người dân quan tâm nhiều hơn về đời sống và sự hưởng thụ. Tuy nhiên khi nhu cầu thị trường tăng lên thì nhiều công ty bia khác cũng vào cuộc đểgiành thị phần. Đồng thời sự đòi hỏi của người tiêu dùng đối với sản phẩm cũng cao hơn.

Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tếthếgiới có chuyển biến tích cực.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 với mức ước tính tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước, trong đó GDP quí 1 tăng 5,15%, quý II tăng 6,17%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2017 tăng 4,15% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. CPI tháng 6/2017 tăng 0,20% so với tháng 12/2016 và tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 97,8 tỷ đô, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước đạt 27 tỷ đô, tăng 13,8%: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 70,8 tỷ đô, tăng 21%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2016.Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nửa đầu năm 2017 đạt 100,5 tỷ đô, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2017 cho thấy: có 43% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II năm nay tốt hơn quý trước, 19,2% doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 37,8% sốdoanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanhổn định.

Riêng đối với tỉnh thừa thiên Huế, trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội do UBND thành phố tổ chức sơ kết 9 tháng đầu năm 2017 thì có những biến khả quan, tích cực. Tổng thu ngân sách của thành phố ước đạt 872,5 tỷ đồng ( đạt 75,2% so với kế hoạch ). Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt gần 5.130 tỷ đồng ( tăng 12,9% so với cùng kỳ). Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt trên 16.800 tỷ đồng ( tăng 10,1% so với cùng kỳ). 9 tháng qua, tổng lượt khách đến Huế khoản 1,9 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú khoảng trên 1,35 triệu lượt khách ( tăng 2,9% so với cùng kỳ).

Theo dựbáo của Trung tâm thông tin và dựbáo kinh tế- xã hội quốc gia thì kinh tế của Việt Nam sẽ trưởng tốt trong những tháng còn lại của năm 2017 với nhiều yếu tốhỗtrợ, như tín hiệu tích cực của nhiều nền kinh tếchủchốt trên thếgiới, sự tăng giá của một số đồng tiền, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn,...ngoài ra, những cải thiện về môi trường đầu tư –kinh doanh, triển vọng hội nhập kinh tếquốc tế và hoạt động kinh doanh tiếp tục khởi sắc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3 Môi trường văn hóa –xã hội