• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NỘI DUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ

1.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

1.3.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tác động ca các yếu tvĩ mô

Các yếu tốthuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp có những tác động qua lại nhất định tới khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Yếu tố môi trường kinh tếvĩ mô bao gồm:

- Kinh tế: nền kinh tế diễn ra theo xu thế tích cực thể hiện ở các chỉ số lạm phát thấp, thuế không tăng, giá cả ổn định, tốc độ GDP đạt mức cao. Đây chính là cơ hội tốt cho các DN phát triển. DN nào có khả năng nắm bắt được những cơ hội này chắc chắn sẽ thành công và khả năng cạnh tranh cũng tăng lên. Ngược lại thì sựcạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng khốc liệt hơn, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của DN.

- Chính trị, pháp luật: sự ổn định chính trị xã hội đem lại sựlành mạnh hóa xã hội, sự ổn định kinh tế có tác động lớn tới môi trường kinh doanh của DN. Hệ thống luật pháp rõ ràng tạo hành lang thông thoáng, bảo đảm sựbìnhđẳng cho các DN tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- KH-CN thông tin: khoa học, công nghệ là nền tảng của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tếquốc dân nói chung cũng như của từng DN. KH-CN tác động trực tiếp đến DN bằng cách cung cấp những phương tiện và công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả lao động, giảm chi phí sản xuất; là phương tiện giúp DN thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất.

- Văn hóa xã hội: văn hóa xã hội của từng vùng sẽ tạo ra thuận lợi hoặc khó khăn cho DN trong cạnh tranh. Giá trị văn hóa cốt lõi, văn hóa phái sinh, sự thay đổi của các giá trị văn hóa, thị hiếu, lối sống…có tác động một cách gián tiếp tới năng lực cạnh tranh của DN thông qua khách hàng và cơ cấu nhu cầu thị trường.

- Yếu tố tự nhiên: các điều kiện tự nhiên luôn luôn ảnh hướng tới cuộc sống của con người, hoạt động SXKD của các DN. Trong nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tốquan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.

Các nhân tthuc môi trường ngành

Đây là môi trường gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trường ngành sẽ có tác động quyết định đến mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành. Theo Giáo sư Michael Porter bối cảnh của môi trường tác nghiệp chịuảnh hưởng của 5 áp lực cạnh tranh.

 Khách hàng

Trong cơ chế thị trường, khách hàng được xem là ân nhân. Họcó thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng các yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn hoặc dịch vụ nhiều hơn với giá rẻ hơn. Các nhà sản xuất đều mong muốn thoả mãn được tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng - điều đó gắn liền với tỷ lệ thị phần mà doanh nghiệp giành và duy trì được. Khách hàng là bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh, sức ép từ phía khách hàng dựa trên giá cả, chất lượng, kênh phân phối, điều kiện thanh toán.

Có thểphân chia khách hàng của công ty thành hai loại:

- Khách hàng cá nhân: chiếm đại đa số trong tổng số lượng khách hàng của công ty. Động cơ chính mua bảo hiểm của đối tượng này là đểtích luỹtiết kiệm và đầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

tư sinh lời nhằm đáp ứng các nhu cầu tài chính trong tương lai như: Trang trải học phí cho con cái, mua nhà, hay chuẩn bị cho cuộc sống hưu trí,…Chính vì vậy mà họphải xem xét thứtự ưu tiên đối với các sản phẩm như sản phẩm An sinh giáo dục, sản phẩm tiết kiệm ngắn hạn 5 năm, 10 năm,…Ngoài ra khách hàng cá nhân tham gia bảo hiểm nhằm đểbảo vệ tài chính cho cá nhân và gia đình trước những rủi ro trong cuộc sống, tham gia bảo hiểm nhằm tạo ra một tài sản thừa kế,…Việc tham gia bảo hiểm của khách hàng cá nhân phụthuộc vào các yếu tốthu nhập, giới tính, độtuổi,…

- Khách hàng tổchức: Việc triển khai sản phẩm bảo hiểm nhóm đối với các tổ chức cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp của công ty còn hạn chế. Đây là nguồn khách hàng tiềm năngrất lớn vì hiện nay sựphát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu chếxuất, nhiều DN mới ra đời. Hơn nữa do sựcạnh tranh nguồn nhân lực có chất xám diễn ra gay gắt, các nhà DN muốn tham gia bảo hiểm nhằm giữchân nguồn nhân lực này đồng thời tham gia các loại bảo hiểm cho công nhân là một giải pháp tích cực cho việc chia sẻtổn thất tài chính đối với DN khi người lao động không may gặp rủi ro tai nạn dẫn đến tửvong.

 Đối thủcạnh tranh hiện tại

Các đối thủcạnh tranh là áp lực thường xuyên và đe doạtrực tiếp đến các công ty. Sựcạnh tranh của các công ty hiện có trong ngành càng tăng thì càng đe dọa đến khả năng thu lợi, sựtồn tại và phát triển của công ty. Vì chính sựcạnh tranh này buộc công ty phải tăng cường chi phí đầu tư nhằm khác biệt hoá sản phẩm, tiếp cận thị trường hoặc giảm giá bán. Mỗi đối thủ đều mong muốn và tìmđủ mọi cách để đáp ứng đòi hỏi đa dạng của thị trường. Họ tận dụng triệt để những lợi thế của doanh nghiệp mình, khai thác những điểm yếu của đối thủ, tận dụng thời cơ chớp nhoáng để giành lợi thếtrên thị trường. Cường độcạnh tranh trong ngành phụthuộc vào các yếu tố:

- Số lượng và năng lực của các Công ty trong ngành.

- Nhu cầu thị trường.

- Rào cản rút lui.

- Tính khác biệt hoá sản phẩm trong ngành.

- Chi phí cố định.

- Tốc độ tăng trưởng của ngành.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Đối thủtiềmẩn

Là những doanh nghiệp hiện tại chưa có mặt ở trong ngành nhưng có khả năng sẽ tham gia. Khi có càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành, các doanh nghiệp càng khó nắm thị phần cho mình dẫn đến sựnguy hiểm của các đối thủgia nhập ngành lớn. Sựxuất hiện của các đối thủcạnh tranh sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh, giảm lợi nhuận trong ngành. Khả năng xâm nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụthuộc vào các rào cản xâm nhập là: Sựtrung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, ưu thế chi phí (do doanh nghiệp thực hiện lâu năm có kinh nghiệm), lợi ích kinh tế theo qui mô. Nếu doanh nghiệp có giải pháp nâng cao các rào cản xâm nhập ngành thì sẽhạn chế được nguy cơ do sựxâm nhập của các đối thủtiềmẩn.

 Nhà cung cấp

Nhà cung cấp phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với DN ởkhía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch doanh nghiệp. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm của công ty, do đó sẽ tác động đến phảnứng của khách hàng. Nhà cung cấp có thểchi phối đến doanh nghiệp là do sự thống trị hoặc khả năng độc quyền của một số ít nhà cung cấp. Nhà cung cấp có thể đe doạ đến nhà sản xuất sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà người mua phải chấp nhận và tiến hành, do sự đe doạtiềm tàng, do liên kết của những người bán gây ra. Để giảm bớt các tác động của phía nhà cung ứng, doanh nghiệp phải xây dựng và lựa chọn cho mình một hay nhiều nguồn cungứng, nghiên cứu tìm sản phẩm thay thế, có chính sách dựtrữnguyên vật liệu hợp lý. Các yếu tốtạo nên sức ép từnhà cung cấp: số lượng các nhà cung cấp, sự khác biệt hoá của sản phẩm, các sản phẩm thay thế, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp.

 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những hàng hoá có thể phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng tương tự như của doanh nghiệp trong ngành. Nếu các sản phẩm thay thế càng giống với các sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành, thì mối đe doạsản phẩm thay thếcàng lớn, làm hạn chếsố lượng hàng bán và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Khả năng thay thế của luôn là mối nguy hiểm làm đảo lộn tương quan giữa giá

Trường Đại học Kinh tế Huế

trịvà chất lượng so với giá trị sản phẩm hiện tại của ngành và sản phẩm thay thếcó thể xuất hiện ngay trong nội bộdoanh nghiệp.