• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
64
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6:

Ngày soạn: Ngày 06 tháng 10 năm 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021 Toán

Tiết 26 : Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt

- Có kĩ năng thực hiện được tính cộng, tính trừ các số tự nhiên và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên. So sánh được các số đo độ dài có nhiều chữ số.

- Vận dụng vào tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ. Trình bày được cách giải ,đưa ra được lời giải phù hợp cho bài toán.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Giáo án, bảng phụ - HS: SGK, vở ô li

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Hoạt động mở đầu (5p)

GV tổ chức phần thi: Ai nhanh-Ai đúng

- Gv đưa ra một số phép tính cộng, trừ, gọi đại diện HS lên tham gia thi điền Đ, S.

- Yêu cầu HS giải thích vì sao điền Đ/S

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- Gv lưu ý HS những lỗi thường gặp phải khi thực hiện phép cộng, phép trừ và giới thiệu vào tiết luyện tập.

2. Hoạt động luyện tập thực hành (25p)

Bài 1: Thử lại phép cộng

- GV viết bảng phép tính 2416 + 5164 và yêu cầu HS đặt tính và tính - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn

+Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?

+Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta làm như thế nào?

- HS làm theo yêu cầu

2875 +3219

6094

46375 25408 +

71783

62975 24138 -

38837 - HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- HS đặt tính và tính. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp

- 2 HS nhận xét ?

+...ta cần thử lại kết quả của phép tính

(2)

+ Khi thử lại phép cộng ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.

- GV giới thiệu cách thử lại phép cộng

- GV yêu cầu HS làm phần b.

35 462 + 27 519; 69 105 + 2 074

267 345 + 31 925

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả trước lớp

- Yêu cầuHS đổi chéo vở kiểm tra - GV và HS nhận xét, chốt đáp án đúng

- GV kết luận KT: HS thực hiện được tính cộng các số tự nhiên và biết cách thử lại tính cộng các số tự nhiên.

Bài 2: Thử lại phép trừ - Tiến hành tương tự bài 1

- Yêu cầuHS báo cáo kết quả trước lớp

- GV và HS nhận xét, chốt đáp án đúng

+ Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành thử lại như thế nào?

+ Ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng

- HS thực hiện theo Yêu cầucủa GV - HS lắng nghe

- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở

- HS báo cáo: VD 35462

27519 +

62981

Thử lại 62981

35462 -

27519

69105 2074 +

71179

Thử lại 71179 69105 -

2074 - HS tiến hành đổi chéo, báo cáo KQ kiểm tra chéo

- HS làm bài cá nhân. Tự thử lại kết quả phép trừ. 3 HS làm bảng phụ.

- HS báo cáo: VD 4025 312 -

3713

thử lại 3713 312 +

4025

+ Thử lại bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ

(3)

- GV kết luận KT: HS thực hiện được tính trừ các số tự nhiên và biết cách thử lại tính trừ các số tự nhiên.

Bài 3: Tìm x

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp đôi làm bài. Đại diện 2 nhóm làm bảng phụ.

- Yêu cầu HS báo cáo miệng dưới lớp

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ/S.

+ Giải thích cách làm?

- GV nhận xét, chốt bài đúng

- Muốn tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào?

- GV chốt: Củng cố cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết.

Bài 5:

- HS đọc đề bài.

+ Số lớn nhất có năm chữ số là số nào?

+ Số bé nhất có năm chữ số là số nào?

- HS tính nhẩm hiệu của hai số + Vậy hiệu của hai số bằng bao nhiêu?

- GV Yêu cầu HS nhận xét Đ/S.

- GV khẳng định kết quả đúng. Đưa kết quả đúng trên bảng phụ để HS đối chiếu.

- GV chốt: Củng cố về số lớn nhất và số bé nhất có 5 chữ số và cách tính nhẩm hiệu của chúng.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10p)

Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài.

- Gv nêu câu hỏi:

+ Núi nào cao hơn? Dựa vào đâu

- 1 HS đọc đề bài

- HS làm bài theo yêu cầu - 2 HS báo cáo

a) x + 262 = 4848 x = 4848 - 262 x = 4586 b) x - 707 = 3535 x = 3535 + 707 x = 4242

-Hs trả lời

- 2 HS đọc đề

+ Số lớn nhất có năm chữ số là: 99 999.

+ Số bé nhất có năm chữ số là: 10 000.

Hiệu của hai số là:

99 999 – 10 000 = 89 999.

Đáp số: 89 999 - 2 HS nhận xét

- 2 HS đọc

(4)

mà em biết?

+ Số mét cao hơn sẽ được tính như thế nào?

- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở, 1 HS lên bảng.

- Yêu cầubáo cáo miệng - Chữa bài, yêu cầu + Nhận xét đúng - sai.

- Giải thích cách làm?

- GV chốt KT: Củng cố cách so sánh các số đo độ dài và cách thực hiện phép tính với các số đo độ dài vào giải toán có lời văn.

- Yêu cầu HS: Nhẩm tổng, hiệu của số lớn nhất có 6 chữ số và số bé nhất có 6 chữ số?

- Bài học củng cố kiến thức gì?

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về hoàn thành bài tập. Vận dụng tốt vào các dạng bài vào thực tế.

- 2 HS nêu:

+ Núi Phan- xi-phăng cao hơn. So sánh độ cao của 2 ngọn núi

+ Thực hiện tính trừ

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- 2 HS báo cáo - 1 HS nhận xét

- Vì 3143m > 2428m nên núi Phan- xi- phăng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh.

Núi Phan- xi- phăng cao hơn là:

3143 - 2428 = 715 (m) Đáp số: 715m.

- 2 HS trả lời

Tổng của hai số là:

999999 + 100000= 1 099 999 Hiệu của hai số là:

999999 - 100000= 899 999 - 2 HS nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Tập đọc

Tiết 11: Nỗi dằn vặt của An – Đrây - ca I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Nắm ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình

(5)

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Xác định giá trị.

III. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh họa.Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

- HS: SGK

III. Họat động dạy học :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (2’)

+ Em đã khi nào mắc lỗi với bố mẹ, ông bà chưa?

- GV treo tranh minh họa bài tập đọc + Bức tranh vẽ gì?

- Gv Tại sao cậu bé ngồi khóc. Cậu ân hận về điều gì chăng. Ở cậu có phẩm chất gì đáng quý. Chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:

a. Luyện đọc (10’)

- Gọi HS đọc bài và nêu cách chia đoạn - GV chia bài thành 2 đoạn

- Gọi HS nối tiếp đọc theo đoạn.

* Lần 1: GV theo dõi, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, giọng đọc không phù hợp, tên riêng tiếng nước ngoài.

* Lần 2: GV yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ mới trong đoạn.. GV giúp HS hiểu nghĩa từ dằn vặt

- Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ:

+ Em hiểu "khóc nấc lên" là khóc như thế nào?(khóc to, khóc thành từng cơn)

+Chạy một mạch là chạy như thế nào?

(chạy thật nhanh, không nghỉ)

* Lần 3: Cho HS luyện đọc theo cặp.

- 1, 2 HS trả lời.

- Quan sát.

+ Bức tranhvẽ 1 cậu bé đang khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia.

- 1 HS thực hiện

+Đoạn 1: An- đrây- ca .... đến mang về nhà.

+ Đoạn 2: Bước vào phòng .. đến ít năm nữa.

- HS đánh dấu đoạn - HS đọc nối tiếp bài

+ Lần 1: Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc Từ khó đọc: An- đrây- ca ; hoảng hốt , nấc lên nức nở.

+ Lần 2: HS đọc, kết hợp giải nghĩa từ: hoảng hốt, nức nở ,dằn vặt …

- HS luyện đọc theo cặp.

(6)

- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài

- GV đọc diễn cảm bài: giọng trầm, buồn, xúc động. Lời ông: đọc với giọng mệt nhọc, yếu ớt. ý nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn, day dứt. Lời mẹ – dịu dàng, an ủi.

Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm:

hoảng hốt, khóc nấc, oà khóc, nức nở b. Tìm hiểu bài (10’)

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1:

+ Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?

+ Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của em thế nào?

+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?

- GV nhận xét, chốt ý đoạn 1: An đrây ca mải chơi quên lời mẹ dặn.

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2:

+ Chuyện gì đã xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?

+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?

+ Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?

- GV nhận xét và chốt ý đoạn 2: Nỗi dằn vặt của An đrây ca

+ Nội dung chính của bài?

ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân - GV ghi nội dung lên bảng.

GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong

- Thi đọc giữa các cặp đôi.

- 1 HS đọc lại toàn bài.

- HS nghe

- HS đọc thầm đoạn 1

+ An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng mẹ và ông. Ông đang ốm rất nặng.

+ An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.

+ An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.

- HS đọc thầm

+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.

+ Cậu òa lên khóc cho rằng đó là lỗi của mình

+ An-đrây-ca rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình vì mải chơi bóng, mang thuốc về nhà muộn / An- đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .

+ Nêu theo ý hiểu - 2 HS đọc bài.

- Theo dõi

(7)

cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10’) - GV mời HS đọc tiếp nối bài. Yêu cầu HS tìm giọng đọc hay.

- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn văn 2:

- GV treo bảng phụ có đoạn văn đọc diễn cảm

+ Để đọc hay đọan này cần chú ý gì?

- Cho HS luyện đọc phân vai.

- Tổ chức cho HS thi đọc - GV nhận xét, đánh giá

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3’) - Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của nó?

+ Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện của An-đrây-ca?

+ Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca?

- GV nhận xét chung giờ học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

+ Lời mẹ với giọng thông cảm, an ủi.

Nhấn giọng 1 số từ: hoảng hốt, khóc nấc, qua đời, an ủi, không có lỗi.

- HS luyện đọc diễn cảm.

-4 HS thi đọc diễn cảm theo lối phân vai trước lớp.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.

+ Chú bé trung thực; Chú bé giàu tình cảm; Tự trách mình.

+ Nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. Yêu thương và có trách nhiệm những người thân yêu của mình.

- 3 HS nêu

+ Bạn đừng ân hận nữa. Ông bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn … - Theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

---

--- Ngày soạn: Ngày 06 tháng 10 năm 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2021 Toán

Tiết 27 :Biểu thức có chưa hai chữ I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và nêu được một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. Thực hiện được giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.

- Trình bày cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.

(8)

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Sách giáo khoa Toán 4, bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 và 4.

- HS: SGK, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(5’)

* Trò chơi Ai nhanh- Ai đúng

- GV đưa ra một số câu hỏi gọi HS trả lời.

+ Lấy ví dụ về biểu thức có chứa một chữ?

+ Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ ?

+ Hãy tính giá trị của biểu thức sau 56 : a khi a = 7 ?

- Nhận xét, tuyên dương.

* Giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(13’)

a) Biểu thức có chứa hai chữ

- Yêu cầu hs quan sát nội dung bài toán.

+ Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm như thế nào?

- Đưa bảng số:

+ Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá?

- Làm tương tự với các trường hợp còn lại.

+ Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá?

- Giới thiệu: a + b được gọi là biểu

- Hs làm theo yêu cầu

+ Học sinh nêu: 3 + a ; m : 9 ;...

+ Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức có chứ một chữ.

+ nếu a = 7 thì 56 : a = 56 : 7 = 8 . vậy giá trị của BT 56 : a là 8.

- Hs quan sát và nêu lại bài toán - Hs trả lời

Số cá c a anh Số cá

của em Số cá của

hai anh em 3

4 0

……

a

2 0 1

…..

b

3 + 2 4 + 0 0 + 1

….

a + b + Cả hai anh em câu được 3 + 2 con cá.

+ Cả hai anh em câu được a + b con cá.

- Hs nêu lại

(9)

thức có chứa hai chữ.

+ Em có nhận xét gì về biểu thức này?

b) Giá trị của biểu thức chứa hai chữ:

+ Nếu a = 3; b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu?

- Giảng: Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b.

- GV làm tương tự với a = 4 và b = 0; …..

+ Khi biết giá trị cụ thể của a và b;

muốn tính giá trị biểu thức a + b ta làm như thế nào?

+ Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì?

- Kết luận:

+ Biểu thức có chứa 2 chữ luôn gồm có dấu phép tính và 2 chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số).

+ Mỗi lần thay chữ bằng số ta được một giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.

3. Hoạt động luyện tập thực hành ( 17’)

Bài 1(42): Tính giá trị của c + d nếu:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Để tính được giá trị của các biểu thức em phải làm gì?

- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.

- Chữa bài, yêu cầu + Nhận xét Đúng/sai.

+ Giải thích cách làm?

- Đổi chéo vở soát bài.

Chốt: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.

Bài 2 (42): Tính giá trị của biểu thức: a - b nếu: (a,b) HSNK làm hết

- Biểu thức có chứa 2 chữ luôn gồm có dấu phép tính và 2 chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số).

- Nếu a = 3; b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5.

- Lắng nghe, ghi nhớ

+ Ta thay các số vào chữ a, b rồi thực hiện tính giá trị biểu thức.

+ Mỗi lần thay a, b bằng số ta được một giá trị của biểu thức a + b.

- 3 HS nhắc lại

- Hs đọc - Hs nêu

- Thay chữ bằng số Đáp số:

- Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35.

- Nếu c =15cm và d = 45cm thì: c +d = 15 + 45 =60cm.

(10)

bài

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu gì?

+ Để tính được giá trị của các biểu thức em phải làm gì?

- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng.

- Chữa bài, yêu cầu + Nhận xét Đ/S.

+ Giải thích cách làm?

+ Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì?

Chốt: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.

Bài 3 (42): Viết giá trị của biểu thức vào ô trống:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS giải thích mẫu.

- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.

- Chữa bài, yêu cầu + Nhận xét Đ/S.

+ Giải thích cách làm?

- Gv chốt đáp án đúng

Chốt: Củng cố cách tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ.

Bài 4 (42): Viết giá trị của biểu thức vào ô trống.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS giải thích mẫu.

- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.

- Chữa bài, yêu cầu + Nhận xét Đ/S.

+ Giải thích cách làm?

+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức a

- Hs đọc - Hs trả lời Đáp án:

a) Nếu a = 32 và b = 20 thì a - b = 32 - 20 = 12.

b) Nếu a = 45 và b = 36 thì a - b = 45 - 36 = 9.

c) Nếu a = 18m và b = 10m thì a - b = 18 - 10 = 8.

+ Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được một giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.

- Học sinh đọc đề bài.

- Dòng 1: biểu thị các số của a, dòng 3:

giá trị của biểu thức a x b, dòng 2: biểu thị các số của b, dòng 4: giá trị của biểu thức a : b

- HS lên bảng làm, lớp làm vở

a 2

28 60 70

b 3 6 10

a x b 3 112 360 700

a

4

7

10 7

- HS đọc đề bài - Hs giải thích

- Hs lên bảng làm, lớp làm vở.

a b a + b b + a

(11)

+ b và giá trị của biểu thức b + a?

Chốt: Củng cố cách tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ, và cách so sánh giá trị của hai biểu thức.

4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’)

- Thế nào là biểu thức có chứa hai chữ?

- Muốn tính giá trị của biểu thứ có chứa hai chữ ta làm như thế nào?

- Lấy ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ?

- Tính giá trị biểu thức m – n khi m

= 3000 ; n = 1500

- Sau bài học yêu cầu hs hoàn thành các bài tập, vận dụng kiến thức vào các dạng bài thực tế.

- GV hệ thống lại bài - Nhận xét tiết học

300 50 800 800

3200 1 00

5 000

5 000

24 687 63 805 88 492 88 492

54 036 31 894 85 930 85 930

- Giá trị của biểu thức a + b và biểu thức b + a luôn bằng nhau.

- HS nêu lại.

- HS nêu lại

- m + n ; p : q ; k x h ; ...

- HS nêu kết quả và giải thích cách làm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Luyện từ và câu

Tiết 11: Danh từ chung và danh từ riêng I. Yêu cầu cân đạt

- Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (Nội dung ghi nhớ).

- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III) ; nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2)

- Giáo dục HS tinh thần yêu nước và lòng tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 (phần nhận xét ). Một số phiếu viết nội dung phần luyện tập (BT1). Bản đồ tự nhiên Việt Nam, ảnh vua Lê Lợi.

-HS: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5 phút) - Tổ chức trò chơi: Xì điện

- Yêu cầu HS tìm danh từ chỉ vật, chỉ - Lớp chia thành 2 đội chơi

(12)

người.

+ Cách chơi: Giáo viên chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải đọc 1 danh từ. Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc đội đối phương. Cứ như vậy, giáo viên cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc đúng từ thì sẽ là đội chiến thắng.

Lưu ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không đọc được từ thì mất quyền trả lời và “xì điện”, giáo viên sẽ lại chỉ định một bạn khác bắt đầu.

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

+ Tại sao có danh từ viết hoa, có danh từ lại không viết hoa?

- GVGT: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về danh từ chung và danh từ riêng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

Bài 1

- Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài cá nhân tìm từ.

+ GV nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam, chỉ sông Cửu Long và 1 số con sông khác, giới thiệu vua Lê Lợi - người đã có công đánh đuổi giặc Minh lập ra nhà Hậu Lê.

- GV KL, chuyển ý: Vừa rồi các con đã tìm được từ tương ứng với nghĩa đã cho.

Vậy nghĩa của các từ vừa tìm được khác nhau như thế nào chúng ta cùng đến với bài tập 2

Bài 2:

- Mời 2 HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Cho HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

+ Gọi đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của bài tập1 - HS làm bài và nêu:

+ sông.

+ Cửu Long.

+ Vua.

+ Lê Lợi.

- HS quan sát, lắng nghe

- 2 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS thảo luận cặp đôi - Đại diện HS trả lời.

+ sông: tên chung để chỉ những dòng

(13)

- GV chốt kiến thức: Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.

- GV chuyển ý: Vừa rồi các con đã hiểu nghĩa của một số từ khác nhau là như thế nào, vậy cách viết các từ trên có gì khác nhau cô trò mình cùng chuyển sang bài tập 3.

Bài 3:

- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài

+ Cho HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời.

+ Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận

+ Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì?

GV Kết luận: Danh từ chung là tên của một loại sự vật. Danh từ riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

- Mời 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong bài.

- Chuyển ý: Như vậy qua các bài tập của phần nhận xét, các con nhận biết được danh từ chung và danh tử riêng, nắm được quy tắc viết hoa và hiểu nghĩa của một số từ, vậy để giúp các con nắm chắc hơn nữa, cô trò mình chuyển sang phần

nước chảy tương đối lớn,trên đó thuyền bè đi lại được …

+ Cửu Long: tên riêng của một dòng sông có chi nhánh ở ĐBSCL.

+ vua: tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến .

+ Lê Lợi: tên riêng của vị vua ở đầu nhà Hậu Lê.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

+ HS thảo luận theo cặp.

+ HS trình bày kết quả thảo luận

- Tên chung của một dòng nước chảy tương đối lớn (sông) không viết hoa.

Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.

- Tương tự “vua” không viết hoa. Lê Lợi viết hoa.

- Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

- 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ.

(14)

luyện tập.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

Bài 1: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS thảo luận nhóm 4.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

+ Tai sao em lại xếp từ “dãy” vào danh từ chung?

+ Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng?

+ Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

GVKL: Bài tập 1 củng cố cho các con kiến thức gì?

Bài 2: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em.

+ Bài tập yêu cầu làm gì?

+ Mời 2HS lên bảng viết họ tên 3 bạn nam,3 bạn nữ

+ Họ và tên các bạn trong lớp là danh từ chung hay danh từ riêng ?

- GV kết luận: Tên người là danh từ riêng nên phải viết hoa. Viết hoa cả họ, tên, tên đệm.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

- Yêu cầu HS viết họ tên của những người trong gia đình em.

- GV nhận xét, đánh giá. Nhận xét tiết học, dặn dò.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS thảo luận theo nhóm 4.

- Các nhóm làm việc trên phiếu.

- Đại diện HS trình bày kết quả.

+ Danh từ chung: núi/dòng/sông/dãy/

mặt/ sông/ ánh/ nắng/ đường/ dãy/ nhà/

trái/phải/giữa/trước.

+ Danh từ riêng: Chung/Lam/Thiên Nhẫn/Trác/Đại Huệ/Bác Hồ.

+ Vì từ “dãy” là từ chung chỉ những núi nối tiếp, liền nhau.

+ Vì Thiên Nhẫn là tên riêng của một dãy núi và được viết hoa.

- Lớp nhận xét.

- Cách xác định Danh từ chung và danh từ riêng

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- 2HS lên bảng viết.

Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Ngọc Hiếu, Phạm Ngọc Huyền...

+ Là danh từ riêng vì chỉ họ tên một người cụ thể. Danh từ riêng phải viết hoa – viết hoa cả họ, tên, tên đệm.

- 3 HS viết bảng, HS viết nháp.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh - bổ sung

(15)

...

...

Tập đọc Tiết 12. Chị em tôi I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc được bài với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa : Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục HS đức tính trung thực, quý trọng tình cảm, yêu thương gia đình

* VHƯX: GD học sinh không được nói dối, nói dối sẽ làm mất lòng tin, lòng tôn trọng của mọi người đối với mình.

* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Tự nhận thức về bản thân.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Lắng nghe tích cực.

III. Đồ dùng dạy học

-GV: Tranh minh hoạ; Bảng phụ viết sẵn câu.

- HS: SGK

IV. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Hoạt động mở đầu (5’).

- Cho học sinh đọc một số câu ca dao:

- Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

- Anh em như thể tay chân Anh em hòa thuận song thân vui vầy.

- Anh em ăn ở thuận hòa

Chớ điều chếch lệch người ta chê cười + Những câu ca dao trên nói về mối quan hệ gì?

+ Trong gia đình tình cảm, sự quan tâm anh, chị, em dành cho nhau rất là quan trọng.

? Em đã bao giờ nói dối anh, chị, em trong gia đình chưa? Nói dối vì lý do gì?

GV: Đâu đó trong cuộc sống chúng ta vẫn bắt gặp những người nói dối, vậy nói dối có phải đức tính tốt hay không? và chúng ta có nên nói dối không? Bài đọc ngày hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

- 2HS đọc và trả lời câu hỏi

+ Quan hệ giữa anh, chị, em trong gia đình

+ Hs nêu

(16)

(23p)

a. Luyện đọc

- Gọi HS đọc bài và chia đoạn - GV chia bài thành 3 đoạn

- Yêu cầu HS luyện đọc nối đoạn

* Lần 1: GV theo dõi, kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp.

* Lần 2: Yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ khó có trong đoạn.

* Lần 3: Cho HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc toàn bài.

-GV đọc diễn cảm cả bài với giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Phù hợp với giọng đọc các nhân vật.

b. Tìm hiểu bài

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1:

+ Cô chị xin phép ba đi đâu?

+ Cô có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu?

+ Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa?

+ Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?

+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?

+ Nội dung chính của đoạn 1?

- GV nhận xét, chốt ý 1: Cô chị nói dối ba nhiều lần.

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2

+ Cô em đã làm gì để cô chị thôi nói dối?

- 1 HS thực hiện - HS đánh dấu đoạn:

- Bài chia làm 3 đoạn:

+Đoạn 1: Dắt xe ra cửa...tặc lưỡi cho qua.

+Đoạn 2:Cho đến một hôm...nên người.

+Đoạn 3: Từ đó...tỉnh ngộ.

- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp luyện đọc từ khó: tặc lưỡi, giận dữ, phỗng, thỉnh thoảng, ráng.

- HS đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: tặc lưỡi, yên vị, giả bộ, im như phỗng, cuồng phong, ráng

- Luyện đọc cặp đôi -Thi giữa 2 cặp đôi.

- 1 HS đọc bài - Lắng nghe

- Đọc thầm đoạn 1.

+ Cô xin phép ba đi học nhóm.

+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim…

+ Cô nói dối ba nhiều lần đến nỗi không biết lần nói dối này là lần thứ bao nhiêu.

+ Cô nói dối được nhiều lần như vậy vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô.

+ Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì đã quen nói dối.

- Cô chị thường xuyên nói dối ba.

- 1 HS đọc bài.

+ Cô nói dối ba đi tập văn nghệ rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ làm như không thấy chị. Chị thấy em nói dối như vậy thì tức giận bỏ về. Bị chị mắng, em thủng thẳng đáp là

(17)

+ Thái độ của cha lúc đó thế nào?

+ Nội dung chính đoạn 2?

- GV nhận xét , chốt ý 2: Cô em giúp chị tỉnh ngộ.

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3:

+ Vì sao cách làm của cô em giúp được cô chị tỉnh ngộ?

- GV chốt lại: Vì em nói dối hệt như chị khiến chị thấy thói xấu của mình. Chị lo em sao nhãng học hành,hiểu mình đã là gương xấu cho em. Ba biết chuyện, buồn rầu khuyên hai chị em bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba đã tác động đến chị.

+ Cô chị đã thay đổi như thế nào?

+ Nội dung chính đoạn 3?

- GV nhận xét , chốt ý 3: Cô em thông minh, cô chị biết hối lỗi.

+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

Nội dung: Khuyên chúng ta không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình

- Cho HS nêu lại nội dung

+ Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách?

3.Hoạt động luyện tập, thực hành (10’) -Gọi HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn, bài tìm giọng đọc, thể hiện diễn cảm bài văn.

- Hướng dẫn đọc đoạn 2

- Tổ chức cho HS đọc phân vai - GV nhận xét, đánh giá

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) + Em đã bao giờ nói dối chưa? Nếu nói dối điều gì sẽ xảy ra?

+ Qua bài học hôm nay em rút ra cho mình bài học gì?

em đi tập văn nghệ khiến chị càng tức.

Em giả bộ ngây thơ, hỏi lại: “Chị nói đi học nhóm sao lại ở rạp chiếu bóng vì phải ở rạp chiếu bóng mới biết em không đi tập văn nghệ”. Chị sững sờ vì bị lộ.

+Ông buồn rầu khuyên hai chi em cố gắng học cho giỏi.

+ Cô em giúp chị nhận ra lỗi lầm.

+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái chọc tức mình.

+ Chị nhận ra lỗi và sửa lỗi.

+ HS phát biểu

+2-3 hs nêu: Khuyên ta không được nói dối.

- Nhắc lại

+ Cô em thông minh ; Cô bé ngoan Cô chị biết hối lỗi

- HS đọc và nêu cách đọc phù hợp - HS luyện đọc phân vai theo nhóm.

- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.

+ Nói dối sẽ mất lòng tin ở mọi người + Không nói dối người khác. Phải trung

(18)

* Trong quan hệ, giao tiếp với người thân, mọi người xung quanh không được nói dối, nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người.

- GV nhận xét chung giờ học, chuẩn bị bài sau

thực thật thà.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh - bổ sung

...

...

--- Khoa học

Tiết 11: Phòng một số bệnh do chế độ dinh dưỡng và lây qua đường tiêu hóa

I. Yêu cầu cần đạt

- Biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng gây nên và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng

- Cùng bố mẹ theo dõi và chăm sóc sức khoẻ bản thân mình bằng chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

- Có ý thức ăn uống đầy đủ các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.

* QTE: Mọi trẻ em sinh ra đều được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Các hình minh hoạ trang 26, 27 / SGK. Phiếu, hình ảnh các thực phẩm, thức ăn.

- HS: Tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.

III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 p)

- Gv tổ chức trò chơi: Ghép những phiếu cùng các hình (hoa quả, thức ăn ) phù hợp với cách bảo quản.

- Gọi 6 HS chia thành 2 đội, mỗi đội 3 hs tham gia chơi.

- Cách chơi: Trong thời gian 3 phút 2 đội sẽ ghép các hình thức ăn, hoa quả ứng với cách bảo quản vào các nhóm ghi trên phiếu.

(1). Nhóm: Phơi khô.

(2). Nhóm: Ướp muối.

(3). Nhóm: Ướp lạnh.

(4). Nhóm: Cô đặc với đường.

- Đội nào ghép được nhiều hình và mảnh ghép đúng sẽ là đội thắng cuộc.

-6 HS tham gia chơi,

(19)

+ Theo em, tại sao những cách bảo quan thức ăn (Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô, …) lại giữ thức ăn được lâu hơn?

+ Nếu chỉ ăn cơm với rau trong thời gian dài em cảm thấy như thế nào?

* Giới thiệu bài: Hàng ngày nếu chỉ ăn cơm với rau là ăn thiếu chất dinh dưỡng. Điều đó không chỉ gây cho chúng ta cảm giác mệt mỏi mà còn là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh khác. Ccá em học bài hôm nay để biết điều đó.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới (22 p)

* Hoạt động 1

Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Nguyên nhân gây

bệnh:

- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 26 / SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi:

+ Người trong hình bị bệnh gì?

Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?

* Để biết được nguyên nhân và cách phòng một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng các em cùng làm phiếu bài tập.

- Cho hs thảo luận nhóm 4- làm phiếu để trả lời câu hỏi:

+ Vì những cách này làm ngưng lại hoạt động của các loại vi khuẩn

+ Em cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm bất cứ việc gì.

Nhóm 4- Lớp

- HS quan sát. Thảo luận theo nhóm 2.

+ Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ.

Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to.

- Làm việc nhóm 4 và đại diện các nhóm lên trình bày.

Nối các ô ở cột A với ô ở cột B cho phù hợp.

Thiếu năng lượng và chất đạm Sẽ bị suy dinh dưỡng

Thiếu I-ốt Sẽ không lớn được và trở lên

gầy còm, ốm yếu

Thiếu vi-ta-min A Sẽ bị còi xương

Thiếu thức ăn Sẽ phát chậm hoặc kém thông

minh, dễ bị bướu cổ.

Thiếu vi-ta-min A Sẽ bị nhiễm bệnh và mắt kém

* GVchỉ lại hình:

Hình 1:Cơ thể em bé rất gầy, chân - HS quan sát và lắng nghe.

(20)

tay rất nhỏ. Đó là dấu hiệu của bện suy dinh dưỡng. Do em thiếu chất bột đường, hoặc do bị bệnh ỉa chảy, thương hàn, kiết lị…làm thiếu năng lượng cung cấp cho cơ thể.

Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to.cô bị u tuyến giáp ở mặt trước cổ, nên hình thành bướu cổ. Nguyên nhân là do thiếu I- ốt.

*GV: Trẻ em không được ăn đầy đủ lượng và chất, đặt biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi- ta- min D sẽ bị còi xương (H1). Nếu thiếu i- ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ (H2). * QTE: Mọi trẻ em sinh ra đều được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

* Hoạt động 2:

Cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:

- *Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi: GV yêu cầu trao đổi nhóm 2 HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ em còn biết những bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?

+ Nêu cách phát hiện và cách đề phòng?

- GV nhận xét, kết luận. Lưu ý với các gia đình có em bé, HS cần cùng bố mẹ theo dõi cân nặng, chiều cao và khám dinh dưỡng định kì cho bé 3. Hoạt động luyện tập và thực hành: (10’)

Trò chơi: Kết nối Bước 1: Tổ chức:

- GV chia lớp làm 2 đội: Mỗi đội cử ra một đội trưởng, rút thăm xem đội nào được nói trước.

Bước 2: GV nêu cách chơi và luật

Nhóm 2 – Lớp

- Nhóm 2 thảo luận- Chia sẻ trước lớp + Các bệnh như: quáng gà, khô mắt, bệnh phù, chảy máu chân răng.

+ Cách phát hiện: Mắt kém, chân tay phù, chân răng dễ bị chảy máu...

+ Cách phòng: cần ăn đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng, đối với trẻ cần theo dõi cân nặng thường xuyên, …

Cả lớp

- HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV

(21)

chơi.

VD: Đội 1 nói “thiếu chất đạm”. Đội 2 phải trả lời nhanh” sẽ bị suy dinh dưỡng”. Tiếp theo, đội 2 lại nêu,

“thiếu i- ốt”. Đến đội 1 phải nói được tên bệnh “sẽ bị bướu cổ”. Trường hợp đội 1 nói sai đội 2 sẽ được ra câu đố.

Chú ý: Cũng có thể nêu tên bệnh và đội kia phải nói được là do thiếu chất gì.

- Kết thúc trò chơi, GV khen/ động viên.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’)

- Ghi nhớ một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và cách phòng bệnh thiếu dinh dưỡng.

*Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút:

Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu dinh dưỡng ta cần làm gì ?

Trao đổi với người thân để điều chỉnh chế độ ăn uống trong gia đình, để đảm bảo dinh dưỡng..

* Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu dinh dưỡng ta cần làm gì ? - Sưu tầm tranh ảnh về bệnh do thiếu dinh dưỡng.

- Em ghi nhớ và vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Trình bày.

- Trao đổi với người thân

IV.Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Đạo đức

Tiết 6: Bày tỏ ý kiến (tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt

- Biết rằng mọi trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Bày tỏ được ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, tôn trọng ý kiến của người khác.

* GDBVMT: HS có quyền được bày tỏ ý kiến, cần biết bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề môi trường.

(22)

* GDBĐ: Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển đảo Việt Nam. Vận động mọi người biết quan tâm giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam.

* GDSDNLTKHQ: Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.

*GDQP: Biết nhận khuyết điểm, biết phê bình cái xấu là tốt (ở tiết 1)

* QTE:Quyền trẻ em được tôn trọng, có ý kiến riêng về những việc có liên quan đến bản thân.

*Văn hóa ứng xử: HS biết dùng lời nói lịch sự khi giao tiếp, như vậy là thể hiện sự tôn trọng mọi người và tôn trọng chính bản thân mình.

II. Kĩ năng sống:

-Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học -Lắng nghe người khác trình bày

-Kiềm chế cảm xúc

-Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin III. Đồ dùng dạy học

- GV: Kịch bản

- HS: Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm. Tranh , ảnh, bài viết của học sinh chuẩn bị.

IV.Hoạt động dạy- học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu: (5p) - Gv đặt vấn đề:

+Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?

+ Các em có quyền bày tỏ ý kiến của mình với người khác nhưng với thái độ thế nào? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành.

(33p)

HĐ1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” (12p)

*Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa. (Các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa).

- GV cho hs làm việc theo nhóm diễn lại tiểu phẩm nhóm đã chuẩn bị trước

+ Mọi người sẽ có thể không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, …

- HS nêu bài học.

Cá nhân-Nhóm-Lớp

- HS làm việc theo tổ: phân vai, diễn lại tiểu phẩm (đã được chuẩn bị trước) - 1-2 nhóm diến tiểu phẩm, cả lớp theo dõi, nhận xét.

Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa):

- Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ông với tôi đều đã già

(23)

yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán?

Bố Hoa (xua tay):

- Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù sao cũng phải cố gắng cho chúng đi học, dù trai hay gái bà ạ!

Mẹ Hoa:

- Nhưng cứ thế này thì làm sao đủ tiền chi tiêu hàng tháng. Lương hưu của ông liệu có đủ cho cả nhà ăn không?

Bố Hoa đấu dịu:

- Đấy là ý của tôi, còn bà muốn cho nó nghỉ học ở nhà thì bà cũng phải hỏi xem ý kiến nó như thế nào chứ!

Mẹ Hoa gắt:

- Việc gì phải hỏi. Mình là bố mẹ nó, mình có quyền quyết định, nó phải nghe theo chứ!

Bố Hoa lắc đầu:

- Không được đâu, bố mẹ cũng cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con chứ!

Mẹ Hoa:

- Thôi được, tôi sẽ hỏi ý kiến nó.

Mẹ Hoa quay vào phía nhà trong gọi:

- Hoa ơi, ra mẹ bảo.

Hoa (Từ trong nhà chạy ra) - Mẹ bảo con gì ạ?

Mẹ Hoa

- Hoa ơi, mẹ có chuyện này muốn nói với con. Hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Anh con lại sắp đi học xa, rất tốn kém. Mẹ muốn con nghỉ học ở nhà giúp mẹ làm bánh bán thêm, con nghĩ sao?

Hoa phụng phịu:

- Mẹ ơi, con muốn được đi học cơ, bỏ học ở nhà buồn lắm! Các bạn con quanh đây chúng nó đều đi học cả mà mẹ.

Mẹ Hoa thở dài:

- Thế thì đào đâu ra gạo ăn để đi học.

Hoa suy nghĩ một lát rồi nói:

- Nếu nhà ta khó khăn thì con đi học một buổi, còn một buổi con phụ mẹ làm bánh, được không mẹ?

Mẹ Hoa băn khoăn:

- Nhưng như thế mẹ sợ con vất vả quá!

Hoa cười:

- Không sao đâu, con làm được mà mẹ.

Bố Hoa:

- Ý kiến con nó đúng đấy! Tôi tán thành. Bà cũng nên đồng ý như thế đi.

Mẹ Hoa:

- Thôi được, tôi đồng ý.

Hoa cười sung sướng:

(24)

- Con cảm ơn bố mẹ, con hứa sẽ học chăm hơn.

Trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?

+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?

+ Nếu là Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?

*GV: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó hkăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.

*HĐ2: “Trò chơi phóng viên”. (11 p) - GV nêu cách chơi: Một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3.

- Các nội dung phỏng vấn

+ Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.

+ Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.

+ Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.

+ Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.

+ Dự định của em trong hè này hoặc các câu hỏi sau:

+ Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích.

+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?

+ Sở thích của bạn hiện nay là gì?

+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?

*GV: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.

- Sau khi diễn lại tiểu phẩm, HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+Bố Hoa có cách cư xử đúng, mẹ Hoa làm như vậy là chưa đúng.

+ Hoa vẫn muốn được đến trường nửa buổi còn nửa buổi ở nhà giúp mẹ là rất phù hợp.

- HS lắng nghe

- Một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10 - Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.

(25)

HĐ 3: HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10):(8 p)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Tổ chức cho HS trưng bày bài viết, tranh vẽ đã sưu tầm ở nhà.

- GV: + Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, như vấn đề người lớn không gương mẫu, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường kém.... Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Vận động mọi người biết quan tâm giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam

+ Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.

+ Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Các em dùng lời nói lịch sự khi giao tiếp, như vậy là thể hiện sự tôn trọng mọi người và tôn trọng chính bản thân mình.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.(2 p)

+ Ở nhà khi bố mẹ yêu cầu chúng ta làm một việc gì đó không thuộc sở trường của em, em sẽ bày tỏ ý kiến gì với gia đình?

-Về nhà vận dụng những điều mình đã học để bày tỏ ý kiến của mình với mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh về những vấn đề học tập hay tình huống trong thực tế.

- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS trưng bày bài viết, tranh vẽ đã sưu tầm ở nhà và trình bày.

- HS lắng nghe, bổ sung, góp ý kiến

- Nêu

- Về nhà vận dụng vào thực tế.

IV. Điều chỉnh - bổ sung

...

...

---

Lịch sử

Tiết 6: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng I. Yêu cầu cần đạt

(26)

- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.

- HS biết quan sát lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.

- Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức đã học.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Hình minh họa SGK. Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

-HS: Các mẩu chuyện, bài thơ, bài hát về Hai Bà Trưng; các tư liệu về các tên đường, phố, đền thờ Hai Bà Trưng.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)

- Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “ Hai Bà Trưng”, sau đó đưa ra câu hỏi để HS phát hiện ra nhân vật lịch sử rồi dẫn vào bài:

+ Bài hát có nhắc đến nhân vật lịch sử nào?

+ Em có hiểu biết gì về Hai Bà Trưng

- GV kết luận giới thiệu đôi nét về Hai Bà Trưng

1. Hoạt động hình thàn kiến thức mới. (27 phút)

HĐ1: Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa

- GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ I…trả thù nhà”.

- GV giải thích:

+ Giao Chỉ: thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ.

+ Thái thú: là 1 chức quan cai trị 1 quận thời nhà Hán đô hộ nước ta.

- GV đưa vấn đề sau để HS thảo luận: Khi tìm nguyên nhân của cuộc KN Hai Bà Trưng, có 2 ý kiến:

+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định.

+ Do Thi Sách, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại.

Theo em ý kiến nào đúng? Tại sao?

- GV kết luận: sau khi các nhóm báo cáo kết

- 2 nghe và trả lời

*Thảo luận nhóm đôi - 1 HS đọc

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của GV.

- Đại diện nhóm báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung.

+ Theo em ý kiến thứ nhất là ý kiến đúng vì sau khi bị nhà Hán đô hộ nhân dân ta liên tục bị áp bức bóc lột nặng nề,...

- HS lắng nghe.

(27)

quả làm việc: việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của hai Bà.

HĐ2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- GV treo lược đồ lên bảng và giải thích cho HS cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm nêu lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận lại diễn biến khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, ... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.

HĐ3: Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa:

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK, hỏi:

+ Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?

+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?

+ Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

- Gv nhận xét

- GV kết luận: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truy ền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.

3.3 Hoạt động luyện tập, thực hành (5p) - GV tổ chức trò chơi:‘‘Chuyền hoa’’

- Phổ biến trò chơi: Quản trò đặt bông hoa vào

* Thảo luận nhóm 4- lớp - HS quan sát.

- HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng theo nhóm 4.

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

* Cá nhân- lớp

- HS đọc nội dung SGK và trả lời:

+ Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi…

+ Sau hơn 2 thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ …đã giành được độc lập.

+ Nhân dân ta rất yêu nước và truyền thống bất khuất chống ngoại xâm.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

(28)

tay bạn đầu tiên. Sau đó bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài hát ngắn. Bài hát kết thúc ở bạn nào thì bạn đó là người bốc thăm phiếu để trả lời câu hỏi. Nếu câu trả lời sai thì nhờ bạn khác trợ giúp. Mỗi câu trả lời đúng nhận được 1 sao thi đua.

- GV tổ chức trò chơi

- GV củng cố nội dung kiến thức toàn bài (gọi HS đọc nội dung ghi nhớ).

3.4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) - YCHS nêu 2 đến 3 câu suy nghĩ của mình về Hai Bà Trưng

- GV nhận xét, tuyên dương

- kết luận: Hai Bà Trưng đã có công lao to lớn đối với đất nước ta nên có rất nhiều bài thơ, ca viết về Hai Bà Trưng. Ngoài ra để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà Trưng nhiều nơi đã lấy tên Hai Bà Trưng để đặt tên phố, tên đường, tên địa danh, lập đền thờ.

- GV tổng kết và GD lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.

- HS đọc ghi nhớ - Trình bày 1 phút.

- 2 HS nêu - HS nghe

IV.Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

---

Hoạt động ngoài giờ

ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN ( Theo kế hoạch thư viện)

--- Ngày soạn: Ngày 06 tháng 10 năm 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2021 Toán

Tiết 28: Tính chất giao hoán của phép cộng I. Yêu cầu cần đạt:

- Sử dụng cách tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ, so sánh và rút ra được tính chất giao hoán của phép cộng.

- Sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong các bài tập.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ, máy chiếu - HS: SGK, vở,

(29)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động ( 5’)

Trò chơi : Truyền điện bắt đầu bằng lời bài hát

*Chủ trò tổ chức cho Hs lớp tham gia chơi trả lời câu hỏi sau:

1.Nêu một ví dụ biểu thức có chứa hai chữ?

2.Cho biểu thức axb với a = 9; b = 6 thì giá trị của biểu thức a xb là bao nhiêu?

3.Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì?

- Gv nhận xét

* Giới thiệu bài: Tính chất giao hoán của phép cộng

2. Hoạt động khám phá (15’)

* Mục tiêu:

- Sử dụng cách tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ, so sánh và rút ra được tính chất giao hoán của phép cộng.

* Cách tiến hành: Cá nhân - Lớp

1. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng:

- GV treo bảng số lên bảng. Yêu cầu HS tính giá trị của a + b và b + a

+ So sánh giá trị biểu thức của a + b và b + a khi a = 20, b = 30?

+ Hãy so sánh giá trị biểu thức của a + b và b + a khi a = 350, b = 250?

+ Hãy so sánh giá trị biểu thức của a + b và b + a khi a = 1208, b = 2764?

- HS trình bày kết quả, lớp nhận xét, GV trình chiếu lần lượt các kết quả theo lời HS nói.

+ Vậy giá trị biểu thức a + b luôn như thế nào với giá trị của b + a?

- Hs tham gia trò chơi a + b; c - d; ...

- Là 54

- Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được giá trị của biểu thức.

- HS làm theo yêu cầu

a 20 350 1208

30

250 2764

a + b 20 + 0 = 50 350 + 250

= 600

1208+ 2764

= b +

a3972

30 + 20 = 5 250

+ 350 = 600 2764 + 1208 = 3972 - Giá trị 2 biểu thức đều bằng 50.

- Giá trị 2 biểu thức đều bằng 600.

- Giá trị 2 biểu thức đều bằng 3972.

(30)

- Ta có thể viết: a + b = b + a

+ Em có nhận xét gì về vị trí các số hạng trong hai tổng: a + b và b + a?

+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không?

- Chốt: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

3. Hoạt động luyện tập ( 15’) Bài 1: Nêu kết quả tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- HS nối tiếp nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài.

- Nhận xét Đ/S.

+ Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 847?

Chốt: Củng cố tính chất giáo hoán của phép cộng.

Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Viết : 48 + 12 = 12 + ….

+ Em viết số hay chữ vào chỗ chấm trên?

Vì sao?

- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.

- Chữa bài, yêu cầu + Nhận xét Đ/S.

+ Giải thích cách làm?

+ Phát biểu lại tính chất giao hoán của phép cộng?

+ Đổi chéo vở kiểm tra.

Chốt: Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng, tính chất 1 số cộng với 0 và không cộng với 1 số.

Bài 3: Điền dấu >, <, =, ? - Gọi HS đọc đề bài.

+ Giá trị của biểu thức a + b luôn bằng giá trị của biểu thức b + a.

+ Các số hạng đổi chỗ cho nhau.

+ Giá trị của tổng không thay đổi.

- HS nghe,nhắc lại và ghi nhớ

- HS đọc

- Hs làm bài cá nhân - Nối tiếp nêu

a) 468 + 379 = 847 379 + 468 = 847 b) 6509 + 2876 = 9385 2876 + 6509 = 9385 c) 4268 + 76 = 4344 76 + 4268 = 4344

- Vì 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi nên 468 + 379 = 379 + 468 = 847.

- HS đọc - HS nêu - HS làm bài

a) 48 + 12 = 12 + 48 65 +297 = 297 +65 177 + 89 = 89 +177

b) m + n = n + m 84 + 0 = 0 + 84 a + 0 = 0 + a = a - HS trả lời

(31)

+ Bài yêu cầu gì?

+ Muốn điền được đúng dấu em phải làm gì?

- HS làm cặp, Phát phiếu đại diện cho một cặp.

- Chữa bài bảng phụ + Nhận xét Đ/S.

+ Giải thích cách làm?

+ Vì sao không cần thực hiện phép tính cộng có thể điền dấu = vào chỗ chấm khi so sánh 2975 + 4017 với 4017 + 2975?

+ Vì sao không thực hiện phép tính có thể điền dấu < vào chỗ chấm khi so sánh 2975 + 4017 với 4017 + 3000?

- Yêu cầu đổi vở kiểm tra chéo.

Chốt: Củng cố tính chất giao hoán và cách so sánh hai tổng khi hai tổng có cùng 1 số hạng.

Hoạt động vận dụng (5’)

- Nêu quy tắc và công thức của tính chất giao hoán thể hiện phép cộng.

- Lấy ví dụ?

- Gv chốt nội dung bài học, Hs ghi nhớ tính chất giao hoán của phép cộng vận dụng vào hoàn thành bài học và vận dụng vào thực tế.

- HS đọc và nêu

- So sánh các số hạng ở hai vế - HS làm bài theo yêu cầu a) 2975 + 4017 = 4017 + 2975 2975 + 4017 < 4017 + 3000 2975 + 4017 > 4017 + 2900 b) 8264 + 927 < 927 + 8300 8264 + 927 > 900 + 8264 927 + 8264 = 8264 + 927

+ Vì hai số hạng ở hai tổng bằng nhau, cùng bằng 2975 và 4017.

+ Vì 2 tổng cùng có chung 1 số hạng là 4017, nhưng số hạng kia là 2975 < 3000 nên ta có:

2975 + 4017 < 4017 + 3000.

- 2 HS nêu

5 + 6 = 6 + 5 = 11 IV.Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

---

Tập làm văn

Tiết 12:Trả bài văn viết thư I. Yêu cầu cần đạt

- Rú

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung