• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
54
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Ngày soạn: Ngày 19 tháng 11 năm 2021

Ngày soạn: Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2021 TOÁN

NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết cách thực hiện nhân với số có ba chữ số.

- Vận dụng cách nhân với số có ba chữ số để tính được giá trị biểu thức và giải bài toán gắn với thực tiễn cuộc sống.

- Yêu thích môn học

II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: UDCNTT, phiếu ghi phép tính nhân trong trò chơi khởi động.

- HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu: (5p)

* Khởi động :

- GV tổ chức trò chơi: Hộp quà thần kì ( có phiếu ghi phép tính nhân )

- GV phổ biến cách chơi: cả lớp hát đồng thanh, kết thúc bài hát hộp quà dừng ở tay ai người đó được mở hộp quà, đọc và nêu câu trả lời phép tính dạng số có hai hoặc ba chữ số nhân với số có hai chữ số).

+ Qua trò chơi củng cố cho các con kiến thức gì?

* Kết nối:

- GV: Khi nhân số có nhiều chữ số với số có hai chữ số ta thực hiện tìm hai tích riêng rồi cộng các tích riêng. Nếu nhân với số có ba chữ số phải làm như thế nào thì chúng ta sẽ cùng học bài học hôm nay.

2. Hình thành kiến thức mới (10p) - GV viết phép nhân: 164 123 + Nhận xét 2 thừa số?

- Yêu cầu HS áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để thực hiện tính.

+ Vậy 164 123 bằng bao nhiêu?

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chơi:

52 × 12 = 624 32 × 25 = 800 123× 31 = 3813

+ Nhân số có hai; ba chữ số với số có hai chữ số.

- HS lắng nghe.

- 2HS đọc phép nhân.

+ HS nêu nhận xét.

- 1HS lên bảng tính, lớp làm ra nháp.

164 123

= 164 (100 + 20 + 3)

= 164 100 + 164 20 + 164 3

= 16400 + 3280 + 492

= 20172

+ HS: 164 123 = 20172.

- HS lắng nghe.

(2)

- GV nêu vấn đề: Để tính 164 123 theo cách trên chúng ta phải thực hiện 3 phép nhân164 100, 164 20, 164 3 sau đó thực hiện một phép tính cộng 3 số 16 400 + 3280 + 492 như vậy rất mất thời gian.

Để tránh thực hiện nhiều bước tính trên chúng ta có thể đặt tính.

- GV hướng dẫn HS đặt tính.

164

× 123 492

328

164 20172 - YC HS làm bài và nhận xét. + Nhận xét về cách viết các tích riêng? + Nêu các bước thực hiện phép nhân? - GV nhận xét, chốt kết quả. - GV viết VD: 251 × 132 - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. * Kết luận: Khi nhân với số có ba chữ số, ta thực hiện tìm ba tích riêng (nhân từ phải sang trái) sau đó cộng các tích riêng lại với nhau. 3. Hoạt động luyện tập (24 p) Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Gọi HS lên bảng làm bài. - GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. - HS theo dõi thực hiện đặt tính..  492 gọi là tích riêng thứ nhất.  328 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột là 328 chục, nếu viết đầy đủ phải là 3280.  164 gọi là tích riêng thứ ba. Tích riêng thứ ba được viết lùi sang bên trái một cột là 164 trăm, nếu viết đầy đủ phải là 16400. + 2HS nêu lại. - HS lắng nghe - HS làm ra nháp. 1HS làm trên bảng. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - 1HS đọc yêu cầu bài. - HS tự làm bài. 3 em lên bảng làm bài. 248 1163 3124

× 321 × 125 × 213

248 5815 9372

496 2326 3124

744 1163 6248

79608 145375 665412

(3)

- Gọi HS nhận xét.

- GV chốt kết quả đúng.

* Kết luận: Khi thực hiện nhân với số có ba chữ số tìm ba tích riêng rồi cộng các tích riêng lại với nhau.

Bài 2: Viết giá trị của biểu thức ...

- Gọi HS lên làm bài trên bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt và nêu cách giải?

- Gọi 1HS lên làm bài trên bảng phụ.

Dưới lớp làm ra vở.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, củng cố kiến thức tuyên dương HS

+ Bài học hôm nay chúng ta được học kiến thức gì?

+ Nêu các bước thực hiện nhân với số có ba chữ số?

+ Cần lưu ý gì khi viết các tích riêng?

* Củng cố- dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Nhắc HS hoàn thành bài tập, vận dụng tốt nhân số với số có ba chữ số vào các dạng bài và cuộc sống hàng ngày.

- HS nhận xét, chữa bài.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

- 1HS làm bài trên bảng phụ, dưới lớp làm ra vở ô li.

- HS trình bày.

- HS nhận xét lớp thống nhất kết quả.

a 262 262 263

b 130 131 131

a × b 34060 34322 34453 - HS chữa bài.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

+ Mảnh vườn hình vuông có cạnh dài 1225m.

+ Tính diện tích mảnh vườn?

- HS tự tóm tắt bài và nêu cách giải.

Tóm tắt

Mảnh vườn hình vuông cạnh: 125m Diện tích mảnh vườn :...m2 ? - HS làm bài.

Bài giải

Diện tích mảnh vườn hình vuông là:

125 × 125 = 15625 (m2) Đáp số: 15625m2 - HS nhận xét.

+ Nhân với số có ba chữ số.

+ 2HS nêu lại cách tính.

+ 1HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

(4)

...

...

...

...

TẬP ĐỌC

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

- GD HS tính kiên trì, bền bỉ.

* Tích hợp GDQTE: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bì suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao ( Hđ vận dụng)

*CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Xác định giá trị

- Tự nhận thức bản thân.

- Đặt mục tiêu.

- Quản lí thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc UDCNTT - HS: SGK, vở viết

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p)

+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê- ô- nác- đô cảm thấy chán ngán?

+ Lê- ô- nác- đô đa Vin-xi đã thành công như thế nào?

* Kết nối:

- GV giới thiệu bài : UDPHTM - GV gửi bài cho HS.

- Y/c HS quan sát và cho biết em thấy gì?

-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Vì thầy giáo chỉ cho cậu vẽ trứng

+ Ông trở thành hoạ sĩ nổi tiếng thế giới với nhiều tác phẩm hội hoạ xuất sắc.

- HS nhận bài

- Hs đệ trình lại câu trả lời cho GV

2. Hoạt động thực hành - Luyện đọc : (32p) a) Luyện đọc:

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng trang trọng, cảm hứng, ca ngợi, khâm phục.

+ Nhấn giọng những từ ngữ: nhảy

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

(5)

quan gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục…

- GV chốt vị trí các đoạn:

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- Cho HS quan sát tranh khinh khí cầu

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 4 đoạn

+ Đoạn 1: Từ nhỏ … đến vẫn bay được.

+ Đoạn 2: Để tìm điều … đến tiết kiệm thôi.

+ Đoạn 3: Đúng là … đến các vì sao + Đoạn 4: Phần còn lại.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Xi-ôn-cốp-xki, rủi ro, non nớt, nảy ra, pháo thăng

thiên,....)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4)

b .Tìm hiểu bài: (20)

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm + Xi-ôn-côp-xki mơ ước điều gì?

+ Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-côp-xki?

+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?

+ Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn- côp-xki đã làm gì?

+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?

+ Nguyên nhân chính giúp ông thành

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Xi-ôn-côp-xki mơ ước được bay lên bầu trời.

+ Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Xi-ôn- côp-xki tìm cách bay vào không trung.

- Đoạn 1 nói lên ước mơ của Xi-ôn- cốp-xki.

+ Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần.

+ Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, ông đã chỉ ăn bánh mì suông, để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh bằng khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên.

(6)

công là gì

+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.

+ Nêu nội dung chính của bài.

+ Xi-ôn-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ.

*Ước mơ của Xi-ôn-côp-xki.

*Người chinh phục các vì sao.

*Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.

*Quyết tâm chinh phục bầu trời.

Nội dung: Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-côp-xki, nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao.

- HS ghi nội dung bài vào vở c. Luyện đọc diễn cảm

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1+2, lưu ý phân biệt lời các nhân vật.

- GV nhận xét, đánh giá chung 3. Vận dụng (5 phút)

+ Em học được điều gì Xi-ôn-cốp-xki?

- Liên hệ giáo dục: ý chí bền bỉ theo đuổi ước mơ đến cùng

- Nêu các tấm gương về những người bền bỉ theo đuổi ước mơ mà em biết trong cuộc sống.

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành:

+ Luyện đọc theo nhóm + Vài nhóm thi đọc trước lớp.

- Bình chọn nhóm đọc hay.

- HS nêu

- Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 20 tháng 11 năm 2021

Ngày soạn: Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2021 TOÁN

Tiết 63: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(7)

- Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0; HS thực hiện thành thạo phép nhân với số có ba chữ số và vận dụng giải được các bài toán liên quan.

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic- - Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

* BT cần làm: Bài 1, bài 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu nhóm - HS: SGk, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (3p)

* Khởi động:

- Đặt tính rồi tính: 258 x 203

- GV nhận xét, đánh giá chung

* Kết nối: GV dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp làm bài, nhận xét

258

x 203 774

000

1516

152374

2. Hình thành kiến thức mới (12p) - GV viết lại phép nhân ở phần bài cũ lên bảng. (giữ kết quả HS thực hiện) 258 x 203 = * Ta có: 258

x 203 774

000

1516

152374

+ Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 + Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không? - Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 chúng ta không thể viết tích riêng này. Khi đó ta viết như sau: 258

x 203 774

1516

152374

+ Cần lưu ý gì khi viết tích riêng thứ

+ Tích riêng thứ hai toàn gồm những chữ số 0.

+ Không, vì bất cứ số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.

- HS quan sát, lắng nghe

+ Khi viết tích riêng thứ ba 1516 phải

(8)

ba ?

- Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn.

* Chú ý giúp đỡ hs M1+M2

lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.

- HS thực hiện cá nhân vào nháp

3. Luyện tập thực hành (18 p) Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV chốt đáp án. Với phần b có thể y/c HS vận dụng tính chất giao hoán để viết 308 x 563 = 563 x 308 để đặt tính và tính cho ngắn gọn

- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính...

Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Nhận xét, chốt kết quả.

Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Lưu ý HS có thể giải cách ngắn gọn hơn

4. Vận dụng (2p)

* Bài tập PTNL HS:(M3+M4) 1. Tính giá trị biểu thức sau:

a. 458 x 105 + 324 x 105 b. 457 x 207 - 207 x 386

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

Cá nhân – Nhóm 2- Lớp.

- Thực hiện theo YC của GV

- HS làm cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp

Đ/a: phần a

523 x 305

2615 1569 159515

- HS làm cá nhân – Chia sẻ trước lớp Đ/a:

- Hai cách thực hiện đầu là sai, cách thực hiện thứ ba là đúng.

- HS làm vào vở Tự học - Chia sẻ lớp Bài giải

Một con gà ăn trong 10 ngày hết số thức ăn là: 104 x 10 = 1040 (g)

375 con gà ăn trong 10 ngày hết số thức ăn là: 375 x 1040 = 390 000 (g)

Đổi : 390 000 g = 390 kg Đáp số: 390 kg - Làm các bài tập trong VBT - HS thực hiện

- Lắng nghe

(9)

- Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

LTVC

MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. Bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học; Hs có năng lực vận dụng các từ ngữ vào trong cuộc sống.

- Phát triển các năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: các bài tập UDCNTT - HS: Từ điển, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát bài hát:

Niềm tin chiến thắng

+ Bài hát khuyên chúng ta điều gì?

- GVKL + giới thiệu: Trong cuộc sống mỗi chúng ta có muôn vàn điều tốt đẹp nhưng cũng không ít khó khăn. Ý chí, nghị lực chính là điểm tựa giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách. Hôm nay cô và trò chúng ta cùng nhau học mở rộng vốn từ về Ý chí – Nghị lực.

* Kết nối: GV dẫn vào bài mới 2. Luyện tập thực hành (17p) Bài tập 1: ( trình chiếu bài) Tìm các từ:

- Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả mẫu.

- Học sinh hát

- Bài hát khuyên chúng ta phải có niềm tin, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu.

(10)

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong 4p, làm bài vào PHT.

- Yêu cầu hs làm bài - Gv giúp đỡ hs làm bài

- Gọi đại diện các nhóm nhận xét.

- GV gọi các nhóm NX, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- GV gọi HS giải nghĩa 1 số từ vừa tìm được trong bài 1.

- GVKL: Chúng ta vừa tìm được một số từ thuộc chủ điểm ý chí, nghị lực. Sau đây cô và các em sẽ sử dụng các từ đó để đặt câu ở bài tập 2.

Bài tập 2: ( trình chiếu bài) Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở BT1.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 2 hs viết vào PHT - Gọi HS dưới lớp đọc câu đã đặt.

- Gọi HS nhận xét.

- Chữa bài trên PHT

- GV nhận xét, sửa câu cho HS - Gv kết luận: Qua bài tập số 2 chúng ta đã được vận dụng các từ đã nêu trên để đặt câu. Sau đây chúng ta cùng tiếp tục sử dụng các từ, câu đó vào bài tập 3.

- Hoạt động nhóm 4, 2 nhóm làm bảng phụ to, các nhóm khác làm VBT.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

Nói lên ý chí nghị lực con người

Nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của

con người quyết chí, quyết

tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, vững dạ,...

khó khăn, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, ...

- HS theo dõi, bổ sung - HS lắng nghe.

- 3 Hs nêu.

VD: quyết chí: có ý chí và quyết làm bằng được.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài cá nhân, 2 học sinh làm PHT.

- 3 hs đọc - Lớp nhận xét.

- Hs lên trình bày kết quả VD:

a, Với năng lực và sự quyết tâm tôi tin bạn sẽ thành công.

b, Gian khó mấy mong bạn cũng đừng nản lòng.

- Nhận xét

(11)

3. Hoạt động vận dụng (18p) Bài tập 3:( trình chiếu bài) Viết một đoạn văn ngắn nói về một người...

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Đoạn văn yêu cầu em viết về nội dung gì?

+ Bằng cách nào em biết người đó?

- Nhắc HS: Để viết được đoạn văn hay, các em có thể sử dụng các từ, các câu ở BT1, 2 vào đoạn văn của mình.

- Yêu cầu HS viết bài.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét, chỉnh sửa

- Nêu các câu tục ngữ, thành ngữ nói về ý chí, nghị lực.

- Gv nhận xét, sửa câu cho HS - GVKL: Bài học hôm nay chúng ta đã được mở rộng vốn từ về chủ điểm ý chí, nghị lực. Ý chí và nghị lực là những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam ta. Các em hãy cố gắng vận dụng và phát huy những phẩm chất tốt đẹp đấy vào trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS - Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ Viết về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt thành công.

+ 1 HS nêu: nghe kể, tiếp xúc trực tiếp, ...

- Lắng nghe

- HS tự viết bài.

- 3 HS đọc bài viết của mình:

VD: Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng. Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành

“một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.

- Hs nhận xét bài làm của bạn.

- 3 Hs nêu

VD: Chân cứng đá mềm

Có công mài sắt có ngày nên kim Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo - Nhận xét

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

(12)

...

...

...

...

TẬP ĐỌC

VĂN HAY CHỮ TỐT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK); Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- GD HS tính kiên trì trong học tập và rèn luyện

* Tích hợp GD QTE : ca ngợi tính kiên trì , quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát ( Hđ vận dụng )

*CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị.

- Tự nhận thức bản thân.

- Đặt mục tiêu.

- Kiên định.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 129/SGK (ƯDCNTT) + Một số vở sạch chữ đẹp của HS trong lớp, trường.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3p)

* Khởi động:

- HS cùng hát

* Kết nối:

+ Hs đọc bài “ Người tìm đường. . . ” + Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì?

+ Nguyên nhân chính giúp Xi- ô- cốp- xki thành công là gì?

- GV dẫn vào bài mới

- HS cùng hát

- 1 HS đọc

+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời.

+ Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ.

2. Hoạt động thực hành - Luyện đọc : (32p) a) Luyện đọc:

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng từ tốn. Giọng bà cụ khẩn khoản, giọng Cáo Bá Quát vui vẻ, xởi

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

(13)

lởi. Đoạn đầu đọc chậm. Đoạn cuối bài đọc nhanh thể hiện ý chí quyết tâm rèn chữ bằng được của Cao Bá Quát.

Hai câu cuối đọc với cảm hứng ca ngợi sảng khoái.

- GV chốt vị trí các đoạn

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- Bài chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Thuở đi học…đến xin sẵn lòng.

+ Đoạn 2: Lá đơn viết…đến sau cho đẹp

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (oan uổng, lĩ lẽ, rõ ràng, luyện viết,...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng kết hợp đọc câu dài:

Thưở còn đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay / vẫn bị thầy cho điểm kém.

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4)

b) Tìm hiểu bài:

- Gọi HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.

+ Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?

+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát ân hận?

+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?

+ Qua việc luyện viết chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi

- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:

+ Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay.

+ Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ viết quá xấu, quan không đọc được nên quan thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan.

+ Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, ông viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những quyển sách chữ viết đẹp để làm mẫu, luyện viết liên tục trong mấy năm trời.

+ Ông là người rất kiên trì, nhẫn nại khi làm việc.

(14)

+ Theo em nguyên nhân nào khiến ông Cao Bá Quát nổi danh là văn hay, chữ tốt?

- Nội dung của bài?

+ Nguyên nhân khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt là nhờ ông kiên trì luyện tập suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn từ nhỏ.

- Nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.

- HS ghi lại nội dung bài vào vở c. Luyện đọc diễn cảm

+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài

- Yêu cầu đọc phân vai đoạn 1

- GV nhận xét chung 3. Vận dụng (5p)

- Em học được điều gì từ Cao Bá Quát?

- Liên hệ, giáo dục ý chí rèn chữ viết và ý chí kiên trì.

- Sưu tầm và kể các câu chuyện về Cao Bá Quát.

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai

- Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS liên hệ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

KHOA HỌC

BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I. YEU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước. Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,...;Thực hiện được các biện pháp bảo vệ nguồn nước tại gia đình, địa phương.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.

- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.

(15)

* ĐCND: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm

* KNS:

- Bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước - Trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước * BVMT:

- Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: + Các hình minh hoạ trong SGK trang 58, 59 UDCNTT

+ Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước (dùng ở bài 27).

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Hoạt động mở đầu (4p)

* Khởi động:

- Cả lớp cùng đứng dậy vừa hát kết hợp với vận động

* Kết nối:

+ Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.

+ Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét

+ Nước từ trạm bơm đợt 1 đi vào dàn khử sắt, bể lắng=>bể lọc=>sát trùng=>bể chứa=>trạm bơm đợt 2 cung cấp nước cho các hộ gia đình.

+ Vì đun sôi nước giúp diệt sạch những vi khuẩn có hại

2. Hình thành kiến thức mới (25p) HĐ1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.

- Trình chiếu tranh ƯDCNTT

- Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ? Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?

Nhóm 4 - Lớp

- SH quan sát các hình vẽ trong SGK, thảo luận và chia sẻ trước lớp:

+ Hình 1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước. Việc làm đó nên làm, vì để tránh lãng phí nước và tránh đất, cát, bụi hay các tạp chất khác lẫn vào nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Hình 2: Vẽ 2 người đổ rác thải, chất bẩn xuống ao. Việc làm đó không nên vì làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật sống ở đó.

+ Hình 3: Vẽ một sọt đựng rác thải.

Việc làm đó nên làm, vì nếu rác thải vứt bỏ không đúng nơi quy định sẽ gây

(16)

- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Chốt lại các việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

- Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết HĐ2: Cuộc thi “Đội tuyên truyền giỏi:

- GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm

- GV hướng dẫn, động viên, khuyến khích những em có khả năng vẽ tranh, triển lãm mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.

- GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.

- GV nhận xét 3. Vậndụng (5p)

- Liên hệ: Tại địa phương và gia đình em đã có những biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước?

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

ô nhiễm môi trường, chất không sử dụng hết sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm và nguồn nước.

+ Hình 4: Vẽ sơ đồ nhà tiêu tự hoại.

Việc làm đó nên làm, vì như vậy sẽ ngăn không cho chất thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm.

+ Hình 5: Vẽ một gia đình đang làm vệ sinh xung quanh giếng nước. Việc làm đó nên làm, vì làm như vậy không để rác thải hay chất bẩn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Hình 6: Vẽ các cô chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải. Việc làm đó nên làm, vì trong nước thải có rất nhiều chất độc và vi khuẩn, gây hại nếu chúng chảy ra ngoài sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.

- 2 HS đọc

Nhóm 6 - Lớp

- HS thực hành vẽ tranh cổ động:

- Thảo luận tìm đề tài.

- Vẽ tranh.

- HS liên hệ

- Hoàn thành tranh vẽ tuyên truyền, cổ động về bảo vệ nguồn nước.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

(17)

KĨ THUẬT

KHÂU ĐỘT THƯA( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa; Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.

- Phát triển các kĩ năng: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

-Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận..

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

+ Giáo viên:

-Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.

-Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm).

+Học sinh :

+Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

+Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm.

+Len (hoặc sợi), khác màu vải.

+Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3p)

* Khởi động:

- Cho cả lớp hát.

* Kết nối: Giới thiệu bài

2. Hình thành kiến thức mới (15p)

* Hoạt động 3: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. (20p) -GV nhận xét và nêu lại các bước khâu khâu đột thưa:

+Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.

+Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”,

+Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.

- Cả lớp hát

-HS nhắc lại quy trình khâu ghép mép vải. (phần ghi nhớ).

-HS lắng nghe.

(18)

+Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.

-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành.

-GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng và những thao tác chưa đúng.

*Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS (10p)

-GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.

-GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:

+Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.

+Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải ghép và tương đối thẳng.

+Các mũi khâu tương đối cách đều nhau và bằng nhau.

+Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.

-GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em.

-Đánh giá sản phẩm của HS.

*. Củng cố- dặn dò(3p)

-Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.

-Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài sau.

-HS thực hành

- HS theo dõi.

-HS trình bày sản phẩm.

-HS tự đánh giá các sản phẩm theo tiêu chuẩn.

-Cả lớp.

Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

(19)

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 23 tháng 11 năm 2021

Ngày soạn: Thứ tư, ngày 24 tháng 11 năm 2021

TOÁN

CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết chia một tổng cho một số; Bước đầu vận dụng được tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính; Vận dụng được kiến để giải bài toán có liên quan đến thực tế cuộc sống.

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động:

- Chơi trò chơi: Bắc cầu: 3 HS/ 1nhóm, 2nhóm nối nhanh biếu thức với kết quả đúng

- GV treo bảng phụ:

( 25 + 35) : 5 120 ( 42 – 18) : 6 12

12 x 6 + 12 x 4 4

-Gv nhận xét tuyên dương và nêu vấn đề + YC HS nêu các cách làm.

=>Mỗi biểu thức đều có cách làm khác nhanh hơn. ....cùng khám phá cách làm khác của biểu thức thứ nhất.

* Kết nối: GV dẫn vào bài mới 2. Hình thành kiến thức mới (15p) - Ghi lên bảng hai biểu thức:

(35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7

- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên theo nhóm bàn.

- YCHS nêu và so sánh kết quả hai biểu thức.

+ Giá trị của hai biểu thức (35 + 21): 7 và

- HS lên bảng làm theo yêu cầu

- HS nhận xét tuyên dương bạn.

- HS nêu các cách làm.

- HS nghe giới thiệu.

- HS đọc biểu thức

- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào giấy nháp.

(35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 = 56: 7 = 8 = 5 + 3 = 8 + Bằng nhau. (đều bằng 8)

(20)

35: 7 + 21: 7 như thế nào so với nhau?

- Vậy ta có thể viết:

(35 + 21): 7 = 35: 7 + 21: 7

+ Biểu thức (35 + 21): 7 có dạng như thế nào?

+ Hãy nhận xét về dạng của biểu thức.

35 : 7 + 21: 7 ?

+ Nêu từng thương trong biểu thức này.

+ 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21): 7

+ Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21): 7

*Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số và công thức

=> GV kết luận: ( a + b) : c = a:c + b:c 3. Hoạt động luyện tập (15p)

Bài 1a:Tính bằng hai cách.

+ GV gọi HS lên bảng. Lớp làm vở

- GV nhận xét

Bài 1b: Tính bằng hai cách (theo mẫu) + GV hướng dẫn bài mẫu. Sau đó gọi HS lên bảng.

- GV nhận xét

+ Khi chia một tổng cho một số em làm thế nào?

=> Chốt: Củng cố tính chất chia một tổng cho một số.

Bài 2: Tính bằng hai cách (theo mẫu) + Bài tập yêu cầu gì?

+ Các biểu thức trong bài có dạng gì?

+ Muốn tính được bằng hai cách em làm thế nào?

GV hướng dẫn bài mẫu.

- HS đọc biểu thức.

+ Có dạng là một tổng chia cho một số.

+ Biểu thức là tổng của hai thương + Thương thứ nhất là 35: 7, thương thứ hai là 21: 7

+ Là các số hạng của tổng (35 + 21).

- 7 là số chia.

Công thức: (a + b): c = a: c+ b: c - HS nghe GV nêu tính chất và sau đó nêu lại.

+ HS nêu yêu cầu.

(15 + 35): 5 (80 + 40): 4

= 50 : 5 = 10 = 120 : 4 = 30 (15 + 35): 5 (80 + 40): 4

= 15: 5 + 35: 5 = 80: 4 + 40: 4

= 3 + 7 = 10 = 20 + 10 = 30 - Nhận xét, bổ sung.

- HS lên bảng.

18: 6 + 24: 6 60: 3 + 9 : 3 = 3 + 4 = 7 = 20 + 3 = 23 18: 6 + 24: 6 60 : 3 + 9 : 3 = (18 + 24) : 6 = (60 + 9) : 3 = 42 : 6 = 7 = 69 : 3 = 23 + Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc YC của bài - HS trả lời

- HS thảo luận theo nhóm.

- Báo cáo kết quả. Nhận xét, bổ sung.

a. (27 – 18) : 3 b. (64 – 32): 8 = 9 : 3 = 3 = 32 : 8 = 4 (27 – 18): 3 (64 – 32) : 8 = 27: 3 – 18: 3 = 64 : 8 – 32 : 8 = 9 – 6 = 3 = 8 – 4 = 4

(21)

+ Nhận xét.

+ Khi chia một hiệu cho một số em làm thế nào?

=>Củng cố tính chất chia một hiệu cho một số.

=>GV Kết luận: (a + b) : c = a : c + b : c (a - b) : c = a : c – b : c Trong tính giá trị biểu thức ta có thể lựa chon những cách tính đó để tính toán thuận tiện hơn.

Bài 3

- HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tìm được số nhóm của cả hai lớp em phải biết gì?

+ Làm thế nào để tìm được số nhóm của mỗi lớp?

+ Số nhóm của cả hai lớp được tìm thế nào?

+ Ai có cách giải khác không?

- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ

- Chữa bài. Nhận xét đúng-sai.

+ Để tìm được kết quả 15 nhóm bạn đã làm thế nào?

=> Chốt: Củng cố tính chất chia một tổng cho một số, áp dụng vào giải bài toán có lời văn. Lưu ý HS : Cách trình bày.

- GV gọi HS nêu quy tắc một tổng chia cho một số.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS nêu

- 2 HS đọc đề - HS nêu Cách 1:

Bài giải.

Lớp 4A có số nhóm là:

32 : 4 = 8 ( nhóm ) Lớp 4B có số nhóm là:

28 : 4 = 7 ( nhóm ) Cả 2 lớp có số nhóm là:

8 + 7 = 15 ( nhóm ) Đáp số : 15 nhóm.

Cách 2: Bài giải

Cả 2 lớp có số học sinh là:

32 + 28 = 60 ( học sinh ) Cả 2 lớp có số nhóm là:

60 : 4 = 15 ( nhóm ).

Đáp số: 15 nhóm.

- 2 HS nêu lại

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

(22)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả); HS biết nhận ra lỗi mắc phải khi viết văn và sửa được lỗi

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

- HS tích cực, tự giác chữa lỗi sai II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi sẵn nột số lỗi về: Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp ƯDCNTT

- HS: SBT, vở viết văn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động:

- Lớp hát

* Kết nối: GV dẫn vào bài mới- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- HS nghe 2. Hình thành kiến thức mới (15p)

HĐ1: Nhận xét chung bài làm - Gọi HS đọc lại đề bài.

- Nhận xét chung:

*Ưu điểm

- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề.

+ Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán (với các đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện)

- Diễn đạt câu, ý.

+ Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần.

+ Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.

+ Chính tả, hình thức trình bày bài văn

- GV nêu tên những HS viết đúng yêu cầu của đề bài, lời kể hấp dẫn, sinh động, có sự liên kết giữa các phần; mở bài, thân bài, kết bài hay.

*Khuyết điểm

- GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả…

+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến ƯDCNTT

- Lưu ý: Không nêu tên những HS bị mắc các lỗi trên trước lớp.

- Trả bài cho HS.

HĐ2: Hướng dẫn chữa bài:

- 1 HS đọc: Kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu

- HS lắng nghe

- Lắng nghe

- HS nhận bài

(23)

- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.

- GV đi giúp đỡ những HS M1+M2.

HĐ3: Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt:

- GV gọi 1 số HS đọc đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay,…

* Tuyên dương hs M3+M4

HĐ4. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:

- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi:

+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.

+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.

+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.

+ Đoạn văn viết đơn giản, câu văn ngắn.

+ MB trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp.

+ KB không mở rộng viết thành KB mở rộng.

3. Vận dụng (5p)

- Chia sẻ đoạn văn đã viết lại và nêu được những sáng tạo của mình trong đoạn văn.

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS thảo luận phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.

- 3 đến 5 HS đọc.

- HS tự chọn đoạn văn cần viết.

- Hs đọc bài

- Ghi nhớ các lỗi sai và có ý thức không lặp lại các lỗi sai đó

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

LTVC

CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng. Xác định được câu hỏi trong một văn bản; bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước; HS năng khiếu đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau.

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo

- Yêu lao động, chăm chỉ học tập và có trách nhiệm trong cuộc sống.

II. DỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ, tranh ảnh SGK.

- HS: SGK, vở bài tập

(24)

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động:

- Gv tổ chức cho hs thi đọc thơ về các dấu câu

- HS đọc:

Làm bạn với dấu câu Dấu câu phân biệt rạch ròi Không dùng, chỉ có người lười nghĩ

suy

Dấu nào cũng có nghĩa riêng Mỗi dấu đặt đúng vào nơi của mình

Dấu phấy (,) thường thấy ai ơi Tách biệt từng phần, chuyển tiếp ý câu

Dấu chấm (.) kết thúc ý rồi Giúp cho câu viết tròn câu rõ lời . Chấm phẩy (;) phân cách vế câu Bổ sung vế trước, ý càng thêm sâu

Chấm than (!) bộc lộ cảm tình Gửi gắm đề nghị, mong chờ, khiến sai

Chấm hỏi (?) để hỏi bao điều Hỏi người và cả hỏi mình tài ghê!

Hai chấm (:) báo hiệu lời người Còn là giải thích ý vừa nêu trên Chấm lửng (...) xúc cảm dâng trào

Hay thay cho lời không tiện nói ra Gạch ngang (-) lời nói mở đầu Nêu ý chú thích liệt kê trong bài Ngoặc đơn ( ) tách biệt từng phần

Làm rõ cho lời chú giải bên trong Ngoặc kép (" ") trực tiếp dẫn lời Đứng sau hai chấm hay dùng nhấn câu

Biết rồi em hãy siêng dùng Viết dấu đúng chỗ, điểm mười nở hoa.

Bài: Những dấu câu ơi!

Cảm ơn các bạn dấu câu

Không là chữ cái nhưng đâu bé người Dấu phấy (,) thường thấy ai ơi

Tách biệt từng ý đọc thời ngắt ra Dấu chấm (.) trọn vẹn câu mà

Không biết dùng sẽ dây cà, dây khoai.

Chấm phẩy (;) phân cách làm hai Sau bổ sung trước mới tài làm sao

(25)

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Kết nối:

- GV: Vừa rồi chúng ta đã nhắc đến rất nhiều câu và dấu câu. Có những câu dấu câu các em đã được tìm hiểu kĩ, còn có những câu và dấu câu các em chưa được nắm sâu nên vẫn thường dùng sai. Tiết học hôm nay cô trò mình cùng đi tìm hiểu về câu hỏi và dấu chấm hỏi.

2. Hình thành kiến thức mới (16p) a. Phần nhận xét (11p)

Bài 1

- Yêu cầu HS mở SGK trang 125 đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài.

- Gọi HS phát biểu.

- GV ghi vào cột câu hỏi các câu hỏi.

Bài 2, 3

- Treo bảng phụ gồm các cột: Câu hỏi- Của ai- Hỏi ai- Dấu hiệu.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Chấm than (!) tình cảm dạt dào Khiến sai, đề nghị lẽ nào làm ngơ Chấm hỏi (?) giỏi đến bất ngờ Hỏi ai hay chính thẫn thờ hỏi ta Hai chấm (:) lời trích gần xa Đôi khi giải thích thế là hiểu thêm Chấm lửng (...) câu hoá có duyên Dù chưa nói hết vẫn nên bao điều Gạch ngang (-) tách ý khi nhiều Mở đầu lời nói bao nhiêu rõ ràng Ngoặc đơn ( ) giải thích kĩ càng Làm cho câu cũng nhẹ nhàng dễ coi Ngoặc kép (“ ”) trân trọng rạch ròi Sau dấu hai chấm (:) nhưng đòi chuẩn luôn

Học dần, hiểu sẽ nên khôn

Muốn viết cho đúng phải ôn luyện dần.

- HS lắng nghe.

- Đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi.

+ Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?

+ Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và đồ dùng như vậy?

- Nêu yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận theo cặp 2 phút vào bảng phụ.

- Đọc kết quả.

Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu Vì sao

quả...bay

Xi-ôn- cốp-

Tự hỏi mình

- Từ vì sao

(26)

b. Phần ghi nhớ( 5P) - Gọi HS đọc ghi nhớ.

- Cho HS nêu ví dụ về câu hỏi.

Kết luận: Vừa rồi chúng ta đã nắm được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng. Để nắm chắc hơn nữa bài học hôm nay chúng ta vào phần luyện tập.

3. Hoạt động luyện tập (19p) Bài 1(6P)

- Cho HS đọc thầm bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ và Hai bàn tay.

- Phát phiếu HT cho HS.

- Cho HS dán phiếu lên bảng lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng.

Bài 2 (8P)

- Mời 1 cặp HS làm mẫu.

- Viết lên bảng cả câu văn.

- Mời HS lên thực hành hỏi đáp trước lớp.

- Nhận xét bình chọn nhóm hỏi- đáp

được? xki - Dấu

chấm hỏi Cậu

làm ...

thí nghiệm như thế?

Một người bạn

Xi-ôn- cốp- xki

- Từ thế nào - Dấu chấm hỏi

- 2 - 3 em đọc ghi nhớ SGK.

- 2 HS đặt câu.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Đọc thầm hai bài tập đọc.

- HS thảo luận theo nhóm 4.

- Trình bày kết quả trên bảng lớp.

- Dán kết quả.

Bài “Thưa chuyện với mẹ”:

- Con vừa bảo gì?

- Ai xui con thế?

Bài “Hai bàn tay”:

- Anh có yêu nước không?

- Anh có thể giữ bí mật không?

- Anh có muốn đi với tôi không?

- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền?

- Anh sẽ đi với tôi chứ?

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Làm mẫu hỏi đáp trước lớp.

- Viết các câu hỏi lên quan đến nội dung câu văn đó.

- Thực hành trước lớp theo cặp.

- Nhận xét bình chọn.

Ví dụ:

- Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

(27)

thành thạo, tự nhiên, đúng ngữ điệu.

Bài tập 3 (5P)

- Gợi ý các tình huống:

+ Có thể hỏi về bài tập đọc đã học, 1 cuốn sách…

+ Nhắc HS nói đúng ngữ điệu câu hỏi - Tự hỏi mình.

- Nhận xét.

Kết luận: Để xác định được câu hỏi trong một văn bản chúng ta cần nắm chắc dấu hiệu của câu hỏi; để đặt được câu các em cần xác định kĩ xem mình hỏi ai, mình hỏi về vấn đề gì, từ nghi vấn sẽ sử dụng là gì.

4. Hoạt động vận dụng: (5p)

- Em hãy viết 1 câu hỏi để hỏi bạn mình.

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

+ Cao Bá Quát dốc sức làm gì?

+ Vì sao Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ?

+ Từ khi nào Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ?

- Nêu yêu cầu bài tập.

Mỗi em tự đặt một câu hỏi để tự hỏi mình?

- Lần lượt đọc câu hỏi mình đã đặt.

+ Mình để bút ở đâu nhỉ?

+ Quyển vở của mình đâu rồi nhỉ?

+ Tại sao bạn trang học giỏi thế nhỉ?

+ Mình có nên đến dự sinh nhật bạn ấy không?

……

- 2 HS lên bảng viết.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(28)

- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện); Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo - Tích cực, tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện. ƯDCNTT - HS: SGK, truyện đọc lớp 4.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động:

- Lớp hát

* Kết nối: GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Luyện tập thực hành:(30p) Bài 1: Cho 3 đề bài sau:...

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Đề nào trong các đề bài trên thuộc loại văn KC? Vì sao?

+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết?

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2

- Kết luận: Trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện vì khi làm về đề văn này, các em sẽ chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa… của truyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo.

Bài 2, 3:

- Gọi HS phát biểu về đề bài của mình chọn.

a/. Kể trong nhóm.

- Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp.

- GV treo bảng phụ. ƯDCNTT

Nhóm 2- Chia sẻ lớp

- HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.

+ Đề2: Em hãy kể về một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể thuộc loại văn kể chuyện. Vì đây là kể lại một chuỗi các câu chuyện có liên quan đến tấm gương rèn luyện thân thể và câu chuyện có ý nghĩa khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương đó.

+ Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài viết thư thăm bạn.

+ Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy.

- Lắng nghe.

- HS nói đề tài mình chọn.

- 2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.

(29)

Văn kể chuyện

Nhân vật

Cốt truyện

b/.Kể trước lớp:

- Tổ chức cho HS thi kể.

- Khuyến khích học sinh lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở bài tập 3.

- Nhận xét.

3. Vận dụng (5p)

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Kể thêm câu chuyện ở đề tài bài tập 2

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

- Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có đuôi, liên quan đến một hay một số nhân vật.

+ Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.

- Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối, được nhân hoá.

+ Hành động, lời nói, suy nghĩ…của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.

+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật.

- Cốt truyện thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.

- Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có hai kiểu mở bài (mở rộng và không mở rộng)

- 3 đến 5 HS tham gia thi kể.

- Hỏi và trả lời về nội dung truyện

-HS kể

-HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 22 tháng 11 năm 2021

Ngày soạn: Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2021 TOÁN

CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư); Vận dung giải được bài toán có liên quan.

(30)

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán; Năng lực giải quyết vấn đề toán học;Năng lực giao tiếp toán học.

- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : Bảng phụ, thước.

- HS: SGK, nháp, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động:

- GV tổ chức trò chơi truyền điện nêu các phép chia trong bảng chia, bạn nào nêu kết quả sai thì lên bảng thực hiện tính: 124 : 4

- GV nhận xét chữa bài và nêu yêu cầu bài học “Chia cho số có một chữ số”. GV ghi đầu bài.

* Kết nối: GV dẫn vào bài mới 2. Hình thành kiến thức mới (10p) - Hướng dẫn phép chia 128 472: 6 - GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện phép chia.

- Vậy chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào?

- Cho HS thực hiện phép chia.

- Phép chia 128 472: 6 là phép chia hết hay phép chia có dư?

- Hướng dẫn phép chia 230 859: 5 - GV viết phép chia: 230859: 5=?

- Gọi HS đặt tính để thực hiện phép chia này.

- HS lên bảng làm bài.

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc phép chia.

- HS đặt tính.

+ Chia theo thứ tự từ phải sang trái - 1 HS lên bảng,HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.

+ Kết quả và các bước thực hiện phép chia như SGK.

128472 6

8 21412

24 07 12 0

-Vậy 128 472: 6 = 21 412 - Là phép chia hết

- HS đặt tính và thực hiện phép chia.

+ Kết quả và các buớc thực hiện phép chia như SGK

230859 5

30 46171

08 35 09

(31)

- Phép chia 230 859: 5 là phép chia hết hay phép chia có dư?

- Với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì?

=> GV lưu ý cách hạ các chưc số để tính, cách tính và số dư: Các chữ số phải hạ thẳng cột...

3. Luyện tập thực hành ( 17p) Bài 1: Đặt tính rồi tính

- 1HS đọc yêu cầu - Cho HS tự làm bài.

+ Nhận xét về các phép tính ở phần a và b?

+ Số dư có đặc điểm gì?

Bài 2:

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Muốn biết mỗi bể có bao nhiêu lít xăng em làm thế nào?

- Cho HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài. Nhận xét đúng-sai.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

=>Chốt: Củng cố cách chia cho số có một chữ số. Lưu ý HS : Đặc điểm số dư. Củng cố cách giải bài toán có lời văn, áp dụng cách chia cho số có một chữ số để tìm kết quả.

Bài 3 : Giải toán

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Để tìm số hộp xếp được và số áo thừa ra em làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài. Nhận xét đúng-sai.

- Kiểm tra kết quả cả lớp.

4

- Vậy 230 859: 5 = 46 171 (dư 4) - Là phép chia có số dư là 4.

- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

- HS nêu

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở

a) b) 278157 3 158735 3 08 08 21 92719 27 52911 05 03

27 05 0 2

- Phần a là phép chia hết, phần b là phép chia có dư.

+ Số dư nhỏ hơn số chia.

- HS đọc đề toán.

- HS trả lời

- 1 HS làm bảng phụ cả lớp làm vào vở.

Tóm tắt

6 bể : 128610 lít xăng 1 bể : ……….. lít xăng?

Bài giải

Số lít xăng có trong mỗi bể là 128610: 6 = 21435 (lít) Đáp số: 21435 lít - HS đổi vở, nhận xét

-Tóm tắt:

8 cái áo: 1 hộp

187 250 cái: ... hộp, thừa ... hộp?

Bài giải là:

Có: 187250 : 8 = 23406 (dư 2) Vậy có 187 250 cái áo có thể xếp vào

23 406 hộp và số áo thừa ra 2 cái áo.

(32)

=> Chốt: Củng cố cách giải bài toán có phép chia có dư. Lưu ý: Dư cũng chính là thừa.

+ Số dư có đặc điểm gì?

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

Đáp số: 23406 hộp thừa 2 cái áo.

- HS trả lời - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

TẬP ĐỌC CHÚ ĐẤT NUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK); Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- GD HS tính kiên trì, bền bỉ.

* GD QTE: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. ( HĐ vận dụng )

*CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:( HĐ củng cố)

- Xác định giá trị

- Tự nhận thức bản thân.

- Thể hiện sự tự tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc UDCNTT - HS: SGK, vở viết

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3p)

* Khởi động:

- HS cùng hát

* Kết nối:

- Đọc bài Văn hay chữ tốt

+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

- HS cùng hát

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù có hay thầy vẫn cho

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.. - Người tự tin cũng là người hành động

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách - Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động

Trách nhiệm và nhiệm vụ của H/S là học tập, rèn luyện để trang bị kiến thức, rèn luyện các năng lực, phẩm chất và sức khoẻ để đảm nhận sứ mệnh lịch sử của tuổi trẻ như

- Biết hát hòa giọng, kết hợp vận động phụ họa bài hát; Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ, Mạnh dạn khi biểu diễn bài hát.. - Giáo dục học sinh

- Thể hiện sự tự tin: mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động 3.Thái độ: Giáo dục Hs biết rèn luyện để làm được việc có ích.. *QTE: Muốn trở thành

- Trình bày được các biện pháp kĩ thuật chăm sóc tôm, cá về thời gian cho ăn, cách cho ăn làm cho chúng luôn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, không nhiễm bệnh..

Hướng dẫn học sinh học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ; Kể được bốn thử thách mà em bé đã vượt qua; Làm bài tập 2 (Sgk - Trang 74); Tìm hiểu một số câu chuyện dân gian về

(Giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép).. Luyện đọc đoạn.. Viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc trông rất xấu). Cậu bé thấy bà cụ