• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP

Tiết 25,26 TÊN BÀI DẠY:

CHỦ ĐỀ LỚP GIÁP XÁC

Môn học/ Hoạt động giáo dục: Sinh học; lớp: 7 Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

+ Mô tả được cấu tạo và hoạt động sống của tôm sông.

+ Nêu được khái niệm về lớp giáp xác.

+ Nêu được các đặc điểm riêng của một số loài giáp các điển hình, sự phân bố rộng của chúng trong nhiều môi trường khác nhau.

+ Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người.

+ Giải thích được vì sao tôm được xếp vào lớp giáp xác, ngành chân khớp . + Trình bày được tập tính của một số giáp xác

2. Năng lực

- Các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Các kỹ năng chuyên biệt: Năng lực quán sát, phân loại, thí nghiệm, tìm mối quan hệ.

3. Phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Nghiên cứu nội dung bài: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh. Có thể dự kiến chia nhóm, chuẩn bị

(2)

phiếu học tập cho HS và dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Sử dụng máy chiếu,

+ Mẫu vật: Tôm sông còn sống: 2 con . Tranh H22. Bô can, đèn cồn, diêm, bộ đồ mổ, kính lúp.

+ Tranh phóng to hình 24 trong SGK (1-7) hoặc tranh ảnh sưu tầm 2. Chuẩn bị của học sinh:

- Học bài ở nhà theo hướng dẫn của GV - Đọc nội dung bài học trước khi đến lớp - SGK và các dụng cụ học tập cá nhân

Tìm hiểu nội dung kiến thức theo mẫu phiếu học tập Đặc điểm

Đại diện

Kích thước Cơ quan di chuyển

Lối sống Đặc điểm khác 1. Mọt ẩm

2. Sun 3. Rận nước 4. Chân kiến 5. Cua đồng 6. Cua nhện 7. Tôm ở nhờ

- Sưu tầm tranh ảnh hoặc mẫu vật một số giáp xác thường gặp - Mẫu tôm sông chuẩn bị theo nhóm

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu

- Giúp học sinh nắm được khái quát nội dung chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học

b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh giải câu đố phần câu hỏi cuối bài: “ Đầu khóm trúc………..” dẫn dắt vào bài mới

c) Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên cho học sinh giải câu đố phần câu hỏi cuối bài: “ Đầu khóm trúc………..”

(3)

/yêu cầu HS chia sẻ với bạn bên cạnh về những vấn đề trong câu đố

- HS tìm hiểu thông tin trong SGK, thảo luận với bạn bên cạnh/suy ngẫm trao đổi, chia sẻ với các bạn và đưa câu trả lời

- GV mời HS báo cáo…,

*GV giới thiệu chủ đề

Chân khớp là một ngành có số lượng lớn, chiếm 2/3 số loài động vật đã biết.

Chúng có phần phụ phân đốt,khớp động với nhau. Vì thế chúng gọi là chân khớp Ngành chân khớp có 3 lớp lớn : Lớp giáp xác

Lớp hình nhện Lớp sâu bọ

Lớp giáp xác sống ở nước ngọt, nước mặn, có cơ quan hô hấp là mang. Các đại diện thường gặp là tôm,cua,cáy,rận nước,mọt ẩm.... Trong chủ đề này chúng ta tìm hiểu về đặc điểm đời sống và cấu tạo của lớp giáp xác thông qua đại diện là tôm sông.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động 2.1: Tôm sông (Thời gian 40 p)

a) Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo ngoài của Tôm sông, nắm được đặc điểm dinh dưỡng và đặc điểm sinh sản của tôm sông

b) Nội dung: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi/ Học tập cá nhân kết hợp thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi

hình thành các kiến thức về cấu tạo ngoài của Tôm sông, nắm được đặc điểm dinh dưỡng và đặc điểm sinh sản của tôm sông

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

I. Cấu tạo ngoài và di chuyển. (15’)

(4)

* Vỏ cơ thể

- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

- Cơ thể tôm gồm mấy phần?

- Nhận xét màu sắc vỏ tôm?

-Yêu cầu HS bóc một vài khoanh vỏ, nhận xét độ cứng?

- GV chốt lại kiến thức.

- GV cho HS quan sát tôm sống ở các địa điểm khác nhau, giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau (màu sắc môi trường  tự vệ).

- Khi nào vỏ tôm có màu hồng?

- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, đọc thông tin SGK trang 74, 75 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung, rút ra đặc điểm cấu tạo vỏ cơ thể.

I. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Vỏ cơ thể:

- Cơ thể gồm 2 phần: đầu - ngực và bụng.

- Vỏ:

+ Cấu tạo bằng Kitin ngấm canxi => cứng có tác dụng che chở và là chỗ bám cho cơ.

+ Có chứa các sắc tố giúp tôm có màu sắc của môi trường.

I.2. Các phần phụ tôm và chức năng ( Khuyến khích học sinh tự đọc)

I.3. Di chuyển ( Khuyến khích học sinh tự đọc) II. Dinh dưỡng. (13’)

- GV cho HS thảo luận các câu hỏi:

- Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của tôm là gì?

- Vì sao người ta dùng thính thơm để làm mồi cất vó tôm?

- GV cho HS đọc thông tin

- Các nhóm thảo luận, tự rút ra nhận xét.

II. Dinh dưỡng:

- Tiêu hoá:

+ Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.

+ Thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày, hấp thụ ở ruột.

- Hô hấp: thở bằng mang.

- Bài tiết: qua tuyến bài tiết.

(5)

SGKvà chốt lại kiến thức.

III. Sinh sản. (12’)

- GV yêu cầu HS quan sát tôm, phân biệt tôm đực và tôm cái.

- Thảo luận và trả lời:

- Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì?

- Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần để lớn lên?

- HS quan sát tôm.

- HS thảo luận nhóm và trả lời.

- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

III. Sinh sản:

- Tôm phân tính:

+ Con đực: càng to + Con cái: ôm trứng.

- Lớn lên qua lột xác nhiều lần.

Hoạt động 2.2: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác. (45’) a) Mục tiêu

- Nhận biết được một số giáp xác thường gặp, đại diện cho các môi trường và lối sống khác nhau.

- Xác định được vai trò thực tiễn của giáp xác đối với tự nhiên và với đời sống con người.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV, phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 24.1 đến 24.7, đọc thông báo dưới hình và hoàn thành phiếu học tập.

- GV gọi HS lên điền trên bảng.

- GV chốt lại kiến thức.

- HS quan sát hình, đọc chú thích SGK tr.79, 60 và ghi nhớ thông tin.

- Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

- Đại diện nhóm lên điền các nội dung.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

I. Một số giáp xác khác

Đặc điểm

Kích thước Cơ quan di chuyển

Lối sống Đặc điểm khác

(6)

Đại diện.

1. Mọt ẩm. Nhỏ Chân Ở cạn Thở bằng mang

2. Sun Nhỏ Cố định Sống bám vào vỏ tầu

3. Rận nớc. Rất nhỏ. Đôi râu lớn Sống tự do Mùa hạ sinh toàn con cái 4.Chân

kiến.

Rất nhỏ. Chân kiến. Tự do, kí sinh

Kí sinh: phần phụ tiêu giảm

5. Cua

đồng.

Lớn Chân bò Hang hốc Phần bụng tiêu giảm

6. Cua nhện. Rất lớn. Chân bò Đáy biển Chân dài giống nhện 7. Tôm ở

nhờ.

Lớn Chân bò Ẩn vào vỏ

ốc

Phần bụng và vỏ mỏng và tiêu giảm

- Từ bảng GV cho HS thảo luận:

- Trong các đạ diện trên loài nào có ở địa phương?

Số lượng nhiều hay ít?

+ Nhận xét sự đa dạng của giáp xác.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- HS thảo luận và rút ra nhận xét.

+ Đa dạng.

+ Số loài lớn.

+ Có cấu tạo và lối sống rất khác nhau.

* Kết luận.

Giáp xác có số lợng loài lớn, sống ở các môi trờng khác nhau, có lối sống phong phú.

- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK và hoàn thành bảng 2.

- GV kẻ bảng gọi HS lên điền bảng.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- HS kết hợp SGK và hiểu biết của bản thân và làm bảng tr.81.

- HS lên làm bài tập.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

II. Vai trò thực tiễn

Bảng: Ý nghĩa thực tiễn của lớp Giáp xác.

(7)

STT Các mặt ý nghĩa thực tiễn

Tên các loài ví dụ Tên các loài có ở địa phương

1 Thực phẩm đông lạnh.

Tôm sú, tôm he Tôm nương

2 Thực phẩm phơi khô.

Tôm he Tôm đỏ, tôm bạc.

3 Nguyên liệu để làm mắm.

Tôm, tép Cáy, còng

4 Thực phẩm tơi sống.

Tôm, cua, ruốc Cua bể, ghẹ 5 Có hại cho giao

thông thuỷ

Sun

6 Kí sinh gây hại cá. Chân kiến kí sinh + Lớp giáp xác có vai

- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận

- GV yêu cầu HS đọc kết luận

- Từ thông tin của bảng HS nêu được vai trò của giáp xác.

- HS rút ra kết luận

- HS đọc KL SGK tr.81

* Kết luận: Vai trò của giáp xác.

- Lợi ích.

+ Là nguồn thức ăn của cá.

+ Là nguồn cung cấp thực phẩm.

+ Là nguồn lợi xuất khẩu.

- Tác hại.

+ Có hại cho giao thông đường thuỷ.

+ Có hại cho nghề cá.

+ Truyền bệnh giun sán.

(8)

Hoạt động 3: Luyện tập (25') a) Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, Nêu và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra các bài tập luyện tập, yêu cầu HS hoạt động cá nhân/nhóm/cặp đôi hoàn thành bài tập

- HS thực hiện làm bài tập, báo cáo kết quả - GV hướng dẫn đáp án, chốt kết quả

Câu 1: Giáp xác gây hại gì đến đời sống con người và các động vật khác?

A. Truyền bệnh giun sán.

B. Kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt.

C. Gây hại cho tàu thuyền và các công trình dưới nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ.

B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.

C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi.

D. Giúp trứng nhanh nở.

Câu 3: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.

B. Thu hút con mồi lại gần tôm.

C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.

D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.

Câu 4: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.

B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.

C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.

D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai?

(9)

A. Là động vật lưỡng tính.

B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau.

C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng.

D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi.

Câu 6: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Tôm dùng đôi càng để bắt mồi, các …(1)… nghiền nát thức ăn, thức ăn qua miệng và hầu, sau đó được tiêu hóa ở …(2)… nhờ enzim từ …(3)… tiết vào và được hấp thụ ở

…(4)….

A. (1): chân hàm; (2): ruột; (3): tụy; (4): ruột tịt B. (1): chân hàm; (2): dạ dày; (3): gan; (4): ruột C. (1): chân ngực; (2): dạ dày; (3): tụy; (4): ruột D. (1): chân ngực; (2): ruột; (3): gan; (4): ruột tịt Câu 7: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở

A. đỉnh của đôi râu thứ nhất.

B. đỉnh của tấm lái.

C. gốc của đôi râu thứ hai.

D. gốc của đôi càng.

Câu 8: Khi quan sát bằng mắt thường, cua đồng đực và cua đồng cái sai khác nhau ở điểm nào?

A. Cua cái có đôi càng và yếm to hơn cua đực.

B. Cua đực có đôi càng to khoẻ hơn, cua cái có yếm to hơn cua đực.

C. Cua đực có yếm to hơn nhưng đôi càng lại nhỏ hơn cua cái.

D. Cua đực có đôi càng và yếm to hơn cua cái.

Câu 9: Vỏ tôm được cấu tạo bằng A. kitin.

B. xenlulôzơ.

C. keratin.

D. collagen.

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?

A. Sinh sản nhanh.

(10)

B. Sống thành đàn.

C. Khả năng di chuyển kém.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án D B D C A

Câu 6 7 8 9 10

Đáp án B C B A A

Hoạt động 4: Vận dụng (20’) a) Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b) Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c) Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d) Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 1. Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

2. Nêu kinh nghiệm đánh

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

1. Ấu trùng tôm lột xác nhiều lần vì lớp vỏ kitin giàu canxi rất cứng ngăn cản quá trình lớn lên của tôm

(11)

bắt tôm ở địa phương mà em biết và kể tên các loài tôm làm thực phẩm và xuất khẩu?

3.Vai trò của giáp xác nhỏ (có kích thước hiển vi) trong ao, hồ, sông, biển?

4. Sự phong phú đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

2. Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, ta thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm; đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm, vì mắt tôm cũng khá tinh nhanh.

Ở vùng biển: tôm sú, tôm hùm...

Ở vùng đồng bằng: tôm càng và tôm càng xanh.

3. Ở trong ao, hồ, sông, biển, các loài giáp xác nhỏ có một vai trò khá quan trọng. Trước hết, chúng là thức ăn của tất cả các loài cá (kể cả cá voi). Chúng còn có tác dụng làm sạch môi trường nước.

4. Ở các địa phương em có các loại giáp xác sau:

tôm, tép, cua, rận nước, chân kiếm…

* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. (5’) - Đọc mục “Em có biết”

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Kẻ bảng 1, 2 bài 25 SGK.

- Chuẩn bị theo nhóm: con nhện.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O

Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình. Hút thuốc lá có hại