• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: .... / ... / 2017

Ngày giảng: ... / ... / 2017 – lớp 6a ... / ... / 2017 – lớp 6b

Tiết: 9

BÀI: 14 Vẽ trang trí: Kiểm tra 1 tiết

TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM 1.

MỤC TIÊU:

1.1: Kiến thức: Học sinh hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống.

1.2. Kỹ năng: Học sinh biết cách trang trí đường diềm theo trình tự và bước đầu tập tô mầu theo hoà sắc nóng lạnh.

1.3: Thái độ: Học sinh vẽ và tô mầu được một đường diềm theo ý mình.

1.4. Các năng lực được phát triển:

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực biểu đạt.

- Năng lực quan sát, đánh giá.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực thực hành.

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

2. CHUẨN BỊ:

2.1. Giáo viên:

- Một số đồ vật có trang trí đường diềm như bát, đĩa,...

- Một số bài trang trí của HS các năm trước.

- Hình minh họa cách vẽ đường diềm.

- Sgk, sgv.

(2)

- Một số bài vẽ đường diềm có hình, mảng, họa tiết và tô màu đẹp.

2.2. Học sinh: Màu vẽ, thước, bút chì, tẩy, vở, sgk.

3. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan, vấn đáp, quan sát, gợi mở, thảo luận, thực hành.

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

4.1. Ổn định tổ chức (2’) - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra và hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng học tập bộ môn.

4.2. Kiểm tra bài cũ (2’)

KT đồ dùng học tập của học sinh.

4.3. Bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:

- Mục tiêu:

+ Học sinh hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, hợp tác, quan sát, cảm thụ thẩm mỹ, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.

- Thời gian: 5 phút - Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

GHI BẢNG - Gv cho HS quan sát

một số đồ vật có trang trí đường diềm, yêu cầu HS nhận xét về: Hình dáng, bố cục, họa tiết

- HS quan sát một số đồ vật có trang trí đường diềm, nhận xét về: Hình dáng, bố cục, họa tiết và màu sắc.

I. Thế nào là trang trí đường diềm?

Là hình thức trang trí kéo dài, trên đó các hoạ tiết được sắp

(3)

và màu sắc.

? Trên các vật có trang trí gì

? Cho quan sát một số bài vẽ của học sinh. Từ các đường diềm trên em hiểu thế nào là trang trí đường diềm?

- Tóm tắt và nhấn mạnh một số đặc điểm chính trong đường diềm.

- Cho HS kể tên một số đồ vật khác có trang trí đường diềm mà mình biết.

-HS trả lời

- Quan sát GV phân tích đặc điểm chính trong đường diềm.

- HS kể tên một số đồ vật khác có trang trí đường diềm mà mình biết

xếp lặp đi lặp lại, đều đặn và liên tục, giới hạn trong 2 đường song song (thẳng, cong, hoặc tròn).

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí một đường diềm cơ bản.

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết cách trang trí đường diềm theo trình tự và bước đầu tập tô mầu theo hoà sắc nóng lạnh.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.

- Thời gian: 5phút - Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

GHI BẢNG - Giáo viên treo bảng phụ

vẽ hình minh hoạ cách trang trí đường diềm.

? Gồm mấy bước vẽ?

+ Kẻ hai đường song

- HS quan sát

- Hs trả lời

- HS quan sát bài

II. Cách trang trí một đường diềm cơ bản:

1. Kẻ đường thẳng song song: chú ý đến chiều dài, chiệu rộng.

(4)

song.

- cho HS quan sát bài vẽ mẫu để HS nhận ra đường diềm luôn được giới hạn trong hai đường song song.

- vẽ minh họa.

+ Chia khoảng.

- cho HS nhận xét về khoảng cách các mảng họa tiết trong đường diềm.

- vẽ minh họa hai cách chia khỏang: Đều nhau và không đều nhau.

+ Vẽ họa tiết.

- yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét về các loại họa tiết và cách sắp xếp trong đường diềm.

- phân tích trên bài vẽ mẫu làm nổi bật sự sắp xếp họa tiết cần có chính, phụ, có nét thẳng, nét cong.

+ Vẽ màu.

- cho HS quan sát và nêu cảm nhận về một số bài vẽ có gam màu khác nhau.

- Cho HS nhắc lại cách dùng màu trong trang trí.

- phân tích về việc sử dụng màu sắc trong đường diềm cần có sự chọn lựa hợp lý, phù hợp với phong cách sáng tạo và chú ý

vẽ mẫu nhận ra đường diềm luôn được giới hạn trong hai đường song song.

- Quan sát GV vẽ minh họa.

- HS nhận xét về khoảng cách các mảng họa tiết

trong đường

diềm.

- Quan sát GV vẽ minh họa.

- HS quan sát và nêu nhận xét về các loại họa tiết và cách sắp xếp

trong đường

diềm.

- Quan sát GV phân tích cách vẽ họa tiết.

- HS quan sát và nêu cảm nhận về một số bài vẽ có gam màu khác nhau.

- HS nhắc lại cách dùng màu trong trang trí.

- Quan sát GV phân tích cách dùng màu.

2. Chia khoảng để vẽ hoạ tiết nhắc lại hoặc xen kẽ.

- Đều nhau

- Không đều nhau.

3. Vẽ hoạ tiết vào các khoảng đã chia.

4. Vẽ màu a) Tìm mầu nền

b) Tìm mầu ngả về nóng hoặc lạnh sao cho có hoà sắc trong bài.

(5)

không nên dùng quá nhiều màu.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết cách làm bài vẽ trang trí.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, quan sát, thực hành.

- Phương pháp: Trực quan.

- Thời gian: 27phút - Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- GV nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp.

- quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách sắp xếp họa tiết cho bài vẽ của học sinh.

- HS làm bài tập. - Trang trí đường diềm.

Kích thước: 25 x 7 cm.

4.4. Đánh giá kết quả học tập:

- Mục tiêu:

+ HS trình bày nhận xét được bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Bố cục, hình vẽ, đường nét, màu sắc.

+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, biểu đạt.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.

- Thời gian: 3 phút - Cách thức thực hiện:

+ Gv để HS tự treo bài theo nhóm, hướng dẫn HS nhận xét bài của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Bố cục, hình vẽ, đường nét, màu sắc.

+ Gọi một vài HS nhận xét bài:

? Bài trang trí có cách sắp xếp đẹp đảm bảo những yêu cầu nào?

(6)

? Có những cách sắp xếp trang trí nào? Các bước làm bài trang trí cơ bản?

- HS trả lời.

+ Gv chốt kiến thức, và thu bài vẽ chấm điểm 1 tiết theo tiêu chí:

Loại đạt:

Sắp xếp bố cục mảng hình cân đối, rõ ràng, thuận mắt.

Màu sắc, hoạ tiết phù hợp với hình trang trí, màu sắc phong phú.

Tính sáng tạo độc đáo.

Trang trí một số đồ vật, sản phẩm trong cuộc sống . Loại chưa đạt: Không đạt những yêu cầu trên.

+ Nhận xét – kết luận.

4.5. Hướng dẫn về nhà: 1 phút

- Chuẩn bị bài mới: Đọc và xem trước bài 18: Vẽ trang trí – Trang trí hình vuông 5. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:

- Nội dung:...

- Phương pháp: ...

- Thời gian: ...

Duyệt, ngày .... tháng ... năm 2017 Tổ trưởng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nắm được những kiến thức vẽ trang trí về cách sắp xếp bố cục trong trang trí, màu sắc, màu sắc trong trang trí, trang trí hình vuông, trang trí đường diềm.. -

- HS quan sát một số đồ vật có trang trí đường diềm, nhận xét về: Hình dáng, bố cục, họa tiết và màu sắc.. -HS

+ GV cho HS treo bài, hướng dẫn HS nhận xét bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: hình ảnh, đường nét, bố cục... + Gọi một vài HS tự nhận xét bài của bản

1.3.Thái độ: Đánh giá những kiến thức đã tiếp thu được của học sinh; những biểu hiện tình cảm, óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục,

+ Học sinh hiểu biết thêm về một số công trình MT thời Lý + Rèn năng lực quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mĩ, biểu đạt.. - Phương pháp: Vấn

+ Giúp học sinh biết được thế nào là tranh chân dung và đặc điểm của người định vẽ (người mẫu)?. + Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm

+ Học sinh biết cách sử dụng màu sắc như thế nào để cho bài vẽ được đẹp hơn + Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan

+ Học sinh trình nhận xét được bài tập của bản thân, của ban theo các tiêu chí: Bố cục, hình vẽ của tranh đề tài trò chơi dân gian. + Rèn năng lực quan sát, đánh giá,