• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 33

Ngày soạn: 4.5.2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2018 Tập đọc

NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài: Hững hờ, không đề, bương.

Hiểu nội dung: Hai bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, bấp chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác (ở tù- bài Ngắm trăng; ở chiến khu, thời kì kháng chiến chống pháp gian khổ – bài Không đề). Từ đó, khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn.

2.kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát hai bài thơ, đọc đúng nhịp thỏ.Biết đọc diễn cảm 2 bài thơ- giọng ngân nga thể hiện tâm trang ung dung thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học

*TGĐĐHCM:GD cho HS học tập tinh thần yêu đời yêu thiên nhiên,yêu mến trẻ em của Bác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Đọc bài: Vương quốc vắng nụ

cười (phần 1), trả lời các câu hỏi SGK.

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài (30’)

Bài 1: Ngắm trăng

* Luyện đọc

- GV giúp HS hiểu một số từ ngữ trong bài

- GV đọc toàn bài

* Tìm hiểu bài

- Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

- Đây là nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc

- Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?

- Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?

* BVMT: Nét đẹp trong cuộc sống

- 4 H đọc theo cách phân vai

- 1 HS đọc bài

- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ ( mỗi em đọc 1 lượt)

- HS đọc thầm bài thơ

- Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù

- Hình ảnh Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

- Em thấy Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan trong cả những hoàn cảnh khó khăn.

(2)

gắn bó với MTTN...

c, Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ

- GV đọc mẫu bài thơ Bài 2 : Không đề

* Luyện đọc

- Giúp HS hiểu một số từ ngữ trong bài - GV đọc mẫu bài thơ

* Tìm hiểu bài

- Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

- Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác?

*QTE: Gv liên hệ thực tế GDHS....

- Nêu nội dung của bài thơ?

* Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ

- GV đọc mẫu bài thơ - HD cách đọc 3. Củng cố, dặn dò(4’)

*TGĐĐHCM: Hai bài thơ giúp em hiểu điều gì về tính cách của Bác Hồ?

- GV chốt lại : Hai bài thơ nói lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu

cuộc sống của Bác. Trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn, gian khổ, Bác vẫn lạc quan, ung dung, thư thái, hoà mình với con người, với thiên nhiên.

- Nhận xét tiết học.

- HS đọc diễn cảm (theo cặp) - HS thi đọc diễn cảm

- HS nhẩm đọc HTL bài thơ.

- Thi đọc thuộc lòng bài thơ - 1HS đọc bài

- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ

- Bác sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp rất gian khổ;

Những từ ngữ cho biết: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.

- Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việc quân việc nước, Bác xách, bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

- HS nêu

- HS đọc theo cặp - Vài HS đọc bài thơ

- HS đọc thuộc lòng bài thơ - Thi đọc thuộc lòng bài thơ

- Bác luôn lạc quan yêu đời, cả trong hoàn cảnh tù đày, hay kháng chiến gian khổ…

__________________________________

Toán

ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.

(3)

3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình vẽ trong bài tập 1 vẽ sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy III.CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

1.Kiểm tra bài cũ:(5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập

- GV nhận xét.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn tập một số kiến thức đã học về phân số.

b.Bài tập Bài 1:(6’)

- Gọi 1 hs đọc đề bài, hs làm bài, nối tiếp nhau trả lời

- GV nhận xét.

Bài 2: (6’) - Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm - Gọi 1 hs làm bài.

- Gv nhận xét.

Bài 3:(chọn 3 trong 5 ý)(6’)

- Gọi 1 hs đọc đề bài, hs làm bài vào bảng.

- Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?

- GV nhận xét.

Bài 4:(6’)

- Gọi 1 hs đọc đề bài, hs làm bài vào vở.

- GV nhận xét đánh giá Bài 5(6’)

- Gọi 1 hs đọc đề bài

- 2 HS lên bảng thực hiện.

- Hs nhận xét.

- HS lắng nghe

- 1 hs đọc đề bài - HS nối tiếp nhau trả

+ Hình 3 là hình có phần tô màu biểu thị phân số 52 , nên khoanh vào câu C

- 1 em đọc.

- Hs làm việc cá nhân.

- 1 hs làm bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1 hs đọc đề bài

- HS làm bài vào bảng

- Muốn rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu số của phân số đã cho cùng một STN khác 1.

3 2 6 : 18

6 : 12 18

12 ; 4 4 : 4 1

40 40 : 4 10 ;

18 18 : 6 3 24 24 : 6 4

- Hs nhận xét.

- 1 hs đọc đề bài - HS làm bài vào vở a)

2 3 2 2 7 14 3 3 5 15

à ó ;

5 7 5 5 7 35 7 7 5 35

x x

v c

x x

- 1 hs đọc đề bài

(4)

- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?

- Trong các phân số đã cho, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1.

- Hãy so sánh hai phân số

3 1;

6 1 với nhau.

- Hãy so sánh hai phân số 25 ; 23 với nhau.

- Y/c hs nối tiếp nhau trả lời - Gv nhận xét.

3.Củng cố dặn dò :(5’) - Nhận xét tiết học.

- Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- BT y/c chúng ta sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần.

+ Phân số bé hơn 1 là :

3 1 ;

6 1

+ Phân số lớn hơn 1 là : 25 ; 23 - Hai phân số cùng tử số nên phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn. Nên 31 > 16

- Hai phân số cùng mẫu số nên phân số có tử số bé hơn thì bé hơn, phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn.

Vậy 52 > 23

2

;5 2

;3 3

;1 6 1

Chính tả (Nghe - viết)

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x.

2.Kĩ năng: Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười.

3.Thái độ: HS rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

2 tờ phiếu viết nội dung BT2a.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

GV kiểm tra 2 HS – Tìm 3 từ láy bắt đàu bằng tiếng có thanh ngã, thanh hỏi.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài :(1’)

b. Hướng dẫn HS nghe – viết (20’) - GV hướng dẫn viết một số từ ngữ dễ lẫn:

- 2HS lên bảng.

- 1HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài: Vương quốc vắng nụ cười.

(5)

+ GV đọc: kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo.

- GV đọc từng câu, huặc cụm từ cho HS viết.

+ GV đọc lại bài.

+ GV thu 7 – 10 bài đánh giá, chữa bài.

- GV nhận xét chung.

d. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. (10’)

- Gv nêu yêu cầu của bài tập – chọn BT2a.

- Gv dán lên bảng 2 tờ phiếu viết nội dung bài.

- Gv nhận xét – chốt lại lời giải đúng:

Vì sao – năm sau – xứ sở – gắng sức – xin lỗi – sự chậm trễ.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Gv yêu cầu Hs ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả trong bài để không viết sai; về nhà kể lại cho người thân câu chuyện vui “chúc mừng…kỉ”.

- Gv nhận xét tiết học.

- Về nhà luyện viết nhiều.

Cả lớp theo dõi SGK - HS viết bảng con.

- HS gấp SGK - HS viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS đổi vở theo cặp sửa chữa lỗi.

- Hs đọc thầm câu chuyện vui, làm bài vào vở.

- 2HS lên bảng làm bài.

- Hs làm bài trên, phiếu đọc lại câu chuyện chúc mừng năm mới sau một

…thế kỉ.

______________________________________________

Luyện từ và câu

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tìm trạng ngữ trong câu.

2.Kĩ năng: Đặt được câu có sử dụng trạng ngữ.

3.Thái độ: HS có ý thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giấy khổ to

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’) - Thế nào là trạng ngữ?

- Đặt 2 câu có trạng ngữ.

- Nhận xét - đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Phần luyện tập

Bài tập 1:(8’) Gạch dưới trạng ngữ trong câu

- 2 HS trình bày

- HS đọc yêu cầu của bài

- 3 HS lên bảng gạch dưới bộ phận

(6)

- GV mời 3 HS lên bảng.

- GV chốt lại lời giải :

a, Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.

b, Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.

c, Tại Hoa mà tổ không được khen.

Củng cố về trạng ngữ Bài tập 2 :(8’)

- GV mời 3 HS làm bài trên ba băng giấy

- GV chốt lại lời giải đúng :

Câu a: Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.

Câu b: Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

Câu c: Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

Bài tập 3 : (8’) Đặt câu

- Yêu cầu mỗi em đặt một câu có trạng ngữ

- Đặt được 2 câu có trạng ngữ 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- GV cùng HS hệ thống lại bài - Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

trạng ngữ trong các câu văn

- 2 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm vào vở

- 3 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập - HS tiếp nối nhau đặt câu đã đặt.

Đạo đức

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: THĂM QUAN – NHÀ BIA YÊN DƯỠNG (TIẾT 1)

I.MỤC TIÊU

- Hs tìm hiểu lịch sử địa phương qua di tích lịch sử Nhà bia Yên Dưỡng.Cho HS thấy được tội ác của thực dân Pháp trong chiến tranh đối với dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về giếng làng Yên Dưỡng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(7)

1. Kiểm tra bài cũ(4') Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn tìm hiểu bài(27)

- GT : Yên Dưỡng là 1 làng quê được hình thành từ lâu đời, theo sử sách ghi lại trước kia thuộc xã Ngọc Lâm làng có đồi, ruộng, đầm có thể nói thiên nhiên đã ưu đãi cho làng một một vị trí thiên thời địa lợi, nhân hoà. Các dòng họ có có công khai sinh lập địa được lưu truyền : Họ Lê, Phạm, Nguyễn, Đỗ , Bùi, Tô, Hà…

- Cũng giống bao làng quê cổ kính khác…có giếng làng, đài tưởng niệm 127 người vô tội…

22/4/1949 năm Kỉ Sửu….

- Qua các thời kì sau cách mạng thành công, đặc biệt cuộc sống đổi mới, được sự lãnh đạo của Đảng đến nay ngày 22/4 hàng năm là ngày giỗ trận của làng.

Làng Yên Dưỡng trước kia có tên là xã nào Làng Yên Dưỡng có những di tích gì

Lí do giặc pháp giết hại

Trong điều kiện đó có mấy người còn sống

Ngày giỗ trận hàng năm của làng Yên Dưỡng là ngày nào?

Kết luận:

-Giới thiệu cho Hs về tinh thần, tình cảm, lòng yêu nước của dân tộc ta.

- NX đánh giá

-HS nghe, theo dõi - HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm báo cáo - Nhận xét, đánh giá bổ sung

-Xã Ngọc Lâm

- Giếng làng, đài tưởng niệm 127 người…giết hại

-Làng cách mạng

- 3 người ( chị Lê Thị Nhít lúc đó 6 tuổi, bị bắn gãy chân, chị Nguyễn Thị Sắn 6 tuổi bị đạn bắn sượt đầu và anh Phạm Văn Thường lên 7 tuổi bị đạn bắn vào bụng nhưng không chết)

- Ngày 22/4 hàng năm

3.Củng cố dặn dò(3')

- Em có suy nghĩ gì qua bài học này?

-Nhận xét, đánh giá chung giờ học

- Về tìm hiểu thêm lịch sử địa phương qua ông, bà, bố, mẹ.Dặn chuẩn bị bài sau ___________________________________________

(8)

Khoa học

TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu...

2.Kĩ năng: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình trang 128, 129 SGK.

- Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C CẠ Ọ Ơ Ả B N 1.Kiểm tra bài cũ:(4’)

+ Động vật thường ăn những loại thức ăn gì để sống?

+ Vì sao một số loài động vật lại gọi là động vật ăn tạp?

- Nhận xét.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’)

“Trao đổi chất …”. GV ghi đề.

b. Tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Trong quá trình sống động vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?(15’)

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 128, SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết.

Gợi ý: Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật và những yếu tố cần thiết cho đời sống của động vật mà hình vẽ còn thiếu.

- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.

+ Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống?

+ Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?

- Động vật thường ăn cỏ, ăn thịt, ăn sâu bọ, …để sống.

- Động vật ăn cả động vật và thực vật gọi là động vật ăn tạp.

- 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói với nhau nghe.

- Ví dụ về câu trả lời:

Hình vẽ trên vẽ 4 loài động vật và các loại thức ăn của chúng: bò ăn cỏ, nai ăn cỏ, hổ ăn bò, vịt ăn các loài động vật nhỏ dưới nước. Các loài động vật trên đều có thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí.

- Trao đồi và trả lời:

+ Để duy trì sự sống, động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô- xi có trong không khí.

+ Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường khí các- bô- níc, phân, nước tiểu.

(9)

+ Quá trình trên được gọi là gì?

+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật?

- GV: Thực vật có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình là do lá cây có diệp lục. Động vật giống con người là chúng có cơ quan tiêu hoá, hô hấp riêng nên trong quá trình sống chúng lấy từ môi trường khí ô- xi, thức ăn, nước uống và thải ra chất thừa, cặn bã, nước tiểu, khí các- bô- níc. Đó là quá trình trao đổi chất giữa động vật với môi trường.

Hoạt động 2:Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật:(10’)

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 HS.

- Phát giấy cho từng nhóm.

- Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. GV giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.

- Gọi HS trình bày.

- Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc, dễ hiểu.

3.Củng cố - Dặn dò: (5’)

- Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

+ Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở động vật.

+ Quá trình trao đổi chất ở động vật là quá trình động vật lấy thức ăn, nước uống, khí ô- xi từ môi trường và thải ra môi trường các chất cặn bã, khí các- bô- níc, phân, nước tiểu.

- Lắng nghe.

- Hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

- Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật, sau đó trình bày sự trao đổi chất ở động vật theo sơ đồ nhóm mình vẽ.

- Đại diện của 4 nhóm trình bày.

Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS trả lời

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 5.5.2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2018 Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Thực hiện được cộng, trừ phân số.

- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng trừ phân số.

(10)

3.Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:(4’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 5.

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài:(1’)

- Trong tiết học này các em sẽ cùng ôn tập về phép cộng, phép trừ phân số.

b.Hướng dẫn ôn tập Bài 1:(6’)Tính

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

- GV nhận xét.

Bài 2:(6’)

- Cho HS tự làm bài và chữa bài.

Bài 3(6’)

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.

- Yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài tập

7 6 7

4 2 7 4 7

2

7 4 7

2 6 7 2 7

6

7 2 7

4 6 7 4 7

6

7472 472 76

12 9 12

5 12

4 12

5 3

1

12 5 12

4 12

9 3 1 12

9

12 4 12

5 9 12

5 12

9

12 9 12

4 12

5 3 1 12

5

- HS theo dõi bài chữa của GV và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- HS nêu yêu cầu

- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở

35 31 35 21 35 10 5 3 7

2

35 21 35 10 35 31 7 2 35

31

35 10 35 21 35 31 5 3 35

31

35 31 35 10 35 21 7 2 5

3

- HS nêu yêu cầu

- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở

9

2 + x = 1 76 - x =

3

2 x –

2 1 =

4 1

x = 1 – 92 x = 76 -

3

2 x =

4 1 +

2 1

(11)

Bài 4(6’)

- Nêu lại yêu cầu bài và HD HS làm bài tập.

- Để tính được diện tích bể nước chiếm mấy phần vườn hoa chúng ta phải tính được gì trước?

- Khi đã biết được diện tích trồng hoa và diện tích lối đi thì chúng ta làm thế nào để tính được diện tích bể nước?

- Kết luận, nhận xét.

Bài 5(6’)

- Nêu lại yêu cầu bài và HD HS làm bài tập.

- Để biết được con sên nào bò nhanh hơn chúng ta phải biết được gì ?

- Nhận xét.

3.Củng cố- Dặn dò:(4’) - GV tổng kết giờ học.

- Tuyên dương hs.

x = 97 x = 214 x =

4 3

- Đọc yêu cầu của bài

- Để tính được diện tích bể nước chiếm mấy phần vườn hoa chúng ta phải tính diện tích trồng hoa và diện tích lối đi.

- Khi đã biết được diẹn tích trồng hoa và diện tích lối đi thì chúng ta lấy diện tích cả vườn hoa trừ đi tổng diện tích trồng hoa và lối đi.

- 1 hs lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét, sửa sai.

- Đọc yêu cầu của bài.

- Để biết được con sên nào bò nhanh hơn chúng ta phải biết được mỗi con bò được bao xa trong 1 phút hoặc trong 15 phút?

- 1hs lên bảng giải bài - Nhận xét, sửa sai.

_____________________________________

Kể chuyện KHÁT VỌNG SỐNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh hoạ, Hs kể lại được câu chuyện Khát vọng sống, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.

- Hiểu truyện biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện; Ca ngợi con người khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, nghe.

- Lắng nghe bạn kể lại huyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

3.Thái độ:- HS yêu thích môn học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tự nhận thức - xác định giá trị bản thân: Nhận thức được tầm quan trọng của sự sống.

- Tư duy sáng tạo: biết nhận xét, bình luận những việc làm đúng.

(12)

- Làm chủ bản thân: Biết đảm nhận trách nhiệm của bản thân với những việc mình làm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

ƯDCNTT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ:(4’)

- Gv mời 1-2 hs kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được nghe, được đọc

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:(1’)

b. Gv kể chuyện khát vọng sống (8’)

- Gv kể lần 1.

- Gv kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ

c. Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.(19’) - Kể trong nhóm.

- Gv quan sát các nhóm.

- Thi kể trên lớp

- Gv quan sát yêu cầu mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều nói ý nghĩa của câu chuyện.

*BVMT: GVgiáo dục HS ý thức BVMT....

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Gv mời 1hs nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.

*QTE: GV liên hệ thực tế GDHS...

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà kế lại câu chuyện trên cho người thân. Đọc trước đề bài và gợi ý của bài tập tuần 33.

- 2 hs kể

- Hs nghe

- Chú ý quan sát

- Kể trong nhóm.

- Hs kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 2 ( mỗi em kể 2 - 3 tranh). Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện. Cả nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Một vài tốp Hs ( mỗi tốp 2 – 3 em) thi kể từng đoạn của câu chuyện.

- Vài hs thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, bạn hiểu chuyện nhất.

- Ca ngợi con người với khát vọng sóng mãnh liệt đã vượt qua đói, khát chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 6.5.2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2018 Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiếp theo)

(13)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thực hiện được nhân, chia phân số.

- Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán.

3.Thái độ: Yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, phiếu học tập - SGK. Bảng phụ .

III.CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

1.Kiểm tra bài cũ:(5’) Ôn tập về các phép tính với phân số

- GV yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) Trong giờ học này chúng ta sẽ ôn tập về phép nhân và phép chia phân số.

b. HD HS ôn tập Bài 1:(9’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân, chia hai phân số trước khi làm bài.

- GV cùng HS nhận xét.

Bài 2:(6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- HS nêu cách làm

- 2 HS lên bảng làm bài.

2b/ 4361=129 122 1211;

6 1 12

2 12

9 12 11 4 3 12

11 ;

12 9 12

2 12 11 6 1 12

11 ;

12 11 12

9 12

2 4 3 6

1

- HS nhận xét - Lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS nêu lại các quy tắc nhân ; chia hai phân số

- 2HS lên bảng làm bài + cả lớp làm nháp.

a)3274 218 ; 218 :32 218 23 4224;

3 2 4 7 21

8 7 :4 21

8 ; 7432 218 . b)113 2116 ; 116 :113 116 113 2;

11 3 2 1 11 2 6 11:

6 ; 2113 116 . c)8 4 2 8; ; ;

7 1 7 7

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài theo cặp - Đại diện cặp trình bày

(14)

- GV cùng HS nhận xét.

Bài 3 :(7’) - Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm

- Gọi 2 hs trình bày bài làm, giải thích . - Gv nhận xét.

Bài 4:(8’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi ta điều gì?

- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 hs lên làm bảng phụ

GV thu một số vở - nhận xét 3.Củng cố. Dặn dò:(4’)

- Nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số?

- GV nhận xét tiết học.

a. 72  x = 32 ; b.52:x31 ; x = 32:72 x = 52:31 x = 73 x = 56 c. x : 117 22

x = 22 x 117 x = 14 - 1 em đọc.

- Hs làm việc cá nhân.

- 2 hs làm bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS trả lời

HS tự giải bài toán vào vở, 2 hs lên làm

Bài giải a.Chu vi hình vuông là:

5 4 8 5

2 (m )

Diện tích tờ giấy hình vuông là:

25 4 5 2 5

2 (m2) Đáp số: a.P =

25

; 4 5

8m S m2

- HS tiếp nối nhau nêu – HS khác nhận xét.

- 1 hs nêu.

______________________________________

Tập đọc

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (TIẾP)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ: Tóc để trái đào, vườn ngự uyển. Hiểu được nội dung phần tiếp của truyện và ý nghĩa của toàn truyện: Tiếng cười như một phép mầu làm

(15)

cho cuộc sống của vướng quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt lời các nhân vật ( nhà vua, cậu bé).

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK (phóng to)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc lòng 2 bài thơ: Ngắm trăng, Không đề, trả lời câu hỏi về nội dung bài

- Nhận xét - đánh giá.

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (1’) b. Luyện đọc (8’)

- Tổ chức cho HS đọc tiếp nối ( 3 lượt ) - GV giúp HS sửa lỗi phát âm, hiểu một số từ mới (Tóc để trái đào, vườn ngự uyển

- G đọc toàn bài c. Tìm hiểu bài (10’)

- Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ?

- 2 Hs đọc

- HS đọc tiếp nối - HS đọc chú giải - HS đọc theo cặp - 1, 2 HS đọc cả bài

- …ở xung quanh cậu : ở nhà vua- quen lau miệng, bên mép vẫn dính một hạt cơm; ở quan coi vườn ngự uyển-

- Vì sao những chuyện ấy buồn cười ? - Bí mật của tiếng cười là gì ?

- Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ?

* Nêu ý nghĩa của truyện ?

d. Hướng dẫn đọc diễn cảm (8’)

- GV đọc diễn cảm đoạn “ Tiếng cười thật….có tàn lụi” giúp HS phát hiện giọng đọc phù hợp

- GV mời 5 HS đọc diễn cảm toàn bộ truyện theo cách phân vai.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên ...

- …Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược, với cái nhìn vui vẻ, lạc quan.

- Tiêng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.

- Hs nêu.

- 3 HS đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai

- HS đọc theo cặp- luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm trước lớp

(16)

- Nêu ý nghĩa của bài

*QTE: Gv liên hệ thực tế GDHS...

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

- HS nêu

______________________________________________

Văn hóa giao thông

Bài 8: ĐỂ XE ĐẠP ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH

I. MỤC TIÊU

- Biết được để xe đúng nơi quy định, sắp xếp xe gọn gàng giúp cho việc lưu thông dễ dàng hơn và góp phần làm cho cuộc sống thêm đẹp.

- Thực hiện để xe đúng quy định, sắp xếp xe gọn gàng, hợp lí.

- Tự giác thực hiện và nhắc nhở mọi người để xe đạp đúng nơi quy định, sắp xếp xe gọn gàng, hợp lí.

- Yêu quý, giữ gìn xe đạp của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV : Tranh ảnh trong SGK và sưu tầm thêm.

 HS: Sách văn hóa giao thông lớp 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Hoạt động trải nghiệm( 5')

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân - Trong lớp, bạn nào tự đi lại bằng xe đạp?

- Khi đến trường, em để xe ở đâu?

- Khi đến nhà bạn, em để xe ở đâu?

- Khi đến cửa hàng, em để xe ở đâu?

- Giới thiệu bài: Xe đạp là phương tiện đi lại quen thuộc của chúng ta, vậy khi đi đến nơi, chúng ta phải để xe ở đâu? Và để như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học

2. Hoạt động cơ bản: Đọc và tìm hiểu câu chuyện(10')

Phân tích truyện: Phải để xe gọn gàng - Yêu cầu HS đọc nội dung câu chuyện.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Các bạn đã để xe đạp trước nhà Toàn như thế nào?

Câu 2: Tại sao người đi bộ không thể đi trên lề đường được?

Câu 3: Anh Toàn đã hướng dẫn các bạn sắp

- HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.

- HS đưa tay

- HS trả lời theo thực tế của bản thân

- Lắng nghe

- 1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Các nhóm thảo luận; trình bày:

Câu 1: Các bạn để xe dựng ngang,dựng dọc trước nhà Toàn, một số chiếc còn dựng cả xuống long đường.

Câu 2: người đi bộ không thể đi trên lề đường được vì lối đi đã bị chắn hết.

Câu 3: Có 7 chiếc xe, các bạn nên

(17)

xếp xe như thế nào?

Câu 4: Nhờ anh của Toàn hướng dẫn, xe cộ đã được sắp xếp như thế nào?

+ Qua câu chuyện, em học hỏi được điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV Kết luận:

+ Chúng ta phải để xe đúng quy định. Nơi có nhà xe,chúng ta phải để trong nhà xe.

Nơi không có nhà xe, để sát một bên đường, bên cửa, không chắn lối đi…

+ Khi để xe, phải để gọn gàng, ngay hàng, thẳng lối.

* GV chốt ý:

Xe cộ sắp xếp gọn gàng

Đúng nơi, đúng chỗ dễ dàng lưu thông 3. Hoạt động thực hành(13')

- Gv đưa từng tranh

- Tranh 1

+ H: Em nên để thế nào cho đúng?

+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: ta nên để xe hai bên cửa để không ảnh hưởng lối đi.

- Tranh 2 - Tranh 3

+ Để xe như tranh 2, tranh 3 sẽ đem lại lợi ích như thế nào?

- Tranh 4

+ Em nên để thế nào cho đúng?

+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: Ta nên đưa xe lên lề đường, xếp gọn gàng vào 1 vị trí.

- Tranh 5

+ Em nên để thế nào cho đúng?

+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: ta nên xếp xe ngay hàng thẳng lối hai bên lối ra vào cửa hàng.

- Tranh 6

+ Em nên để thế nào cho đúng?

+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: Không được

để hai bên cửa ra vào: bên trái 4 chiếc, bên phải 3 chiếc và không được để xe dưới lòng đường.

Câu 4: Xe cộ đã được để ngay hàng, thẳng lối, không làm ảnh hưởng đến vỉa hè dành cho người đi bộ.

- Hs trình bày ý kiến cá nhân.

- 2 HS đọc, lớp đồng thanh

- Hs đưa thẻ đúng sai, giải thích.

Đối với tranh sai, cho biết em nên để xe như thế nào cho đúng?

- Tranh 1: Sai.

+ Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân - Tranh 2: Đúng

- Tranh 3: Đúng

- Không chắn lối đi. Làm cho khung cảnh thêm đẹp, gọn gàng, ngăn nắp.

- Tranh 4: Sai.

+ Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân - Tranh 5: Sai.

+ Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân

- Tranh 6: Sai.

+ Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân

(18)

để xe ở nơi trái quy định.

- Qua các tranh trên, em nhận thấy phải để xe đạp như thế nào?

- Để xe đạp gọn gàng, ngăn nắp đem lại lợi ích gì?

* GV Kết luận:

+ Phải để xe gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng lối đi lại của mọi người.

+Để xe gọn gàng là góp phần làm khung cảnh xung quanh thêm đẹp và bảo quản xe tốt hơn.

4. Hoạt động ứng dụng(5')

( thay tình huống trong sách bằng tình huống thực tế khác)

* Tình huống: Tuấn chở Lan đến trường bằng xe đạp. Khi đến trường, Tuấn để xe nằm trên phần sân ngay cạnh lớp học. Thấy lạ, Lan bèn hỏi:

- Sao bạn lại để xe thế này?

- Xe mình hỏng chân chống, không đứng được?

- Nhưng sao bạn lại để xe ở ngay lớp thế này?

- Để đây cho tiện, lúc về ra lấy cho nhanh ra nhà xe xa lắm.

Nếu em là Lan, em sẽ làm gì?

- Nhận xét, tuyên dương, chốt: Khi đến trường, các em cần để xe trong nhà xe. Sắp xếp xe gọn gàng, ngăn nắp để quang cảnh trong trường thêm đẹp, xe đạp của em được giữa gìn, bảo quản cẩn thận hơn.

GHI NHỚ:

Dù em đi học, đi chơi…

Để xe đúng chỗ đúng nơi, gọn gàng 5. Củng cố, dặn dò(2')

- Nhận xét tiết học

- Bài sau: Không ném đất, đá ra đường giao thông

+ Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân + Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân

- Hs đọc tình huống - Thảo luận nhóm 4

- Một số nhóm đóng vai giải quyết tình huống

- Các nhóm khác nhận xét.

___________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

I. MỤC TIÊU

(19)

1.Kiến thức: Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.

2.Kĩ năng: Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài (HS đã viêt) để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Một 3 tờ giấy khổ rộng để HS viết đoạn mở bài gián tiếp (BT2), kết bài mở rộng (BT3).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã quan sát.

- Đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật.

- Nhận xét - đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn H làm bài tập Bài tập 1 : (9’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài, các kiểu kết bài

- GV kết luận câu trả lời đúng:

Ý a, b :

- Đoạn mở bài (2 câu đầu): Mở bài gián tiếp

- Đoạn kết bài (câu cuối): Kết bài mở rộng

Ý c, :

- Để mở bài theo kiểu trực tiếp, có thể chọn những câu văn sau: Mùa xuân là mùa công múa.(bỏ đi từ cũng)

- Để kết bài theo kiểu không mở rộng, có thể chọn câu văn sau: Chiếc ô máu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng mùa xuân ấm áp.(bỏ câu kết bài mở rộng Quả không ngoa khi…) Bài tập 2 :(9’)

- GV gợi ý – nhắc HS một số lưu ý…

- GV phát 1 số phiếu cho HS làm bài

- 1 H trình bày - 1 H trình bày

- 1 HS đọc nội dung của bài tập 1

- HS đọc thầm bài văn Chim công múa, làm bài cá nhân

- HS phát biểu ý kiến

- HS đọc yêu cầu của bài tập 2 - HS viết đoạn mở bài vào vở

- Một số HS viết vào phiếu của GV phát

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài của mình.

(20)

- GV mời HS làm bài trên giấy dán bài trên bảng lớp

- GV nhận xét.

Bài tập 3 : (9’)

- GV hướng dẫn và nhắc HS: Đọc thầm lại các phần đã hoàn chỉnh của bài văn….

- GV mời số HS làm bài trên giấy khổ to dán lên bảng

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Có mấy kiểu mở bài, kết bài?

- Nhận xét tiết học.

- về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập - HS viết đoạn kết bài vào vở

- Vài HS làm trên giấy khổ to trình bày trên bảng lớp

- HS nhận xét

_________________________________________________

Khoa học

QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.

2.Kĩ năng: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học,thích khám phá thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 103, 131sgk.

- Giấy A0 , bút vẽ đủ dùng cho các nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống

2. Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài:(1’)

Hoạt động 1: (13’)Trình bày mối quan hệ giữa thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 130 sgk.

+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình?

+ Yêu cầu HS nói về: ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ.

- 1HS trình bày

- HS quan sát hình 1 ( 130 – sgk )

…người ta sử dụng các mũi tên trong hình 1 trang 130.

+ Mũi tên xuất phát từ khí các - bô - níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các - bô - níc được cây ngô hấp

(21)

+ “Thức ăn” của cây ngô là gì?

+ Từ những “thức ăn” đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?

Kết luận: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng

Hoạt động 2: (14’)Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.

+ Thức ăn của châu chấu là gì?

+ Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?

+ Thức ăn của ếch là gì?

+ Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì?

- GV chia nhóm ( 6 nhóm), phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.

Kết luận:

Sơ đồ ( bằng chữ ) sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

Cây ngô  Châu chấu  Ếch 3. củng cố, dặn dò(4’)

GV mời 1 vài HS viết một sơ đồ thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia

* GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

thụ qua lá.

+ Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây hấp thụ qua rễ.

- …Lá ngô

- …Cây ngô là thức ăn của châu chấu - …châu chấu

- …châu chấu là thức ăn của ếch

- HS làm việc theo nhóm, các bạn cùng thời gian vẽ sơ đồ sinh vật này thức ăn của sinh vật kia bằng chữ.

- Các nhóm trình bày sản phẩm và cử đại diện trình bày.

_______________________________________

Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Tính giá trị của biểu thức với các phân số.

2.Kĩ năng: Giải được bài toán có lời văn với các phân số.

(22)

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yờu cầu hs chữa bài tập 2 - Nhận xét.

2.Bài mới.

a.Giới thiệu bài(1’) Trực tiếp.

b.Bài giảng hướng dẫn hs làm bài tập.

Bài 1:(7’)

- Y/c hs nêu yêu cầu bài toán.

- Hd hs làm phần a.

- Cho hs tự làm bài vào vở.

- Gọi 3 hs lờn bảng chữa bài.

- Nhận xét đưa ra kết quả đúng.

- Nêu cách chia 1 tổng (hiệu) cho 1 số?

- Nêu cách nhân 1 tổng (hiệu) cho 1 số?

+ Bài tập ôn lại những tính chất nào của phân số?

Bài 2:(7’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu tự làm bài.

- Gọi 4 hs lên bảng làm bài

- Nhận xét - chốt kết quả đúng.

- Thực hiện yêu cầu của gv.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Hs theo dõi.

- Tự làm bài

- 3 hs làm trên bảng lớp.

- Nhận xét - chữa bài.

2 11 11 : 1 15

7 15

8 11 : 2 15

7 11 : 2 15 . 8 d

7 5 5 :2 7 4 5 :2 7 6 5 :2 7 4 7 . 6 c

3 1 9 2 9 x 7 5 3 9 x2 5 3 9 x7 5 .3 b

7 3 7 x3 11

5 7 x3 11

6 7 x3 11

5 11

6

 

 

- Hs nêu.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Tự làm bài vào vở.

- 4 Hs lên bảng.

3 1 3 x4 6 x5 4 x3 5 2 4 : 3 6 x5 4 x3 5 .2 d

1 2 x5 5 x4 4 x3 3 2 5 :1 5 x4 4 x3 3 .2 b

70 1 8 x 7 x 6 x 5

4 x 3 x 2 x . 1 c 5; 2 5 x 4 x 3

4 x 3 x 2

2

- Nhận xét.

(23)

Bài 3:(8’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập - Y/c hs tóm tắt bài toán.

- Gọi hs làm bài trên bảng.

- Dưới lớp làm vào vở.

- Nhận xét - chốt lại lời giải đúng.

Bài 4:(7’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập.

- Nhận xét - chốt kq đúng.

- Bài toán ôn tập dạng toán nào?

3.Củng cố- Dặn dò(5’) - Hệ thống nội dung bài.

- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- 1Hs tóm tắt bài toán.

- 1Hs lên bảng làm bài.

- Hs làm bài - Nhận xét.

Bài giải Số vải may quần áo là:

16(m)

5 x4 20

Số vải còn lại là:

20 - 16 = 4 (m).

4 mét vải may được số túi là:

4 : 6

3

2 (cái túi).

Đáp số: 6 cái túi.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Làm bài rồi đọc kết quả trước lớp.

Đáp án:

D. 20

- 1Hs trả lời.

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 7.5.2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2018 Toán

ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Chuyển đổi được số đo khối lượng

2.Kĩ năng: Thực hiện được phép tính với số đo khối lượng.

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

- SGK

III.CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ :(5’)

- GV yêu cầu HS chữa bài tập - Gv nhận xét.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) Trực tiếp

- 3 hs lên làm bài - Lớp nhận xét.

(24)

b. Thực hành: . Bài 1(6’)

- HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS tự làm bài vào vở, gọi 2HS làm bài trờn bảng

- Lớp nhận xét, Gv đánh giá.

Bài 2(6’)

- HS nêu yêu cầu của bài tập.

- Gv viết lên bảng 3 phép đổi sau:

2

1yến = ...kg 7 tạ 20 kg =...kg 1500kg = ...tạ

- Gv yêu cầu HS nêu cách đổi của mình trong những trường hợp trên.

- Nhận xét các ý kiến của HS.

- Gv nhắc HS chuyển về cùng đơn vị đo rồi mới so sánh.

- Y/c HS làm các phần còn lại.

- Gv chữa bài trên bảng

Bài 3(6’)

- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.

- Y/c học sinh tự làm bài và chữa bài - Nhận xột.

Bài 4(6’)

- Gọi hs đọc bài toán

- GV hỏi: Để tính được cả con cá và mớ rau nặng bao nhiêu ki= lô- gam ta làm như thế nào?

- Gv yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm .

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 5(6’)

- Cho HS nêu yêu cầu bài

- 1Hs đọc yêu cầu

- 2Hs lên bảng làm bài, lớp làm 1yến = 10kg 1tạ=10yến 1tạ = 100kg 1tấn = 10tạ 1tấn = 1000kg 1tấn =100yến - 1Hs đọc yêu cầu

- Hs lần lượt nêu

- 2Hs lên bảng làm bài, lớp làm - HS kiểm tra bài cho nhau.

10yến = 100kg

2

1yến = 5kg 50kg = 5 yến 1yến8kg = 18kg 5tạ = 50yến 1500kg = 15 tạ 30yến = 3tạ 7tạ20kg = 720kg 32 tấn = 320 tạ 4000kg = 4tấn 230tạ = 23 tấn 3tấn25kg = 3025kg - 1Hs đọc yêu cầu

- 2Hs lên bảng làm bài, lớp làm

2kg7hg = 2700g 60kg7g = 6007g 5kg3g < 5035g 12500g = 12kg500g - 1Hs đọc.

- Hs nêu cách làm.

- 1Hs lên bảng làm bài, lớp làm - HS chữa bài.

Lời giải 1kg700g = 1700g

Cả con cá và mớ rau nặng là 1700+300=2000(g) Đáp số: 2000g - 1Hs đọc yêu cầu.

(25)

- GV yêu cầu cả lớp giải bài toán vào vở .

- Gv nhận xét bài của HS . 3. Củng cố , dặn dò:(5’) - GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1Hs lên bảng làm bài, lớp làm Bài giải

Xe chở được số tạ gạo là:

50 x 32 = 1600 (kg).

1600kg = 16 (tạ).

Đ/Số: 16 tạ.

_____________________________________

Luyện từ và câu

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU

I. MỤC TIÊU

- Giảm tải: Không dạy phần nhận xét và ghi nhớ.

-Nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT12, mục III); bước đầu biết dung trạng ngữ chỉ mục đích trong cu (BT2, BT3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm ghi sẵn bài tập 2.

- Phiếu bài tập ghi BT3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1.Kiểm tra bài cũ(5'):

MRVT: Lạc quan – Yêu đời - Nhận xét

2.Bài mới:

a/Giới thiệu(1'): GV nêu – ghi tựa

Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu B/Phần luyện tập:

* Bài tập 1(9'):

-1 HS đọc nội dung BT1 dùng bút chì gạch chân trạng ngữ

- HS làm việc cá nhân.

-Nhận xét, KL và tuyên dương.

*Bài tập 2(11'):

-GV chia nhóm phát bảng nhóm ghi nội dung bài tập 2 yêu cầu HS thảo luận tìm trạng ngữ

* Bài tập 3(9')

- Cả lớp tham gia.

- HS nêu yêu cầu - HS làm bài

a) Để tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.

b)Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!

c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

- HS nêu yêu cầu - HS thảo luận nhóm.

VD : Để lấy nước tưới cho ruộng đồng, xã em vừa đào một con mương.

Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.

Để thân thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.

- HS nêu yêu cầu

(26)

-GV phát phiếu bài tập ghi nội dung bài tập 1 yêu cầu HS thảo luận theo cặp hoàn thành.

- Chú ý câu hỏi mở đầu mỗi đọan để thêm đúng CN- VN vào câu in nghiêng.

3.Củng cố, dặn dò(5')

- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.

- Nhận xét –Tuyên dương.

- Dặn dò.

- HS làm bài

- HS thảo luận hoàn thành.

- Trình bày.

Đoạn a: Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.

Đoạn b: Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.

____________________________________

Tập làm văn

MIÊU TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật sau giai đoạn học về văn miêu tả con vật.

2.Kĩ năng: Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay,chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ các con vật trong SGK, ảnh minh hoạ một số con vật G và H sưu tầm.

- Giấy bút để làm bài kiểm tra

- Bảng lớp viết đề bài và dàn ý bài văn miêu tả con vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Kiểm tra phần chuẩn bị giấy kiểm tra 2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. GV chép đề bài ( Chọn 1 trong 3 đề sau) (27’)

Đề 1 : Tả một con vật nuôi trong nhà.

Đề 2 : Tả một con vật em chợt gặp trên đường.

Đề 3 : Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên hoạ báo hay trên truyền hình , phim ảnh.

- GV nhắc HS nên lập dàn ý trước khi viết, nên viết nháp trước khi viết bài vào giấy kiểm tra.

- GV thu bài về nhà

- HS chú ý

- HS làm bài

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

2.Kĩ năng: Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực. 3.Thái độ: HS

2.Kĩ năng:- Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực.. 3.Thái độ:- HS

2.Kĩ năng: Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực.. 3.Thái độ: HS

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết