• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 4/11/2021 Tiết 62

BÀI 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khẳng định: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

- Trình bày và phân tích được TN phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu.

- Trình bày và phân tích được TN phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD để rút ra kết luận như trên.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích hiện tượng phân tích ánh sáng trắng và ánh sáng màu qua thí nghiệm.

- Vận dụng kiến thức thu thập và giải thích các hiện tượng ánh sáng màu: Cầu vồng, bong bóng xà phòng ...dưới ánh sáng trắng.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, nghiêm túc.

- Có ý thức sử dụng ánh sáng màu phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. Chuẩn bị:

*GV: SGK, tài liệu tham khảo.

* HS: Chuẩn bị cho mỗi nhóm - Một lăng kính tam giác đều.

- Một màn chắn trên có khoét 1 khe hẹp.

- Một bộ các tấm lọc màu xanh, đỏ, nửa đỏ nửa xanh.

- Một đĩa CD.

- Một đèn phát ánh sáng trắng.

III. Tiến trình dạy - học 1 Kiểm tra bài cũ: (5p) - GV: Gọi 2 HS lên bảng - HS1: Chữa bài tập 52.2; 52.5.

- HS2: Chữa bài 52.4

(2)

2.Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

=> Đặt vấn đề: Có nhứng hình ảnh màu sắc rất lung linh như cầu vồng, bong bóng xà phòng...Vậy tại sao lại có những màu sắc ở các vật như vậy? Bài mới

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Phát biểu được khẳng định: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

- Trình bày và phân tích được TN phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu.

. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1:. Tìm hiểu về việc phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính. (15p) - GV: Yêu cầu HS đọc tài

liệu mục I

- GV: Lăng kính là gì?

- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu TN 1

+ Mục đích thí nghiêm?

+ Dụng cụ thí nghiệm?

+ Các bước tiến hành thí nghiệm?

- GV: Kết luận. Hướng dẫn cá bước tiến hành thí nghiệm.

Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Mô tả hiện tượng quan sát được -

> Trả lời C1.

Thời gian: 5 p

- GV: Theo dõi, trợ giúp

- HS: Đọc SGK -> Trả lời.

- HS: Tìm hiểu -> Trả lời.

I. Phân tích một chùm sáng trắng bằng lằng kính 1. Thí nghiệm:

(SGK /139)

- Lăng kính là một khối trong suốt có 3 gờ song song.

C1: Dải mầu có nhiều mầu nằm sát cạnh nhau: Đỏ -> da cam -> vàng -> lục -> lam -

> chàm -> tím.

2. Thí nghiệm 2 :

a, Chắn trước khe sáng một tấm lọc màu đỏ -> Quan sát.

b, Chắn trước khe sáng một tấm lọc màu xanh -> Quan sát.

c, Chắn trước khe sáng một

(3)

các nhóm.

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN.

- GV: Giới thiệu hình ảnh quan sát được chụp ở (3) cuối SGK => Kết luận về các dải màu tạo ra từ sự phân tích ánh sáng trắng.

- GV: Khi chắn trước khe sáng 1 tấm lọc màu đỏ hoặc xanh thì đặt mắt sau lăng kính ta nhận được hình ảnh gì?

- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành TN 2 Thời gian: 5 phút.

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo.

- GV: Kết luận.

- GV: Qua hai thí nghiệm trên, rút ra được kết luận gì?

- HS: Hoạt động nhóm + Nhận dụng cụ

+ Tiến hành TN

+ Quan sát hiện tượng + Trả lời C1.

- HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- HS: Trả lời dự đoán.

- HS: Tiến hành TN 2 Trao đổi, thảo luận trả lời C2.

- HS: Các nhóm báo cáo.

- HS: Trả lời C3, C4

- HS: Rút ra kết luận.

tấm lọc nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh -> Quan sát.

C2: a, Khi chắn khe hẹp bằng tấm lọc mầu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ.

- Bằng tấm lọc mầu xanh có vạch xanh, hai vạch này không nằm cùng một chỗ.

b, Khi chắn khe hẹp bằng tấm lọc nửa trên mầu đỏ, nửa dưới mầu xanh thì ta thấy đồng thời có hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau.

C3: Bản thân lăng kính là một khối chất trong suốt không mầu nên nó không thể đóng vai trò như tấm lọc mầu được.

- Nếu lăng kính có tác dụng nhuộm mầu cho chùm tia sáng thì tại sao chỗ này chỉ nhuộm mầu xanh, chỗ kia nhuộm mầu đỏ, trong khi đó các vùng mà các tia sáng đi qua trong lăng kính có T/C hoàn toàn như nhau

Như vậy chỉ có ý kiến thứ 2 là đúng

C4: Trước lăng kính ta chỉ có một dải sáng trắng, sau lăng kính ta thu được nhiều dải sáng màu. Như vậy, lăng kính đã phân tích từ dải sáng trắng nói trên ra nhiều dải sáng màu, nên ta nói TN 1 SGK là TN phân tích ánh sáng trắng.

3. Kết luận:

(SGK/140)

2: Tìm hiểu sự phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD.

(4)

(10p)

- GV: Hướng dẫn HS làm TN 3 SGK.

Phát dụng cụ cho các nhóm. Yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành TN3.

Thảo luận, trả lời C5, C6 Thời gian: 5 phút.

- GV: Hỏi

+ ánh sáng chiếu tới đĩa CD là ánh sáng gì?

+ ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có những màu nào ? + Vì sao TN 3 cũng là TN phân tích ánh sáng trắng?

- GV: Rút ra kết luận?

- GV: Rút ra kết luận chung.

- HS: Hoạt động nhóm tiến hành TN3. Thảo luận, trả lời C5, C6.

- HS: Mô tả hiện tượng quan sát được.

- HS: Trả lời.

- HS: Nêu kết luận.

II. Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD

1. Thí nghiệm 3:

C5: Khi chiếu ánh sáng trắng vào mặt ghi của một đĩa CD và quan sát ánh sáng phản xạ ta nhìn thấy theo phương này có ánh sáng màu này, theo phương khác có ánh sáng màu khác.

Có nhiều dải màu từ đỏ đến tím.

C6: + ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng trắng.

+ Tuỳ theo phương nhìn ta có thể thấy a/s từ đĩa CD đến mắt ta có màu này hay màu kia.

+ Trước khi đến đĩa CD, chùm sáng là chùm sáng trắng, sau khi phản xạ trên đĩa CD, ta thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau vậy TN với đĩa CD là TN phân tích ánh sáng trắng.

2. Kết luận:

(SGK/140) III. Kết luận chung:

Có thể có nhiều cách phân tích 1 chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

(5)

Câu 1: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.

D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.

Câu 2: Lăng kính là A. Một khối trong suốt.

B. Một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.

C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.

D. Một khối có màu đen.

Câu 3: Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:

A. Ánh sáng màu trắng.

B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.

C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.

D. Ánh sáng đỏ.

Câu 4: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:

A. chùm sáng trắng B. chùm sáng màu đỏ C. chùm sáng đơn sắc D. chùm sáng màu lục

Câu 5: Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?

A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.

B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.

C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.

D. Chiếu một chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.

Câu 6: Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía. Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?

A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục.

B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.

C. Không thấy có ánh sáng.

D. Các câu A, B, C đều sai.

Câu 7: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng:

A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ.

B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì.

C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính.

D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

Câu 8: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?

(6)

A. Hiện tượng cầu vồng.

B. Ánh sáng màu trên váng dầu.

C. Bong bóng xà phòng.

D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.

Câu 9: Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu trắng hợp thành.

B. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, lục, lam tạo thành.

C. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ cánh sen, vàng, lam hợp thành.

D. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím hợp thành.

Câu 10: Chùm sáng trắng là chùm sáng:

A. Có màu trắng.

B. Có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

C. Không có màu.

D. Có màu đỏ.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Yêu cầu HS trả lời C7; C9

- GV: Kết luận.

- HS: Trả lời C7, C9.

C7: Chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng đỏ. Ta có thể coi như tấm lọc màu đỏ có tác dụng tách chùm sáng đỏ khỏi chùm sáng trắng. Nếu thay tấm lọc màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh thì ta lại được ánh sáng xanh, cứ như thế cho các tấm lọc màu khác, ta sẽ biết được trong chùm sáng trắng có những ánh sáng nào. đây cũng là 1 cách phân tích ánh sáng trắng.

C9: Bong bóng xà phòng, váng dầu...

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức

(7)

đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

* Giải thích hiện tượng :thỉnh thoảng sau cơn mưa, nhìn về hướng đối diện với Mặt Trời ta có thể thấy được cầu vồng.

Ánh sáng trắng của Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước liti còn sót lại trên không trung sau cơn mưa đã bị phân tích thành các ánh sáng màu và tạo thành cầu vồng.

Hiện tượng thấy được các dải màu của bong bóng xà phòng cũng được giải thích tương tự.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Làm câu C8.

- BT 53.54.1; 53.54.4 (SBT)

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

Tiết 63

(8)

BÀI 54: SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trả lời được các câu hỏi, thế nào là sự trộn 2 hay nhiều ánh sánh màu với nhau?

- Trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sánh màu.

- Dựa vào sự quan sát, có thể mô tả được màu của ánh sánh mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sánh màu với nhau.

- Trả lời được các câu hỏi: Có thể trộn được các ánh sánh trắng hay không, có thể trộn được “ánh sánh đen” hay không?

2. Kĩ năng:

- Tiến hành thí nghiệm để tìm ra quy luật trộn màu ánh sáng.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, cẩn thận.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. Chuẩn bị:

*GV: SGK, tài liệu tham khảo.

- Vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng to vẽ 3 màu: đỏ, lục, lam; con quay.

*HS: Mỗi nhóm chuẩn bị một bộ thí nghiệm trộn các ánh sáng màu.

III. Tiến trình dạy - học:

1.Kiểm tra bài cũ: (5p) - GV: Gọi 2 HS

- HS1: Chữa bài 53 - 54.1 và 53-54.4 SBT.

- HS2: Ánh sáng trắng được phân tích thành những màu nào?

Có mấy cách phân tích ánh sáng trắng? Kể tên?

2.Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

Ví dụ:

(9)

- Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.

- Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu tím.

- Khi trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu xanh da trời.

Tại sao lại như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Dựa vào sự quan sát, có thể mô tả được màu của ánh sánh mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sánh màu với nhau.

- Trả lời được các câu hỏi: Có thể trộn được các ánh sánh trắng hay không, có thể trộn được “ánh sánh đen” hay không?

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: Tìm hiểu khái niệm thế nào là trộn các ánh sánh màu. (5p)

=> Đặt vấn đề: SGK/142 - GV: Hướng dẫn HS đọc tài liệu và quan sát thiết bị TN. Tìm hiểu:

+ Trộn các ánh sáng màu là gì?

+ Thiết bị trộn màu có cấu tạo như thế nào? tại sao có ba cửa sổ? Tại sao các cửa sổ có tấm lọc màu?

- GV: Thông báo về khái niệm trộn các ánh sáng màu.

- HS: Đọc tài liệu và quan sát thiết bị TN.

- HS: Trả lời.

I. Thế nào là trộn các a/s màu với nhau

*Ta có thể trộn 2 hay nhiều chùm sáng màu với nhau nếu chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên màn ảnh màu trắng màu của màn ảnh chỗ đó sẽ là màu mà ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau.

Hay trộn ánh sáng màu là cho các ánh sáng màu tác dụng đồng thời vào mắt để gây ra một cảm giác mới.

*Thiết bị trộn ánh sáng màu:

(Hình 54.1 /SGK tr142) 2: Tìm hiểu kết quả của sự trộn 2 a/s màu với nhau (10p)

(10)

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu:

+ Mục đích thí nghiệm 1.

+ Các bước tiến hành thí nghiệm?

- GV: Hướng dẫn các thao tác tiến hành thí nghiệm.

- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm; trả lời C1.

Thời gian: 5p

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- GV: Tổ chức thảo luận rút ra kết luận.

- HS Tìm hiểu theo các yêu cầu của GV.

- HS: Hoạt động nhóm + Nhận dụng cụ TN + Tiến hành TN như hướng dẫn -> Quan sát hiện tượng.

+ Trả lời C1.

- HS: Đại diện nhóm báo cáo.

II. Trộn 2 ánh sáng màu với nhau.

1.Thí nghiệm 1:

(SGK/142) C1: - Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.

- Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu hồng nhạt.

- Trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu nõn chuối.

* Không có cái gọi là “ánh sáng màu đen” bao giờ trộn hai ánh sáng màu khác nhau cũng ra một ánh sáng màu khác.

2.Kết luận :

(SGK/143) 3: Tìm hiểu trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng. (10p)

- GV: Gọi 1 HS nêu bước tiến hành TN 2.

- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành TN 2 -> Quan sát hiện tượng xảy ra ->

Trả lời C2.

Thời gian: 5p

- GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả TN

- GV: Kết luận.

- HS: Tìm hiểu TN 2.

- HS: Thực hiện TN 2 theo sự hướng dẫn của GV, rút ra nhận xét và trả lời câu C2.

- HS: Báo cáo kết quả TN.

III. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng.

1.Thí nghiệm 2:

C2: trộn ba ánh sáng màu đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng trắng

2. Kết luận:

(SGK/143)

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương

(11)

pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu ánh sáng tím với ánh sáng vàng vào cùng một chỗ trên tấm màn màu trắng.

Ta thu được ánh sáng có màu khác.

B. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu thích hợp lên tấm màn màu trắng.

Ta thu được ánh sáng màu trắng.

C. Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

D. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu khác nhau lần lượt lên tấm màn màu trắng. Ta lần lượt thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

Câu 2: Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng?

A. Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp.

B. Trộn ánh sáng vàng, đỏ tươi, vàng, lục, lam với độ sáng thích hợp.

C. Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp.

D. Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp.

Câu 3: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.

B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.

C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, rồi sau đó qua kính lọc màu vàng.

D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.

Câu 4: Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào dưới đây?

A. đỏ B. vàng C. da cam D. lục

Câu 5: Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu

A. đỏ B. lục C. trắng D. lam

Câu 6: Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng ở giữa có trục quay, chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau và tô màu lần lượt là: đỏ, lục và lam.

Cho vòng tròn quay thật nhanh nhìn mặt giấy ta nhận thấy có màu A. kẻ sọc đỏ và lục

B. kẻ sọc đỏ và lam C. kẻ sọc lục và lam

(12)

D. trắng

Câu 7: Chiếu ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta tu được vệt sáng màu:

A. đỏ B. vàng C. lục D. lam

Câu 8: Tại một điểm trên màn hình tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại điểm đó. Nếu ba màu này được kích thích sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?

A. màu vàng

B. màu xanh da trời C. màu hồng

D. màu trắng

Câu 9: Chọn phương án sai

A. Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác.

B. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy ánh sáng trắng.

C. Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.

D. Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh thẫm.

Câu 10: Chọn phương án đúng

A. Chỉ có thể trộn hai ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.

B. Ba màu đỏ, vàng, lục là ba màu cơ bản của ánh sáng.

C. Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh thẫm.

D. Khi trộn các ánh sáng màu có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta thấy màu đen.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Biểu diễn TN câu C3.

- GV: Kết luận.

- HS: Quan sát -> Trả lời

IV.Vận dụng.

C3: TN này gọi là TN đĩa tròn Niutơn do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới (võng mạc) nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màng lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng có các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác

(13)

màu trắng.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Ứng dụng pha trộn màu trong mĩ thuật 4. Hướng dẫn về nhà:

- Làm bài tâp trong sách bài tập.

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch văn thống nhất.. B4: HS nhận xét,

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,

Gv: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10p) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

Câu 15: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản x ạ tạo với tia tới một góc 40 o.. Giá trị của góc