• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 Ngày soạn: 11/3/2021

Ngày dạy: Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2021

Toán TIẾT 121. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

(Giữa kì 2) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra HS về tỉ số phần trăm vả giải toán có liên quan.

- Đọc và phân tích các thông tin về biểu đồ hình quạt.

2. Kĩ năng: Nhận dạng, tính S và thể tích một số hình đã học.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ ĐỀ KIỂM TRA : - Nội dung kiểm tra: VBT

III. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ Phần I : Khoanh đúng mỗi ý 1 điểm 1. Khoanh B 3. Khoanh B

2. Khoanh D 4. Khoanh B Phần II :

- Câu 1 : 2 điểm - Câu 2 : 4 điểm

+ Nêu câu lời giải và tính đúng thể tích của bể cá được 1 điểm + Nêu câu lời giải và tính đúng số nước hiện có được 1 điểm + Nêu câu lời giải và tính đúng số nước cần đổ được 1,5 điểm + Viết đúng đáp số được 0,5 điểm

*****************************************

Tập đọc

Tiết 49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc đúng các tiếng, từ khó: dập dờn, xoè hoa, sừng sững, đỡ lấy, cuồn cuộn.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng, tha thiết.

3. Thái độ: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.

*QTE: - Quyền được thừa nhận bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.

*GDQPAN: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.

II. CHUẨN BỊ - ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ:4’ - 4 HS lần lượt đọc nối tiếp từng đoạn bài Hộp thư mật và trả lời.

(2)

- Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?

- Nêu nội dung của bài?

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Ứng dụng CNTT – chiếu tranh: 1’

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc: Ứng dụng CNTT – chiếu ảnh: 14’

- GV chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “…chính giữa” . + Đoạn 2: Tiếp theo đến “…xanh mát”.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Luyện cho HS đọc từ ngữ khó.

- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.

b. Tìm hiểu bài: 9’

+ Bài văn viết về cành vật gì? Ở đâu?

- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?

- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

- Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao?

- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?

- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba - Nêu nội dung của bài?

- 1 HS khá đọc bài.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 2.

- 1 HS đọc từ chú giải.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 3.

- HS đọc theo cặp.

- Tả cảnh đền Hùng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

- Là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đay khoảng 4000 năm…

- Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại…

- Tráng lệ, hùng vĩ.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh; An Dương Vương; Sự tích trăm trứng.

- Nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ.

- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.

- 2 HS nhắc lại.

(3)

- Ghi bảng nội dung bài.

c. Luyện đọc diễn cảm: Ứng dụng CNTT – chiếu đoạn văn: 10’

- GV chiếu đoạn 1.

- Hướng dẫn cho HS luyện đọc.

- Nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

*GDQTE: Đền Hùng là một trong những bản sắc văn hóa các em có quyền được thừa nhận.

*GDQPAN: Các em nên làm gì để thể hiện lòng biết ơn tới các vua Hùng?

- Nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

- 3 HS đọc nối tiếp lại bài.

- 1 HS nêu giọng đọc.

- HS luyện đọc đoạn theo cặp.

- Một vài HS thi đọc.

************************************************

Chính tả: (Nghe – viết)

Tiết 25: AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI ? I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Ai là thủy tổ loài ngườ.i 2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu cái đẹp.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Đọc cho HS viết các từ : Hoàng Liên Sơn , Phan - xi - păng, Sa Pa, Trường Sơn, A- ma Dơ - hao.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn nghe viết chính tả: 20’

- GV đọc toàn bài chính tả.

- Bài chính tả nói về điều gì?

- GV đọc: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, (thế kỉ) XIX.

- GV đọc cho HS viết.

- GV đọc lại bài.

- 2 HS lên bảng viết cả lớp viết ra nháp.

- 1 HS đọc lại.

- Nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.

- HS đọc thầm tìm từ dễ viết sai.

- HS Luyện viết vào nháp.

- 2 HS viết bảng lớp.

- HS viết chính tả.

- HS soát lại bài.

(4)

- GV chấm 7 bài.

- GV nhận xét bài viết của HS.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: VBT trang 38: 12’

a) Gạch dưới các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây.

- Cửu Phủ là tên một loại tiền cổ ở TQ thời xưa.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:

Khổng Tử, Chu Văn vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công đều được viết hoa vì là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm Theo âm hán Việt.

b) Cho biết những tên riêng đó được viết ntn?

- Theo em, anh chàng mê đồ cổ là người như thế nào?

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.

- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.

- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

- 1 HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện.

- HS làm bài cá nhân vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét.

- Đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng.

- Là kẻ gàn dở, mù quáng.

*****************************************

Ngày soạn: 11/3/2021

Ngày dạy: Thứ ba, ngày 16 tháng 3 năm 2021 Toán:

Tiết 122: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU : Biết:

1. Kiến thức: Củng cố ôn tập về các đơn vị đo thời gian, mối quan hệ giữa chúng.

2. Kĩ năng: Biết mối quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, khoa học.

II. CHUẨN BỊ - Ứng dụng CNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Nhận xét bài kiểm tra giữa kì.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn ôn tập về các đơn vị đo thời gian: 10’

- Kể tên các đơn vị đo thời gian đã học.

- HS theo dõi.

- HS nghe.

- HS nối tiếp nhau kể.

(5)

- GV treo bảng phụ và YC HS điền vào chỗ trống

1 thế kỉ = … năm 1 năm = … tháng

1 năm thường = … ngày 1 năm nhuận = … ngày Cứ…năm lại có 1 năm nhuận

Sau… năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận

- Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào?

- Em có nhận xét gì về số các năm nhuận?

- GV treo bảng phụ và YC HS điền vào chỗ trống:

1 tuần lễ = … ngày 1 ngày = …giờ 1 giờ = …phút 1 phút =… giây

- Yêu cầu HS đọc laị bảng đơn vị đo thời gian

- GV treo bảng phụ và YC HS điền vào chỗ trống:

1,5 năm = …tháng 0,5 giờ = …phút

3

2 giờ =…phút

216 phút =…giờ…phút = giờ - Nhận xét, chốt kết quả đúng

- Nêu lại cách làm khi chuyển sang đơn vị đơn:

+ Khi chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).

+ Khi chuyển từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn ta lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).

3. Luyện tập

Bài 1. SGK trang 130: 8’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

+ Kính viễn vọng năm 1671: Thế kỉ XVII.

+ Bút chì năm 1794: Thế kỉ XVIII.

+ Đầu máy xe lửa năm 1804: Thế kỉ XIX.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp.

- Thực hiện.

- 2004.

- Là số chia hết cho 4.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp.

- Giải thích cách làm.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài theo cặp.

- 1 cặp làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(6)

+ Xe đạp năm 1869: Thế kỉ XIX.

+ Ô tô năm 1886: Thế kỉ XIX.

+ Máy bay năm 1903: Thế kỉ XX.

+ Máy tính điện tử năm 1946: Thế kỉ XX.

+ Vệ tinh nhân tạo năm 1957: Thế kỉ XX.

- Củng cố: năm, thế kỉ

Bài 2. SGK trang 131. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 7’

- GV chữa bài, nhận xét.

a) 72 tháng; 50 tháng; 42 tháng; 72 giờ; 12 giờ; 84 giờ.

b) 180 phút; 90 phút; 45 phút; 360 giây;

30 giây; 3600 giây.

Bài 3. SGK trang 131. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 8’

- Tiến trình tương tự bài 2.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 72 phút = 1,2 giờ b) 30 giây = 0,5 phút 270 phút = 4,5 giờ 135 giây = 2,25 phút C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm VBT.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn, nêu cách làm.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

*****************************************

Luyện từ và câu

Tiết 49: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

- Hiểu tác dụng của liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

* Giảm tải: Bài tập 1

2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.

3. Thái độ: Yêu quý tiếng việt.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết 2 câu văn ở BT1 (phần Nhận xét).

- UDPHTM BT2- Phần luyện tập

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Xác định các từ nối các vế câu trong các câu ghép dưới đây:

- 2 học sinh lên bảng.

(7)

+ Mẹ bảo sao thì con làm vậy.

+ Dân càng giàu thì nước càng mạnh - Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Nhận xét: 12’

Bài tập 1 : SGK trang 71

Tìm những tữ ngữ được lặp lại để liên kết câu

- Giáo viên nhận xét, chốt Bài 2. SGK trang 71

- Gợi ý: Em thử thay thế các từ in đậm vào câu sau, sau đó đọc lại xem hai câu đó có ăn nhập với nhau không? Vì sao?

- Giáo viên kết luận.

Bài 3. SGK trang 71

- Việc lặp lại từ trong đoạn văn có tác dụng gì?

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

3. Ghi nhớ: 3’

- Nhận xét tuyên dương HS đặt đúng.

4. Luyện tập:

Bài 2. VBT trang 40. Điền những từ ngữ cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ vào chỗ trống thích hợp để các câu, đoạn được liện kết với nhau: 10’

- Giáo viên kết luận: Thuyền; Thuyền;

Thuyền; Thuyền; Thuyền; Chợ; cá; cá; tôm - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn khi đã điền đủ các từ.

- Nội dung của đoạn văn là gì?

1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS trao đổi theo cặp - HS phát biểu ý kiến.

- từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài theo cặp.

- Trình bày:

+ Nếu thay từ nhà thì hai câu không ăn nhập với nhau vì câu đầu nói về đền, câu thứ hai nói về nhà.

+ Nếu thay từ chùa thì hai câu không ăn nhập với nhau vì câu đầu nói về đền thượng, câu thứ hai nói về chùa.

- Việc lặp lại từ tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu.

- 2 học sinh đọc ghi nhớ.

- 3 học sinh đặt câu minh họa cho ghi nhớ.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Lớp tự làm bài.

- 2 học sinh làm bảng nhóm.

- Nhận xét bài làm của bạn

- 1 HS đọc.

- Trả lời.

(8)

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Để liên kết một câu với câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài học giờ sau.

- HS nêu.

*****************************************

Ngày soạn: 11/3/2021

Ngày dạy: Thứ tư, ngày 17 tháng 3 năm 2021 Toán

Tiết 123: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện cộng số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Vận dụng phép cộng số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.

II. CHUẨN BỊ - Bảng nhóm, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Điền số tích hợp vào chỗ trống:

0,75 ngày =…phút 1,5 giờ = giây 300 giây =…giờ 2 giờ 15 phút = …giờ - GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn cộng số đo thời gian.

a. Ví dụ 1: 6’

- GV đưa bài toán

- Xe đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa hết bao lâu?

- Xe đi từ Thanh Hóa đến Vinh hết bao lâu?

- Bài toán yêu cầu em tính gì?

- Để tính được thời gian đi từ HN đến Vinh chúng ta làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm cách thực hiện phép cộng

- Nhận xét, giới thiệu cách cộng như SGK - Yêu cầu HS trình bày bài toán.

b. Ví dụ 2: 6’

- Làm tương tự VD 1

- Nhận xét bài làm của HS.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 2 HS đọc.

- 3 giờ 15 phút - 2 giờ 35 phút

- Tính thời gian xe đi từ HN đến Vinh.

- 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút - HS thảo luận, nêu cách tính.

- HS theo dõi.

- HS nêu.

- 1 HS lên bảng thực hiện.

- Dưới lớp làm bài ra nháp.

(9)

- Lưu ý HS cách cộng số đo thời gian:

+ Khi viết số đo thời gian này dưới số đo thời gian kia thì các số đo phải thẳng cột với nhau và cộng từng cột như phép cộng số đo tự nhiên.

+ Sau khi được kết quả, một số đo có đơn vị thấp hơn có thể đổi thành đơn vị cao hơn liền kề nó nhưng phải dựa vào bảng đơn vị đo thời gian.

2.2. Luyện tập

Bài 1. SGK trang 132. Tính: 11’

- Nhận xét chốt kết quả đúng:

a) 13 năm 3 tháng b) 8 ngày 11 giờ 9 giờ 37 phút 9 phút 28 giây 20 giờ 30 phút 15 phút

13 giờ 17 phút 18 phút 20 giây - Củng cố cách cộng số đo thời gian.

Bài 2. SGK trang 132: 10’

- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?

- Muốn biết Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng hết bao nhiêu thời gian ta làm ntn?

- Nhận xét chốt kết quả đúng.

Bài giải

Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng hết số thời gian là:

35 phút + 2 giờ 20 phút = 2giờ 55 phút.

Đáp số : 2giờ 55 phút.

- Củng cố cách cộng số đo thời gian.

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài: Trừ số đo thời gian.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm VBT.

- 4 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- HS làmVBT.

- 1 HS làm bản phụ.

- N/x bài làm của bạn.

*****************************************

Kể chuyện

Tiết 25: VÌ MUÔN DÂN I. MỤC TIÊU

(10)

1. Kiến thức:

- HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ điệu bộ.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo khối đoàn kết chống giặc. Từ đó, HS hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc: truyền thống đoàn kết.

2. Kĩ năng: Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

3. Thái độ: Giáo dục HS tình đoàn kết.

* GD quyền trẻ em: Quyền và bổn phận sống vì mọi người.

II. CHUẨN BỊ - ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Y/c HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh làng xóm, phố phường nơi em ở.

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. GV kể chuyện: 7’

- GV kể lần 1:

+ Giải nghĩa từ: Tị hiềm, Quốc công Tiết Chế, Chăm-pa, Sát Thát

+ Giải thích quan hệ gia tộc của các nhân vật - GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to trên bảng.

3. Hướng dẫn kể chuyện a. Kể chuyện theo nhóm: 10’

- Yêu cầu HS nêu nội dung của từng tranh.

- GV kết luận

+ Tranh 1: Cha của TQT trước khi qua đời dặn con phải giành lại ngôi vua. TQT không cho đó là điều phải, nhưng thương cha nên gật đầu.

+ Tranh 2: Năm 1284, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta.

+ Tranh 3: TQT mời TQK xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng nhau bàn kế đánh giặc.

+ Tranh 4: TQT tự tay dội nước tắm cho TQK, khéo léo cởi bỏ mâu thuẫn gia tộc.

- 2 HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- HS lắng nghe.

- HS vừa quan sát tranh vừa nghe kể.

- HS thảo luận theo cặp.

- Các nhóm trình bày.

(11)

+ Tranh 5: Theo lời TQT, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các vị bô lão từ mọi miền đất nước.

+ Tranh 6: Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên bị đánh tan.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

b. HS thi kể trước lớp: 10’

- Nhận xét.

c. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 5’

- Câu chuyện kể về ai?

- Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?

- Câu chuyện khiến em suy nghĩ gì về truyền thống đoàn kết của dân tộc?

- Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

* GD quyền trẻ em:

- Vì sao câu chuyện có tên là muôn dân?

- Là học sinh các em nên làm gì để thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa thuận.

- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tập kể cho người thân nghe. Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS kể theo theo nhóm 4 và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- 2 nhóm thi kể.

- Các nhóm khác theo dõi nhận xét.

- 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Kể về Trần Hưng Đạo.

- Truyền thống đoàn kết, hòa thuận của dân tộc ta.

- Đoàn kết là sức mạnh vô địch.

- HS nêu.

- Một vài em nêu.

*****************************************

Buổi chiều

Lịch sử

TIẾT 25. SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Vào dịp Tết mậu thân (1968) quân dân miền Nam tiến hành tổng tiến quân nổi dậy, trong đó là trận đánh tiêu biểu vào sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.

- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.

2. Kĩ năng: Biết thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử có liên quan đến bài học.

3. Thái độ: Giáo dục HS ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử quê hương, đất nước.

(12)

II. CHUẨN BỊ - Ư DPHTM

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?

- ĐTS có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?

- Đọc thuộc phần kết luận.

- Nhận xét.

B. Bài mới: 32’(Ứng dụng PHTM) 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968: Ứng dụng CNTT – chiếu ảnh: 16’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm

- GV phát phiếu YC các nhóm thảo luận:

+ Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?

+ Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận đánh nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này.

+ Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?

+ Tại sao nói cuộc tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào tết Mậu Thân năm 1968 mang tính chất bất ngờ và đồng loạt với qui mô lớn?

- GV nhận xét kết luận.

b. Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mâu Thân 1968: 14’

+ Cuộc tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào tết mậu thân năm 1968 đã tác động ntn đến Mĩ và chính quyền SG?

+ Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa ntn đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta?

* Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT trang 51.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố nội dung bài.

- GV nhận xét bài học. Dặn học sinh chuẩn bị bài

- 3 HS trả lời.

- HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Làm cho hầu hết các cơ quan TW và địa phương của Mĩ và chính quyền SG bị tê liệt, khiến chúng hoang mang lo sợ.

- Tạo một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Mĩ phải chấp nhận đàm phán tại Pa-ri.

- 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.

(13)

sau.

****************************************

Luyện toán

TIẾT 30: LUYỆN TẬP VỀ HÌNH HỘP CHỮ NHẬT VÀ HÌNH LẬP PHƯƠNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

3. Thái độ:

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. CHUẨN BỊ - Hệ thống bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: (1’)

2. Bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài.

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - Ghi đầu bài.

b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Ôn cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Cho HS nêu cách tính :

+ Sxq hình hộp CN, hình lập phương.

+ Stp hình hộp CN, hình lập phương.

- Cho HS lên bảng viết công thức.

Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh chưa hoàn thành - GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1:

Hình lập phương thứ nhất có cạnh 8 cm, Hình lập phương thứ hai có cạnh 6 cm.

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mỗi hình lập phương đó?

- Lắng nghe, xác định nhiệm vụ của tiết học

- HS nêu cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- HS lên bảng viết công thức tính Sxq, Stp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Hình hộp chữ nhật:

+ Sxq = chu vi đáy x chiều cao + Stp = Sxq + S2 đáy

- Hình lập phương: Sxq = S1mặt x 4 Stp = S1mặt x 6 - HS đọc kỹ đề bài

- HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

Bài 1:

Bài giải:

Diện tích xung quanh hình lập phương thứ nhất là:

8 x 8 x 4 = 256 (cm2)

(14)

Bài 2:

Một cái thùng không nắp có dạng hình lập phương có cạnh 7,5 dm. Người ta quét sơn toàn bộ mặt trong và ngoài của thùng dó.

Tính diện tích quét sơn?

Bài 3: (HSKG)

Người ta đóng một thùng gỗ hình lập phương có cạnh 4,5dm.

a)Tính diện tích gỗ để đóng chiếc thùng đó?

b) Tính tiền mua gỗ, biết cứ 10 dm2có giá 45000 đồng.

3. Củng cố dặn dò. (2’) - Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

Diện tích toàn phần hình lập phương thứ nhất là:

8 x 8 x 6 = 384 (cm2)

Diện tích xung quanh hình lập phương thứ hai là:

6 x 6 x 4 = 144 (cm2)

Diện tích toàn phần hình lập phương thứ hai là:

6 x 6 x 6 = 216 (cm2)

Đáp số: 256 cm2, 384 cm2 144 cm2, 216 cm2 Bài 2:

Bài giải:

Diện tích toàn phần của cái thùng hình lập phương là:

7,5 x 7,5 x 5 = 281,25 (dm2) Diện tích quét sơn của cái thùng hình lập phương là:

281,25 x 2 = 562,5 (dm2) Đáp số: 562,5 dm2 Bài 3:

Bài giải:

Diện tích gỗ để đóng chiếc thùng đó là:

4,5 x 4,5 x 6 = 121,5 (dm2) Số tiền mua gỗ hết là:

45000 x (121,5 : 10) = 546750 (đồng) Đáp số: 546750 đồng - Lắng nghe và thực hiện

Ngày soạn: 11/3/2021

Ngày dạy: Thứ năm, ngày 18 tháng 3 năm 2021 Toán

Tiết 124: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU: Biết:

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện trừ số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

- Ứng dụng CNTT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(15)

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Đặt tính rồi tính:

3 giờ 12 phút + 5 giờ 56 phút 13 phút 24 giây + 7 phút 78 giây - GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ số đo thời gian.

a. Ví dụ 1: 5’

- GV đưa bài toán.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.

- Yêu cầu HS trình bày bài toán.

- Khi trừ các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện ntn?

b. Ví dụ 2: 5’

- GV đưa bài toán.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.

- Yêu cầu HS trình bày bài toán.

- Khi trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm ntn?

3. Luyện tập

Bài 1. SGK trang 133. Tính: 8’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 8 phút 13 giây b) 32 phút 47 giây

- 2 HS lên bảng

- HS nêu phép tính cần phải thực hiện

- HS đặt tính rồi tính:

15giờ 55 phút - 13giờ 10 phút 2giờ 45 phút - HS tự kết luận:

15giờ 55 phút - 13giờ 10 phút = 2giờ 45 phút

- Thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị

- HS nêu phép tính cần phải thực hiện

- HS đặt tính rồi tính:

3 phút 20 giây 2 phút 80 giây - 2 phút 45 giây - 2 phút 45 giây 0 phút 35 giây - HS tự kết luận:

3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = 35 giây

- Ta cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn.

- HS đọc đề bài.

- HS làm vở bài tập.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(16)

c) 9 giờ 40 phút

- Củng cố cách trừ số đo thời gian.

Bài 2. SGK trang 133. Tính: 8’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 20 ngày 4 giờ b) 10 ngày 22 giờ c) 4 năm 8 tháng

- Củng cố cách trừ số đo thời gian.

Bài 3. SGK trang 133: 8’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm thời gian của người đó ta làm ntn?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài giải

Nếu tính cả thời gian nghỉ thì thời gian để người đó đi từ A đến B là:

8 giờ 30 phút – 6 giờ 45 phút = 1 giờ 45 phút

Không tính thời gian nghỉ thì thời gian để người đó đi từ A đến B là:

1 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1 giờ 30 phút - GV chữa bài, nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài: Luyện tập.

- HS đọc đề bài.

- HS làm vở bài tập.

- 3 HS làm phiếu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

*****************************************

Tập đọc Tiết 50: CỬA SÔNG

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Đọc đúng các tiếng từ khó: sóng nước, xa xôi, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lưỡi sóng, núi non.

- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ; giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.

(17)

2. Kĩ năng:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.

- Học thuộc lòng bài thơ.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết uống nước nhớ nguồn.

* GD môi trường: GV giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ: Dù giáp mặt cùng biển rộng,…Bỗng… nhớ một vùng nước non. Từ đó, giáo dục HS ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

Slide trình chiếu đoạn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

- Nêu nội dung bài Phong cảnh đền Hùng?

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc: 13’

- Hướng dẫn HS đọc từ khó và cách ngắt nhịp thơ.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b. Tìm hiểu bài: 9’

- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

- Cách giới thiệu ấy có gì hay?

- GV chốt lại: Tác giả đã sử dụng biện pháp chơi chữ giúp người đọc hiểu thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.

- Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?

- 3 HS lần lượt đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc bài thơ.

- 6 HS đọc khổ thơ nối tiếp lần 1.

- 6 HS đọc khổ thơ nối tiếp lần 2.

- 1 HS đọc từ chú giải.

- 6 HS đọc khổ thơ nối tiếp lần 3.

- HS đọc theo cặp.

- Là cửa nhưng không then khoá/ Cũng không khép lại bao giờ.

- Làm cho ta như thấy cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khóa.

- HS nghe.

- Cửa sông là nơi những dòng sông gửi lại phù sa để bồi đắp bãi bờ, nơi nước

(18)

- Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

* GDMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên?

- Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

- Ghi bảng nội dung bài c. Luyện đọc diễn cảm: 10’

- GV chiếu slide khổ thơ 2.

- Hướng dẫn cho HS đọc.

- Nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài: Nghĩa thầy trò.

ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền.

- “tấm lòng” của cửa sông là không quên cội nguồn.

- Ca ngợi tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn.

- 2 HS nhắc lại.

- 6 HS nối tiếp đọc bài thơ.

- 1 HS nêu cách đọc.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.

Tập làm văn Tiết 49: TẢ ĐỒ VẬT

( Kiểm tra viết ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thực hành viết bài văn tả đồ vật.

2. Kĩ năng: Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề mà học sinh lựa chọn, có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.

3. Thái độ: Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh, các phép liên kết câu để người đọc thấy rõ đồ vật mình định tả, thể hiện tình cảm của mình đối với đồ vật đó. Diễn đạt lưu loát, mạch lạc.

II. CHUẨN BỊ

- Slide trình chiếu viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.

- HS có thể mang đồ vật thật mà mình định tả đến lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ 5’

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

B. Dạy bài mới 32’

1. Giới thiệu bài

- Trong tiết TLV cuối tuần 24, các em đã lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật theo 1 trong

- HS lắng nghe.

(19)

5 đề đã cho; đã trình bày miệng bài văn theo dàn ý đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã lập thành một bài viết hoàn chỉnh.

2. Hướng dẫn HS làm bài:

- GV trình chiếu slide và cho một HS đọc 5 đề bài

- Nhắc HS: Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.

- GV cho hai, ba HS đọc lại dàn ý bài.

3. HS làm bài

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Tập viết đoạn đối thoại, để chuẩn bị cùng các bạn viết tiếp, hoàn chỉnh đoạn đối thoại cho màn kịch Xin Thái sư tha cho!

- HS 5 đề bài - HS lắng nghe

- 3,4 HS đọc lại dàn ý bài viết.

- HS viết bài.

*****************************************

Ngày soạn: 11/3/2021

Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 19 tháng 3 năm 2021 Toán

Tiết 125: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Rèn kĩ năng cộng, trừ số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Vận dung giải các bài toán thực tiễn.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ: - - Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Đặt tính rồi tính:

11 giờ 24 phút – 6 giờ 34 phút 5 ngày 20 giờ - 2 ngày 28 giờ - GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Luyện tập :

Bài 1. SGK trang 134. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 8’

- 2 HS lên bảng.

(20)

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài, nhận xét:

a) 288 giờ; 81,6 giờ; 108 giờ; 30 phút b) 96 phút; 135 phút; 150 giây; 265 giây - Củng cố đổi số đo thời gian

Bài 2. SGK trang 134. Tính: 8’

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài, nhận xét:

a) 15 năm 11 tháng b) 10 ngày 12 giờ c) 20 giờ 9 phút

- Củng cố cách cộng số đo thời gian.

Bài 3. SGK trang 134. Tính: 8’

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài, nhận xét:

a) 1 năm 7 tháng b) 4 ngày 18 giờ c) 7 phút 38 giây

- Củng cố cách trừ số đo thời gian Bài 4. SGK trang 134: 9’

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết hai sự kiện này cách nhau bao nhiêu thời gian ta phải làm ntn?

- GV chữa bài, nhận xét.

Bài giải

Hai sự kiện đó cách nhau số năm là:

1961 – 1492 = 469 (năm) Đáp số: 469 năm C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố nội dung bài.

- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài: Nhân số đo thời gian.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 2 HS bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

*****************************************

Luyện từ và câu

(21)

Tiết 50: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

* Giảm tải: Bài 2

2. Kĩ năng: Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý tiếng việt.

II. CHUẨN BỊ - Ứng dụng CNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- 2 học sinh lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết bằng cách lặp từ ngữ.

- Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Nhận xét: 12’

Bài 1. VBT trang 41. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

- Gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai.

- Giáo viên nhận xét, Kết luận lời giải đúng:

Các câu trong đoạn văn nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ chỉ TQT là: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc cồn Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.

Bài 2. VBT trang 41: Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây?

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- GV nhận xét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép

- 2 học sinh lên bảng.

- HS đứng tại chỗ đọc bài.

- Nghe.

- Đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.

- HS làm bài theo cặp - 1 học sinh lên bảng.

- Nhận xét, bổ sung.

- 3 HS nối tiếp trình bày.

- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn ở bài 1diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.

(22)

thay thế từ ngữ.

3. Ghi nhớ: 3’

- Giáo viên nhận xét, khen ngợi 4. Luyện tập:

Bài 1. VBT trang 42. Đọc đoạn văn sau:

9’

- Kết luận lời giải đúng.

- Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn có tác dụng gì?

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.Về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ học sau.

- 2 HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa.

- Lấy ví dụ về phép thay thế từ.

- 1 học sinh đọc YC bài.

- Lớp làm vở, 1 học sinh làm ra giấy khổ to.

- Nhận xét:

+ anh thay thế cho Hai Long.

+ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.

+ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.

- Có tác dụng liên kết câu.

****************************************

Tập làm văn

Tiết 50: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Viết tiếp lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.

2. Kĩ năng: Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính công bằng.

* GD giới và quyền : Quyền được xét xử công bằng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).

- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch).

III. CHUẨN BỊ

- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.

- Một số vật dụng để HS sắm vai, diễn kịch.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ :2

- Kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ - Nhận xét

B. Bài mới : 32’

1. Giới thiệu bài : 2’

- HS báo cáo

(23)

- GV yêu cầu: Em hãy nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.

- Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một vở kịch bằng cách viết tiếp các lời thoại. Sau đó lớp mình cùng tham gia diễn kịch xem ai có thể trở thành diễn viên.

2. Hướng dẫn học sinh làm BT : Bài tập 1:

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.

- GV hỏi:

+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?

+ Nội dung của đoạn trích là gì ?

+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào ?

Bài tập 2: GDKNS- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch).

- Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.

- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở. 1 nhóm làm vào bảng phụ gắn lên bảng , cho lớp nhận xét .

- GV cùng HS nhận xét, sữa chữa, bổ sung.

- Gọi 1 nhóm trình bày bài làm của mình.

- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.

- Tuyên dương những nhóm viết đạt yêu cầu.

Bài tập 3: * GD KNS:

- Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên,

- HS nối tiếp nhau phát biểu : Các vở kịch : Ở vương quốc Tương lai ; Lòng dân; Người Công dân số Một.

Bài tập 1: HS đọc yêu cầu và đoạn trích.

HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông

+Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha

+ Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu : vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn

Bài tập 2: Dựa vào nội dung của trích đoạn trên (SGK). Hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch.

- HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.

- HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

- HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.

- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.

(24)

hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Cho 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.

- Gợi ý HS : Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.

- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.

- Cho 3 nhóm diễn kịch trước lớp.

- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.

C. Củng cố - Dặn dò: 3’

* GD quyền trẻ em: - Quyền được xét xử công bằng

- Gọi 1 nhóm diễn kịch hay lên diễn cho cả lớp xem.

- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.

Bài tập 3:

- HS đọc yêu cầu của bài tập: Phân vai đọc (hoặc diễn thử) màn kịch kịch trên . - 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi phân vai

+ Trần Thủ Độ + Phú ông

+ Người dẫn chuyện HS diễn kịch trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1 nhóm lên diễn.

*****************************************

SINH HOẠT LỚP TUẦN 25 I. MỤC TIÊU

- HS nhận thấy những ưu khuyết điểm chính trong tuần học vừa qua.

- Nắm được phương hướng hoạt động tuần sau.

II. CHUẨN BỊ - Sổ theo dõi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 Lớp trưởng sinh hoạt:

- Các tổ trưởng nhận xét.

- Lớp trưởng nhận xét.

- Các thành viên ý kiến

2. GV đánh giá tình hình tuần qua:

* Nề nếp:

* Học tập:

* Thể dục-Vệ sinh:

3. Kế hoạch tuần 26 * Nề nếp

- Tiếp tục thực hiện tốt nền nếp ra vào lớp, truy bài đầu giờ.

* Học tập

- Tiếp tục thực hiện tốt việc chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà đầy đủ.

- HS trong đội tuyển violympic các môn học tiếp tục ôn luyện.

* Vệ sinh:

- Thực hiện lao động theo khu vực phân công.

(25)

- Thực hiện tốt vệ sinh lớp học vào ngày thứ 3 * Hoạt động khác:

- Thực hiện luật ATGT

- Luyện tập dân vũ, Nét đẹp tuổi hoa chào mừng ngày 26/3.

IV. SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM

- Tập múa hát dân vũ chào mừng ngày 26/3.

Địa lí

TIẾT 25. CHÂU PHI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của Châu Phi.

2. Kĩ năng: Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi.

3. Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi.

* BVMT: Khai thác, sử dụng TNTN hợp lí. Xử lí chất thải công nghiệp để BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Nêu vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu và châu Á?

- So sánh hoạt động kinh tế của châu Âu và châu Á?

- Nhận xét.

B. Bài mới: (Ứng dụng PHTM) 1. Giới thiệu bài: 1’

2.Vị trí địa lí, giới hạn: 15’

- Yêu cầu HS dựa vào bản đồ chiếu trên máy, lược đồ, kênh chữ SGK trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK.

- Chỉ trên quả địa cầu vị trí địa lí của châu Phi và nhấn mạnh: châu Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa hai chí tuyến.

- Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Phi đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới?

- GV kết luận: Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ.

3. Đặc điểm tự nhiên: 15’

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi:

+ Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?

+ Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các

- 2 HS nêu.

- HS trình bày kết quả, chỉ vị trí về vị trí, giới hạn của châu Phi.

- Đứng thứ 3.

- HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét bổ

(26)

châu lục đã học? Vì sao?

+ Đọc tên các cao nguyên và bồn địa ở châu Phi?

+ Tìm và đọc tên các sông lớn của châu Phi?

* GV kết luận:

- Địa hình châu Phi tương đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ.

- Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới.

- Châu Phi có quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa- van, hoang mạc.

- Mô tả một quang cảnh tự nhiên điển hình ở châu Phi?

- GV đưa sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và Xa-van.

* Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT trang 46 - 48.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét giờ học.

- Xem lại bài, chuẩn bị giờ sau Châu Phi (tiếp).

sung.

- HS nêu quang cảnh tự nhiên của Châu Phi

- HS lên chỉ.

**************************************

Luyện Tiếng việt

THỰC HÀNH TUẦN 25 (Tiết 1) Bài: NHỚ BẮC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc câu chuyện : Nhớ Bắc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập 2.

- Học sinh đọc câu chuyện : Sự tích thành Cổ Loa và chọn được câu trả lời đúng dựa vào nội dung truyện làm bài tập 3.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu

3. Thái độ: Giáo dục HS biết uống nước nhớ nguồn.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TÂP:

- GV: Bảng phụ - HS: Vở thực hành.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D YH C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.KTBC: 5’

- Đọc bài trước. - HS đọc.

B. Bài mới: 32’

Bài 1: Đọc bài thơ : Nhớ Bắc

- GV chia đoạn: 3 khổ thơ - 3 HS nối tiếp nhau đọc - Gọi HS đọc bài (3 lần).

+ Lần 1: Đọc + sửa phát âm tên riêng

- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn.

(27)

nước ngoài.

+ Lần 2: Đọc + giải nghĩa từ khó + Lần 3: Đọc và luyện đọc diễn cảm.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc lại toàn bài.

- GV đọc mẫu:

+ Chú ý giọng đọc diễn cảm.

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc sửa sai cho nhau.

- HS theo dõi.

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng - Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài

- Yêu cầu HS trao đổi làm bài theo cặp - GV nhận xét, kết luận đáp án đúng.

- HS đọc và nêu

- 2 HS trao đổi làm bài- 1 HS làm bảng phụ

* Đáp án:

a) Qua tên bài thơ và khổ thơ đầu, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?

- Nỗi nhớ miền Bắc của người đang ở miền Nam.

b) Em hiểu “Thăm lại non sông giống Lạc Hồng” là gì?

- Thăm lại đất Bắc, nơi khởi đầu của dân tộc.

c) Em hiểu khổ thơ thứ hai nói điều gì? - Người đi khai phá miền Nam luôn nhớ đến miền Bắc

d) ở khổ thơ cuối, vì sao tác giả hỏi thần Linh Quy: “Bao giờ mang trả kiếm dân ta”

- Vì mong nhận được kỷ vật của ông cha.

Bài 3: Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi ở dưới : Sự tích thành Cổ Loa.

- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài

- Yêu cầu HS trao đổi làm bài theo nhóm - GV nhận xét, kết luận đáp án đúng.

* Đáp án:

a) Trong hai câu “Liên tục như thế nhiều lần, vua bèn lập đàn cầu khấn. Thần Kim quy, sứ giả của Lạc Long Quân, hiện lên giúp vua diệt trừ yêu quái”, câu in đậm lên kết với câu trước nó bằng cách nào?

- HS đọc và nêu

- HS trao đổi làm bài.

- Bằng cách lặp từ vua.

b) Trong hai câu “Bệ hạ giữ lấy làm lẫy nỏ. Khi có giặc dùng nó để bắn, một phát có thể diệt được hàng nghìn quân giặc, câu in đậm liên kết với câu trước nó bằng cách nào?

- Bằng cách dùng từ nó thay thế cho lẫy nỏ.

C. Củng cố - dặn dò: 3’

- GV chốt lại nội dung bài học - GV nhận xét giờ học

- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.

*********************************************

Hoạt động ngoài giờ lên lớp Văn hóa giao thông

(28)

Bài 7: KHI PHÁT HIỆN ĐƯỜNG RAY BỊ HỎNG, ĐOẠN ĐƯỜNG BỊ SẠT LỞ,...

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận biết các dấu hiệu đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở.

2. Kĩ năng: Biết cách xử lí khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở...

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ và nhắc nhở mọi người bảo vệ, xử lí khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở...

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh về các đoạn đường giao thông bị hư hỏng - Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông 5 – Bài 7 2. Học sinh:

- Sách văn hóa giao thông dành cho HS lớp 5

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

B. Trải nghiệm: 5’

- Em đã từng đi những phương tiện giao thông đường bộ nào?

- Những phương tiện đó đi trên những con đường nào?

- Những con đường em đi qua có con đường nào bị hư hỏng, sạt lở không? Nếu những con đường này bị hư hỏng thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những chuyến đi. Vậy khi phát hiện đường bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở, chúng ta cần phải làm gì?

- Giới thiệu bài:

KHI PHÁT HIỆN ĐƯỜNG RAY BỊ HỎNG, ĐOẠN ĐƯỜNG BỊ SẠT LỞ,...

3. Hoạt động cơ bản: Tìm hiểu truyện (10’)

- HS kể chuyện hoặc đóng vai.

- Y/c HS thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi.

1. Trên đường đi học về, Hùng và Hạnh đã phát hiện ra điều gì?

2. Tại sao Hạnh lo lắng khi phát hiện đường ray xe lửa bị hỏng?

3. Hạnh và Hùng đã làm gì khi phát hiện ra đường ray xe lửa bị hỏng?

4. Khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở, chúng ta phải làm gì?

- GV chốt ý.

– HS đọc ghi nhớ

- Tàu hỏa, xe máy, ô tô, xích lô,...

- Tàu hỏa đi trên đường ray, ô tô, xe máy đi trên đường quốc lộ...

- Lắng nghe, trả lời.

- HS thực hiện.

- HSTL nhóm 2 và trả lời câu hỏi:

1. Phát hiện một đoạn thanh ray bị bong ra.

2. Vì đường ray bị hỏng mà xe lửa chạy đến thì rất nguy hiểm.

3.Tìm cách báo ngay cho UBND phường.

4. HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.

- Lắng nghe.

Đường hư, cầu hỏng Nguy lắm bạn ơi

(29)

- GV giới thiệu một số hình ảnh và yêu cầu HS nhận biết đường ray bị hư hỏng, đoạn đường bị sạt lở...

- Y/c HS thảo luận nhóm 4

- Nguyên nhân khiến đường ray bị hư hỏng, đường bị sạt lở.

-

- GV cho HS xem hình ảnh.

- Hậu quả có thể xảy ra khi đi trên đường ray bị hư hỏng, đoạn đường bị sạt lở?

- GV cho HS xem hình ảnh.

- Khi phát hiện đường ray bị hư hỏng, đoạn đường bị sạt lở, em sẽ làm gì?

- GV chốt ý.

4. Hoạt động thực hành: 15’

Bài 1:

- GV giới thiệu tranh trong SGK, y/c HS nêu nội dung tranh.

- Khi gặp ra những trường hợp như vậy, nếu là em, em sẽ làm gì?- Y/c HS đóng vai và xử lí tình huống.

- Y/c HS trình bày.

- Nhận xét.

Bài 2:

- GV giới thiệu tranh, y/c HS nêu nội dung tranh.

- Nêu ý kiến của em về việc làm của các bạn trong tranh? Vì sao các bạn lại làm như vậy?

- Nhận xét.

5. Hoạt động ứng dụng: 5’

- HS đọc tình huống trong SGK.

+ Trên đường đi, Hà và Trang phát hiện

Phát hiện kịp thời Mau mau thông báo - HS quan sát, trả lời.

- HS thảo luận, trả lời.

- Nguyên nhân: Thiên tai, con người...

- HS xem.

- Hậu quả: Tai nạn giao thông - HS xem

- Báo cho người lớn, làm dấu cảnh báo người đi đường...

- HS quan sát.

+ Tranh 1: Một đoạn đường bị sạt lở

+ Tranh 2: Hai thanh gỗ trên cầu bị gãy tạo thành lỗ hổng thật to.

+ Tranh 3: Giữa đường có ổ gà do bị đất sụt lún và có một bạn trai đi trúng ổ gà.

- HS thực hiện theo tổ, thảo luận, đóng vai.

- HS quan sát tranh, nêu nội dung:

các bạn giăng dây, cắm biện báo nguy hiểm cho người đi đường biết có đoạn đường bị sạt lở, hư hỏng.

- HS trả lời theo ý kiến các nhân.

(Các bạn làm như vậy là đúng vì khi gặp đoạn đường bị sạt lở, hư hỏng cần cảnh báo cho người đi đường biết để tránh xảy ra tai nạn giao thông…)

- HS đọc.

(30)

điều gì?

+ Hai bạn băn khoăn điều gì?

+ Nếu là em, em sẽ làm gì?

- Y/c HSTL nhóm 2, trả lời câu hỏi.

- Nhận xét.

- GV chốt ý, kết luận.

Nếu phát hiện đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, trước hết chúng ta cần tìm cách báo cho người đi đường biết bằng cách giăng dây, cắm cọc hoặc đặt các cành cây cách chỗ đó một khoảng an toàn. Sau đó báo ngay cho người có trách nhiệm giải quyết.

- Y/c HS đọc lại.

6. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò chuẩn bị bài sau.

+ Một cái hố sâu do đất bị sụt lún.

+ Định báo cho các chú công an nhưng đường đi đến đó khá xa, lo lắng nếu người đi đường không để ý dễ xảy ra tai nạn.

- HS thảo luận, trả lời

- HS đọc.

*********************************************

(31)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có