• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI : KÌ NGHỈ ( KỂ CHUYỆN - Tuần 4)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI : KÌ NGHỈ ( KỂ CHUYỆN - Tuần 4)"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2021 Tiếng Việt

CHỦ ĐỀ 4: KÌ NGHỈ KỂ CHUYỆN

KÌ NGHỈ

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được truyện “Nghỉ hè”.

2. Kĩ năng: Biết phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Nghỉ hè, tên chủ đề Kì nghỉ và tranh minh hoạ. Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới tranh. Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; bồi dưỡng cảm xúc yêu thích các hoạt động vận động và tình yêu với biển cả.

4. Năng lực: Biết sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.

5. Phẩm chất: Bồi dưỡng cảm xúc yêu thích các hoạt động vận động và tình yêu với biển cả.

II. HỌC SINH CHUẨN BỊ:

Sách học sinh, tìm hiểu trước về câu chuyện sẽ học, … III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp (3-5 phút):

Học sinh thực hiện các yêu cầu:

- Tên câu chuyện đã học ở tuần trước là gì? (

Bé và chị đi chợ

) - Câu chuyện kể về những ai? (Bà, bé và chị)

- Em thích nhân vật/ tình tiết nào nhất? Vì sao?

2. Luyện tập kể chuyện (20-25 phút):

1.Hoạt động 1: Luyện tập nghe và nói ( 8-10 phút ) -Học sinh quan sát tranh minh họa truyện “Kì nghỉ”.

(2)

-Dựa vào tranh minh hoạ, phán đoán về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý:

- Giáo viên dùng tên truyện và tranh minh hoạ để giới thiệu bài kể chuyện: “Kì nghỉ”.

2.Hoạt động 2: Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện (12-15 phút):

- HS xem tranh và nghe kể mẫu lần 1 toàn bộ câu chuyện:

Tranh 1:

-Nghỉ hè bố mẹ đưa Đức và Thư ra biển chơi, tàu chở mọi người ra khu vực câu cá và ngắm san hô, Thư ở lại tàu cùng mẹ câu cá, bố và anh Đức đội mũ có bình ô xi đem thức ăn cho cá và cùng chú hướng dẫn viên lặn xuống biển.

Tranh 2:

-Kìa rặng san hô rực rỡ hiện ra trước mắt.Những đàn cá vây quanh Đức, mười lăm phút đi bộ dưới đáy biển qua nhanh, chuẩn bị leo lên tàu bỗng Đức thấy có vật gì quấn vào chân.

Tranh 3:

- Bố và chú hướng dẫn viên cùng đến giúp Đức.Bố dơ con rắn lên thì ra đó chỉ là một cây rong biển.Mọi người thở phào nhẹ nhỏm.

Tranh 4:

- Đức bẽn lẽn cười, cậu cảm thấy biển đẹp và đáng yêu hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của cậu.Thư thì mong đến hè năm sau để được đi bộ dưới đáy biển như anh Đức.

- Các em hãy kể lai từng đoạn của câu chuyện - Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Em hãy tìm hiểu nội dung câu chuyện theo gợi ý:

+Nghỉ hè, cả nhà Đức đi đâu chơi?

+Ở biển, Đức chơi trò gì?

+Chuyện gì xảy ra khi Đức quay trở lại ca nô?

(3)

+Câu chuyện kết thúc như thế nào?

-Câu chuyện kể về điều gì? Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Em thích chi tiết (tình tiết) nào nhất? Vì sao?

Ý nghĩa: Câu chuyện cho em thấy gia đình Đức vui vẻ bên nhau trong kì ở biển, biển đẹp và thú vị hơn những gì mà Đức tưởng tượng.

3. Hoạt động nối tiếp a. Củng cố:

-Nhắc lại tên truyện vừa nghe? (“kì nghỉ”) có các nhân vật nào? Nhân vật nào em yêu thích?

b. Dặn dò:

Em hãy kể lại truyện cho người thân cùng nghe; chuẩn bị chủ đề tuần sau.

Chúc các em chăm ngoan, học tốt!!!

(4)
(5)

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện phóng to; nội dung câu chuyện và câu hỏi.

2. Học sinh: Sách học sinh, tìm hiểu trước về câu chuyện sẽ học, … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Trực quan, vấn đáp, giảng giải, thực hành.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp (3-5 phút):

Giáo viên gọi vài học sinh thực hiện các yêu cầu: Nhắc lại cách kể chuyện đã học trong tuần trước (ví dụ: sử dụng âm lượng, đánh giá nhân vật bằng hình ảnh); tên câu chuyện đã học ở tuần trước là gì? Câu chuyện kể về những ai? Em thích nhân vật/ tình tiết nào nhất? Vì sao?

2. Luyện tập kể chuyện (20-25 phút):

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.1. Luyện tập nghe và nói (8-10 phút):

* Mục tiêu: Học sinh đọc trơn và biết phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Nghỉ hè và tranh minh hoạ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên treo tranh minh họa truyện “Nghỉ hè”.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn tên truyện Nghỉ hè.

- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tranh minh hoạ, phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý: Tranh vẽ có những ai? Ai xuất hiện nhiều nhất? Câu chuyện diễn ra ở những chỗ nào?

Có những chuyện gì xảy ra với nhân vật Bé?

- Giáo viên dùng tên truyện và tranh minh hoạ để giới thiệu bài mới.

- Học sinh quan sát tranh.

- Học sinh đánh vần và đọc trơn tên truyện Nghỉ hè.

- Học sinh thảo luận cặp đôi với bạn cùng trả lời các câu hỏi và bàn về nội dung câu chuyện.

- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài mới và mục tiêu bài học.

Nghỉ giữa tiết

2.2. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện (12-15 phút):

* Mục tiêu: Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới tranh. Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.

(6)

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện nhóm, cá nhân.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên treo tranh và kể mẫu lần 1 toàn bộ câu chuyện.

- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán lúc trước của mình.

- Giáo viên kể mẫu lần 2 từng đoạn câu chuyện.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ theo đúng trật tự diễn biến của câu chuyện.

- Giáo viên sử dụng câu chủ đề đoạn dưới mỗi bức tranh để giúp học sinh ghi nhớ nội dung từng đoạn truyện.

- Giáo viên sử dụng các câu hỏi kích thích phỏng đoán:

Nghỉ hè, cả nhà Đức đi đâu chơi? Ở biển, Đức chơi trò gì? Chuyện gì xảy ra khi Đức quay trở lại ca nô? Câu chuyện kết thúc như thế nào?

- Giáo viên giải thích “Thư mong nhanh tới hè năm sau để được đi bộ dưới biển ngắm san hô như anh Đức”: 8 tuổi trở lên mới được đi bộ dưới đáy biển.

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ (âm lượng đủ nghe trong nhóm).

- Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh kể tiếp nối theo diễn biến câu chuyện trước lớp (với âm lượng kể trước cả lớp).

- Giáo viên nhắc học sinh tư thế, ánh mắt, cử chỉ, gương mặt khi ngồi nghe bạn kể.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện theo gợi ý: Em thích đi lặn biển ngắm san hô giống Đức không? Vì sao?

- Học sinh nghe kể đồng thời quan sát tranh..

- Học sinh tự liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán lúc trước của mình.

- Học sinh nghe kể lần hai theo từng đoạn và quan sát tranh minh hoạ theo đúng trật tự diễn biến của câu chuyện.

- Học sinh quan sát và ghi nhớ nội dung từng đoạn truyện;

- Học sinh trả lời các câu hỏi và phỏng đoán nội dung từng đoạn truyện.

- Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ.

- Các nhóm học sinh kể tiếp nối theo diễn biến câu chuyện trước lớp.

- Học sinh tự chú ý về tư thế, ánh mắt, cử chỉ, gương mặt khi ngồi nghe bạn kể.

- Học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên để nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện.

3. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):

a. Củng cố:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên truyện, số lượng các nhân vật, nhân vật yêu thích.

b. Dặn dò:

Giáo viên dặn học sinh.

- Học sinh nhắc lại tên truyện, số lượng các nhân vật, nhân vật yêu thích.

- Học sinh đọc, kể lại truyện cho người thân cùng nghe; chuẩn bị chủ đề Ở nhà.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

………..………

(7)

………..………

………..………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện.. Giọng kể hào hứng

- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung câu chuyện, phối hợp lời kể điệu bộ,

• Khi nói lời yêu cầu, đề nghị với bạn, con cần nói nhỏ đủ nghe để bạn dễ tiếp thu và không làm bạn mất lòng... Viết câu

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa câu chuyện Ánh sáng của yêu thương.đoán được nội dung câu chuyện qua câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được 1 – 2

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện; HS( M3,4) kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý

Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng tranh GV yêu cầu HS quan kĩ 4 bức tranh trong Chuyện bốn mùa.. GV hướng dẫn HS: Câu chuyện có

- Nghe hiểu câu chuyện Hồ nước và mây; biết dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh đoán nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn của câu chuyện (không yêu cầu

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa câu chuyện Ánh sáng của yêu thương.đoán được nội dung câu chuyện qua câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được 1 – 2