• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27

Ngày soạn: 25/ 5/ 2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 01 tháng 6 năm 2020 Tập đọc NGƯỠNG CỬA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quyen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, đọc có ngữ điệu bài.

3. Thái độ: Yêu quý thiên nhiên, ngôi nhà của mình II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài Tập đọc.

- Bộ chữ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Người bạn tốt”

và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Nhận xét KTBC.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: (20’)

- Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc tha thiết trìu mến). Tóm tắt nội dung bài:

- Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.

* Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

- Ngưỡng cửa: (ương/ ươn), nơi này: (n/ l), quen:

(en/ uen), dắt vòng: (d/ gi), đi men: (en/ eng) - Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

+ Các em hiểu như thế nào là ngưỡng cửa?

+ Dắt vòng có nghĩa là gì?

* Luyện đọc câu:

- Gọi học sinh đọc trơn câu thơ theo cách đọc nối

- 3 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Nhắc tựa.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

- Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

- 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.

+ Ngưỡng cửa: là phần dưới của khung cửa ra vào.

+ Dắt vòng: dắt đi xung quanh (đi vòng)

- Học sinh lần lượt đọc các câu

(2)

tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài thơ.

* Luyện đọc đoạn và bài: (theo 3 đoạn, mỗi khổ thơ là 1 đoạn)

- Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.

- Đọc cả bài.

3. Tìm hiểu bài: (20’) - Hỏi bài mới học.

- Gọi 1 học sinh đọc khổ 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:

+ Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?

+ Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?

- Nhận xét học sinh trả lời.

- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.

- Cho học sinh xung phong luyện đọc HTL khổ thơ em thích.

- Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài thơ.

C. Củng cố - dặn dò: (3’)

- Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

theo yêu cầu của giáo viên.

- Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.

- Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.

- 2 em, lớp đồng thanh.

- 2 em.

+ Mẹ dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa.

+ Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến trường và đi xa hơn nữa.

- Học sinh xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ em thích.

- Học sinh rèn đọc diễn cảm.

- Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài.

_________________________________________

Chính tả

MÈO CON ĐI HỌC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs chép lại chính xác 8 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học.

- Điền đúng vần iên hay in và các chữ r, d hay gi.

2. Kĩ năng: Viết nhanh, đúng chính tả đều, đẹp 3. Thái độ: Yêu thích môn học, chịu khó luyện viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viêt sẵn 8 dòng thơ đầu của bài Mèo con đi học.

- Bảng phụ viết bài tập 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs lên bảng làm bài tập: Điền ch hay tr.

ngọn ...e ...a mẹ con ...âu cái ...ổi ...ẻ con ...ả nem - Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới: (28’)

Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng.

(3)

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Hướng dẫn hs tập chép.

- Đọc bài viết.

- Tìm và viết những chữ khó trong bài - Gv nhận xét, sửa sai.

- Gv cho hs chép bài vào vở.

- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

- Gv nhận xét.

3. Hướng dẫn hs làm bài tập.

a. Điền vần: iên hay in?

- Yêu cầu hs làm bài: (Đàn kiến đang đi. Ông đọc bảng tin.)

- Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm.

b. Điền chữ: r, d hay gi?

- Yêu cầu hs tự làm bài: (Thầy giáo dạy học. Bé nhảy dây. Đàn cá rô lội nước.)

- Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm đúng.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.

- Vài hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs tự viết bài vào vở.

- Hs tự soát lỗi.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

______________________________________________

Toán

Bài 109: Phép cộng trong phạm vi 100 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Bước đầu giúp hs:

- Biết đặt tính rồi làm tính cộng (ko nhớ) trong phạm vi 100.

- Củng cố về giải toán và đo độ dài.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm nhanh các bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Làm bài tập 1 sgk trang 152.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới: (29’)

1. Giới thiệu cách làm tính cộng (ko nhớ).

a. Trường hợp phép cộng có dạng 35+ 24.

Hoạt động của hs - 2 hs lên bảng làm.

(4)

* Bước 1: Gv hướng dẫn hs thao tác trên que tính.

- Yêu cầu hs lấy 35 que tính.

- Gv hỏi: + 35 que tính gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 35.

- Yêu cầu hs lấy tiếp 24 que tính và hỏi:

+ 24 gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 24.

- Hướng dẫn hs gộp các bó 1 chục que tính với nhau và các que tính rời với nhau.

+ Nêu tổng số que tính gồm: 5 chục và 9 qt.

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị vào cột.

* Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính cộng.

- Hướng dẫn hs cách đặt tính và tính: 35 + 24 59 + 5 cộng 4 bằng 9, viết 9

+ 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 - Như vậy: 35+ 24= 59 b. Trường hợp 35+ 20.

- Yêu cầu hs tự đặt tính rồi tính.

35 + 20 55 - Vậy 35+ 20= 55.

- Cho hs nêu lại cách cộng.

c. Trường hợp phép cộng dạng 35+ 2.

- Yêu cầu hs tự đặt tính rồi tính. 35 + 2 37 - Vậy 35+ 2= 37.

- Cho hs nêu lại cách tính.

2. Thực hành:

Bài 1: Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs nhận xét bài.

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

- Yêu cầu hs tự đặt tính rồi tính.

- Gọi hs nhận xét bài.

- Hs tự lấy.

- Vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự lấy.

- 1 vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs tự làm.

- 1 hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

(5)

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 3: (Giảm tải) Bài 4: (Giảm tải)

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

_________________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

CHÚNG EM HÁT VỀ HÒA BÌNH HỮU NGHỊ

I. Mục tiêu: HS biết thể hiện lòng yêu hòa bình, tình cảm đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc qua lời ca, tiếng hát.

II. Tài liệu và phương tiện:

- Các bài thơ, bài hát về hòa bình, hữu nghị.

III. Các bước tiến hành:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. Chuẩn bị:

- Trước 2 tuần, gv phổ biến kế hoạch liên hoan văn nghệ.

- Yêu cầu HS tập các bài hát, bài thơ về tình yêu hòa bình, tình hữu nghị, đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

- GV sắp xếp chương trình liên hoan.

2. Liên hoan văn nghệ:

- Lớp học trang trí, trên bảng viết chữ “Chúng em hát vể hòa bình, hữu nghị”.

- Kê bàn ghế thành hình chữ U, khoảng trống ở lớp là sân khấu để biểu diễn văn nghệ.

- Tuyên bố lí do và thông báo chương trình biểu diễn.

3. Đánh giá:

- Hướng dẫn cả lớp bình chọn:

+ Tiết mục hay nhất + Tiết mục ấn tượng nhất

- Trao giải thưởng cho các cá nhân, tổ, nhóm.

- HS tập các bài hát, bài thơ về tình yêu hòa bình, tình hữu nghị, đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

- Các tổ, cá nhân HS đăng kí tiết mục với GV.

- Các tổ, nhóm, cá nhân lần lượt biểu diễn văn nghệ.

- Cả lớp hát bài “Em yêu hòa bình” và bài “Trái đất này là của chúng mình”.

_________________________________________

Phòng học trải nghiệm RÔ BỐT LÀ GÌ?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh có những hiểu biết đơn giản về Robot 2. Kĩ năng: Biết cách vận dụng, áp dụng vào trong cuộc sống.

3. Thái độ: Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

(6)

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ - Rô bốt.

III. TIẾN TRÌNH

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: (3’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh vào vị trí nhóm mình.

- Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận máy tính bảng.

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- YC học sinh nêu một số chức năng của máy tính bảng

- Cách sử dụng máy tính.

- Nhận xét.

3. Giới thiệu rô bốt: (30’)

- Giáo viên giới thiệu, cho học sinh quan sát rô bốt.

- Yêu cầu học sinh quan sát và giáo viên giới thiệu đến phần nào thì yêu cầu học sinh thực hành thao tác các phần đó.

- Tổchức cho học sinh thực hành trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau: (2’) - Gọi học sinh trả lời câu hỏi: Rô bốt là gì?.

- Giáo viên tổng hợp kiến thức.

- Hs thực hiện.

- Nhận thiết bị.

- 3 – 4 hs nhắc lại.

- Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- Hs thực hiện.

- Đại diện hs lên thao tác trước lớp.

- Hsnx, bổ sung.

- Hs nhắc lại kiến thức có trong bài mà các con nhớ được.

____________________________________________

Ngày soạn: 25/ 5/ 2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 02 tháng 5 năm 2020 Toán

Bài 110: Luyện tập I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Giúp hs:

- Củng cố về làm tính cộng các số trong phạm vi 100 (ko nhớ). Tập đặt tính rồi tính.

- Tập tính nhẩm (trong trường hợp phép cộng đơn giản) và nhận biết bước đầu về tính chất giao hoán của phép cộng.

(7)

- Củng cố về giải toán và đo độ dài đoạn thẳng. Vẽ được đoạn thẳng có độ dài cho trước.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm nhanh các bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Đặt tính rồi tính:

35 + 12 60 + 38 6 + 43 41 + 34 22 + 40 54 + 6 - Gv nhận xét.

B. Bài mới: (29’)

Bài 1: Đặt tính rồi tính: (bỏ cột 3) - Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét bài làm.

Bài 2: Tính nhẩm:(bỏ cột 2,4) - Nêu cách tính nhẩm.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét, sửa sai.

- Nhận xét về cột tính: 52+ 6= 58 và 6+ 53= 58 - Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 3: - Đọc đề bài.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải Lớp em có tất cả là:

21+ 14= 35 (bạn ) Đáp số: 35 bạn - Nhận xét bài giải.

Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.

- Nêu cách vẽ đoạn thẳng.

- Yêu cầu hs tự vẽ.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 4 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc đề bài.

- 1 vài hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc lệnh đề.

- 1 hs nêu.

- Hs tự vẽ.

____________________________________

Tập đọc

KỂ CHO BÉ NGHE I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn

(8)

no, quay tròn, nấu cơm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng. Trả lời được câu hỏi 2 (SGK).

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, đọc có ngữ điệu bài.

3. Thái độ: Yêu quý con vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài Tập đọc.

- Bộ chữ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động gv Hoạt động hs

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 học sinh đọc bài: “Ngưỡng cửa” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.

- GV nhận xét chung.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: (20’) - Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng đọc vui tươi tinh nghịch, nghỉ hơi lâu sau các câu chẵn số 2, 4, 6, …). Tóm tắt nội dung bài.

* Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

+ Chó vện: (ch/ tr, ên/ êng), chăng dây:

(dây/ giây), quay tròn: (ay/ uay), nấu cơm:

(n/ l)

- Học sinh luyện đọc các từ ngữ trên.

* Luyện đọc câu:

- Gọi em đầu bàn đọc hai dòng thơ (dòng thứ nhất và dòng thứ hai). Các em sau tự đứng dậy đọc các dòng thơ nối tiếp (mỗi em 2 dòng thơ cho trọn 1 ý).

* Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:

- Đọc nối tiếp từng khổ thơ (mỗi em đọc 4 dòng thơ).

- Thi đọc cả bài thơ.

- Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.

- Đọc đồng thanh cả bài.

3. Tìm hiểu bài và luyện nói: (20’) - Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì?

- 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

- Nhắc tựa.

- Lắng nghe.

- Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

- Vài em đọc các từ trên bảng.

- Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ bắt đầu em ngồi đầu bàn dãy bàn bên trái.

- Đọc nối tiếp 4 em.

- Mỗi nhóm cử đại diện 1 học sinh đọc thi đua giữa các nhóm.

- 2 em, lớp đồng thanh.

- 2 em đọc lại bài thơ.

+ Con trâu sắt là cái máy cày. Nó

(9)

- Gọi học sinh đọc phân vai: gọi 2 em, 1 em đọc các dòng thơ chẳn (2, 4, 6, …), 1 em đọc các dòng thơ lẻ (1, 3, 5, …) tạo nên sự đối đáp.

* Hỏi đáp theo bài thơ:

- Gọi 2 học sinh hỏi đáp theo mẫu.

- Gọi những học sinh khác hỏi đáp các câu còn lại.

- Nhận xét học sinh đọc và hỏi đáp.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

làm thay việc con trâu nhưng người ta dùng sắt để chế tạo nên gọi là trâu sắt.

- Em 1 đọc: Hay nói ầm ĩ.

Em 2 đọc: Là con vịt bầu.

Học sinh cứ đọc như thế cho đến hết bài.

- Hỏi: Con gì hay nói ầm ĩ Đáp: Con vịt bầu.

- Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em.

_________________________________________

Chính tả NGƯỠNG CỬA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa: 20 chữ trong khoảng 8- 10 phút. Điền đúng vần ăt, ăc; chữ g, gh vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 (SGK).

2. Kĩ năng: Viết nhanh, đúng chính tả đều, đẹp 3. Thái độ: Yêu thích môn học, chịu khó luyện viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài thơ cần chép và các bài tập 2, 3.

- Học sinh cần có VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng viết:

Cừu mới be toáng Tôi sẽ chữa lành.

- Nhận xét chung.

B. Bài mới: (29’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài ghi tựa bài.

2. Hướng dẫn học sinh tập chép:

- Gọi học sinh nhìn bảng đọc bài thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).

- Cả lớp đọc thầm khổ thơ và tìm những tiếng các em thường viết sai: đường, xa tắp, vẫn,

- 2 học sinh viết bảng.

Cừu mới be toáng Tôi sẽ chữa lành.

- Học sinh nhắc lại.

- 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.

- Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học

(10)

viết vào bảng con.

- Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.

3. Thực hành bài viết (chép chính tả).

- Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ, các dòng thơ cần viết thẳng hàng.

- Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.

- Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:

+ Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.

+ Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.

4. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

- Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.

- Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.

- Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.

sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.

- Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: đường, xa tắp, vẫn, …

- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để chép bài chính tả vào vở chính tả.

- Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.

+ Học sinh soát lỗi tại vở của mình và đổi vở sữa lỗi cho nhau.

+ Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.

- Điền vần ăt hoặc ăc.

Điền chữ g hoặc gh.

- Học sinh làm VBT.

- Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh.

+ Giải: Bắt, mắc; Gấp, ghi, ghế.

- Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.

____________________________________________

Ngày soạn: 26/ 5/ 2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 03 tháng 5 năm 2020 Tập đọc HAI CHỊ EM I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét

(11)

lên, dây cót, buồn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình. và cảm thấybuồn chán vì không có người cùng chơi. Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, đọc có ngữ điệu bài.

3. Thái độ: Yêu quý thiên nhiên, ngôi nhà của mình.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị .

- Ra quyết định.

- Tư duy sáng tạo.

- Phản hồi, lắng nghe tích cực.

III . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động GV Hoạt động HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh đọc bài: “Kể cho bé nghe” và trả lời các câu hỏi:

+ Con chó, cái cối xay lúa vó đặc điểm gì ngộ nghĩnh?

- GV nhận xét chung.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: (20’) - Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng cậu em khó chịu, đành hanh)

* Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

+ Vui vẻ, một lát: (at/ ac), hét lên: (et/ ec), dây cót: (d/ gi, ot/ oc), buồn: (uôn/ uông) - Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

+ Các em hiểu thế nào là dây cót ?

* Luyện đọc câu:

- Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc

- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

+ Con chó hay hỏi đâu đâu.

Cái cối xay lúa ăn no quay tròn.

- Nhắc tựa.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

+ Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

- 5, 6 em đọc các từ trên bảng.

+ Dây cót: Dây thiều trong các đồ chơi trẻ em, mỗi khi lên dây thiều xe ô tô chạy.

- Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.

(12)

từng câu.

- Cho học sinh luyện đọc nhiều lần câu nói của câu em nhằm thể hiện thái độ đành hanh của câu em.

* Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 3 đoạn để luyện cho học sinh)

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Gấu bông của em”.

- Đoạn 2: “Một lát sau … chị ấy”.

- Đoạn 3: Phần còn lại:

- Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm.

- Gọi 2 học sinh đọc theo phân vai: vai người dẫn chuyện và vai cậu em.

- Đọc cả bài.

3. Luyện tập: (10’)

Bài 1. Tìm tiếng trong bài có vần et?

Bài 2. Tìm tiếng ngoài bài có vần et, oet?

- Điền vần: et hoặc oet ?

- Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập.

- Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

Tiết 2

4. Tìm hiểu bài và luyện đọc: (20’)

- Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:

+ Cậu em làm gì: Khi chị đụng vào con Gấu bông?

+ Khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ?

+ Vì sao cậu em thấy buồn chán khi ngồi chơi một mình?

- Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn.

- Giáo viên nêu: Bài văn nhắc nhở chúng ta không nên ích kỉ. Cần có bạn cùng chơi, cùng làm.

5. Luyện nói: (10’)

- Chị đừng động vào con gấu bông của em. Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy.

- Nhiều em đọc câu lại các câu này.

- Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.

- Các nhóm thi luyện đọc theo phân vai.

- 2 em.

- Hét.

- Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần et, oet.

- Đọc các câu trong bài.

+ Ngày Tết, ở miền Nam nhà nào cũng có bánh tét.

+ Chim gõ kiến khoét thân cây tìm tổ kiến.

- 2 em đọc lại bài.

+ Cậu nói: đừng đụng vào con gấu bông của mình.

+ Cậu nói: chị hãy chơi đồ chơi của chị. Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình.

+ Hstl.

- 2 học sinh đọc lại bài văn.

- Học sinh nhắc lại.

(13)

- Đề tài: Em thường chơi với anh (chị, em) những trò chơi gì ?

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau kể cho nhau nghe về những trò chơi với anh chị hoặc em của mình.

- Nhận xét phần luyện nói của học sinh.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.

- Học sinh kể cho nhau nghe về trò chơi với anh (chị, em).

- Nêu tên bài và nội dung bài học.

- 1 học sinh đọc lại bài.

_________________________________________

Ngày soạn: 26/ 5/ 2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 04 tháng 5 năm 2020 Tập viết

Tô chữ hoa L, M, N I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs biết tô chữ hoa L.

- Viết các vần oan, oat; các từ ngữ: ngoan ngoãn, đoạt giải- chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu;

- Viết đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách.

2. Kĩ năng: Viết đẹp nhanh các tiếng, từ, câu. Viết đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, thích đọc và viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chữ mẫu.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ:

- Viết các từ: hiếu thảo, yêu mến.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Hướng dẫn tô chữ cái hoa.

- Gv cho hs quan sát chữ hoa L và nhận xét.

+ Nhận xét về số lượng nét và kiểu nét.

+ Gv viết mẫu và nêu quy trình viết.

- Luyện viết chữ L.

- Gv nhận xét, sửa sai.

3. Hướng dẫn hs viết vần, từ ứng dụng.

- Đọc các vần, từ ứng dụng trong bài: oan, oat, ngoan

Hoạt động của hs - 2 hs viết bảng.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Hs viết bảng con.

- Vài hs đọc.

(14)

ngoãn, đoạt giải.

- Nêu cách viết các vần và từ ứng dụng.

- Luyện viết trên bảng con.

- Gv nhận xét, sửa sai.

4. Hướng dẫn hs viết vở tập viết.

- Cho hs tô chữ hoa L.

- Luyện viết các vần, từ ứng dụng.

C. Củng cố, dặn dò:

- Gv chấm, chữa bài cho hs.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết bài.

- Vài hs nêu.

- Cả lớp viết.

- Hs tô theo mẫu.

- Hs tự viết.

__________________________________________

Tập viết

TÔ CHỮ HOA O, Ô, Ơ, P I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hs biết tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P.

- Viết các vần uôt, uôc; các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài... chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu.

- Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng quy định.

2. Kĩ năng: Viết đẹp nhanh các tiếng, từ, câu.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, thích luyện viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chữ viết mẫu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ:

- Viết các từ: con cóc, cá lóc, quần soóc, đánh moóc.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Hướng dẫn tô chữ cái hoa.

- Gv cho hs quan sát chữ hoa O, Ô, Ơ, P - Gv viết mẫu và nêu quy trình viết.

- Nêu lại cách viết các nét của mỗi chữ.

3. Hướng dẫn hs viết vần, từ ứng dụng.

- Đọc các vần, từ ứng dụng trong bài: uôt, uôc, chải chuốt, thuộc bài.

- Nêu cách viết các vần và từ ứng dụng.

- Luyện viết trên bảng con.

- Gv nhận xét, sửa sai.

4. Hướng dẫn hs viết vở tập viết.

- Cho hs tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P.

- Luyện viết các vần, từ ứng dụng.

Hoạt động của gv - 2 hs viết bảng.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Cả lớp viết.

- Hs tô theo mẫu.

- Hs tự viết.

(15)

C. Củng cố, dặn dò:

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết bài.

__________________________________________

Kể chuyện

DÊ CON NGHE LỜI MẸ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Kể lại một đoạn truyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, đọc có ngữ điệu bài.

3. Thái độ: Học tập sự thông minh, nhanh trí của sẻ

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị .

- Lắng nghe tích cực.

- Tư duy phê phán.

- Ra quyết định.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.

- Mặt nạ Dê mẹ, dê con, Sói.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động GV Hoạt động HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh kể lại câu chuyện Sói và Sóc.

- Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét.

B. Bài mới: (29’) 1. Giới thiệu bài:

- Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.

+ Một con Sói muốn ăn thịt đàn Dê con.

Liệu Dê con có thoát nạn không? Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”để các em hiểu rõ điều đó.

2. Kể chuyện:

- Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm.

- Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:

+ Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.

+ Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.

- 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Sói và Sóc”.

- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.

- Học sinh nhắc tựa.

- Học sinh lắng nghe câu chuyện.

+ Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.

(16)

- Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:

+ Thay đổi giọng để phân biệt lời hát của Dê mẹ, lời hát của Sói giả Dê mẹ. Biết dừng lại hơi lâu sau chi tiết: bầy dê lắng nghe tiếng Sói hát, để tạo sự hồi hộp.

+ Đoạn mở đầu: giọng Dê mẹ âu yếm dặn con.

+ Tiếng hát của Dê mẹ vừa trong trẻo, vừa thân mật.

+ Tiếng hát của Sói khô khan, không có tình cảm, giọng ồm ồm.

+ Đoạn cuối kể giọng vui vẽ đầm ấm.

3. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

- Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.

+ Tranh 1 vẽ cảnh gì ?

+ Câu hỏi dưới tranh là gì ?

- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.

- Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.

4. Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:

- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, lời Sói, lời Dê mẹ, lời Dê con). Thi kể toàn câu chuyện.

- Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.

- Nhận xét.

5. Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:

- Các em biết vì sao Sói tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không?

- Câu truyện khuyên ta điều gì?

- Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.

+ Dê mẹ ra khỏi nhà quay lại nhắc các con đóng cửa thật chặt, nếu có người lạ gọi cửa không được mở.

+ Trước khi đi Dê mẹ dặn con thế nào? Chuyện gì đã xãy ra sau đó?

- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.

- Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện.

- Học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).

- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.

- Vì Dê con biết nghe lời mẹ, không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi.

- Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn.

(17)

C. Củng cố dặn dò: (3’)

- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe.

- Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- Lắng nghe.

_________________________________________

Kể chuyện

CON RỒNG CHÁU TIÊN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Lòng tự hào của dân tộc về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình

2. Kĩ năng: Biết kể đúng giọng nhân vật.

3. Thái độ: Yêu quý, tự hào về nguồn gốc của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.

- Dụng cụ hoá trang: vòng đội dầu có lông chim của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”.

- Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét bài cũ.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2')

- Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.

- Các dân tộc thường có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình. Dân tộc ta có câu chuyện Con Rồng - Cháu tiên nhằm giải thích của cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các em hãy lắng nghe câu chuyện cô kể này nhé.

2. Gv kể chuyện: (5')

- Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:

- 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”.

- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.

- Học sinh nhắc tựa.

- Học sinh lắng nghe câu chuyện.

(18)

+ Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.

Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.

+ Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện.

- Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:

+ Đoạn đầu: kể chậm rãi. Đoạn cả nhà mong nhớ Long Quân, khi kể dừng lại một vài chi tiết để gây sự chờ đợi của người đọc.

+ Đoạn cuối kể giọng vui vẽ tự hào.

3. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: (10')

- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể từng đoạn của câu chuyện.

- Nhận xét.

4. Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:(10')

- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.

5. Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5')

- Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì?

C. Củng cố, dặn dò: (3')

- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe.

- Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

+ Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.

+ Lần 1: các em thuộc các nhóm đóng vai và kể lại câu chuyện.

- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.

- Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện).

- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.

- Tổ tiên của người Việt Nam có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loại Rồng, mẹ là tiên. Nhân dân ta tự hào về dòng dõi cao quý đó bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Lạc Long Quân, Âu Cơ được cùng một bọc sinh ra.

- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- Tuyên dương các bạn kể tốt.

_________________________________________

(19)

Toán

Bài 111: Luyện tập I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Luyện tập làm tính cộng các số trong phạm vi 100.

- Tập tính nhẩm (với phép cộng đơn giản).

- Củng cố về cộng các số đo độ dài đơn vị là cm.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm nhanh các bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đặt tính rồi tính: 51+ 35 80+ 9 8+ 31 - Gv nhận xét.

B. Bài luyện tập: (30’) Bài 1: Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

Bài 2: (Giảm tải) Bài 3: (Giảm tải) Bài 4: Đọc đầu bài.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Số cm con sên bò được là:

15+ 14= 29 (cm)

Đáp số: 29 cm - Nhận xét bài giải.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng làm bài.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs nêu.

_________________________________________

Tự nhiên xã hội

NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhớ lại những kiến thức đã học về thực vật và động vật.

- Biết động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì ko.

2. Kĩ năng:

- Tập so sánh để nhận ra 1 số điểm khác nhau (giống nhau) giữa các cây, giữa các con vật.

- Có ý thức bảo vệ các cây cối và các con vật.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

(20)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình ảnh trong bài 29.

- Sưu tầm thực vật, tranh ảnh thực vật và động vật đem đến lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ:

- Mèo gồm mấy bộ phận? Mèo có tác dụng gì?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

* Hoạt động 1: Làm việc với các mẫu vật và tranh, ảnh.

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs dán các tranh, ảnh về động vật và thực vật vào giấy to.

- Trưng bày trước lớp và giới thiệu tên từng cây, từng con. Mô tả chúng và tìm ra sự giống và khác nhau giữa các cây và các con.

- Nhận xét kêt quả của các nhóm.

- Kết luận: - Có nhiều loại cây như cây rau, cây hoa, cây gỗ. Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước... Nhưng chúng đều có rễ, thân, lá, hoa.

- Có nhiều laọi động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống... Nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.

* Hoạt động 2: Trò chơi Đố bạn cây gì, con gì?

- Gv treo 1 số hình vẽ cây rau (hoặc 1 con vật) ở sau lưng, yêu cầu hs đó nêu đặc điểm của con vật và đặt câu hỏi đúng, sai để đoán xem đó là gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.

- Gv nhận xét, khen hs đoán đúng.

- Trả lời các câu hỏi trong sgk.

*GV: Chúng ta phải biết yêu quý, chăm sóc cây cối và các vật nuôi trong nhà.

C. Củng cố, dặn dò:

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

Hoạt động của hs

- Hs làm việc theo nhóm.

- Hs đại diện nhóm trình bày.

- Hs nêu.

- Mỗi tổ cử 2 hs tham gia chơi.

- Vài hs nêu.

____________________________________________

Thể dục

BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.

- Trò chơi: “Tâng cầu”

2. Kỹ năng

- Biết cách thực hiện các động tác của bài thể dục phát triển chung (có thể còn

(21)

quên tên động tác).

- Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ và tham gia chơi được.

3. Thái độ

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

II. CHUẨN BỊ - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, cầu, bảng, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, cầu, trang phục tập luyện.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đầu. (5’)

- Cán sự lớp tập chung lớp báo cáo sĩ số.

- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

- Khởi động xoay các khớp.

- Kiểm tra bài cũ: thực hiện bài TD

Đội hình nhận lớp

II. Phần cơ bản. (25’) a, Ôn bài thể dục:

- Gv nhận xét uốn nắn sửa chữa động tác sai

- Trình diễn dưới sự điều khiển của cán sự hô nhịp tập bình thường b, Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng

c, Tâng cầu

Gv giới thiệu quả cầu, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích các chơi.

Cho HS tập hợp theo vòng tròn và thực hiện.

Đội hình tập luyện

- Lần 1: GV điều khiển

- Lần 2: Cán sự lớp điều khiển - Lần 3: Trình diễn giữa các tổ.

- Mới 1 tổ lên làm mẫu, gv hướng dẫn lại khẩu lệnh, kĩ thuật.

Đội hình tâng cầu

(22)

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua III. Phần kết thúc. (5’)

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

- Đội hình xuống lớp.

____________________________________________

Ngày soạn: 27/ 5/ 2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 05 tháng 5 năm 2020 Tập đọc HỒ GƯƠM I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh đọc trơn cả bài.

- Phát âm đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.

- Biết ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.

- Ôn các vần ươm, ươp; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.

- Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

- Trả lời đúng câu hỏi 1, 2 SGK.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm.

3. Thái độ: Yêu thích cảnh đẹp của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Gv

A. Kiểm tra bài cũ:(5')

- Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Hai chị em” và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (5')

- GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài

- 3 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Nhắc tựa.

(23)

ghi bảng.

2. Luyện đọc: (20') a. Gv đọc mẫu bài..

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

+ Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc chậm, trìu mến, ngắt nghỉ rõ sau dấu chấm, dấu phẩy). Tóm tắt nội dung bài:

+ Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.

b. Hs luyện đọc

* Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.

- Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

* Luyện đọc câu:

- Gọi học sinh đọc trơn câu thơ theo cách đọc nối tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài thơ.

* Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn).

- Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.

- Đọc cả bài.

3. Ôn các vần ươm, ươp. (10') Giáo viên nêu yêu cầu bài tập1:

- Tìm tiếng trong bài có vần ươm?

Bài tập 2:

- Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp?

- Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

Tiết 2

4.Tìm hiểu bài và luyện nói: (30’) a. Tìm hiểu bài: (20')

- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:

- Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

- Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

- 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.

- Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.

- Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.

- Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.

- 2 em, lớp đồng thanh.

- Gươm.

- Học sinh đọc câu mẫu SGK.

- Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các câu chứa tiếng có vần ươm, vần ươp, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều câu nhóm đó thắng.

- 2 em.

- Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Hà Nội.

(24)

- Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm như thế nào?

- Gọi học sinh đọc đoạn 2.

- Giới thiệu bức ảnh minh hoạ bài Hồ Gươm.

- Gọi học sinh đọc cả bài văn.

- Nhìn ảnh tìm câu văn tả cảnh.

b. Luyện nói: (15')

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.

- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh tìm câu văn tả cảnh (bức tranh 1, bức tranh 2, bức tranh 3).

- Nhận xét chung phần tìm câu văn tả cảnh của học sinh của học sinh.

- Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

C. Củng cố, dặn dò: (3')

- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.

- Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm như chiếc gương hình bầu dục, khổng lồ, sáng long lanh.

- Học sinh quan sát tranh SGK.

- 2 em đọc cả bài.

- Học sinh tìm câu văn theo hướng dẫn của giáo viên.

- Hs trả lời.

- Nhắc tên bài và nội dung bài học.

- 1 học sinh đọc lại bài.

- Thực hành ở nhà.

_________________________________________

Toán

Bài 112: Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ ko nhớ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Bước đầu giúp hs:

- Biết đặt tính rồi làm tính trừ (ko nhớ) trong phạm vi 100.

- Củng cố về giải toán.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm nhanh các bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Làm bài tập 1 sgk trang 157.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới: (29’)

1. Giới thiệu cách làm tính trừ (ko nhớ ) dạng 57- 23

* Bước 1: Gv hướng dẫn hs thao tác trên que tính.

- Yêu cầu hs lấy 57 que tính.

Hoạt động của hs - 2 hs lên bảng làm.

- Hs tự lấy.

(25)

+ 57 que tính gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 57.

- Gv ghi bảng.

- Yêu cầu hs tách ra 2 bó và 3 que tính rời.

+ 23 gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 23.

- Số que tính còn lại là mấy chục và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị vào cột.

* Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ.

- Hướng dẫn hs cách đặt tính và tính: 57 - 23 34 + 7 trừ 3 bằng 4, viết 4

+ 5 trừ 2 bằng 3, viết 3 - Như vậy: 57- 23= 34 - Gọi hs nhắc lại cách trừ.

2. Thực hành:

Bài 1: Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs nhận xét bài.

Bài 2: (Giảm tải) Bài 3: - Đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Số trang Lan còn phải đọc là:

64- 24= 40 (trang )

Đáp số: 40 trang - Nhận xét bài giải.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- Vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự làm.

- 1 vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

____________________________________________

SINH HOẠT LỚP TUẦN 27 I. MỤC TIÊU

- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần.

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại.

- Tiếp tục thi đua vươn lên trong học tập, nề nếp.

II. NỘI DUNG

(26)

1. Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ. (7’) - Tổ: 1, 2, 3.

- Gv căn cứ vào nhận xét, xếp thi đua trong tổ.

2. GV nhận xét chung (8’)

* Ưu điểm:

...

...

...

...

* Tồn tại

...

...

...

...

3. Phương hướng hoạt động tuần tới (5’)

- Khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những ưu điểm đã đạt được.

- Tiếp tục duy trì nề nếp và các quy định trường đã đề ra.

- Phát huy tinh thần học nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.

- Tiếp tục thực hiện tốt luật an toàn giao thông và phòng chống dịch bệnh.

______________________________________

Kĩ năng sống

BÀI 11: KĨ NĂNG ỨNG XỬ KHI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI LẠ I.Yêu cầu cần đạt

- Học sinh biết: xung quanh ta luôn có những nguy cơ đe dọa, chứa nhiều nguy hiểm, trong đó có tình huống gặp những người xấu.

- Em cần biết cách phòng tránh và tự đối phó với những tình huống khẩn cấp.

+ Không đi theo người lạ và làm theo lời họ. Nếu họ có hành đông sai trái, em cần la to để mọi người biết.

+ Em cần học thuộc số điện thoại của bố, mẹ,... cũng như địa chỉ nhà mình để khi cần mà liên lạc và nhờ người giúp đỡ.

+ Không nhận quà của người lạ.

+ Kể lại ngay cho bố, mẹ hoặc thầy, cô giáo về người lạ gặp trong ngày.

II. Đồ dùng dạy - học - Tranh BTTH.

III. Hoạt động dạy - học

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

* HS thảo luận N2: Em hãy cùng bạn thảo luận xem điều gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống dưới đây.

+ Trước hết, em hãy nêu nội dung của tình huống 1 - Trang 27(vở bài tập KNS)

+ Sau đó, hãy thảo luận xem điều gì sẽ xảy ra với bạn gái?

- HS thảo luận N2.

- Đai diện nhóm trả lời - Nhận xét nhóm bạn trả lời.

+ Bạn gái đã bị người lạ bắt.

(27)

- GVnhận xét - kết luận:

+ Nội dung tình huống: Một bạn gái tan học đang chờ bố mẹ đón, bỗng có một người phụ nữ đến dụ dỗ” Cháu ơi, đi theo cô, cô sẽ mua thật nhiều đồ chơi cho cháu”, nghe lời dụ dỗ đó, bạn nhỏ đã lên xe và người phụ nữ đã chở cô bé đi.

* Tình huống 2

- HS: Em hãy quan sát tranh trang 28, xem điều gì có thể xảy ra trong tình huống.

+ Trước hết, em hãy nêu nội dung của tình huống, sau đó, hãy xem điều gì sẽ xảy ra với bạn gái?

- GVnhận xét - kết luận:

+ Nội dung tình huống: Một bạn trai đang trên đường đi học chờ bố mẹ đón bỗng có một người đàn ông đến dụ dỗ” Cháu ơi, đi với chú rồi chú cho kẹo nhé!” nghe lời dụ dỗ đó, bạn nhỏ đã nhận kẹo và đi theo người lạ.

+ Bạn trai đã đi theo người lạ.

* Tình huống 3

- HS: Em hãy quan sát tranh trang 29, xem điều gì có thể xảy ra trong tình huống.

- GVnhận xét - kết luận:

+ Nội dung tình huống: Một bạn trai đang khóc vì bị lạc mẹ ở siêu thị bố bỗng có một người đàn ông đến dụ dỗ” Đi với chú, chú cho kẹo nhé!” nghe lời dụ dỗ đó, bạn nhỏ đã đi theo người đàn ông đó.

+ Bạn trai đã đi theo người lạ.

* Tình huống 3

- HS: Em hãy quan sát tranh trang 30, xem điều gì có thể xảy ra trong tình huống.

- GVnhận xét - kết luận:

+ Nội dung tình huống: Một bạn trai đang trên đường đi học về thì bị một người đàn ông lạ mặt theo dõi và muốn bắt em”

- GV kết luận.

+ Không đi theo người lạ và làm theo lời họ.

+ Không nhận quà của người lạ.

- Thực hiện tốt nội dung bài học.

- Một số HS trả lời - bạn nhận xét.

- Hs nêu.

- Lắng nghe.

- HS quan sát, trả lời.

- Lắng nghe.

- Một số HS trả lời - bạn nhận xét.

- Lắng nghe.

_____________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hs nghe Gv kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh.Bước đầu tập cách đổi giọng để phân biệt

- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung câu chuyện, phối hợp lời kể điệu bộ,

K laïi m t caâu chuyeän em ñaõ nghe hay ñaõ ñoïc ca ngôïi ể ộ hoaø bình, choáng chieán tranh..

Hoạt động 2: Kể chuyện

- Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện.. Giọng kể hào hứng

- Hs nghe Gv kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh.Bước đầu tập cách đổi giọng để phân biệt

- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh..

- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.