• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 26/11/2020 Ngày giảng: 2/12/2020

Tiết: 13 TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ

TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tiết 2) I/ Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức:

- HS hiểu ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

- Biết được cách rèn luyện bản thân trở thành người tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

2. Kĩ năng:

- HS biết lập kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác.

3. Thái độ:

- HS biết tự giác, chủ động, tích cực học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

4. Định hướng phát triển phẩm chât - năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy phê phán.

- Năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực đánh giá điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức: Nhận thức được một số việc, biết điều chỉnh hành vi trong quan hệ giao tiếp với mọi người.

- Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân: đặt nhiệm vụ phấn đấu vì mục tiêu học tập.

- Vận dụng trong thực tế cuộc sống.

* Nội dug tích hợp.

- Giáo dục đạo đức: TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT

- Giáo dục kĩ năng sống: hợp tác, tự tin, đảm nhận trách nhiệm, tư duy phê phán.

II/ Chẩn bị

- Thầy: SGK, phiếu học tập, tranh ảnh minh hoạ một số hoạt động của nhà trường, máy chiếu.

- Trò: SGK, VBT, chuẩn bị trước nội dung bài học.

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp nêu vấn đề.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

- Phân tích xử lí tình huống.

- Đóng vai.

- Tìm hiểu thực tế, liên hệ bản thân.

IV/Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2 Kiểm tra bài cũ

(2)

* Câu hỏi:

? Em hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?

? Kể hai việc làm thể hiện sự tích cực, tự giác trong học tập và lao động của bản thân em?

* Gợi ý trả lời:

- Tích cực là luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc, rèn luyện.

- Tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, giám sát.

- HS kể hai việc làm của bản thân.

3. Bài mới

Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, thuyết trình, vấn đáp.

- Thời gian: 5 phút - Cách thức tiến hành:

GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các hoạt động chung tay phòng, chống dịch Covid-19 của nhân dân Việt Nam (hình ảnh người dân tình nguyện tham gia vào các chốt kiểm dịch phòng chống Covid-19, hiến máu nhân đạo, vệ sinh, sát khuẩn các khu vực công cộng, phát khẩu trang và đồ ăn miễn phí...)

? Em có suy nghĩ gì sau khi quan sát những hình ảnh trên?

? Theo em, đó là các hoạt động tập thể hay hoạt động xã hội?

HS suy nghĩ, chia sẻ ý kiến, nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có thể nói, Việt Nam là một trong những nước kiểm soát dịch bệnh rất tốt. Có được kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm sâu sát của các lãnh đạo. Và quan trọng hơn cả đó là sự đồng lòng chống dịch của toàn dân, ý thức, tinh thần tích cực, chủ động, tự giác của mỗi người dân được phát huy mạnh mẽ. Và để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần nội dung bài học.

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: HS biết khái quát thành nội dung bài học

+ Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

+ Biết được cách rèn luyện bản thân trở thành người tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

- Phương pháp: vấn đáp, nhóm, thuyết trình, thảo luận.

- Kĩ thuật: nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, thảo luận nhóm, trình bày một phút

- Thời gian: 12 phút - Cách thức tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS hiểu được ý nghĩa và cách rèn

II. Nội dung bài học 2. Ý nghĩa

(3)

luyện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tháo luận nhóm.

- Thời gian: 12 phút - Cách thức tiến hành:

B1: Chuyển giao nhiệ vụ

- Tìm hiểu ý nghĩa, cách rèn luyện của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

? Thảo luận theo bàn: Ý nghĩa của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội? (3p)

HS: Phát biểu ý kiến:

? Trái với tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là gì? Lấy một vài ví dụ (trong lớp nếu có)?

HS: Lười biếng, ỷ lại, luôn phải để người khác nhắc nhở, thúc giục mới tham gia...

VD: Không tự giác và tích cực khi lao động ...

? Những hành vi ấy ảnh hưởng tới cá nhân và tập thể như thế nào?

HS: - Tạo thói quen xấu, lười biếng -> không thể tiến bộ, không tự tin, thiếu hiểu biết, thiếu tính tập thể, mọi người xa lánh; làm xã hội chậm phát triển...

- Tập thể thiếu đoàn kết, chậm tiến bộ, hoạt động tập thể không hiệu quả...

GV: Thấy rằng tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội rất quan trọng không chỉ

với mỗi cá nhân mà còn có ý nghĩa với tập thể, xã hội.

? Học sinh chúng ta phải rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tích cực tự giác?

HS: liên hệ bản thân, phát kiểu ý kiến: Cần phải rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện;

có thời gian biểu hợp lí, và trên hết phải có ý chí quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra; tăng cường sự phối hợp với những người xung quanh...

GV chiếu tình huống: Theo kế hoạch của tổ sản xuất, thứ bảy cả tổ đi tham quan một cơ sở sản xuất tiên tiến nhằm học tập kĩ năng vận hành quy trình sản xuất mới. Nam ngại không muốn đi, báo

- Mở rộng hiểu biết về mọi mặt.

- Rèn luyện các kĩ năng cần thiết.

- Xây dựng mối quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh.

- Được mọi người yêu quý.

đ. Rèn luyện tính tích cực, tự giác

- Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện; có thời gian biểu hợp lí, có ý chí quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra.

(4)

cáo ốm. Sau đó ít lâu, tổ sản xuất áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

? Em thử đoán xem điều gì sẽ đến với Nam.

? Nếu em là Nam, trước tình thế ấy em sẽ xử sự như thế nào?

HS suy nghĩ, giải quyết tình huống, nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Dự kiến câu trả lời của HS:

+ Nam sẽ không biết cách vận hành quy trình sản xuất mới vì Nam không đi tập học tập kĩ năng cùng công ty.

+ Nếu là Nam, trước tình thế đó, em sẽ tự kiểm điểm bản thân vì chưa tích cực trong công việc.

Đồng thời sẽ học hỏi lại từ đồng nghiệp để nắm được quy trình sản xuất mới.

GV nhận xét, đánh giá cách giải quyết của HS.

GV kết luận: Mỗi HS là một công dân, là một thành viên của cộng đồng, tập thể. Vì vậy cần tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Qua đó vừa thể hiện tình cảm, đạo đức, vừa thể hiện nghĩa vụ trong các hoạt động chung.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

.

Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài - Thời gian: 10 phút.

- Cách thức tiến hành Bài tập b, sgk/31

GV hướng dẫn HS làm bài tập b (sgk/31) HS đọc và thực hiện yêu cầu bài tập.

- Việc làm của Tuấn thể hiện Tuấn là người có ý thức tập thể, đi cổ vũ cho đội bóng của trường, thể hiện tinh thần đồng đội, tinh thần tập thể và đó cũng là trách nhiệm của mọi người để động viên tinh thần chiến đấu cho đội bóng của trường.

- Việc Phương từ chối là Phương không có ý thức tập thể, chỉ biết nghĩ về mình.

Việc làm của Phương đáng chê trách.

Trò chơi: Ai nhanh hơn

GV chiếu thể lệ của trò chơi Ai nhanh hơn?

GV chia lớp thành 2 đội chơi và giao nhiệm vụ:

(5)

- Nêu các lợi ích khi tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

- Nêu các hậu quả nếu thiếu tích cực, tự giác hoặc không tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

- Luật chơi: Lần lượt từng học sinh của mỗi nhóm lên bảng viết, đội nào viết được đúng và nhiều sẽ là đội chiến thắng.

- Thời gian: 2 phút

Lần lượt học sinh các nhóm lên bảng viết.

HS đánh giá chéo giữa các nhóm.

GV nhận xét, bổ sung, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

* Kết luận chung:

GV chốt lại ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, giáo dục HS về ý thức khi tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp, kĩ thuật: sắm vai, giải quyết tình huống, hoạt động nhóm, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp.

- Thời gian : 7 phút - Cách tiến hành:

GV yêu cầu các tổ lên sắm vai với tình huống đã chuẩn bị trước ở nhà (3 tổ tương ứng với 3 tình huống)

HS dưới lớp theo dõi, xử lý tình huống mà tổ bạn đưa ra.

GV đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, trao quà cho các tổ:

+ Tổ xây dựng tình huống tốt nhất.

+ Tổ có diễn xuất hay nhất.

+ Tổ có phương án giải quyết tình huống hợp lý nhất.

Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: HS tiếp tục tìm tòi, mở rộng hiểu biết về việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

- Thời gian: 3 phút - Cách tiến hành:

HS tìm đọc trên sách, báo, mạng; trao đổi với người thân về các tấm gương và các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Hãy chia sẻ về các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà em đã tham gia.

- Em đã đạt được gì sau khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội đó?

GV định hướng, gợi mở 4. Hướng dẫn về nhà.

- Học phần nội dung bài học.

- Hoàn thiện các bài tập còn lại trong SGK, VBT.

- Chuẩn bị bài 11: Mục đích học tập của học sinh:

+ Tìm hiểu phần đặt vấn đề.

+ Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK.

+ Tìm biểu hiện mục đích học tập đúng đắn

(6)

+ Tìm ví dụ biểu hiện mục đích học tập sai hoặc không có mục đích.

+ Giới thiệu một vài tấm gương vượt khó trong học tập, có mục đích học tập đúng đắn mà em biết?

+ Mục đích học tập của bản thân em là gì?

V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, các hoạt động( gia đình, nhà trường và xã hội).. - Học tập và noi gương những việc

Kỹ năng: - Rèn luyện ý thức tự giác và kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.. Năng lực

+ Học sinh cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, xã hội về bảo vệ4. môi trường và vận động các bạn cùng

Kĩ năng: Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể mang tính xá hội do chi đội và liên đội nhà trường tổ

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng viết đoạn văn 3. Thái độ: HS tích cực, tự giác trong học tập. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của thầy.. 1..

- HS có thái độ nghiêm túc trong tập luyện, ý thức tự giác tích cực trong luyện tập nhóm nhỏ.. II - ĐỊA ĐIỂM -

- Tự giác, tích cực, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do lớp, trường, xã hội tổ chức.. + Đoàn kết, hợp tác trong các hoạt động

- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, các hoạt động( gia đình, nhà trường và xã hội).. - Học tập và noi gương những việc