• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:9/3/2019 Tiết: 26 Ngày giảng:13/3/2019

Bài 15:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP ( Tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp HS nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập và giúp đỡ bạn bè em nhỏ cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng quyền và nghĩa vụ học tập của mình và của người khác.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Dành cho HS khuyết tật:

- HS hiểu được việc học tập là quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng.

II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Giáo án, SGK, phiếu học tập, máy chiếu.

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

3. Tích hợp kĩ năng sống:

- GD cho HS kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, hợp tác.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số:

2:Kiểm tra bài cũ

- Mục đích: Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.

- Thời gian: 7 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình

(2)

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính - Nội dung kiểm tra:

? Nêu ý nghĩa của việc học tập? Trình bày những quy định của pháp luật về việc học tập?

- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS để phục vụ cho học tập.

- Số HS kiểm tra: 1 HS

- Dự kiến HS trả lời

* Ý nghĩa của việc học tập:

- Có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình, xã hội. Bởi vì: Học tập là vô cùng quan trọng có học tập chúng ta có hiểu biết, có kiến thức được phát triển toàn diện để trở thành người có ích cho xã hội, đóng

góp sức lực vào xây dựng quê hương đất nước.

* Những quy định của pháp luật về học tập:

- Mọi công dân có thể học không hạn chế từ bậc GD Tiểu học đến Trung học (THCS, THPT) đến Đại học và sau đại học.

- Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp bản thân tùy điều kiện cụ thể bằng nhiều hình thức học suốt đời.

- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc hoàn thành bậc GD Tiểu học (Từ lớp 1 đến lớp 5), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước nhà.

- Gia đình ( cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

- Mục đích: HS nắm được ý nghĩa của việc học tập.

- Thời gian: 03 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

Việc học tập mang lại điều gì đối với riêng bản thân em?

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

HS: Trả lời cá nhân.

- Kiến thức

- Hiểu biết xã hội - Giao tiếp, ứng xử....

Hoạt động 2: Nội dung bài học

(3)

- Mục đích: HS nắm được trách nhiệm của gia đình Nhà nước đối với việc học tập của trẻ em .

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung

chính của tiết 1 HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, đặt câu hỏi

?Trách nhiệm của gia đình Nhà nước đối với vệc học tập của trẻ em?

-HS thảo luận nhóm/ nhóm bàn/ 3 phút -HS: Đại diện nhóm trả lời.

GV: Lớp nhận xét, bổ sung.

? Em hiểu như thế nào về câu danh ngôn:

“ Học, học nữa, học mãi”

( V.I.LÊ-NIN)

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

a. Ý nghĩa của việc học tập:

b. Những quy định của pháp luật về học tập:

c.Trách nhiệm của gia đình Nhà nước đối với vệc học tập của trẻ em:

- Gia đình cha mẹ hoặc người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc giáo dục tiểu học.

- Nhà nước thực hiện nghĩa vụ công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, miễn học phí cho học sinh tiểu học, quan tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn,…

=> Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta, chúng ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ học tập của mình

Hoạt động 3 : Bài tập

- Mục đích: Củng cố kiến thức về quyền và nghĩa vụ học tập qua các bài tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 20 phút

- Phương tiện, tư liệu: SGK, máy chiếu

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Bài tập a/tr40:

GV: gọi HS đọc yêu cầu

? Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết?

- HS trả lời cá nhân

3.BÀI TẬP:

Bài tập a/tr40: Một số hình thức học tập - Học theo trường, lớp; tự học; vừa học vừa làm…

(4)

- Gv nhận xét, bổ sung:

- Học ở lớp học tình thương.

- Học bổ túc (Trung tâm giáo dục thường xuyên)

- Học từ xa

- Học trực tuyến qua mạng internet - Tự học qua sách báo vô tuyến.

- Học ở bạn bè, học ở người lớn…

Máy chiếu: Slides 1,2: Các hình thức học tập

Bài tập b/tr40 GV: gọi HS đọc yêu cầu

? Em hãy nêu một vài tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập.

- HS thảo luận nhóm bàn/ 2 phút - Đại diện nhóm trả lời.

-

Máy chiếu: Slides 3,4: Tấm gương Bác Hồ, thầy Nguyễn Ngọc Kí.

Bài tập c/tr40 GV: gọi HS đọc yêu cầu

- HS trả lời cá nhân.

-Trẻ em bị khuyết tật được học ở những lớp học dành cho trẻ khuyết tật.

-Trẻ em lang thang cơ nhỡ được học ở lớp học tình thương…

Máy chiếu: Slides 5,6,7, 8,9,10

* Câu hỏi dành cho HS khuyết tật:

? Em có được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập không?

GV: Trong lớp ta, bạn Thùy Dương là HS hòa nhập vậy các em đã làm gì để giúp đỡ bạn?

- HS trả lời cá nhân

Bài tập d/tr40: Máy chiếu: Slides 11 Nam là một HS chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em.

Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em.

Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?

HS: Thảo luận theo cặp/ 3 phút GV: Nhận xét cho điểm

Bài tập b/tr40

Tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập: Thầy Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Hiền…

Bài tập c/tr40

-Trẻ em bị khuyết tật được học ở những lớp học dành cho trẻ khuyết tật.

-Trẻ em lang thang cơ nhỡ được học ở lớp học tình thương…

Bài tập d/tr 40:

- Đáp án:

+Nếu em là Nam em sẽ tìm thêm một công việc đan lát hoặc đồ mĩ nghệ làm tại gia đình tranh thủ thời gian rảnh dỗi.

+ Hình thức thứ hai là vừa học vừa làm

=>Nhằm mục đích học tập của mình được hoàn thiện

Bài tập đ/ tr41:

(5)

Bài tập đ/tr41:

GV: Gọi HS lên bảng làm BT HS: Cá nhân lên bảng làm BT.

Theo em những biểu hiện thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai? Vì sao?

-Chỉ chăm chú vào học tập ngoài ra không làm một việc gì?

-Chỉ học ở trên lớp thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

-Ngoài giờ học ở trường có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp đỡ cha mẹ vui chơi giải trí.

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài

=>Biểu hiện sai: Vì ngoài việc học chúng ta còn phải giúp đỡ gia đình những công việc nhẹ nhàng như nấu cơm, rửa bát,…

=>Biểu hiện sai: Học ở trên lớp chưa đủ, mà ở nhà còn phải tự học, vui chơi chỉ là phần nhỏ.

=>Biểu hiện đúng: Ngoài giờ học ở trường phải tự học ở nhà, lao động giúp đỡ gia đình, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể để giúp học tập được tốt hơn.

4.Củng cố:

- Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa, máy chiếu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

Em hãy kể một vài câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về học tập mà em biết?

GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

Máy chiếu: Slides 12 trích thư Bác Hồ gửi HS

HS: Trả lời cá nhân

-“ Học một biết mười”

-“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: Máy chiếu: Slides 13 - Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK

- Ôn tập nội dung các bài đã học từ đầu học kì II , làm lại các bài tập chuẩn bị giờ sau làm bài kiểm tra 45 phút

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

Duyệt, ngày 11 tháng 3 năm 2019 Tổ phó

(6)

Ngô Thị Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường