• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 30/9/2020 Tiết 5,6,7 Ngày giảng: 5/10 (7AB)

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: LÒNG NHÂN ÁI BÀI 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

BÀI 7: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ: LÒNG NHÂN ÁI

BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

- Gồm các bài: Yêu thương con người; Đoàn kết tươgn trợ dạy trong 4 tiết: 3 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Giúp Hs hiểu được thế nào là lòng yêu thương con người biểu hiện và ý nghĩa của nó.

- Hiểu được thế nào là đoàn kết tươgn trợ, biểu hiện và ý nghĩa.

2. Kỹ năng

* Kĩ năng bài học

- Giúp Hs biết rèn luyện mình để trở thành người có tình yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến những người xung quanh.

* Tích hợp KNS: xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, phân tích, so sánh, giao tiếp, cảm thông chia sẻ với những người xung quanh.

3. Thái độ:

- Hình thành ở Hs quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt, lên án những hành vi độc ác đối với mọi người .

4. Phẩm chất, năng lực

* Phẩm chất:

- Yêu nước: Bồi đắp tình cảm yêu quê hương đất nước.

+ Tự bồi đắp, thực hiện tốt những phẩm chất đạo đức

+ Tự tin với sự định hướng của các phẩm chất đạo đức trong mối quan hệ với mọi người, biết vượt qua khó khăn để hoàn thành được những phẩm chất đạo đức đó trong cuộc sống.

- Nhân ái: Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người ở trong bất kì hoàn cảnh nào.

- Chăm chỉ: Có ý thức học tập, chăm lao động và rèn luyện bản thân

- Trác nhiệm: Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành kỉ luật, phấp luật.

Coi trọng và thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong học tập và trong cuộc sống, phân biệt được các hành vi vi phạm đạo đức như: vô lễ, vô ơn, đánh nhau, bất hoà, định kiến...

* Năng lực

- Năng lực chung + Năng lực tự học:

+) Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người.

+)Tra từ điển nghĩa của từ đoàn kết, tương trợ; đọc và nghiên cứu truyện đọc, tự rèn bản thân.

+) Học sinh xác định được các mục tiêu học tập, tự đặt ra kế hoạch để nỗ lực thực hiện.

+ Năng lực giải quyết vấn đề: Từ các tình huống trong bài và thực tế hình thành khái niệm yêu thương giúp đỡ con người, biết được ý nghĩa của long nhân ái.

(2)

+ Năng lực sáng tạo: Qua việc đóng vai và thể hiện cách ứng xử trong tình huống cụ thể.

+ Năng lực giao tiếp: Thông qua các hoạt động vấn đáp, thảo luận nhóm, xác định đúng các hình thức giao tiếp.

+ Năng lực hợp tác: Khi làm việc cùng nhóm.

- Năng lực đặc thù

+ Năng lực sử dụng CNTT và TT: Tìm kiếm và giải quyết vấn đề thông qua quá trình tìm kiếm thông tin.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Kể tóm tắt truyện theo tranh ngắn gọn.

* Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tấm gương yêu thương con người của Bác

- Bác luôn dành tình yêu thương cho mọi người.

- Bác quan tâm chăm sóc từ em nhỏ đến người già, chiến sỹ, dân công; cảm thông và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

* Tích hợp các môn Môn Ngữ văn

- Đọc văn bản, tóm tắt được nội dung truyện đọc; liên hệ tìm được câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu truyện trong văn học.

- Đọc truyện bằng hình thức phân vai; kể lại truyện theo tranh.

Môn Địa lí

- Hiểu được đặc điểm địa lí các vùng trong nước, các vùng miền trên Trái đất.

Môn Lịch sử:

- Những tư liệu trong lịch sử nói về tinh thần đoàn kết, tương trợ trong kháng chiến...

Môn Mĩ thuật

- Quan sát tranh, ảnh để khai thác thông tin, giải quyết vấn đề đặt ra.

* Vận dụng thực tiễn:

- Từ khái niệm và các biểu hiện, ý nghĩa của các phẩm chất đạo đức, học sinh liên hệ và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

II. Chuẩn bị

- Gv: SGK, SGV, phiếu học tập, những mẩu chuyện có nội dung liên quan đến bài - HS: SGk, SBT, vở ghi.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Thảo luận, gợi mở, trò chơi, đọc tích cực, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận

- Kĩ thuật: hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

BƯỚC 3: Bảng mô tả nội dung, kiến thức, kĩ năng, trong 4 mức độ Nội

dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Yêu

thương con người

-Nêu được các biểu hiện của yêu thương con người, -Nêu được ý nghĩa của yêu thương con người

- Phân tích hành vi thể hiện lòng yêu thương con người của bản thân với người thân trong gia đình.

- Phân tích hành

-Thể hiện sự quan tâm của bản thân với người thân, với thầy, cô giáo, với cộng đồng bằng lời nói, việc làm.

-Thể hiện thái độ phê phán hành vi độc ác đối với con người và đồng loại.

(3)

vi thể hiện lòng yêu thương con người của mọi người với nhau

trong nhà

trường và cộng đồng.

Đoàn kết, tương trợ

- Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ.

- Nhận dạng được các biểu hiện như cảm thông,chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn...thể hiện tinh thần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong những tình huống cụ thể.

- Giải thích được vì sao con người cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong các lĩnh vực của cuộc sống.

- Có ý thức, biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ mọi người trong cuộc sống.

- Đề xuất được cách ứng xử, đánh giá về các biểu hiện đúng sai của đoàn kết, tương trợ

trong tình

huống nào đó.

- Bài học và kết luận rút ra từ câu chuyện văn học và tình huống thực tiễn.

- Biết tự rèn luyện mình, đánh giá mình và mọi người về biểu hiện của đoàn kết, tương trợ.

- Đề xuất được cách ứng xử và hành vi thể hiện sự chia sẻ, giúp đỡ người khác

trong tình

huống cụ thể.

BƯỚC 5: XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ

* Mức độ nhận biết:

Câu 1:Hãy tìm những từ, cụm từ chỉ suy nghĩ và hành động của Bác trong truyện đọc “Bác Hồ đến thăm người nghèo”-SGK ở bài 5, thể hiện sự quan tâm chăm sóc, yêu thương con người.

Câu 2: Cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi sau: Hãy viết 1 câu thật ngắn gọn để miêu tả từng tranh và nêu ý nghĩa của các tranh?

Câu 3: Việt Nam đã gia nhập vào nhiều tổ chức quốc tế thế hiện nguyên tắc đối ngoại hoà bình, đoàn kết, hợp tác. Em hãy kể tên 5 tổ chức quốc tế mà Việt Nam gia nhập? Câu 4: Từ việc tìm hiểu, phân tích truyện và liên hệ thực tế, em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ?

Câu 5: Em hãy điền tiếp vào các câu tục ngữ, ca dao sau cho hoàn chỉnh a. Cả bè...

b, Của ít...

c, Một miếng...

d. Lá lành...

e, Chung lưng...

Câu 6: Đoàn kết , tương trợ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

(4)

Câu 7: Từ truyện đọc: “ Hãy tha nỗi cho em “và hiểu biết, em hãy kể tên các biểu hiện của lòng khoan dung?

Câu 8: Kể tên các phong trào, hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ ở trường, lớp em?

* Mức độ thông hiểu:

Câu 1: Vì sao chúng ta cần phải có lòng yêu thương con người?

Câu 2: Phân biệt lòng yêu thương và thương hại?

Câu 3: Em có nhận xét gì về cách mà Bác Hồ thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương đối với đồng bào của mình qua truyện đọc?

Câu 4 : Hãy giải thích câu ca dao sau:

Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự tương trợ lẫn nhau ? Hãy giải thích tại sao?

a, Trực nhật giúp bạn khi bạn bị ốm.

b, Chê cười, chế giễu bạn khi bạn bị tàn tật.

c, Chỉ hoàn thành nhiệm vụ của bản thân là hết trách nhiệm.

d, Thờ ơ trước nỗi đau của người khác.

* Vận dụng thấp:

Câu 1: Trong cuộc sống, em đã nhận được lòng yêu thương con người như thế nào?

Câu 2: Qua truyện : “Bó đũa” em rút ra được bài học gì cho bản thân? Từ đây,em hãy liên hệ biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ ở trường, lớp em?

Câu 3: Qua câu chuyện: “Bác Hồ đến thăm người nghèo”, em có suy nghĩ gì về vị lãnh tụ của chúng ta? Mỗi chúng ta sẽ học hỏi ở Bác những đức tính tốt đẹp nào?

* Vận dụng cao:

Câu 1: Cho tình huống sau:

Trên đường đến trường, em chứng kiến cảch bác bị hỏng mắt đi bán tăm tre, bị hai thanh niên đi trên một chiếc xe máy trêu trọc, họ cố tình va vào bác làm bác ngã lăn ra, túi tăm tre văng tung toé ra đường, họ còn mắng bác là đồ không có mắt hay sao rồi bỏ đi...

? Chứng kiến cảnh đó em suy nghĩ gì và hành động như thế nào cho đúng?

Câu 2: Lớp em đang học có hiện tượng mất đoàn kết, chia bè phái đối xử bất bình đẳng nam , nữ không? Em hãy đề xuất biện pháp khắc phục hiện tượng trên?

Câu 4: Cho tình huống sau:

Lâm ngồi bàn trước hay rung đùi và tựa lưng vào bàn học của Sơn. Sơn bực mình và lấy mực bôi nhiều vào mép bàn áo trắng của Lâm dính đầy mực .

? Nhận xét hành vi của 2 bạn?

? Nếu em là Sơn, em sẽ làm gì trước hành động của Lâm?

BƯỚC 6: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Tên chủ đề: LÒNG NHÂN ÁI Số lượng tiết: 3 tiết (Từ tiết 5 đến tiết 7)

IV. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) a) Câu hỏi:

(5)

? Thế nào là đạo đức và kỉ luật ? ý nghĩa của người có đạo đức và kỉ luật? kể một biểu hiện về đạo đức và kỉ luật?

? Hành động nào biểu hiện tính đạo đức? Hành động nào biểu hiện tính kỉ luật ? A. Đi học đúng giờ.

B. Trả sách cho bạn theo đúng lời hẹn.

C. Quan tâm đến bạn bè.

D. Đồ dùng học tập để đúng nơi quy định.

E. Không quay cóp trong giờ kiểm tra.

F. Đá bóng, học tập đúng nơi quy định.

G. Không đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau.

H. Không giấu cha mẹ bài kiểm tra có điểm kém b) Đáp án:

- Đạo đức là:Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

- Kỉ luật là:

- Ý nghĩa: Có nghị lực , vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá,, nhận được sự yêu mến.

- Đáp án: a,b,d,f,g,h,l là biểu hiện của tính kỉ luật. còn lại là biểu hiện có đạo đức 3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (3’) Tình huống:

1. Hằng ngày mẹ cho Lan 10.000 đồng ăn sáng nhưng Lan chỉ ăn 5000đ số tiền còn lại em tiết kiệm để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

2. Nhà Hà cũng gặp khó khăn, bố mẹ đi làm xa, một mình em phải đảm đương mọi việc trong nhà, chăm sóc bà nội già yếu. Vậy mà hôm nào em cũng đón em Nga nhà hàng xóm đi học.

3. Trên đường đi học về, Nam thấy một em học sinh lớp 1 bị ngã Nam đã nâng xe giúp em, đồng thời đưa em vào nhà người dân gần đó rửa tay, chân và xin dầu cao xoa bóp cho em.

? Theo em những tình huống trên thuộc hành vi nào của các bạn?

HS: Yêu thương, quan tâm đến mọi người Giáo viên kết luận và giới thiệu vào bài:

Trong cuộc sống, con người cần yêu thương, gắn bó, đoàn kết với nhau, có như vậy cuộc sống mới tốt đẹp, đem lại niềm vui, hạnh phúc và thu được kết quả trong công việc. để hiểu rõ phẩm chất này, chúng ta cùng tìm hiểu bài…

* Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm yêu thương con người thông qua truyện đọc.

Nêu được những biểu hiện và cách rèn luyện, lấy ví dụ về lòng yêu thương con người trong cuộc sống.

- Phương pháp: vấn đáp, đọc tích cực, nghiên cứu trường hợp điển hình - Kĩ thuật: Hỏi trả lời, giao nhiệm vụ.

- Thời gian: 30 phút

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

* HĐ 1: Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần truyện đọc

- Thời gian: 15 phút 1. Truyện đọc"Bác Hồ đến

thăm người nghèo "

(6)

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của truyện đọc : "Bác Hồ đến thăm người nghèo ".

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, thảo luận, thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình...

- Kĩ thuật hỏi trả lời, giao nhiệm vụ, chia nhóm, trình bày 1 phút

* Tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh. Nghiên cứu trường hợp điển hình

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Hs theo dõi và nhận nhiệm vụ

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gọi học sinh đọc phần truyện đọc Nhận xét

Thảo luận nhóm hai bàn (4’)

? Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín trong thời gian nào ?

? Hãy tìm những từ, cụm từ chỉ suy nghĩ và hành động của Bác trong truyện đọc: “Bác Hồ đến thăm người nghèo”-SGK ở bài 5, thể hiện sự quan tâm chăm sóc, yêu thương con người?

? Thái độ của chị Chín đối với Bác Hồ như thế nào ?

? Chị Chín có tâm trạng gì trước sự quan tâm của Bác?

? Ngồi trên xe về Phủ chủ tịch, thái độ của Bác Hồ như thế nào ?

B3. Báo cáo kết quả hoạt động

HS: Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào tối 30 tết năm Nhâm Dần – 1962.

- Bác đã âu yếm đến bên các cháu, xoa đầu, trao quà Tết, Bác hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị

- Chị xúc động rơm rớm nước mắt.

- Bác đăm chiêu suy nghĩ

? Em thử đoán xem, Bác đang nghĩ gì ?

- HS: Bác nghĩ đến việc đề xuất với lãnh đạo thành phố cần quan tâm đến chị Chín và những người gặp khó khăn.

Bác thương và lo cho mọi người.

? Những suy nghĩ và hành động của Bác Hồ đã thể hiện những đức tính gì ?

- HS: Lòng yêu thương mọi người.

? Em có nhận xét gì về cách mà Bác Hồ thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương đối với đồng bào của mình qua truyện đọc?

* Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tấm gương yêu thương con người của Bác.

*. Đọc

* Nhận xét:

(7)

- Bác luôn dành tình yêu thương cho mọi người.

- Bác quan tâm chăm sóc từ em nhỏ đến người già, chiến sỹ, dân công; cảm thông và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

? Em còn nhớ những câu chuyện hoặc bài thơ liên qua đến long nhân ái của Bác không?

HS: Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) - Cụ Hồ biết thuốc giỏi lắm

- Hứa là làm

? Qua câu chuyện : “Bác Hồ đến thăm người nghèo”, em có suy nghĩ gì về vị lãnh tụ của chúng ta? Mỗi chúng ta sẽ học hỏi ở Bác những đức tính tốt đẹp nào?

B4. Đánh giá kết quả hoạt động

- GV khái quát: Dù phải gánh vác việc nước nặng nề, nhưng Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của người dân. Tình cảm yêu thương con người vô bờ bến của Bác là tấm gương sáng để chúng ta noi theo.

- Kết luận: Dù bận rất nhiều việc nhưng BH luôn quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của người dân. Tình cảm yêu thương con người của Bác là vô bờ bến

* Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học - Thời gian: 15 phút

- Mục đích: HS hiểu được thế nào là yêu thương con người, ý nghĩa của là yêu thương con người.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, trò chơi.

- Kĩ thuật hỏi trả lời, giao nhiệm vụ

- Phương tiện SGK, SGV, một số ví dụ

- Hình thức: cá nhân, nhóm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Hs theo dõi và nhận nhiệm vụ

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

? Yêu thương con người là như thế nào ? - HS trả lời như SGK

? Những biểu hiện của lòng yêu thương con người ? HS: Giúp đỡ mọi người

- Luôn quan tâm đến mọi người xung quanh....

? Vì sao phải yêu thương con người ? - HS trả lời như SGk

- Dù bận rất nhiều việc nhưng BH luôn quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của người dân. Tình cảm yêu thương con người của Bác là vô bờ bến

2. Nội dung bài học

a. Thế nào là yêu thương con người?

b. Biểu hiện

- Sắn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của người khác.

- Dìu dắt nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ vượt qua khó khăn.

- Biết hy sinh quyền lợi bản thân cho người khác.

(8)

? Lấy ví dụ trong thực tế cuộc sống?

- Bác sĩ tận tình cứu chữa cho bệnh nhân - Thầy cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu.

- Động viên, an ủi những người người có hoàn cảnh khó khăn.

? Yêu cầu Hs liên hệ và kể ra những việc làm của bản thân hay các bạn trong lớp thể hiện lòng yêu thương đối với con người.

- HS tự do trả lời

Gv cho học sinh làm bài tập b.

? Nêu ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

Bài b: ? Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về tình yêu thương con người

Tổ chức trò chơi (5’)

GV chia lớp thành hai đội chơi, mỗi em được một lượt chơi, đội nào tìm được nhiều câu tục ngữ, ca dao đội đó thắng cuộc

GV nhận xét đánh giá cho điểm các đội chơi - Hs thảo luận và cử đại diện trả lời:

" Thương người như thể thương thân"

" Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ."

" Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

" Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần"

" Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"

" Lá lành đùm lá rách”

“Chị ngã, em nâng”

? Phân biệt lòng yêu thương và thương hại?

Thảo luận cặp đôi (1’)

Đại diện cặp báo cáo kết quả hoạt động B3. Báo cáo kết quả hoạt động

Lòng yêu thương Lòng thương hại - Xuất phát từ tấm long

chân thành, vô tư, trong sáng.

- Nâng cao giá trị của con người.

- Xuất phát từ động cơ, vụ lợi cá nhân.

- Hạ thấp giá trị của bản thân.

? Để có lòng yêu thương con người, ta phải làm gì?

c. Ý nghĩa của yêu thương con người.

3. Rèn luyện lòng yêu thương con người

- Biết quan tâm đến người khác

- Biết ơn người giúp đỡ tật.

- Chia sẻ thông cảm với mọi

(9)

? Để có lòng yêu thương con người, bản thân em rèn luyện như thế nào?

Chiếu bài tập

GV cho HS chọn đáp án

a. Biết quan tâm đến người khác b. Biết ơn người giúp đỡ.

c. Bắt nạt bạn khác.

d. Chế giễu người tàn tật.

e. Chia sẻ thông cảm.

f. Tham gia hoạt động từ thiện.

- HS: Đáp án ý a, b, d, e,f.

- Gv chốt lại :

+ Quan tâm, đối xử tốt, làm điều tốt đối với người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

+ Chia sẻ, cảm thông với những niềm vui, nỗi buồn và sự khổ đau của người khác.

+ Có yêu thương người khác, người khác mới yêu quý, giúp đỡ ta

Gv giúp hs tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao : Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

B4. Đánh giá kết quả kết quả hoạt động

người xung quanh.

- Tham gia hoạt động từ thiện.

Tiết 2 của chủ đề

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt

HĐ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần truyện đọc - Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của truyện đọc: "Một buổi lao động”

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, phân vai

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, chia nhóm, trình bày 1 phút - Thời gian: 20 phút

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Hs theo dõi và nhận nhiệm vụ

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs đọc truyện theo sự phân vai.

? Khi lao động san sân bóng, lớp 7a đã gặp phải khó khăn gì ? Lớp 7 B đã làm gì ?

? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp

1. Truyện đọc "Một buổi lao động”

a. Đọc

(10)

đỡ nhau của hai lớp ?

? Những việc làm ấy thể hiện đức tính của các bạn lớp 7 B ?

GV chia lớp thành ba nhóm mỗi nhóm trả lời một câu hỏi (3’)

B3. Báo cáo kết quả hoạt động - Nhận xét, bổ sung, rút ra bài học.

- Cho Hs liên hệ thêm những câu chuyện trong lịch sử, trong cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết, tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công.

- Tự do trao đổi.

* B4. Đánh giá hoạt động

...

...

Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS hiểu được thế nào là đoàn kết tương trợ, ý nghĩa của là đoàn kết tương trợ.

- Phương pháp: Đàm thoại - Kĩ thuật hỏi trả lời

- Phương tiện SGK, SGV - Thời gian: 25 phút - Hình thức cá nhân

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Hs theo dõi và nhận nhiệm vụ

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV cho HS Xem lại câu truyện đọc và bức tranh ở phần 1 và đặt câu hỏi để dẫn dắt:

Thông qua câu truyện đọc và việc quan sát bức tranh em cho biết học sinh lớp 7B đã có những hành động gì để giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống ?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi dưới sự gợi mở của GV

? Đoàn kết tương trợ là như thế nào ? - HS trả lời như SGK

- Tích hợp với môn Lịch sử

- GV giao nhiệm vụ từ tiết trước: Tìm đọc những tư liệu lịch sử nói đến tinh thần đoàn kết tương trợ trong kháng chiến, trong đời sống hiện tại.

HS báo cáo sản phẩm

- Những tư liệu trong lịch sử nói về tinh thần đoàn kết, tương trợ trong kháng chiến:

+ Cuộc kháng chiến chống PK phương Bắc

+ Tinh thần đoàn kết kháng chiến chống xâm lược của nhà Trần…

b. Nhận xét:

- Lớp 7b có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ .

2. Nội dung bài học

a. Thế nào là đoàn kết tương trợ?

Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp nhau khi gặp khó khăn

(11)

+ Tinh thần đoàn kết trong k/c chống Pháp, chống Mĩ.

- Trong cuộc sống hiện tại:

1. Các chú bộ đội cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng lũ lụt.

2. Mọi người đang giúp đỡ nhau chuyển đồ đạc khi bão lũ đến.

3. Một em bé dắt một bà cụ già qua đường.

4. Một em học sinh cõng bạn đi học.

5. Nhân dân VN ta đoàn kết chống dịch covid 19 - Thế nào là đoàn kết, tương trợ?

GV nhận xét, chốt ý, đánh giá về kết quả hoạt động của HS.

? Những biểu hiện của đoàn kết tương trợ ? - HS: Tự do trả lời

? Hãy nhớ lại tên một bài hát mà em đã từng học về chủ đề đoàn kết bạn bè trong lớp học?

- GV bật nhạc bài hát “Lớp chúng ta kết đoàn” (sáng tác: Mộng Lân) và bắt nhịp để cả lớp cùng hát theo. Sau đó tổ chức thảo luận theo bàn để tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của bài hát.

? Tập thể lớp trong bài hát trên là một lớp học như thế nào ?

? Các thành viên trong lớp đã làm gì để tạo nên một lớp học như thế?

? Lớp chúng ta có vui như vậy không ?

? Điều gì sẽ xảy ra nếu như lớp học không yêu thương, chia sẻ và đoàn kết ?

- HS thực hiện thảo luận theo bàn.

- HS trình bày kết quả thảo luận + Tập thể rất vui

+ Quý mến lẫn nhau

+ Vui vì bạn bè trong lớp cũng quý mến, giúp đỡ nhau cùng học chăm ngoan.

- GV đánh giá các câu trả lời của các nhóm. Chốt ý, giảng mở rộng.

+ Đó là một tập thể rất vui, đầy tình thân mến và rộn vang tiếng cười.

+ Quý mến lẫn nhau, cùng thi đua học chăm để tiến bộ, luôn giữ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau để luôn là con ngoan trò giỏi.

+ Vui vì lớp học cũng kết đoàn, rộn vang tiếng cười, bạn bè trong lớp cũng quý mến, giúp đỡ nhau cùng học chăm ngoan.

+ Nếu không không yêu thương, chia sẻ và đoàn kết thì:

Cuộc sống rất buồn bã, cô đơn.

b. Biểu hiện

(12)

Không có ai giúp đỡ khi ta gặp khó khăn.

? Đoàn kết tương trợ có những biểu hiện cơ bản nào?

-HS trả lời.

- GV chốt ý nội dung chính xác.

? Vì sao phải đoàn kết tương trợ ? - HS trả lời như SGk

? Yêu cầu Hs liên hệ và kể ra những việc làm của bản thân hay các bạn trong lớp thể hiện

đoàn kết tương trợ đối với bạn bè,trong lớp học, trường học?

- HS tự do trả lời

+Nông dân đoàn kết, tương trợ, chống hạn hán, lũ lụt.

+ Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

+ Đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.

- Hs giải thích câu tục ngữ sau : + Ngựa có bầy, chim có bạn.

+ Dân ta nhớ một chữ đồng

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

* Tích hợp đạo đức:

- Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lời dạy của Bác về vai trò của đoàn kết : Đoàn kết là gốc của thành công.

? Ý

nghĩa của đoàn kết, tương trợ

Chia lớp thành 6 nhóm, phân công vị trí chỗ ngồi, cử nhóm trưởng, thư kí.

Phát cho các nhóm phiếu học tập (xem phụ lục 2) và tổ chức, điều hành các nhóm thảo luận

Câu hỏi: Hãy cho biết tên của sự kiện lịch sử được minh họa bởi bức tranh sau. Hãy kể lại sự kiện lịch sử đó và cho biết ý nghĩa của nó.

- HS làm việc theo nhóm để thảo luận về các câu hỏi

- Luôn quan tâm, chia sẻ với bạn khi bạn gặp khó khăn

- Hợp tác, giúp đỡ nhau khi làm việc

c. Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ?

( SGK)

(13)

của GV.

- HS trình bày kết quả thảo luận, góp ý, bổ sung kết quả Câu 1: Bức tranh trên đã minh họa cho sự kiện lịch sử

“Hội nghị Diên Hồng” diễn ra vào năm 1285.

Câu 2: Ý nghĩa của sự kiện: Hội nghị Diên Hồng đã cho thấy sự đoàn kết toàn dân tộc

- GV đánh giá những kết quả của HS khi làm việc theo nhóm. Chốt ý:

Câu 1: Bức tranh trên đã minh họa cho sự kiện lịch sử

“Hội nghị Diên Hồng” diễn ra vào năm 1285.

Câu 2: Ý nghĩa: sự đoàn kết toàn dân tộc và chính tinh thần đoàn kết, tương trợ đó đã giúp nước ta giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên.

Thông điệp: người nào biết sống đoàn kết, yêu thương và hợp tác với người xung quanh sẽ gặt hái thành công;

ngược lại, ai sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết đến mình thì sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống.

- Đoàn kết tương trợ mang lại cho chúng ta những ý nghĩa nào?

Tiết 3 của chủ đề

* Hoạt động luyện tập

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập.

- HS thấy được giá trị của đoàn kết tương trợ trong cuộc sống qua tục ngữ, ca dao.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trò chơi - Kĩ thuật hỏi trả lời, giao nhiệm vụ, chia nhóm - Thời gian: 13 phút

- Hình thức cá nhân, nhóm - Cách thức tiến hành

Hướng dẫn hs giải bài tập SGK trang 22.

Tổ chức trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt với câu : - Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Chung lưng đấu cật.

- Đồng cam cộng khổ.

- Cây ngay không sợ chết đứng.

- Lời chào cao hơn mâm cỗ.

chăm làm, vâng lời cô giáo và lễ độ với mọi người.

Câu 1: Cho tình huống sau:

Trên đường đến trường, em chứng kiến cảch bác bị hỏng mắt đi bán tăm tre, bị hai thanh niên đi trên một chiếc xe máy trêu trọc, họ cố tình va vào bác làm bác

3. Bài tập

Bài a, b,c

(14)

ngã lăn ra, túi tăm tre văng tung toé ra đường, họ còn mắng bác là đồ không có mắt hay sao rồi bỏ đi...

? Chứng kiến cảnh đó em suy nghĩ gì và hành động như thế nào cho đúng?

* Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế - PP: vấn đáp, thực hành

- KT: Hỏi trả lời - Thời gian: (5’)

? Qua truyện: “Bó đũa” em rút ra được bài học gì cho bản thân? Từ đây,em hãy liên hệ biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ ở trường, lớp em?

* Hoạt động tìm tòi mở rộng - Mục tiêu:

+ Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan đến tinh thần đoàn kết, tương trợ.

+ Phát huy tinh thần tự học, tìm tòi các vấn đề liên quan nội dung bài học.

- PP: vấn đáp, giải quyết tình huống - KT: giao nhiệm vụ

- Thời gian: 20’

GV nêu tình huống

Trong buổi kiểm tra một tiết môn GDCD, Thanh không học bài liền nhờ Nam chỉ bài nhưng Nam không đồng ý. Thanh liền trách Nam không có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn

Em có đồng ý với suy nghĩ của Thanh hay không? Tại sao?

- HS nghiên cứu, trả lời câu hỏi:

Không đồng ý với suy nghĩ của Thanh, vì nếu giúp thì Thanh sẽ tiếp tục ỷ lại, lần sau không học bài;

- GV tổng kết kết quả thảo luận, gợi ý bổ sung

Không đồng ý với cách lập luận của Thanh, vì nếu giúp thì Thanh sẽ tiếp tục ỷ lại, lần sau không học bài; như thế là vi phạm quy định trong buổi kiểm tra; Nếu Nam giúp Thanh cũng có nghĩa là hại Thanh

- Sưu tầm những tấm gương thể hiện sự đoàn kết, tương trợ qua các thời kì giữ nước và dựng nước của nhân dân ta.

- Đọc nội dung bài - GV tổng kết, đánh giá.

* Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực 1/ Mức độ nhận biết

Câu 1: Việt Nam đã gia nhập vào nhiều tổ chức quốc tế thế hiện nguyên tắc đối ngoại hoà bình, đoàn kết, hợp tác. Em hãy kể tên 5 tổ chức quốc tế mà Việt Nam gia nhập?

Câu 2: Từ việc tìm hiểu, phân tích truyện và liên hệ thực tế, em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ?

Câu 3: Em hãy điền tiếp vào các câu tục ngữ, ca dao sau cho hoàn chỉnh a. Cả bè... b. Của ít... c. Một miếng...

d. Lá lành... e. Chung lưng... g. Ngựa chạy...

(15)

Câu 4: Đoàn kết , tương trợ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

Câu 5: Kể tên các phong trào, hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ ở trường, lớp em?

2/ Mức độ thông hiểu

Câu 1: Hãy giải thích câu ca dao sau:

Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự tương trợ lẫn nhau ? Hãy giải thích tại sao?

a. Trực nhật giúp bạn khi bạn bị ốm.

b. Chê cười, chế giễu bạn khi bạn bị tàn tật.

c. Chỉ hoàn thành nhiệm vụ của bản thân là hết trách nhiệm.

d. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác.

3/ Mức độ vận dụng

Câu 1: Qua truyện: “Bó đũa” em rút ra được bài học gì cho bản thân? Từ đây, em hãy liên hệ biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ ở trường, lớp em?

4/ Mức độ vận dụng cao

Câu 1: Lớp em đang học có hiện tượng mất đoàn kết, chia bè phái đối xử bất bình đẳng nam, nữ không? Em hãy đề xuất biện pháp khắc phục hiện tượng trên?

V/ Ph l c ụ ụ

PHIẾU HỌC TẬP

………

………

………

4. Hướng dẫn về nhà (2’)

- Học bài, làm bài tập còn lại

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ về yêu thương con người - Chuẩn bị bài : Yêu thương mọi người (Tiết 2).

- Rèn luyện để trở thành người tốt

- Kể những tấm gương người tốt, việc tốt mà em biết

- Mỗi tổ tự xây dựng một tình huống, sắm vai nhân vật theo tình huống đã xây dựng, ý nghĩa của truyện là gì?

- Mỗi em tự lập cho mình một kế hoạch rèn luyện bản thân.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +