• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 06/11/2020

Ngày giảng…./…./2020 Tiết 10,11,12

1. Tên chủ đề:

CÁC NƯỚC TƯ BẢN MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học: Nắm được sự phát triển của các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

II. Xây dựng nội dung chủ đề bài học:

- Nước Mĩ) (1 tiết) - Nhật Bản (1 tiết) - Tây Âu (1 tiết)

III. Xác định mục tiêu bài học 1. Kiến thức : giúp HS thấy được:

Những nét lớn về tình hình kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, chính trị, xã hội của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 đến nay.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành một siêu cường về kinh tế.

Chính sách đối nội, đối ngoại phản động của Mĩ với âm mưu bá chủ thế giới.

+ Nhật Bản từ một nước bại trận trở thành siêu cường kinh tế sau Mĩ với sức mạnh kinh tế lớn của mình.

+Tình hình chung với những nét nổi bật nhất của các nứơc Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2. Xu thế liên kết khu vực mà các nước Tây Âu đi đầu.

2. Thái độ 

- Giáo dục HS ý chí vươn lên,lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật để có kết quả tốt, ý thức đấu tranh chống xâm lựơc, bành trướng.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện phương pháp tư duy,phân tích tổng hợp.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng hợp tác 4. Phát triển phẩm chất, năng lực

* Phẩm chất: Yêu ngước, nhân ái,chăm chỉ, trách nhiệm

* Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác

(2)

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phát triển cho học sinh:

+ Năng lực tái tin học + Năng lực thẩm mĩ

5. Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

(Sử dụng các động từ hành động để mô tả)

Các năng lực hướng tới của chủ đề

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao Nước Mĩ

Trình bày được tình hình kinh tế ,chính trị, KHKT của

Mĩ sau

CTTG 2, nguyên nhân của sự phát triển kinh tế

Giải thích được vì sao nước Mĩ trở thành nước TB giàu mạnh nhất thế giới từ sau

CTTG 2

Phân tích được nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ bị suy giảm

Nhận xét được sự phát triển KT và các chính sách đối nội , đối ngoại của Mĩ Liên hệ với thực tiễn

*   Năng   lực chung:

- Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức.

- Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.

- Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.

- Hợp tác: hoạt động nhóm

- Sử dụng CNTT:

Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.

- Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân.

Nhật Bản Trình bày được tình hình của Nhật bản sau CTTG 2 Nêu được quá trình khôi phục và phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh

Giải thích được tại sao kinh tế Nhật bản phát triển thần kỳ sau chiến tranh

Chứng minh sự phát triển thần kỳ của nền Kinh tế Nhật Bản

Từ nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật bản hs rút ra bài học và có liên hệ với thực tiễn

(3)

Nêu được các chính sách về chính trị của Nhật Bẩn sâu chiến tranh

*Năng lực

chuyên biệt

- Tái hiện lại sự kiện Lịch sử - Xác định và giải quyết mối liên hệ ảnh hưởng tác động giữa các sự kiện, hiện tượng Lịch sử với nhau

Các nước Tây Âu

Trình bày được những nét chung về các nước Tây Âu Nêu được nội dung cơ bản của hội nghị Ma-a- xto-rich

Hiểu về liên minh Châu Âu Lý giải được Tại sao các nước châu Âu cần liên kết với nhau

Lập niên biểu quá trình liên kết của các nước tay Âu

Nhận xét được tình hình Tây Âu từ năm 1945 đến 1959

Liên hệ thực tiễn

6. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức a. Câu hỏi nhận biết

- Trình bày tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới 2

- Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2

- Nêu những thành tựu KHKT chủ yếu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nêu nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ

- Em hãy cho biết tình hình của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Em hãy nêu nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Ý nghĩa của những cải cách trên.

- Trình bày những thuận lợi và khó khăn của Nhật Bản trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nêu các chính sách về đối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trình bày những thiệt hại của các nước Tây Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trình bày các chính sách đối nội, đối ngoại của Tây âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

(4)

- Nêu những nét nổi bật của Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nêu nội dung cơ bản của hội nghị Ma-a-xtơ-rich.

b. Câu hỏi thông hiểu

- Vì sao nước Mĩ trở thành nước TB giàu mạnh nhất thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Tại sao nước Mĩ là nước khởi đầu của cuộc CMKH-KT lần 2 của nhân loại?

- Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Nhật bản phát triển thần kỳ ? - Khái quát những nhân tố thúc đấy sự phát triển kinh tế thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản?

- Khái quát những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản?

- Hãy khái quát những nét chính về liên minh Châu Âu?

- Tại sao các nước Châu Âu cần liên kết với nhau?

- Tại sao nói : Hội nghị cấp cao giữa các nước EC (12/1991) đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?

c. Câu hỏi vận dụng thấp

- Chứng minh nước Mĩ là nước có nền kinh tế giàu mạnh nhất thế giới.

- Phân tích được nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ bị suy giảm .

- Chứng minh sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- So sánh chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật và Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Lập niên biểu quá trình liên kết của các nước Tây Âu.

- Chứng minh liên minh châu Âu là tổ chức khu vực lớn nhất thế giới.

d. Vận dụng cao

- Em có nhận xét gì về sự phát triển KT của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trình bày ý kiến cá nhân của em về các chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ Liên hệ với thực tiễn.

- Từ thực tiễn em có suy nghĩ gì về quan hệ Việt Mĩ hiện nay đặc biệt sau chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mĩ B.Obama và quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

- Từ nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao?

Từ nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản em học tập được gì từ ý chí của người Nhật? Em đã và sẽ làm gì để phát huy.

- Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Tây Âu

- Em có nhận xét gì về tình hình Tây Âu từ 1945 đến năm 1950.

(5)

7. Tổ chức dạy học chủ đề

Tiết Nội dung Ghi chú

Tiết 1 Bài 8: Nước Mĩ Tiết 2 Bài 9: Nhật Bản Tiết 3 Bài 10: Các nước Tây Âu

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5P)

Sử dụng PP trực quan và kĩ thuật động não. HS quan sát tranh và trả lời nội dung bức tranh.

? Những hình ảnh dưới đây liên quan đến chủ đề nào?

? Em đã biết những gì về những đất nước đó?

? Em muốn biết thêm điều gì về các nước tư bản đó?

(6)

- GV chiếu lược đồ HS xác định vị trí địa lí của Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu.

Sử dụng phiêu KWL

K W L

- HS trả lời ghi vào phiếu KWL.

- Những hình ảnh trên có liên quan đế nội dung của chủ đề bài học hôm nay.

- HS nhận xét, GV bổ sung, giới thiệu khái quát chung về đất nước và con người của nước Mĩ, Nhật Bàn, các nước Tây Âu.

- GV: Vậy từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu có sự chuyển biến như thế nào về kinh tế, các em cùng tìm hiểu chủ đề hôm nay.

(7)

HOẠT DỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (33 phút) Tiết 1 NƯỚC MĨ

GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến nước Mĩ Giới thiệu bài (2 phút)

? Các em có muốn tìm hiểu về sự phát triển kinh tế và sự phát triển khoa học kĩ thuật của nước Mĩ không?

I .Tình hình kinh tế nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Mục tiêu bài học: hs nắm được những nội dung chính sau:

- Nêu được sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ đã trở thành nước tư bản giàu có nhất thế giới về kinh tế, khoa học- kĩ thuật và quân sự trong thế giới tư bản

- Mĩ đã thi hành một đường lối nhất quán: chính sách đối nội phản động đẩy lùi mọi phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và một chính sách đối ngoại bành chướng, xâm lược với mưu đồ làm bá chủ thống trị toàn thế

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, gợi mở, thảo luận

- KT: Động não, đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút, kĩ thuật giao nhiệm vụ

- Tích hợp với môn Địa lí giới thiệu vị trí địa lí nước Mĩ - Thời gian (15’)

* Cách thức tiến hành:

- Chiếu bản đồ thế giới: Giới thiệu vị trí địa lí, dân số nước Mĩ

(8)

* B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tâp

- Tìm hiểu vị trí địa lí, dân tích, dân số của nước Mĩ

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

- Nước Mĩ hiện nay có diện tích 9.631.418 km2, dân số là 280. 562.489 (2002). Hiện nay (11/2020) 331.678.653; bao quanh nước Mĩ là 2 đại dương: TBD và ĐTD. Từ khi thành lập nước Mĩ đã trải qua hơn 40 đời tổng thống, hiện nay tổng thống Mĩ là ông Donald Trump. Hiện nay đang bầu tổng thống Mĩ

? Nghiên cứu SGK/33,34, tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay? Hoàn thành vào phiếu học tập đướ đây:

Từ 1945 đến 1950 Những thập niên sau Công nghiệp

Nông nghiệp Trữ lượng vàng Quân sự

Tàu biển Ngân hàng

Thảo luận nhóm (5’)

Điền vào phiếu học tập số 1

* B3. Báo cáo kết quả hoạt động

Từ 1945 đến 1950 Những thập niên sau

Công nghiệp Chiếm hơn một nửa SL toàn thế giới 56,47% (1948)

Chỉ còn chiếm 39,8% sản lượng toàn thế giới (Năm 1973)

Nông nghiệp Bằng 2 lần SL của Tây Đức Anh+Pháp+ Nhật + Ý.

Trữ lượng vàng Nắm giữ 3/4 trữ lượng vàng thế giới ( 24,6 tỉ USD)

Chỉ còn 11,9 tỉ USD (Năm 1974)

Quân sự Mạnh nhất, độc quyền về vũ khí nguyên tử

Tàu biển 50% tàu trên biển

Ngân hàng 10 ngân hàng lớn nhất thế giới là của Giá trị đồng đô la trong 14

(9)

người Mĩ tháng bị phá giá 2 lần (12/1973 và 2/19

? Vì sao sau chiến tranh TG thứ hai Mĩ lại trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới?

? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm như vậy?

- Thảo luận + nhóm 1,3 câu 1 + Nhóm 2,4 câu 2 - Kĩ thuật trình bày 1 phút - Dự kiến sản phẩm

Câu 1:

- Vì nước Mĩ xa chiến trường (chiến tranh tg thứ hai chiến trường chính ở Châu Âu) không bị chiến tranh tàn phá, lại được hai đại dương bao bọc, giàu tài nguyên, được phát triển kinh tế trong điều kiện hoà bình, có nhiều nhà khoa học sang Mĩ làm việc nên được hưởng những thành quả khoa học kĩ thuật, buôn bán vũ khí và hàng hoá cho các nước tham chiến (Mĩ đã thu được 114 tỉ USD nhờ buôn bán vũ khí)

- Với thuận lợi đó, vì vậy sau chiến tranh Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

Câu 2:

1. Sự cạnh tranh của các nước đế quốc.

2. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh nhưng không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái khủng hoảng VD: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1948-1949; 1953-1954;

1957-1958; 1990-1991

3. (sgk). Theo nhà sử học Mĩ Uy li am Bơ-lum từ 1945-2000 đã bị 23 lượt quốc gia bị Mĩ trực tiếp đem quân vào tấn công hoặc đánh bom, phóng tên lửa vào lãnh thổ các nước đó. Trong đó có cuộc chiến tranh ở VN từ 1954-1973; hiện nay vẫn tiếp tục chiến tranh với một số nước (GV cung cấp thêm ở tư liệu ở sách sách Tư liệu lịch sử 9.

4. Sự chêch lệch giàu nghèo

Chiếu hình ảnh sự chênh lệch giàu, nghèo ở Mĩ, em có cảm nhận gì?

- Viết bài cảm nhận

- Tích hợp với văn bản : “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Ohenri, học sinh thấy được bức tranh đối lập của nước Mĩ

? Em biết gì về tình hình kinh tế của nước Mĩ hiện nay?

? Nêu quan hệ về KT giữa Mĩ và Việt Nam hiện nay?

- Thảo luận theo nhóm bàn : (4’)

Câu 1: Mặc dù nền kinh tế có bị suy giảm so với trước nhưng Mĩ vẫn có nhiều lĩnh vực đứng đầu thế giới

Câu 2: Quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam bình thường hóa - Năm 2000, tổng thống Mĩ Bill clinton đến thăm Việt Nam - Năm 2016 tổng thống Obama đến thăm VN

(10)

- Năm 2019 tổng thống Mĩ Donald Trump đến thăm VN.

Chiếu một số hình ảnh quan hệ Mĩ, Việt Nam hiện nay B4. Đánh giá kết quả hoạt động

II. Sự phát triển về KHKT (Lồng ghép bài 12) III. Chính sách đối nội và đối ngoại.

- Mục tiêu:

+ Chính sách đối nội ban hành hàng loạt các đạo luật phản động chống lại Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ

+ Thi hành chính sách đối ngoại: đề ra chiến lược toàn cầu - PP: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, gợi mở

- KT: Động não, đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm - Thời gian (8’)

* B1. Chuyển ciao nhiệm vụ học tập - Giao nhiệm vụ cho nhóm thực hiện

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

+ Nhóm 1,3: Trình bày chính sách đối nội của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai (từ 1945  nay)?

+ Nhóm 2,4: Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai (từ 1945  nay)?

PHIẾU HỌC TẬP

Đối nội Đối ngoại

- Sau khi thảo luận xong các nhóm hoàn thành và báo cáo kết quả - HS thảo luận, trình bày nhận xét, bổ sung.

* Báo cáo kết quả hoạt động - GVKL qua bảng dưới đây.

Đối nội Đối ngoại

Ban hành các đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ  Bùng nổ phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ.

- Đề ra chiến lược toàn cầu nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào dân tộc

- Lập khối quân sự và gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ

(11)

Cuộc biểu tình của người da màu ở Mĩ (1963)

Ngày 15/11/1969, hơn 500.000 người tham gia cuộc biểu tình lên án hành động quân sự của Mĩ tại Việt Nam.

Các tàu trong hạm đội Hải quân Quân đội Mĩ trong chiến dịch Gian-xơn City ở Việt Nam

- GV đặt câu hỏi:

? Từ những hình ảnh trên em có nhận xét gì về chính sách đội nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

- HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL: Đó là chính sách phản động, phi nghĩa vì quyền lợi của giai cấp tư sản.

- GV mở rộng HS về chính sách đối ngoại hiện nay kết hợp với quan sát ảnh minh họa:

+ Đối với nước Mĩ: Từ sau vụ khủng bố 11/9/2001 cho thấy, chủ nghĩa khủng bố xuất hiện và là yếu tố khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI.

+ Quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh…

HS thuyết trình bằng hình ảnh mối quan hệ Việt- Mĩ

……….

………

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3')

(12)

- Mục đích: giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được, củng cố lí thuyết hoặc vận dụng lí thuyết vào giải quyết bài tập

- Hình thức: Hoạt động cá nhân - Phương pháp: Vấn đáp.

- Phương tiện: máy chiếu

Câu 1: Đâu là yếu tố tiến bộ trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ giàu lên trong chiến tranh thế giới thứ hai nhờ bán vũ khí cho các bên tham chiến.

B. Khai thác những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.

C. Tập trung cao sản xuất và tư bản.

D. Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí.

Câu 2: Hãy chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm địa vị kinh tế của Mĩ trong những năm 60 của thế kỉ XX?

A. Kinh tế Mĩ trải quan nhiều cuộc suy thoái và khủng hoảng và đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.

B. Tệ quan liêu tham nhũng ở Mĩ ngày càng trầm trọng.

C. Quân sự hóa nền kinh tế.

D. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp xã hội ngày càng tăng.

Câu 3: Chính sách đối nội của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì nổi bật?

A. Xóa bỏ chính sách phân biệt chủng tộc đối với người da đen, da màu.

B. Ra đạo luật cấm Đảng cộng sản Mĩ hoạt động.

C. Chống lại phong trào công nhân.

D. Thực hiện hòa hợp tôn giáo và dân tộc.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (4')

- Mục đích: giúp HS vận dụng KT-KN đã học vào cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Hình thức: Hoạt động cá nhân, nhóm - Phương pháp: Vấn đáp.

- Phương tiện: VD: Máy chiếu

- Em có nhận xét gì về sự phát triển KT của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trình bày ý kiến cá nhân của em về các chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ Liên hệ với thực tiễn.

? Từ thực tiễn em có suy nghĩ gì về quan hệ Việt Mĩ hiện nay đặc biệt sau chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mĩ B.Obama và quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

- GV thuyết trình: Khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Hiện nay Mĩ đã nối lại quan hệ bình thường hóa với nhân dân Việt Nam.

- HS liên hệ trình bày, nhận xét. GVKL: Giữa Việt Nam và Mĩ đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao bình thường hóa.

+ Năm 1995, Mĩ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

(13)

- GV chiếu một số hình ảnh HS quan sát về mối quan hệ giữa Việt Nam với Mĩ

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các cuộc gặp gỡ cấp cao ASEAN

Quan hệ Việt Nam- Mỹ (trong hội nghị APEC)

GV kết luận

- Năm 2013 chủ tịch nước ta đã có chuyến thăm tại Mĩ.

- Như vậy, qua phần này chúng ta thấy tất cả những chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại bành chướng đều nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới của giới cầm quyền Mĩ. Nhưng tham vọng của Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề (Can thiệp vào Trung Quốc năm 1945-1946; Cu Ba 1959-1960; đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1954-1975)

Trong cuộc chạy đua vũ trang để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế, giới cầm quyền Mĩ luôn vấp phải sự phản đối của các đồng minh.

Bởi hiện nay một số nước, khu vực phát triển rất nhanh như Nhật Bản, Tây Âu.

Ngày soạn:...

Ngày giảng ...

Tiết 2 BÀI 9. NHẬT BẢN

I .Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được: Nhật Bản từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đã vươn lên trở thành siêu cường kinh tế, đứng thứ hai trên thế giới, sau Mĩ. Nhật Bản đang ra sức vươn lên trở thành một cường quốc chính trị nhằm tương xứng với sức mạnh kinh tế to lớn của mình.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3’) - Giới thiệu bài bằng một số hình ảnh

? Những hình ảnh dưới đây liên quan đến đất nước nào, em có muốn tìm hiểu về đất nước đó không?

? Em muốn tìm hiểu những gì về đất nước đó?

(14)

- HOẠT ĐỘNG 2: HèNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phỳt) - Hoạt động 1

I. Tỡnh hỡnh Nhật Bản sau chiến tranh - Mục tiờu:

HS nắm được tỡnh hỡnh kinh tế, chớnh trị của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tỡm hiểu sự tiến bộ trong cải cỏch dõn chủ ở Nhật Bản

- PP: Trực quan, nờu vấn đề, thuyết trỡnh, gợi mở, phõn tớch - KT: Động nóo, trỡnh bày một phỳt

- Thời gian (10 phỳt) - Cỏch tiến hành

Chiếu lược đồ nước Nhật Bản

Tàu chạy trên đệm từ

(15)

* Chuyển ciao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu học sinh giới thiệu vị trí địa lí, đất nước, con người Nhật Bản.

* Nhận nhiệm vụ học tập

+ Vị trí địa Lí: Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á bao gồm 4 đảo lớn: Hô cai đô, Hôn xiu, Xi cô cư, Kiu xiu và nhiều đảo nhỏ, có vị trí chiến lược ở Đông Á. Có thể nói rằng, Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở Châu Á đã duy trì được nền độc lập không rơi vào vòng nô dịch thuộc địa của các nước thực dân phương tây. Nhật Bản được mệnh danh là: “ Đất nước mặt trời mọc”, diện tích tự nhiên khoảng 374.000 Km2 dân số > 127 triệu người đứng thứ 9 thế giới, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương nên Nhật Bản là quê hương của động đất và sóng thần.

+ Con người: Cần cù lao động, có tính sáng tạo, kỷ luật cao + Văn hóa: Văn hóa lâu đời, giàu truyền thống

- Chiếu hình ảnh Nhật Bản sau chiến tranh và đoạn clip Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

* Báo cáo kết quả hoạt động - Cho học sinh theo dõi đoạn vi deo - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm

- Chú ý theo dõi đoạn vi deo ghi lại nội dung các em nhận được

? Trình bày những nét chính về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề: 34%

máy móc, 25% công trình, 80% tàu biển bị phá huỷ. Sản xuất công nghiệp 1946 bằng 1/4 so với trước chiến tranh, nạn thất nghiệp trầm trọng (13 triệu người) lương thực thực phẩm thiếu thốn gay gắt (1945 sản lượng lúa chỉ bằng 2/3 sản lượng trung bình của các năm trước); lạm phát với tốc độ nhanh kéo dài từ 1945-> đầu 1949.

(16)

- Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Nhật Bản bị quân đội nước ngoài (Mĩ) kéo vào chiếm đóng

? Nêu nội dung cải cách dân chủ của Mĩ ở Nhật Bản?

? Em có nhận xét gì về những nội dung cải cách này?

? Những cải cách này đã mạng lại ý nghĩa gì cho đất nước Nhật Bản?

HS thảo luận 3 câu hỏi trên (5 phút)

* Đánh giá kết quả hoạt động

- GV Bổ sung: Nhờ có cải cách đó, nước Nhật đã có một chuyển biến sâu sắc: Từ một chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, những cải cách này đã mang lại niềm hi vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế của Nhật Bản sau này.

...

...

Hoạt động 2: Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế

- Mục tiêu: Nắm được Nhật Bản đã khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, nguyên nhân của sự phát triển.

- PP: Trực quan, nêu vấn đề, thuyết trình, phân tích - KT: Động não, trình bày 1 phút

- Thời gian (15 phút) - Cách tiến hành

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS theo dõi kênh chữ trong SGK

* Nhận nhiệm vụ học tập

? Em hãy phân tích những thuận lợi cơ bản dẫn đến sự sự khôi phục và phát triển “Thần kì” của kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX?

? Em hiểu như thế nào là thần kì?

- Giải thích khái niệm:

- Phân tích: Nhật Bản từ một nước bại trận sau chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề, tài nguyên nghèo nàn, người Mĩ thi hành cứng rắn. Nhờ cải cách dân chủ tiến bộ đã đem lại luồng sinh khí mới. Từ 10/1948, Nhật Bản được Mĩ nâng đỡ để trở thành đồng Minh trong chính sách xâm lược của Mĩ ở Châu Á, từ đó công cuộc khôi phục kinh tế của Nhật Bản có nhiều thuận lợi. Nhất là nhờ những đơn đặt hàng béo bở của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (6-1950), Việt Nam , Nhật bản bán vũ khí, hàng hóa, quân trang cho quân đội Mĩ. Nhật Bản đã thu được những lợi nhuận khổng lồ. Đó là “ngọn gió thần” thứ nhất thổi vào Nhật Bản

- Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới để vươn lên và vượt qua các nước Tây Âu, đứng thứ 2 sau Mĩ.

Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế.

- Tiếp thu giá trị tiến bộ của thế giới.

(17)

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của công ti, xí nghiệp.

- Vai trò của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển.

- Người Nhật được đào tạo chu đáo, cần cù lao động, đề cao kỉ luật.

? Nhật Bản đã đạt được những thành tựu gì trong việc phát triển kinh tế trong những năm 50-70 của thế kỷ XX?

- Nêu thành tựu phần chữ nhỏ SGK/37 - Chiếu bảng số liệu

? Em có nhận xét gì về những con số qua bảng số liệu trên?

- Đó là những con số biết nói, chứng minh sự thay đổi trong các ngành kinh tế của Nhật Bản.

- Chiếu một số hình ảnh về những thành tựu KHKTcủa Nhật Bản

? Trên đây là những thành tựu trong lãnh vực nào của Nhật Bản. Em hãy đánh giá về những thành tựu đó?

-Thảo luận bàn.

+ Tàu chạy trên đệm từ tốc độ 400 km/h tiện lợi cho việc đi lại, tránh ô nhiễm môi trường, giảm được dân số ở đô thị...

+ Trồng trọt theo phương pháp sinh học đáp ứng nhu cầu rau xanh

+ Cầu Sê-tô Ô-ha-si: Nối liền đảo Hôn-xiu và Xi-cô-cư thể hiện trình độ khoa học kĩ thuật của người Nhật.

? Nội dung đó đã phản ánh điều gì về tình hình kinh tế của Nhật Bản từ sau chiến tranh?

- Sự phát triển kì diệu và “thần tốc” của Nhật Bản.

Sau khi được khôi phục vào năm 1951 kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng nhanh chóng, nhất là những năm 1952-1973, giai đoạn này được gọi là giai đoạn “thần kì” của Nhật Bản. Bởi nền kinh tế của Nhật Bản đã vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ 2 trong thế giới tư bản trở thành siêu cường kinh tế.

- Hoạt động nhóm (5 phút)

- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút

? Chính về kinh tế của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945  nay).

PHIẾU HỌC TẬP Nội

dung Nhật Bản Các nước Tây Âu

* Dự kiến sản phẩm

* Báo cáo kết quả hoạt động Nội

dung Nhật Bản Các nước Tây Âu

Kinh tế - Trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:

(19451950, chiếm hơn

- Là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, bị nước ngoài chiếm đóng 

- Bị chiến tranh tàn phá nặng nề  nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.

(18)

1/2 sản lượng công nghiệp toàn thế giới ....).

- Những thập niên sau đó kinh tế có sự suy giảm do: sự cạnh tranh, khủng hoảng, chi phí cho quân sự, sự chênh lệch giàu nghèo.

tiến hành các cải cách dân chủ.

- Từ đầu những năm 50

 đầu những năm 70 của TK XX, kinh tế có sự phát triển "thần kì".

Đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ.

- Thập niên 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản có sự suy thoái.

- Từ đầu những năm 50

 đầu những năm 70 của TK XX nền kinh tế có sự phát triển nhanh, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.

+ So sánh sự giống nhau và khác nhau về kinh tế của Mĩ, Nhật Bản từ sau năm 1945 đến nay?

- HS báo cáo, nhận xét. GVKL và nhấn mạnh:

+ Giống nhau: Kinh tế các nước đều phát triển, đều trở thành những trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.

+ Khác nhau: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kinh tế nước Mĩ có sự phát triển nhanh chóng, còn kinh tế Nhật Bản và các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề ...

? Em học tập ở người Nhật điều gì?

-Tự bộc lộ

Phân tích nguyên nhân của sự phát triển

- Liên môn với văn học: Bàn về đọc sách ngữ văn 9

- Thế giới tổ chức tốt ngày hội đọc sách 23- 4 hằng năm, Việt Nam 21-3 - Thị xã Đông Triều tổ chức ngày hội đọc sách ở Đền Sinh 19- 4 – 2014 - Cụm I, tổ chức ngày hội đọc sách ngày 11/04/2015 tại trường THCS Thủy An.

? Tình hình kinh tế của Nhật Bản hiện nay như thế nào?

- Hiện nay Nhật có tiềm lực kinh tế đứng thứ 2 sau Mĩ, đứng đầu thế giới về tàu biển, ô tô, sắt thép, xe máy, điện tử (máy thu thanh, thu hình, ghi âm, ghi hình, máy ảnh, đồng hồ)

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại

Chiếu hình ảnh Nhật Bản sau chiến tranh và Nhật bản những năm 70 cho HS thấy được sự đối lập

? Bên cạnh những thuận lợi và tăng trưởng nhanh, Nhật Bản còn gặp phải những khó khăn và hạn chế gì? (cá nhân)

Dựa sgk trả lời câu hỏi

Gọi học sinh đọc phần chữ nhỏ

(19)

KL: Hiện nay Nhật Bản đã khắc phục được suy thoái và đi lên như thế nào Hoạt động 3: Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản

- Mục tiêu: Nắm được chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

- PP: Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận - KT: Động não, nhóm

- Thời gian (9 phút) - Cách tiến hành

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu hs chú ý sgk mục III

Y/ cầu HS nghiên cứu SGK chính sách đối ngoại của Nhật Bản

* NHận nhiệm vụ học tập

? Hãy nêu những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

- HS trả lời

- Lệ thuộc Mĩ về chính trị và an ninh. Ngày 8/9/1951, Nhật kí với Mĩ bản

“Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, theo đó Nhật nằm dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản...

- Hiện nay :Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư, viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước ĐNA.

- Chiếu hình ảnh hiệp ước an ninh Mĩ Nhật

?Việc kí kết “Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật” đã đem lại lợi ích gì cho Nhật Bản?

- Thảo luận cặp đôi

- Các nhóm báo cáo và nhận xét lẫn nhau, giáo viên chốt kiến thức

- Nhờ kí kết “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” mà trong thời kì Chiến tranh lạnh, NB chỉ dành 1% tổng sản phẩm quốc dân cho những chi phí quân sự, còn tập trung sức vào phát triển kinh tế (trong khi các nước khác chi phí quân sự là 4 – 5%, thậm chí có nước lên tới 20%).

- Thảo luận nhóm (3 phút)

* Báo cáo kết quả hoạt động

? So sánh chính sách đối ngoại của Nhật trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai?

? So sánh sự khác nhau giữa kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

- Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét

* Đánh giá kết quả hoạt động - GV chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (nhóm bàn) 3 phút

- Mục tiêu: Củng cố được hiểu biết của HS quan hệ Việt Nam và Nhật Bản hiện nay.

(20)

- Phương thức tiến hành: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS:

GV chiếu hình ảnh quan hệ Việt Nam và Nhật Bản

? Quan hệ giữa Nhật Bản với Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Dự kiến sản phẩm:

- Quan hệ Nhật Bản và Việt Nam hiện nay có mối quan hệ tốt đẹp trên tinh thần hữu nghị, hợp tác

- Nhật Bản có nguồn vốn ODA lớn nhất Việt Nam

- GV chiếu hình ảnh một số công trình giao thông thuộc nguồn vốn ODA của Nhật Bản.

- HS nêu suy nghĩ về việc sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả - GV nhận xét, đánh giá học sinh

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (5 phút)

- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức HS vừa được lĩnh hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Bản thân em học tập được những gì từ đất nước Nhật Bản, bằng một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu.

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho hs bằng câu hỏi:

Viết 1 đoạn văn (từ 8 đến 10 câu ) Bản thân em học tập được những gì từ đất nước Nhật Bản? Là học sinh em cần có trách nhiệm gì đối với đất nước?

3. Dự kiến sản phẩm

- Học tập được tính tự lâp, tự giác + Học tập tính sáng tạo khoa học + Sự cần cù, tính kỷ luật

- Trách nhiệm:

+ Học tập tốt đề xây dựng đất nước

+ Có ý thức giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cảnh giác với âm mưu chống phá của các lực lượng thù địch...

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài ở nhà nộp bài cho GV vào tiết sau.

- Báo cáo sản phẩm:

- Nhận xét, đánh giá:

(21)

Ngày soạn:………

Ngày giảng:………… Tiết 3 BÀI 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU

I. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh nắm được

- Tình hình chung với những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2.

- Xu thế liên kết khu vực ngày càng phổ biến cả thế giới và các nước Tây Âu HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3 phút)

1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát những hình ảnh về mối quan hệ hợp tác giữa các nước EU hiện nay, quan hệ của các nước EU với Việt Nam để gợi cho HS liên tưởng và tìm hiểu về xu hướng phát triển của thế giới hiện nay.

2. Phương thức: Giáo viên cho học sinh quan sát những hình ảnh sau và yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Em biết gì về những hình ảnh này?

+ Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến xu hướng phát triển của thế giới hiện nay như thế nào?

+ GV chiếu hình ảnh

(22)

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 khu vực Tây Âu đã có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc. Một trong những thay đổi to lớn đó là sự liên kết khu vực. Vậy cụ thể như thể nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút) Hoạt động 1: Tình hình chung

- Mục tiêu:

+ Nắm được những nét chung của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay và xu thế hợp tác giữa các nước Tây Âu.

- PP: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp - KT: Động não, đặt câu hỏi, nhóm - Thời gian: (16’)

- Cách tiến hành

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chiếu lược đồ các nước Tây Âu

-

* Nhận nhiệm vụ học tập

? Tây Âu là khu vực nào của Châu Âu?

- Giới thiệu: Tây Âu là một khái niệm được sử dụng sau chiến tranh thế giới thứ hai để chỉ các nước TBCN ở phiá tây Châu Âu (phân biệt với các nước XHCN trước đây ở phía đông Châu Âu)

? Trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Tây Âu như thế nào?

? Hãy nêu những dẫn chứng thể hiện những thiệt hại của Các nước Tây Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai?

- Dựa sgk phần in chữ nhỏ

? Để khôi phục kinh tế các nước Tây Âu đã làm gì?

- HS dưạ sgk trả lời

? Để nhận được sự viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu phải tuân thủ những điều kiện gì?

- Dựa sgk phần in chữ nhỏ

? Em hãy nêu chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau chiến tranh ? - Thu hẹp quyền tự do dân chủ

(23)

- Xoá bỏ những cải cách tiến bộ

? Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?Em hãy lấy ví dụ cụ thể?

- Trong thời kì “chiến tranh lạnh” mâu thuẫn gay gắt giữa 2 phe XHCN và ĐQCN. Các nước Tây Âu đã làm gì?

- Gia nhập khối quân sự NATO do Mĩ lập ra (4/1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN. Tình hình Châu Âu căng thẳng.

? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình nước Đức ntn?

- Chiếu lược đồ: Xác định khu vực Đông Đức, Tây Đức

? Tình hình kinh tế chính trị của 2 nước Đông Đức và Tây Đức ntn?

- Tây Đức phát triển hơn Đông Đức

? Vì sao kinh tế Tây Đức lại phát triển hơn Đông Đức?

- Vì muốn biến Tây Đức thành một lực lượng xung kích chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu, Mĩ, Anh, Pháp đã tích cực giúp đỡ Cộng hòa liên bang Đức, đưa nền kinh tế nước này nhanh chóng phục hồi và phát triển.

* Đánh giá kết quả hoạt động

- GV chốt lại nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.

...

...

Hoạt động 2: III. Quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu.

- Mục tiêu: Học sinh nắm được nguyên nhân, quá trình lien kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- PP: Nêu vấn đề, thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, trò chơi - KT: Động não, đặt câu hỏi

- Thời gian (15 phút) - Cách tiến hành

GV tiến hành tổ chức trò chơi "Ai nhanh hơn".

+ GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 3 HS tham gia thi. Thời gian 3 phút.

+ Câu hỏi: Hãy kể tên các tổ chức quốc tế hoặc liên minh khu vực trong chương trình môn Lịch sử 9 (HKI)?

- Hai đội thi với nhau đội nào ghi được nhiều đáp án đội đó sẽ thắng cuộc.

- GVKL: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) Khối quân sự Nato

Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va

Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Liên minh Châu Phi (AU)

Liên minh Châu Âu (EU)

- GV chiếu hình ảnh về liên minh Châu Âu

(24)

Quốc kì của Liên minh Châu Âu (EU)

Trụ sở của Liên minh Châu Âu (EU) Bruxelles (Vương quốc Bỉ)

+ Xu hướng nổi bật ở các nước Tây Âu sau khi khôi phục kinh tế là gì?

- GV giao nhiệm vụ HS thảo luận (kĩ thuật khăn trải bàn):

PHIẾU HỌC TẬP

THỜI GIAN QUÁ TRÌNH LIÊN KẾT

+ Hãy liệt kê những sự kiện chính của quá trình liên kết khu vực ở các nước Tây Âu?

- HS thực hiện và trình bày kết quả thảo luận, nhận xét. GVKL.

- GV chiếu lược đồ yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí 6 nước đầu tiên thành lập cộng đồng than thép Châu Âu gồm: Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xem-bua. GV nhấn mạnh: Đooa là bước đánh dấu cho sự ra đời của Liên minh Châu Âu.

+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết giữa các nước Tây Âu?

- HS trình bày, nhận xét, GVKL

- Chung một nền văn minh, nền kinh tế không cách biệt nhau ,để mở rộng thị trường.

- Từ năm 1950 kinh tế có sự phát triển nhanh các nước Tây Âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, cạnh tranh với các nước ngoài khu vực ....

+ Đến năm (1999, 2004 và hiện nay) số nước thành viên của EU là bao nhiêu nước?

- HS trả lời, nhận xét. GVKL: Năm 1999 số nước thành viên là 15 nước;

năm 2004 là 25 nước; hiện nay là 28 nước. Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất thế giới.

Chiếu quá trình ra đời các nước thành viên của liên minh châu Âu

* Báo cáo kết quả hoạt động

- Tháng 4-1951, thành lập "Cộng đồng than, thép Châu Âu" gồm 6 nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xem-bua.

- Tháng 3-1957, thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu " rồi " Cộng đồng kinh tế

(25)

Châu Âu".

- Tháng 7-1967, "Cộng đồng Châu Âu" (EC) ra đời.

- Tháng 12 -1991, tại Hội nghị Ma-xtrich (Hà Lan) thông qua 2 quyết định:

+ Xây dựng nhà nước chung châu Âu.

+ Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)

- Tới nay Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất thế giới. Năm 2004 gồm 25 nước thành viên, nay là 28 nước thành viên.

Chiếu danh sách các nước thành viên của Liên minh châu Âu Danh sách 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU)

Áo Đức Hà Lan

Bỉ Hi Lạp Ba Lan

Bulgaria Hungary Bồ Đào Nha

Croatia Ai Len Romania

Cyprus Ý Slovakia

Cộng Hòa Séc

Latvia Slovenia

Đan Mạch Lithuania Tây Ban Nha

Estonia Luxembourg Thụy Điển

Phần Lan Malta LH Vương Quốc

Anh Pháp

- GV liên hệ về tình hình khu vực Đông Nam Á: Ngày 31/12/2015 các nước ASEAN cũng tiến hành thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN và trở thành đối tác quan trọng của tổ chức này.

- GV giảng: Tuy nhiên khó khăn hiện nay của Liên minh châu Âu: Sự khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp, sự ra khỏi Liên minh của nước Anh (đang chờ sự bỏ phiếu phán quyết của Quốc hội nước nay. Trong khi đó khoảng 52% dân số nước Anh đồng ý Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).

+ Trình bày mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh Châu Âu (EU) mà em biết?

- HS trình bày, nhận xét. GVKL.

+ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1990 và đến năm 1995, Việt Nam - EU với việc ký kết Hiệp định khung nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên.

- HS quan sát hình ảnh về sự hợp tác trong quan hệ Việt Nam và các nước EU.

(26)

Lễ kí kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU(02-12-2015)

Việt Nam và EU ký “Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện” (10-2015)

Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn(bên trái) ký Hiệp định PCA Việt Nam -EU (2015)

Da giày- mặt hàng chủ lực

Việt Nam vào EU Chế biến cá da trơn để xuất

khẩu vào thị trường EU Chế biến cá da trơn để xuất khẩu vào thị trường EU

* Đánh giá kết quả học tập

III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (nhóm bàn) 4 phút

1. Mục tiêu: Củng cố được hiểu biết của HS về liên minh châu Âu (EU), mối quan hệ Việt Nam và các nước Tây Âu

2. Phương thức tiến hành: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm và bài tập vận dụng

Bài tập 1: Sự kiện mở đầu đánh dấu sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là:

A. Sự thành lập "Cộng đồng kinh tế châu Âu"

B. Sự thành lập "Cộng đồng than, thép châu Âu"

C. Sự thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu"

D. Sự thành lập "Cộng đồng châu Âu"

Bài tập 2: Hiện nay Liên minh Châu Âu (EU) gồm bao nhiêu quốc gia?

+ Để phát huy tốt mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh Châu Âu (EU), nếu em là một doanh nhân Việt Nam em cần phải làm gì?

IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (5 phút)

(27)

1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức HS vừa được lĩnh hội về xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Để nhận thức đúng xu thế phát triển của thế giới hiện nay, liên hệ thực tiễn với nhiệm vụ nhân dân ta hiện nay.

2. Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho hs bằng câu hỏi:

Viết 1 đoạn văn (từ 8 đến 10 câu ) nêu/phát biểu suy nghĩ của em về thời cơ và thách thức của dân tộc trước sự phát triển chung của thế giới hiện nay?

Là học sinh em cần có trách nhiệm gì đối với đất nước?

3. Dự kiến sản phẩm

- Thời cơ: + Nước ta có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực +Nước ta có điều kiện giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm quản lý Nhà nước cảu các nước trên thế giới

+ Chúng ta có điều kiện áp dụng những thành tựu KHKT vào sản xuất.

- Thách thức:

+ Nếu chúng ta không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu.

+ Nếu không giữ gìn bản sắc dân tộc sẽ bị hòa tan

+ Nếu chúng ta không tích cực vận dụng đầu tư phát triển KHKT sẽ trở thành lạc hậu.

- Trách nhiệm: + Học tập tốt đề xây dựng đất nước

+ Có ý thức giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cảnh giác với âm mưu chống phá của các lực lượng thù địch...

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài ở nhà nộp bài cho GV vào tiết sau.

- Báo cáo sản phẩm:

- Nhận xét, đánh giá:

V. Củng cố: (1 phút)

VI. Hướng dẫn về nhà: (3 phút chuyển qua Zalo nhóm) - Học bài:

+ Trình bày các mốc thới gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu?

+ Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

- Đọc và chuẩn bị trước Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Chuẩn bị câu hỏi:

+ Sự thành lập trật tự thế giới mới

+ Sự thành lập Liên hợp quốc (Nhiệm vụ, vai trò)?

+ Các tổ cơ quan, tổ chức của Liên hợp quốc.

+ Liên hợp quốc đã viện trợ, giúp đỡ Việt Nam những gì?

+ Trình bày xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh? Tại sao nói "hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với dân tộc Việt Nam?

V. Rút kinh nghiệm

………

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học