• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 26/03/2021

Ngày giảng : 2A, 2B ngày 29/03/2021

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 27: VẼ CÁI BA – LÔ, CẶP SÁCH HỌC SINH I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của cái cặp.

- Kĩ năng: HS tập vẽ cái cặp sách học sinh (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.

- Thái độ: HS có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Dũng 2A, Chức 2B - Nhắc lại một số câu trả lời.

- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của cái cặp - Tập vẽ hình cái cặp sách học sinh.

II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên:

- SGV, chuẩn bị mẫu vẽ

- Một số cái cặp có hình dáng và màu sắc khác nhau.

- Hình gợi ý cách vẽ, bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh:

- Cái cặp sách.

- Vở tập vẽ, chì, tẩy,màu .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p).

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài mới (2p)

- GV cho HS quan sát cái cặp sách.

? Em cho cô biết đây là cái gì? dùng để làm gì?

- Cái cặp sách dùng để đựng sách đi học.

- GV: Cái cặp sách là bạn đồng hành với tất cả các em trong thời là học sinh. Vậy các em đã bao giờ quan sát kỹ xem cái cặp sách có đặc điểm gì và đã bao giờ vẽ nó chưa. Đây chính là nội dung bài học ngày hôm nay: Vẽ cái cặp sách.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (7p)

- GV cho HS quan sát một số cái cặp sách khác nhau.

- HS quan sát và trả lời. - Em Dũng 2A, Chức 2B quan

(2)

? Hình dáng của cáí cặp sách và ba - lô?

? Cái cặpcó những bộ phận nào ?

? Cặp sách được trang trí như thế nào?

? Em đi học bằng cặp hay ba – lô?

? Cặp hoặc ba – lô của em có màu gì?

Được trang trí như thế nào?

- GVKL: Cái ba - lô và cặp sách có nhiều hình dáng và cách trang trí khác nhau, mỗi cái đều có một vẻ đẹp riêng.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ (7p)

- GV cho HS quan sát bước vẽ cái cặp.

? Nêu các bước vẽ cái cặp?

- GV nhận xét và vẽ từng bước lên bảng cho HS quan sát

+ Vẽ hình cái cặp (chiều dài, chiều cao) vừa với phần giấy (không to hay nhỏ quá).

+ Tìm phần nắp, quai,...

+ Vẽ chi tiết cho giống cái cặp mẫu.

+ Vẽ hoạ tiết trang trí và vẽ màu theo ý thích.

- GV cho HS xem một số bài vẽ cái cặp sách.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS tập vẽ cái cặp sách học sinh vào VTV2, trang 67 theo một

- Có hình dáng khác nhau.

- Gồm: thân, nắp,đáy, quai xách.

- Được trang trí phong phú: hoa, con vật, lá,…

- 2 HS trả lời.

- 2 HS trả lời.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS quan sát.

- 2 HS nêu.

- HS quan sát GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân vào VTV trang 67.

sát tranh

- Em Dũng 2A nhắc lại câu trả lời.

- Em Chức 2B nhắc lại câu trả lời.

- HS lắng nghe.

- Quan sát.

- HS quan sát GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- Em Dũng 2A, Chức 2B

(3)

mẫu của GV.

- GV bao quát lớp, nhắc nhở vẽ hình cân đối, nhìn mẫu để vẽ.

* Lưu ý: Không được dùng thước kẻ vẽ bài.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV cùng HS chọn một số bài vẽ để nhận xét.

? Hình vẽ cân đối so với khổ giấy chưa?

? Hình dáng của cái cặp sách gần giống mẫu chưa?

? Họa tiết và màu giống mẫu chưa?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp. Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi học sinh tích cực phát biểu, có bài vẽ tốt.

? Cặp sách hoặc ba – lô dùng để làm gì?

? Thái độ của em đối với cặp sách hoặc ba - lô?

* Dặn dò:

- Quan sát con gà.

- Chuẩn bị đồ dùng: bút chì, màu, tẩy để giờ sau học bài 28: Vẽ thêm vào hình có sẵn (vẽ gà) và vẽ màu.

- HS nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Đựng sách vở và đồ dùng học tập.

- Giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ.

- HS nghe dặn dò để chuản bị bài sau.

tập vẽ hình cái cặp sách hoặc ba lô.

- Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát tranh

- Em Dũng 2A, Chức 2B lắng nghe.

- Em Dũng 2A, Chức 2B lắng nghe.

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị bài sau

Khối 4

Ngày soạn: 26/03/2021

Ngày giảng: 4A, 4B ngày 29/03/2021

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 27: VẼ CÂY

(GDBVMT) I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc.

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được một vài cây.

(4)

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu cây.

- Thái độ: HS yêu mến và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

* GDBVMT: HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh (hoạt động 4, nhận xét, đánh giá)

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, SGV

- Ảnh một số loại cây đơn giản và đẹp.

- Tranh của họa sĩ và của học sinh.

- Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ hoặc một giấy màu, hồ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

? Hãy kể tên một số loại cây trong thiên nhiên mà em biết?

- Cây ổi, cây cam, cây chuối, cây mít,...

- Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 27: Vẽ cây.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS

1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (6p) - GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh về cây.

? Kể tên các cây trên?

? Các bộ phận chính của cây ?

? Sự khác nhau của vài loại cây?

? Hãy kể tên những cây mà em biết? Cho biết cây đó có đặc điểm gì?

- GVKL: Có rất nhiều loại cây, mỗi cây có một hình dáng, đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp riêng như cây khoai, cây ráy có lá hình tim; cây chuối lá to,dài thân dạng hình trụ thẳng; cây vải , xà cừ thân có góc cạnh, có nhiều cành, tán lá rộng,...Màu sắc của cây rất đẹp thường thay đổi theo thời gian: Màu xanh non (mùa xuân) , màu

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Cây phượng, trầu, chuối.

- Thân, cành, lá.

- 3 HS nêu.

2 HS kể.

- HS lắng nghe.

(5)

xanh đậm ( mùa hè), màu vàng, màu nâu, màu đỏ (mùa thu, mùa đông).

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK trang 65, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ cây.

- Hết thời gian thảo thảo luận GV yêu cầu đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả.

- GV nhận xét và vẽ minh họa lên bảng cho HS quan sát.

+ Vẽ hình dáng chung của cây: thân cây và vòm lá (tán lá)

+ Vẽ phác các nét sống lá (cây dừa, cây cau,..), hoặc cành cây (cây nhãn, cây bàng,...)

+ Vẽ nét chi tiết của thân, cành, lá vẽ thêm hoa quả (nếu có).

+ Vẽ màu theo mẫu thực hoặc theo ý thích.

- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ cây.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV cho HS ra sân trường thực hành.

- GV quan sát chung và gợi ý HS.

+ Cách vẽ hình: vẽ hình dáng chung, hình chi tiết rõ đặc điểm của cây.

+ Vẽ thêm cây và các hình ảnh khác cho bố cục thêm sinh động.

+ Vẽ màu theo mẫu, có đậm, có nhạt.

- HS làm bài theo cảm nhận.

Lưu ý: Hình vẽ cân đối, giống mẫu, rõ đặc điểm màu sắc vẽ đẹp, gọn gàng.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV thu một số bài của HS để nhận xét:

? Bố cục vẽ hình (cân đối với tờ giấy) chưa?

? hình dáng cây (rõ đặc điểm) chưa?

? Các hình ảnh phụ (làm cho tranh sinh động) chưa?

? Cách vẽ màu?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét và tuyên dương những học sinh vẽ đẹp, động viên HS chưa hoàn thành bài.

* GDBVMT:

- HS thảo luận nhóm đôi 2p.

- HS cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV4 trang 72

- HS nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

(6)

? Cây có ích lợi gì?

? Các em phải làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây cối?

- GVKL: Cây xanh rất cần thiết cho con người:

Cho bóng mát, cung cấp khí oxi, chắn gió, chắn cát, lá, hoa, quả dùng làm thức ăn, gỗ dùng làm bàn ghế, nhà cửa,.. Cây là bạn của con người vì vậy cần chăm sóc , bảo vệ cây.

* Dặn dò

- Chuẩn bị vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy giờ sau học bài 28: Trang trí lọ hoa.

- Quan sát hình dáng cái lọ hoa.

- Cho bóng mát, cung cấp khí oxi, chắn gió, chắn cát, lá, hoa, quả dùng làm thức ăn, gỗ dùng làm bàn ghế, nhà cửa,..

- Chăm sóc cây: tưới cây khi trời nắng, khai thác đúng quy định,...

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày: 26/03/2021 Ngày giảng: 5A ngày 29/03/2021

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 26: Vẽ trang trí

TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối.

- Kĩ năng: Tập kẻ được dòng chữ CHĂM HỌC theo đúng mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm (điều chỉnh).

- Học sinh năng khiếu: Kẻ được dòng chữ CHĂM HỌC theo đúng mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, có nền, rõ chữ.

- Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - SGK,SGV

- Hình gợi ý cách vẽ

- Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

2. Học sinh: -VTV, bút chì, màu vẽ, thước kẻ, com pa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

? Mô tả lại bức tranh “Bác Hồ đi công tác” của họa sỹ Nguyễn Thụ.

- HS trả lời.

(7)

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1p)

- Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 26: Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (7p) - GV giới thiệu một số dòng chữ có kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm kẻ đúng và chưa đúng) - GVchia lớp làm 4 nhóm phát phiếu học tập để thảo luận.

? Kiểu chữ kẻ đúng hay sai. Dòng chữ nào đẹp nhất?

? Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ so với trang giấy. Dòng chữ nào đẹp nhất?

? Khoảng cách giữa các con chữ và các tiến?

? Cách vẽ màu chữ và màu nền. Dòng chữ nào đẹp nhất?

? Thế nào là chữ in hoa nét thanh nét đậm?

- Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu đại diện nhóm 1,2 báo cáo kết quả, nhóm 3,4 nhận xét, bổ sung ý kiến.

- GVKL: Chữ in hoa nét thanh, nét đậm là loại chữ mà trong một con chữ vừa có nét thanh, vừa có nét đậm.

+ Khoảng cách giữa các con chữ trong một tiếng không bằng nhau:

+ Các chữ đơngs cạnh nhau có khoảng cách hẹp: O,C,G,A,V,T,Y...

+ Các chữ đứng cạnh nhau có khoảng cách rộng: H, M,N, U...

- Khoảng cách giữa các tiếng rộng bằng một con chữ.

- Dòng chữ đẹp là dòng chữ được kẻ đúng kiểu chữ, có khuôn khổ chữ và khoảng cách hợp lí, dòng chữ kẻ bằng một màu và nền một màu.

2. Hoạt động 2: Cách kẻ dòng dòng chữ in hoa nét thanh, nét đậm (7p)

- Cho HS đọc mục 2/SGK trang 81, nêu cách kẻ dòng chữ.

? Nêu cách kẻ chữ in hoa nét thanh, nét đậm?

- GV nhận xét và hướng dẫn cách kẻ dòng chữ lên bảng cho HS quan sát

- GV kẻ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát từ

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm 4 phút.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài, nêu cách kẻ chữ .

- 2HS nêu.

- HS theo dõi GV kẻ chữ.

(8)

“CHĂM HỌC”.

- Yêu cầu HS tìm khuôn khổ chữ xác định vị trí nét thanh nét đậm

+ Xác định chiều cao, chiểu dài của dòng chữ, kẻ hai đường thẳng song song.

+Vẽ nhẹ bằng bút chì toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng.

+ Xác định bề rộng của nét đậm và nét thanh cho phù hợp với chiều cao và chiều rộng của các co chữ.

+ Dùng thước kẻ để kẻ các nét.

+ Sử dụng com pa hoặc vẽ bằng tay các nét cong.

+ Vẽ màu theo ý thích.

Chú ý: Màu của dòng chữ và màu nền cần khác nhau về màu và đậm nhạt.

- Vẽ màu gọn, đều trong các nét chữ.

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập kẻ dòng chữ “CHĂM HỌC”.

- GV quan sát hứng dẫn HS còn lúng túng về cách:

+ Tìm chiều cao, ngang dòng chữ.

+ Tìm khoảng cách giữa các con chữ và tiếng.

+vị trí của nét thanh và nét đậm.

+ Cách chọn màu chữ, màu nền và cách vẽ màu.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV cùng HS trưng bày bài vẽ của để nhận xét:

? Bố cục (đẹp, chưa đẹp, vì sao?

? Kiểu chữ (đúng, sai, vì sao)?

? Màu sắc (vẽ màu đều ở chỡ và nền)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Dặn dò:

- Quan sát lọ, hoa, quả và chuẩn bị mẫu, bút chì, màu vẽ, tẩy cho bài sau.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV5, trang 72.

- HS nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

(9)

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 19/03/2021 Ngày giảng: 3A: ngày 29/03/2021 3B: ngày 01/04/2021

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật BÀI 26: Tâp nặn tạo dáng tự chọn

BÀI 26: NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN HÌNH CON VẬT

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật.

biết cách nặn, vẽ, xé dán hình con vật.

- Kĩ năng: HS nặn hoặc vẽ, xé dán được hình một con vật và tạo dáng theo ý thích.

- HS năng khiếu: hình nặn hoặc vẽ, xé dán con vật cân đối, gần giống con vật mẫu.

- Thái độ: HS biết chăm sóc và yêu quý các con vật.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh, ảnh một số con vật.

- Tranh vẽ con vật của họa sĩ và học sinh.

- Một số con vật bằng gỗ, đá, sành sứ, đất...(nếu có) - Đất nặn hoặc giấy màu.

- Bài của HS năm trước.

2. Học sinh: - VTV, đất nặn , bảng nặn hoặc giấy màu, hồ dán.

- Tranh, ảnh nếu có.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng của HS.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

Giới thiệu bài: (2p)

Trước khi vào bài mới cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi

“Đoán con vật”. Cách chơi như sau: trong mỗi bức tranh chỉ để hở một phần của con vật, dựa vào đó các em sẽ đoán xem trong bức tranh là con vật gì.

1. Con bò 2. Con vịt 3. Con gà trống

- Qua trò chơi từ một bộ phận nhỏ mà các em đã đoán được con vật, vậy các con vật có đặc điểm gì, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 26: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật. Bài này cô cùng các em đi tìm hiểu cách nặn con vật, hai nội dung còn lại các em sẽ học vào các tiết sau.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (7p)

- GV cho HS quan sát tranh, ảnh các con vật, yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi:

? Em hãy nêu tên các con vật trên?

- HS chú ý quan sát và trả lời câu hỏi.

- Con cá, con rắn, con gà trống, con

(10)

? Em nhận xét về hình dáng, màu sắc của các con vật trên?

? Con vật có những bộ phận chính nào?

? Nêu sự khác nhau về đầu, mình, chân và các chi tiết khác của các con vật trên?

- GV ngoài các bộ phận chính con vật còn có các bộ phận và chi tiết nhỏ như mắt, mũi, miệng, tai..

? HS Kể tên một số con vật quen thuộc và tả lại hình dáng của chúng?

- GVKL: Mỗi con vật đều có đặc điểm, hình dáng và màu sắc khác nhau, nhưng về cấu tạo chung chúng đều có các bộ phận chính: đầu, mình, đuôi hoặc chân.

2.Hoạt động 2: Cách nặn con vật (7p)

- GV cho HS quan sát các bước nặn thảo luận tìm ra cách nặn.

- GV Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- GV: Yêu cầu các nhóm bạn n.xét.

- GV nhắc lại các bước vẽ đồng thời nặn mẫu cho HS quan sát.

* Cách 1: Nặn các bộ phận rồi ghép, dính lạị

- Chọn màu đất để nặn con vật (có thể

trâu.

- Con cá thân tròn, mỏng, màu vàng.

- Con rắn: thân dài nhỏ dần về đuôi.

- Con gà trống: Đầu có mào đỏ thân nhỏ,có 2 chân, đuôi cong, màu sắc rực rỡ.

- Con trâu: thân to, đầu có hai sừng, 4 chân, màu đen.

- Đầu, chân, thân, đuôi.

- Đầu: Con cá, con rắn dẹt, con gà tròn có mào đỏ, con trâu có sừng.

- Thân: con cá dẹt, mỏng, có dạng hình tròn, con rắn thân tròn nhỏ và dài, con gà thân tròn thon, con trâu thân to, dạng hình trụ.

- Chân: Con trâu 4 chân, gà 2 chân, cá có vây, rắn không có chân.

- Đuôi: con cá mỏng và to, con trâu thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông, đuôi rắn thon nhọn; gà trống lông đuôi dài và cong;

- HS lắng nghe.

- Con mèo, con chó, con bò, con lợn...

- HS lắng nghe.

- HS trao thảo luận nhóm (2p).

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi GV nặn.

(11)

nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu).

+ Nặn mình (hình lớn trước).

+ Nặn đầu, thân, chân, đuôi, mắt, tai...rồi dính, ghép lại.

+ Tạo dáng con vật.

* Cách 2: Nặn từ một thỏi đất:

+ Lấy đất vừa với hình con vật + Kéo, vuốt, uốn các bộ phận: Đầu, thân, chân, đuôi....

+ Tạo dáng con vật theo các tư thế:

nằm, đi, đứng, bơi...

- GV cho HS tham hảo bài nặn của HS năm trước.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS nặn con vật theo ý thích theo nhóm.

Chú ý: Khi nặn các em chú ý chọn con vật theo ý thích và chọn đất nặn con vật cho to, tạo dáng cho sinh động.

- GV: Quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng về cách chọn con vật, chọn đất và cách nặn, tạo dáng các con vật để có hình dáng sinh động.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm để HS nhận xét theo tiêu chí:

? Theo em bài vẽ nào đẹp nhất. Vì sao?

? Hình dáng con vật (rõ đặc điểm chưa)?

? Tạo dáng (sinh động, phù hợp với hoạt động) ?

- HS tham khảo bài.

- HS thực hành theo nhóm.

- HS hoàn thành bài.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

(12)

? Cách phối màu đã đẹp chưa?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

? Con vật có rất nhiều lợi ích: Cung cấp thức ăn bổ dưỡng như gà, vịt, lợn;

là nguồn sức lực giúp con người trong sản xuất như trâu, bò; có tác dụng giúp cho môi trường cân bằng sinh thái, môi trường trong sạch hơn như mèo bắt chuột. Em sẽ làm gì làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật?

? Em có đồng ý với ý kiến của bạn không. Bạn trả lời rất tốt. Cô cũng đồng ý

- GVKL: Chúng ta phải chăm sóc và bảo vệ , yêu qúi các con vật nuôi mà cả động vật hoang dã, động vật quí hiếm như khỉ, voi,...hiện nay đang bị tiệt chủng , bị săn bắt và buôn bán trái phép rất nhiều. Cô mong rằng qua bài học này các em về tuyên truyền đến gia đình và mọi người về cách chăm sóc và bảo vệ các loài động vật.

- GV: Nhận xét chung, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp, động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài.

Dặn dò.

- Sau tiết học, các em thu bài về và tách đất nặn ra theo màu để vào và vệ sinh và chỗ ngồi, lớp học sạch sẽ.

- Hoàn thành bài nặn (nếu chưa xong) - Quan sát lọ hoa (mẫu thật).

- Quan sát tranh, ảnh một số lọ hoa có trang trí.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- Cho chúng ăn, uống đầy đủ; tắm rửa cho chúng khi trời nóng, giữ ấm khi trời lạnh; tiêm thuốc khi bị bệnh;

thiêu hủy nếu bị dịch, vệ sinh chuồng, nơi ở sạch sẽ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS lắng nghe cô dặn dò.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 27/03/2021

Ngày giảng: 3A, 3B chiều ngày 30/03/2021 Âm nhạc

Tiết 27: HỌC HÁT BÀI: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng bài hát Tiếng hát bạn bè mình.

- Kĩ năng: Biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Lê Hoàng Minh.

(13)

- Thái độ: Giáo dục HS biết yêu hòa bình và yêu thương mọi người.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Nhạc cụ quen dùng, Băng đĩa nhạc, Bảng phụ bài hát.

- Đàn và hát thành thạo bài hát Tiếng hát bạn bè mình.

2. Học sinh: Sách tập hát

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức: (1’)

- Kiểm tra sĩ số.

- Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi 2 – 3 HS lên bảng trình bày bài hát Chị Ong nâu và em bé.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

Hoạt động 1: Học hát bài: Tiếng hát bạn bè mình: (18’)

* Giới thiệu bài.

- Hôm nay các em sẽ được học bài hát Tiếng hát bạn bè mình. Một sáng tác của nhạc sĩ Lê Hoàng Minh, bài hát được viết ở nhịp 2/4 với tính chất vừa phải.

* Nghe hát mẫu.

- Cho HS nghe giai điệu bài hát.

- HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát?

* Đọc lời ca.

- Bài hát được chia thành 8 câu:

+ Câu 1: “Trong...thân ái”

+ Câu 2: “Một lời...giấc say”

+ Câu 3: “Một đàn...lành”

+ Câu 4: “Một...lá cành”

+ Câu 5: “Bay...tinh”

+ Câu 6: “Nghe...mình”

+ Câu 7: “Yêu...tay”

+ Câu 8: “Cho...này”

- Hướng dẫn HS đọc lời ca bài hát.

- Cả lớp đọc lời ca.

- Yêu cầu từng tổ đọc lời ca.

- Gọi HS theo nhóm, theo bàn đọc lời ca.

- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.

* Khởi động giọng.

- HS thực hiện - HS lên bảng - HS nghe

- HS nghe và ghi nhớ

- HS nghe

- HS nêu cảm nhận - HS ghi nhớ

- “Trong không gian…hành tinh này”

- “Trong không gian…hành tinh này”

- “Trong không gian…hành tinh này”

- “Trong không gian…hành tinh này”

- “Trong không gian…hành tinh này”

- HS đứng lên luyện thanh

(14)

- Hướng dẫn HS luyện thanh theo âm

“La”:

“ Là la lá la là”

- Cả lớp luyện thanh 3 – 4 lần.

- Mời từng dãy luyện thanh.

* Tập hát từng câu.

- GV đàn giai điệu câu 1 ( 2 – 3 ) lần, sau đó hát mẫu. Nhắc HS lấy hơi đầu câu hát.

- Bắt nhịp cho HS hát hòa cùng tiếng đàn.

- Gọi HS hát lại câu 1.

- GV nghe và sửa sai cho HS.

- Dạy các câu còn lại tương tự.

- Sau khi học xong câu 2 cho HS hát nối câu 1 và câu 2

- GV hát nối tương tự với các câu còn lại.

* Hát cả bài.

- HS hát hoàn chỉnh bài.

- Tiếp tục sửa những chỗ HS hát chưa đúng.

- Cho từng tổ hát cả bài.

b) Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm : (11’)

- Hướng dẫn HS hát gõ đệm theo phách.

“ Trong không gian bay bay …”

x x xx - Cho HS thực hiện 2 lần.

- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu:

“ Trong không gian bay bay …”

x x x x x - Cho HS thực hiện 2 lần.

4. Củng cố - Dặn dò: (2’)

- Hôm nay các em đã được học bài hát gì? Nhạc và lời của ai?

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà học thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.

- HS luyện thanh - Từng dãy thực hiện - HS nghe và thực hiện

- “Trong không gian…thân ái”

- “Trong không gian…thân ái”

- HS hát - HS hát

- “Trong không gian…giấc say”

- HS thực hiện

- “Trong không gian…hành tinh này”

- HS hát

- “Trong không gian…hành tinh này”

- HS quan sát và ghi nhớ

- “ Trong không gian bay bay …”

x x xx - HS quan sát

-“ Trong không gian bay bay …”

x x x x x

- Bài Tiếng hát bạn bè mình; Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh.

- HS nghe - HS ghi nhớ

(15)

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 27/03/2021 Ngày giảng: 4A ngày 30/03/2021 4B ngày 2/04/2021

Âm nhạc

Tiết 27: - ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.

- Kĩ năng:

+ Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.

+ Đọc đúng giai điệu và ghép lời bài TĐN số 7 – Đồng lúa bên sông đọc nhạc kết hợp gõ phách

- Thái độ: Giáo dục HS thêm yêu các loài động vật.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Nhạc cụ quen dùng, Băng đĩa nhạc, Bảng phụ bài hát.

- Đàn và hát thành thạo bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.

2. Học sinh:

- Sách tập hát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định tổ chức: (1’) - Kiểm tra sĩ số.

- Nhắc HS tư thế ngồi học.

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Thực hiện trong quá trình ôn tập.

3. Bài mới.

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn: (14’)

- Hướng dẫn HS luyện thanh.

- Cả lớp trình bày bài hát.

- Từng dãy trình bày bài hát.

- Yêu cầu HS hát cả bài kết hợp vỗ tay theo phách.

- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.

- Từng tổ trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.

- Hướng dẫn HS hát đối đáp và hòa giọng + 1 HS hát lĩnh xướng: “Chú voi con…

ham chơi”.

+ Cả lớp hòa giọng đoạn còn lại.

- Gọi HS trình bày bài hát theo nhóm

- HS thực hiện

- HS luyện thanh.

- “Chú voi con…voi ơi”

- “Chú voi con…voi ơi”

-“ Chú voi con ở Bản Đôn …”

x x x x -“ Chú voi con ở Bản Đôn …”

x x -“ Chú voi con ở Bản Đôn …”

x x - HS thực hiện

(16)

hoặc cá nhân.

- Kiểm tra theo nhóm hoặc cá nhân - HS hát kết hợp vận động theo nhạc.

Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 7 – Đồng lúa bên sông: (17’)

* Giới thiệu bài.

- Bài TĐN số 7 có tên Đồng lúa bên sông được viết ở nhịp 2/4.

- Bài TĐN được chia thành 2 câu:

+ Câu 1: “Mùa…vang”

+ Câu 2: “Trong…trên đồng”

* Tập tiết tấu.

- Về trường độ có những hình nốt nào?

- GV viết tiết tấu lên bảng.

- Yêu cầu cả lớp tập tiết tấu.

- Cho HS gõ âm hình trên theo phách.

* Luyện cao độ.

? Về cao độ có những tên nốt nào?

- Hướng dẫn HS luyện cao độ theo thang âm trên.

- Cho HS luyện cao độ từ cao xuống thấp.

- Cho HS luyện cao độ nhảy quãng.

* Tập nói tên nốt nhạc.

- GV chỉ vào từng nốt nhạc, HS đồng thanh nói tên nốt.

- Hướng dẫn HS nói tên nốt nhạc theo tiết tấu.

* Tập đọc từng câu.

- GV đàn giai điệu câu 1 ( 2 – 3 lần ) - Bắt nhịp cho cả lớp đọc câu 1.

- Gọi theo nhóm hoặc cá nhân đọc lại câu 1.

- GV nghe và sửa sai cho HS.

- Dạy đọc câu còn lại tương tự câu 1.

* Đọc nhạc cả bài.

- Sau khi đọc xong 2 câu cho cả lớp đọc lại cả bài. ( 2 – 3 lần ).

- Gọi theo nhóm hoặc cá nhân lên trình bày.

* Ghép lời ca.

- Sau khi đọc nhạc thành thạo, cho HS

- HS hát

- HS đứng tại chỗ vận động theo nhạc.

- HS nghe - HS ghi nhớ

- Nốt đen, nốt móc đơn, nốt trắng.

- HS quan sát

- Đen đơn đơn trắng, đen đơn đơn trắng

- HS thực hiện

- Đồ, Rê, Mi, Son, La - HS thực hiện

- HS thực hiện - HS thực hiện

- Đồ Mi Rê Đồ, Mi Son La Son. Son La Son Mi Son Mi Rê Mi Rê Đồ.

- Đồ Mi Rê Đồ, Mi Son La Son. Son La Son Mi Son Mi Rê Mi Rê Đồ.

- Đồ Mi Rê Đồ, Mi Son La Son.

- Đồ Mi Rê Đồ, Mi Son La Son.

- Đồ Mi Rê Đồ, Mi Son La Son.

- HS thực hiện

- Son La Son Mi Son Mi Rê Mi Rê Đồ.

- Đồ Mi Rê Đồ, Mi Son La Son. Son La Son Mi Son Mi Rê Mi Rê Đồ.

- Đồ Mi Rê Đồ, Mi Son La Son. Son La Son Mi Son Mi Rê Mi Rê Đồ.

- “Mùa lúa chín vàng... hát trên đồng”.

(17)

ghép lời ca, GV ghép lời ca trước 1 – 2 lần.

- Yêu cầu cả lớp ghép lời ca ( 2 – 3 lần ) - Chia lớp thành 2 tổ:

+ Tổ 1: Đọc nhạc.

+ Tổ 2: Ghép lời ca.

+ Đổi lại cách trình bày.

- Yêu cầu HS đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo phách.

- GV nghe và sửa sai 4. Củng cố - Dặn dò: (2’)

- Hôm nay các em được học những nội dung gì?

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà học thuộc bài hát Chú voi con ở Bản Đôn, đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 7.

- “Mùa lúa chín vàng... hát trên đồng”.

- HS thực hiện

-HS thực hiện theo hướng dẫn.

- Ôn tập bài: Chú voi con ở Bản Đôn; TĐN số 7.

- HS nghe

- HS ghi nhớ và thực hiện

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 28/03/2021

Ngày giảng: 1A, 1B sáng ngày 01/04/2021

Phòng học trải nghiệm

TIẾT 27: LÀM QUEN VỚI THIẾT BỊ ROBOT WEDO 2.0 I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về Ro - bot Wedo 2.0 - Kĩ năng: Biết cách vận hành đơn giản Robot Wedo 2.0

- Thái độ:

+ Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

+ Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

+ Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

2. Mục tiêu riêng - Em Tần 1B:

+ Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

+ Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

+ Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

+ Có những hiểu biết ban đầu về Ro - bot Wedo 2.0 II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Rô bốt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

Tấn 1B 1. Ổn định: (3’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh vào vị trí - Hs thực hiện. - Ngồi đúng

(18)

nhóm mình.

- Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận máy tính bảng.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Nhắc lại về Robot

3. Giới thiệu rô bốt: (30’)

- Giáo viên giới thiệu, cho học sinh quan sát về Robot Wedo 2.0

- Yêu cầu học sinh quan sát và giáo viên giới thiệu đến phần nào thì yêu cầu học sinh thực hành thao tác các phần đó.

- Tổ chức cho học sinh thực hành trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học, HD tiết sau:

(2’)

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi: Giới thiệu về robot wedo 2.0

- Giáo viên tổng hợp kiến thức.

- Nhận thiết bị.

- 4 HS nhắc lại.

- Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- Hs thực hiện.

- Đại diện hs lên thao tác trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- Hs nhắc lại kiến thức có trong bài ắng nghemà các con nhớ được.

- HS lắng nghe.

vị trí

- Lắng nghe - Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Khối 2

Ngày soạn: Ngày 28/03/2021

Ngày giảng: 2A, 2B ngày 01/04/2021

Phòng học trải nghiệm

Tiết 26: RÔ BỐT TÒA THÁP (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

+ Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được rô bốt tòa tháp.

- Cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

+ Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng lắp ráp tòa tháp theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

+ Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp robot.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 2A, Chu Tiến Chức lớp 2B - Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

(19)

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Biết về loài ốc phát sáng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:- Robot Wedo 2.0, Máy tính bảng.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Kiểm tra bài cũ: (3p)

? Nêu lại các bước lắp ghép rô bốt tòa tháp?

- Nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

2. Bài mới: (30p) a. Giới thiệu bài:

- Giới thiệu: Trong giờ học trước các con đã được học cách lắp ghép ốc phát sáng" . Vậy làm thế nào để chúc ta lắp ghép được rô bốt tòa tháp, ngày hôm nay cô cùng các con sẽ học bài học “rô bốt tòa tháp "

- Yêu cầu hs nhắc lại các bài học . b. Hướng dẫn học sinh lắp ghép:

(30p)

- Gv chia nhóm học sinh và phát máy tính bảng cho các nhóm.

- Giới thiệu về Rô bốt tòa tháp:

Cho học sinh quan sát Rô bốt tòa tháp có sẵn trong phần mềm wedo ở máy tính bảng.

* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs lắp ghép.

- Bước 1:Gv chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để xem cần những chi tiết nào có thể lắp sáng tạo và robot

- Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến.

- Bước 3: Gv có thể gợi ý cho học sinh lắp ghép.

- Bước 4: Học sinh chọn các chi

- 3 HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv.

- Nhóm trưởng lấy đồ dùng rồi phân công các thành viên trong nhóm thực hiện: 1 bạn lấy chi tiết, 1 bạn báo cáo gv - HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- Các nhóm làm theo hướng dẫn. Lắng nghe, ghi nhớ và làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Dũng 2A, Chức 2B - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Dũng 2A, Chức 2B nhắc lại tên bài học.

- Lắng nghe

- Dũng 2A, Chức 2B lấy chi tiết theo hướng dẫn của GV.

- Quan sát.

(20)

tiết để hoàn thành sản phẩm.

- Gv cho các nhóm lắp ghép hoàn thiện robot “ ốc phát sáng có sự sáng tạo”

Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá:

- Các nhóm trưng bày sản phẩm đã lắp ghép.

- Giáo viên đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- Giáo viên nhắc lại kiến thức ở bài học.

Hoạt động 3: Sắp xếp, dọn dẹp:

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm cất robot đã lắp ghép vào vị trí của mình để buổi sau chúng ta sẽ học tiếp.

3. Tổng kết( 2')

? Hôm nay lớp mình học bài gì?

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học.

- Nhóm trưởng lấy đồ dùng rồi phân công các thành viên trong nhóm thực hiện: 1 bạn lấy chi tiết, 1 bạn báo cáo gv

- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Rô bốt tòa tháp.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Dũng 2A, Chức 2B làm cùng các bạn.

- Dũng 2A, Chức 2B quan sát . - Lắng nghe.

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 30/03/2021

Ngày giảng:1A,1B ngày 02/04/2021

Chủ đề 6: NHỮNG HÌNH KHỐI KHÁC NHAU Bài 13. SÁNG TẠO CÙNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ

(Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.1. Mục tiêu chung:

1. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS các phẩm chất như: đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật,... thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:

- Chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật liệu,... phục vụ học tập.

- Biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập sạch, đẹp.

- Có ý thức làm đẹp các đồ vật dùng trong sinh hoạt, học tập hằng ngày; tôn trọng sản phẩm do mình, bạn bè và người khác tạo ra.

2. Năng lực

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

(21)

2.1. Năng lực mĩ thuật

- Nhận biết được hình dạng, đường nét của một số đồ dùng học tập quen thuộc.

- Tạo được hình đồ dùng học tập bằng cách in nét và biết vận dụng chấm, nét, màu sắc để trang trí đồ dùng học tập.

- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động lựa chọn đồ dùng học tập để tiến hành thực hành sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi và cùng bạn tạo sản phẩm nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

2.3. Năng lực đặc thù khác

- Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm.

- Năng lực thể chất: Vận dụng sự khéo léo của bàn tay trong các hoạt động với các thao tác: vẽ, cắt, dán,...

2. Mục tiêu riêng:

- Em Tấn 1B:

+ Phẩm chât: Biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập sạch, đẹp.

+ Năng lực mĩ thuật: Nhận biết được hình dạng, đường nét của một số đồ dùng học tập quen thuộc.

+ Tập tạo sản theo ý thích.

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

1. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1; Vở thực hành Mĩ thuật 1; giấy/bìa giấy, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo,...

2. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1; giấy/bìa giấy, kéo,

bút chì; hình ảnh minh hoạ nội dung bài học; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).

III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, sử dụng tình huống có vấn đề, liên hệ thực tiễn,...

2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, bể cá,...

3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Tần 1B) 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và khởi động (3 phút)

- GV kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của HS.

* Trò chơi “Hộp giấy bí mật”.

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị một hộp giấy, trong đó có một số đồ dùng học tập quen thuộc như: hộp màu, thước kẻ, tẩy, kéo, băng dính, hồ

- Tập trung chuẩn bị dụng cụ học tập.

- Lắng nghe hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, cảm nhận.

- Lắng nghe hướng dẫn của GV.

(22)

dán, bút chì, bút mực,... Hộp giấy đóng kín, trên một bề mặt của hộp có một ô trống sao cho có thể đưa cánh tay HS vào trong hộp để cầm đồ dùng trong hộp và gọi tên đồ dùng đó.

- Cách chơi:

+ GV chia HS trong lớp thành 2 nhóm.

+ Nhiệm vụ: Một số thành viên trong nhóm tham gia chơi, các thành viên khác trong nhóm và nhóm còn lại quan sát, cổ vũ.

Từng thành viên tham gia chơi lên gần với hộp giấy, đưa tay vào trong hộp qua ô trống, cầm một đồ dùng trong hộp, đoán tên đồ dùng đó, mắt không nhìn vào hộp.

Sau khi nói xong, lấy đồ dùng ra khỏi hộp để cả lớp cùng chứng kiến và đánh giá.

* Lưu ý: Chỉ được thay đổi nêu tên đồ dùng khi đồ dùng đó chưa cầm ra khỏi hộp giấy. Đánh giá:

Kết thúc trò chơi, nhóm nào nói được đúng tên đồ dùng và số lượng đồ dùng lấy ra khỏi hộp nhiều hơn là nhóm đó được tích luỹ vào thành tích học (hoặc có thể có phần thưởng tinh thần/vật chất mang tính động viên HS là chính).

- GV gợi mở HS nêu tác dụng của mỗi đồ dùng học tập và giới thiệu bài học.

- Tham gia trò chơi theo nhóm.

- Cổ vũ các bạn.

- Nêu tác dụng của mỗi đồ dùng học tập.

- Cổ vũ các bạn

- Lắng nghe.

Hoạt đông 2: Quan sát, nhận biết (7 phút) - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm,

yêu cầu:

+ Mỗi cá nhân giới thiệu với các bạn trong nhóm một đồ dùng học tập.

+ Nội dung giới thiệu: tên đồ dùng, màu sắc, mô tả đường nét tạo hình dạng của đồ dùng.

- Thảo luận nhóm 4HS - HS thảo luận tìm hiểu và chia sẻ trong nhóm thời gian 2 phút.

(23)

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày:

- GV tóm tắt, giới thiệu rõ hơn đặc điểm về hình, nét, màu sắc trang trí ở đồ dùng ( hình minh hoạ trang 61 SGK).

- Đại diện các nhóm lên trình bày: Một số đồ dùng của thành viên trong nhóm về hình dạng, đường nét, màu sắc,...

- Quan sát ảnh, lắng nghe.

Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo (20 phút) 3.1. Tìm hiểu cách thực hành

- Cho HS quan sát hình minh hoạ trang 62 SGK.

? Nêu cách thực hành tạo hình và trang trí cái thước kẻ?

- GV tóm tắt lại các bước, kết hợp thị phạm minh hoạ một hoặc một sổ đồ dùng khác và giảng giải một sổ thao tác chính như: đặt thước trên giấy, in nét, vẽ nét, cắt,...

- GV lưu ý: HS có thể thực hiện theo thứ tự sau:

• In hình đồ dùng học tập bằng nét.

• Cắt hình thước kẻ khỏi tờ giấy.

• Trang trí nét, chấm, màu sắc,...

theo ý thích và hoàn thành sản phẩm.

- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận, chia sẻ với bạn về sựlựa chọn đồ dùng để thực hành vẽ hình và trang trí. Ví dụ:

? Em sẽ chọn đồ dùng nào đế vẽ hình và trang tri? Vì sao em chọn đồ dùng đó?

3.2. Thực hành, sáng tạo

- Bố trí cho HS ngồi theo nhóm (4HS)

- Giáo nhiệm vụ cho HS:

- Lựa chọn đồ dùng học tập sẵn có - Vận dụng cách thực hành ở hình minh hoạ trang 62 SGK để tạo sản phẩm.

- HS quan sát suy nghĩ và trả lời.

- HS quan sát và cùng tương tác trải nghiệm cùng với giáo viên.

- Vị trí ngồi thực hành theo nhóm (4HS)

- Tạo sản phẩm cá nhân.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Ngồi thực hành theo nhóm (4HS) - Tập tạo sản theo ý thích.

(24)

- GV quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành.

- Gợi mở HS trao đổi, thảo luận trong thực hành.

? Tại sao bạn chọn đồ dùng này để thực hành?

? Bạn thích vẽ cho hình đồ dùng?

? Bạn sẽ trang trí hình đồ dùng bằng chấm, nét, màu sắc như thế nào?

? Bạn thích sản phẩm của bạn nào trong nhóm?

- Đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.

- Lắng nghe.

Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ (4 phút) - Tổ chức cho HS trưng bày sản

phẩm theo nhóm, HS đi xung quanh quan sát.

? Sản phẩm của nhóm bạn có những đồ dùng nào?

? Em thích sản phẩm của nhóm nào? Vì sao?

? Đồ dùng nào do em tạo hình và trang trí?

? Sản phẩm của em tạo được có những màu sắc, đường nét nào?

- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Giới thiệu sản phẩm của mình.

- Chia sẻ cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn.

- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Lắng nghe.

Hoạt động 5: tổng kết tiết học (1 phút) - GV đánh giá kết quả thực hành,

thảo luận; kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành và chia sẻ cùng các bạn; gợi mở chia sẻ về cách giữ gìn đồ dùng học tập sạch, đẹp.

- Chuẩn bị giấy màu, bút chì, tẩy, thước kẻ,.. để giờ sau học tiết 2.

- Lắng nghe.

- Có thể chia sẻ suy nghĩ.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông (18p) - Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim