• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số khía cạnh về lao động việc làm:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Một số khía cạnh về lao động việc làm:"

Copied!
96
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ra 2 th¸ng mét kú

QuyÓn 18. Sè 6. N¨m 2008

Tæng biªn tËp:TrÇn ThÞ V©n Anh Tßa so¹n:6 §inh C«ng Tr¸ng, Hµ Néi, ViÖt Nam

§iÖn tho¹i:(84-4) 933 1743; 933 1735 - Fax:(84-4) 933 2890 Email: giadinhvagioi@vnn.vn; khoahocphunu@hn.vnn.vn

(2)

is a bimonthly print edition, published by Institute for Family and Gender Studies

Vol.18 No.6 2008 Editor-in-chief:Tran Thi Van Anh

Editorial Bureau:6 Dinh Cong Trang, Hanoi, Vietnam Tel:(84-4) 933 1743; 933 1735 - Fax:(84-4) 933 2890 Email: giadinhvagioi@vnn.vn; khoahocphunu@hn.vnn.vn

(3)

Giáo dục - đào tạo nghề nghiệp:

Một số vấn đề quan tâm từ góc độ bình đẳng giới

Ngô Thị Tuấn Dung

Viện Gia đình và Giới

Gia đình và Giới Số 6 - 2008

Tóm tắt: Dựa trên các tài liệu đã công bố, bài viết phân tích khái quát thực trạng, nguyên nhân tác động và một số vấn đề cần quan tâm trong giáo dục đào tạo nghề từ góc độ giới. Kết quả

nghiên cứu cho thấy chệnh lệch về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật giữa nữ lao động nông thôn và thành thị dù còn lớn, song khoảng cách đã thu hẹp dần so với nam. Tuy nhiên, lao

động nữ ít có khả năng nắm bắt hoặc phát huy những lợi thế phát triển do cơ hội giáo dục và đào tạo nghề mở ra. Những trở ngại đối với nữ trong tiếp cận các cơ hội đào tạo bao gồm định kiến về năng lực của phụ nữ, việc thực hiện vai trò giới truyền thống. Đối với phụ nữ nông thôn đó là trình độ học vấn thấp, xu hướng rời bỏ tr ường học sớm và khuôn mẫu giới trong định hướng phát triển nghề nghiệp. Điều này đang làm hạn chế hiệu quả

của công tác đào tạo cũng nhưhiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nói chung ở các ngành, nghề. Tác giả đặt ra một loạt các vấn đề cần quan tâm bao gồm tăng cường lồng ghép giới trong chính sách giáo dục và đào tạo, cải tiến hệ thống thống kê, tiến hành

đánh giá chính sách từ góc độ giới.

Từ khóa:Giáo dục và đào tạo lao động nữ; Bình đẳng giới; Học vấn và trình độ chuyên môn của nữ.

1. Đặc điểm của nguồn lao động nữ

1.1. Trình độ học vấn cơ bản

Trong khoảng hai thập kỷ qua, ở Việt Nam, trình độ học vấn của dân

(4)

cưtrong độ tuổi lao động nói chung đã tăng lên, song chênh lệch giới còn

đáng kể theo số năm đi học bình quân, tỷ lệ nhập học các cấp và khu vực.

Sự tham gia học tập của nam và nữ vẫn khá cách biệt ở tất cả các tỉnh/thành phố, tuy nhiên, khoảng cách đó có xu hướng thu hẹp dần trong giai đoạn 1999-2004 (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (KHXHVN), 2006). Không có số liệu tách biệt theo dân tộc và giới tính đầy đủ ở quy mô quốc gia, nhưng một số nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy, ở cấp tiểu học, tỷ lệ tham gia của nữ học sinh dân tộc tương đ ương học sinh nam, song ở các cấp học cao hơn, tỷ lệ nữ sinh dân tộc vẫn còn thấp đáng kể (DFID, 2006; UNICEF & Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), 2008).

Các số liệu (Điều tra lao động - việc làm 2000-2005, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH)) khẳng định, xu hướng chất lượng nguồn lao động nữ chuyển biến tích cực hơn, song trình độ học vấn thấp, tình trạng mù chữ và tái mù chữ trong lao động nữ nông thôn vẫn là đáng quan tâm.

Trong tổng số lao động nữ ở độ tuổi 15-60 (21.624.211 người), 5,12%

chưa biết chữ; 14,35% chưa tốt nghiệp tiểu học; 29,16% tốt nghiệp tiểu học; 31,65% tốt nghiệp trung học cơ sở và 9,97% tốt nghiệp trung học phổ thông. ở khu vực thành thị, cứ 100 lao động nữ tham gia thị trường lao

động, 43 chị tốt nghiệp trung học phổ thông và tỷ lệ này cao gấp 3,5 lần so với khu vực nông thôn.

1.2. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật

Theo từng giai đoạn phát triển, số lượng nguồn nhân lực được đào tạo tăng lên, song chưa hợp lý, thiếu hụt và ở mức khá thấp trong tổng dân số lao động, đặc biệt, có chênh lệch lớn giữa khu vực nông thôn - thành thị và nhóm giới tính.

Uớc tính, đến năm 2000, cả nước có khoảng 7,5 triệu người đã qua đào tạo, trong đó, trình độ cao đẳng - đại học là 1,3 triệu. Số lao động có trình

độ trung học chuyên nghiệp là 1,47 triệu và trình độ công nhân kỹ thuật là 4,9 triệu (bao gồm công nhân đào tạo ngắn hạn, chiếm khoảng 20% lực lượng lao động và tăng bình quân 7,3% thời kỳ 1990-2000, gấp 1,8 lần so với thời kỳ 1980-1989, song chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội) (Viện Chiến lược Phát triển, 2001). Các số liệu này không tách biệt giới tính hoặc ngành/nghề, song có thể khẳng định, tỷ lệ nữ được đào tạo là thấp hơn.

Trong giai đoạn 2000-2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên, song vẫn ở mức thấp. Trong tổng số lao động nữ, tỷ lệ có trình độ chuyên môn

(5)

kỹ thuật chiếm 20,82% (năm 2000 là 12,54%), thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước (25,33%). Tỷ lệ nữ không có bằng cấp (sơ cấp, học nghề, công nhân kỹ thuật) chiếm 9,17%, công nhân kỹ thuật có bằng 1,66%;

trung học nghề và trung học chuyên nghiệp 4,72%; cao đẳng và đại học trở lên 5,26% (Bộ LĐTBXH, 2007).

Khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa hai giới khá rõ rệt.

Năm 2005, số lượng nữ đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ bằng khoảng 66,79% so với nam. Xu hướng này biểu hiện rõ rệt hơn ở khu vực thành thị so với nông thôn.

Chệnh lệch về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa nữ lao động nông thôn và thành thị dù còn lớn, song khoảng cách đã thu hẹp dần. Năm 2000, tỷ lệ nữ lao động nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 6,93%, ở thành thị là 32,12% (chênh lệch 4,6 lần). Năm 2005, tỷ lệ này đã tăng lên, tương ứng là 13,7% và 44,84%. Nhưvậy, khoảng cách chênh lệch khu vực giảm xuống còn 3,4 lần.

Nhìn chung, do trình độ tay nghề thấp, lao động nữ chủ yếu làm việc ở nhóm nghề giản đơn (66,06%); nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ (nữ

11,6% - nam 6,06%); thợ thủ công có kỹ thuật (nữ 8,9% - nam 14,8%). So với lao động nam, lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm nghề chuyên môn kỹ thuật bậc trung (nữ 1,05% - nam 0,32%). Tỷ lệ lao động nữ làm các nghề chuyên môn kỹ thuật cao, công nhân kỹ thuật bậc trung, nhân viên trong các lĩnh vực lắp ráp, vận hành máy móc thiết bị là rất thấp (nữ

1,51% và nam 6,02%). Lao động nữ làm quản lý chiếm tỷ lệ thấp nhất:

0,32% và tỷ lệ này không thay đổi đáng kể trong 5 năm gần đây.

Tỷ lệ tham gia của lao động nữ trên thị trường luôn thấp hơn nam và có xu hướng gia tăng khoảng cách: từ 3,5% năm 2000 lên 4,2% năm 2005. Tỷ trọng tham gia của lao động nữ là 67% và lao động nam là 75,5% (năm 2005). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ lao động nữ thanh niên độ tuổi 25-29 tham gia thị trường lao động giảm dần, từ 40,85% năm 2000 xuống còn 36,61%

năm 2005. Tình trạng thất nghiệp của lao động nữ là vấn đề đáng quan tâm.

Nhưvậy, tình trạng học vấn thấp hơn của lao động nữ, đặc biệt nữ thanh niên khu vực nông thôn, miền núi, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận cơ hội đào tạo (nghĩa là chưa đáp ứng được trình độ đầu vào theo yêu cầu của cấp độ đào tạo - dạy nghề và đặc biệt ở nhóm nghề có trình

độ cao hơn, nghề mới hoặc nghề kỹ thuật có triển vọng trên thị trường lao

động); khả năng tìm kiếm việc làm (cơ hội thấp hoặc duy trì theo hướng tách biệt giới tính trên thị trường lao động) và hạn chế phát triển chất lượng, kỹ năng, vị thế lao động nữ trên thị trường nói chung.

(6)

2. Đào tạo nghề nghiệp 2.1. Hệ thống đào tạo nghề

Trên cả nước, hệ thống đào tạo nghề nghiệp phát triển khá đa dạng, bao gồm: hệ thống trung tâm, cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục kỹ thuật - tổng hợp (Bộ GD-ĐT) và các trường cao đẳng, đào tạo dạy nghề (Tổng cục dạy nghề và Bộ LĐTBXH), các trung tâm, cơ sở dạy nghề thuộc các bộ/ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên...) và cơ sở, lớp dạy nghề của t ư nhân, nước ngoài, tổ chức từ thiện, v.v.

Hệ thống Trung tâm dạy nghề của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cung cấp dịch vụ đào tạo (chủ yếu là ngắn hạn) nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, gắn với chính sách xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tự tạo việc làm, khởi sự doanh nghiệp ở cơ sở và cộng đồng. Nhìn chung, các trung tâm này có quy mô nhỏ, chưa

được phát triển rộng khắp trên toàn quốc, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, đặc biệt cho nhóm lao động nữ nghèo ở khu vực nông thôn.

Bên cạnh hệ thống cơ sở dạy nghề nêu trên, còn có sự tham gia của hệ thống khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp và Bộ Thuỷ sản nhằm thúc đẩy chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; trang bị các kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phát triển công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công với hình thức linh hoạt, đa dạng ở cộng đồng.

Theo số liệu thống kê (Bộ LĐTBXH, 2007), tính đến tháng 12/2006, cả

nước có tổng số 1.915 cơ sở đào tạo (trong đó, 1.218 cơ sở công lập). Số trường đào tạo/trung tâm dạy nghề là 861 (602 là công lập) và số cơ sở khác có dạy nghề là 1.054 (633 công lập). Số trường cao đẳng nghề là 55. Quy mô đào tạo tăng nhanh và giảm dần tình trạng phân bổ bất cân đối giữa các vùng, các ngành. Số lượng cơ sở dạy nghề tư nhân hoặc có đầu tư nước ngoài gia tăng. Trong giai đoạn này, theo ước tính, các trung tâm dạy nghề

đã đào tạo cho khoảng 6,6 triệu người (tăng 6,5%/năm), trong đó dạy nghề dài hạn: 1,14 triệu người (tăng bình quân 15%/năm); dạy nghề ngắn hạn:

5,46 triệu người (tăng bình quân 6% năm), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 13,4% (năm 2001) lên khoảng 20% (năm 2006), từng bước đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

Tuy nhiên, hệ thống đào tạo nghề còn khá nhiều hạn chế nhưthiếu hụt cơ sở đào tạo (khoảng 1/2 quận, huyện, thị xã chưa có trung tâm dạy

(7)

nghề); điều kiện, quy mô, chất lượng đào tạo còn thấp; chưa đáp ứng nhu cầu các nhóm đối tượng vùng sâu, xa hay nhu cầu chuyển dịch cơ cấu;

chậm triển khai các trường đào tạo trọng điểm chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến cấp khu vực; thu hút chậm, hạn chế các nguồn lực nhằm đẩy mạnh “xã hội hoá” đào tạo nghề; năng lực quản lý hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong hội nhập... (Bộ LĐTBXH, 2007).

Một số khía cạnh quan trọng của hệ thống đào tạo - dạy nghề, với t ư cách là thiết chế xã hội hoá và là nguồn cung dịch vụ quan trọng, nhằm thúc đẩy mục tiêu bình đẳng giới (BĐG), bước đầu đư ợc chú ý song chưa có hệ thống. Đặc biệt, chư a có đầy đủ các số liệu thống kê, tách biệt theo giới tính về các tr ường dạy nghề thuộc các bộ, ngành cũng như của t ư nhân tại cộng đồng, do vậy, khó theo dõi và đánh giá về mức độ tiếp cận, tham gia và cung cấp các loại hình dịch vụ đào tạo từ quan điểm giới.

2.2. Tiếp cận cơ hội đào tạo nghề nghiệp

Từ năm 1996 đến 2000, quy mô tuyển sinh trung học chuyên nghiệp (THCN) tăng dần hàng năm. Tỷ lệ thu hút học sinh trong độ tuổi vào các tr ường THCN đạt 10% (2005) và mục tiêu đạt 15% (năm 2010). Số liệu thống kê tách biệt theo giới tính (Niên giám Thống kê, 2004; Bộ GD-ĐT, 2004) cho thấy xu hướng tỷ lệ học viên nữ THCN thấp đáng kể vào năm 2002, sau đó tăng dần và hiện nay thì tương đối cân bằng (năm học 2004- 2005). ở bậc cao đẳng (trong đó có cao đẳng nghề) và đại học, tỷ lệ nữ

sinh viên cũng tăng tương ứng là 43,4% (năm học 1999-2000), 46,6%

(năm học 2003-2004) và 47,8% (năm học 2004-2005). Nhìn chung, những thay đổi về quy mô tuyển sinh là kết quả tích cực góp phần củng cố, phát triển hệ thống đào tạo - dạy nghề, tăng dần nguồn đầu t ư, mở rộng liên thông giáo dục phổ thông và đào tạo nghề, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo, tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu thị trư ờng lao động rộng mở và ngày càng đa dạng hơn (Bộ LĐTBXH, 2007).

Tuy nhiên, nhu cầu và cơ hội học nghề cần được đáp ứng trên thực tế là rất cao. Dự báo dân số ở độ tuổi lao động năm 2010 ở Việt Nam là 57 triệu người (64,7% dân số), tới năm 2020 sẽ là 62,21 triệu người (chiếm 63,6% dân số) (Bộ LĐTBXH, 2007). Trong đó, nhu cầu đào tạo và nguồn lực cần thiết đầu tưcho nhóm tuổi thanh niên là rất lớn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn (khoảng 800.000người/ năm). Việt Nam cần phát triển đầy

đủ lực lượng lao động kỹ thuật chất lượng cao, đặc biệt ở nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn nhưtin học, tự động hoá, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu, nhằm mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng và cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá vào năm 2020 (Bộ LĐTBXH, 2007).

(8)

Kết quả một số nghiên cứu khẳng định, xu hướng lao động nữ ít được

đào tạo chính quy hơn lao động nam tại các trường dạy nghề, các lớp đào tạo của cơ sở sản xuất (Viện KHXHVN, 2007). Tỷ lệ tự học của nữ và tỷ lệ lao động nữ không có kỹ năng là cao hơn lao động nam. Tỷ lệ nữ được

đào tạo nghề trước khi tham gia thị trường là khá thấp (nữ 28,9 % và nam 35,6%). Nữ cũng được đào tạo kỹ năng muộn hơn nam. Với mặt bằng và xuất phát điểm thấp hơn khi bắt đầu nghề nghiệp, có thể kỳ vọng là lao

động nữ sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn ở những đối tượng học thêm về chuyên môn nghiệp vụ, văn hoá hay bổ trợ ngoại ngữ. Tuy nhiên, kết quả là ngược lại, tỷ lệ tham gia học thêm của nữ, dẫu không nhiều, nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ này ở nam (Viện Gia đình và Giới, 2007). Việc tham gia tập huấn kỹ thuật nông, lâm nghiệp (ngắn hạn) còn chênh lệch khá lớn, ví dụ, lao động nam chiếm 31,1% và nữ chiếm 23%. Cơ hội đào tạo và đào tạo lại của nữ

bị hạn chế, trong khi sức ép chuyển đổi nghề nông sang phi nông nghiệp

đối với nữ là cao hơn, do lao động nữ tập trung nhiều hơn ở lĩnh vực nông nghiệp.

Do định kiến giới về vai trò, năng lực phụ nữ và do phụ nữ phải dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc nhà, nên các gia đình đầu tư ít hơn cho học tập của các em gái trong một số lĩnh vực mới (Tổng cục Thống kê, 2005). Điều đó ảnh hư ởng tới định h ướng và sự chọn lựa nghề nghiệp t ương lai, góp phần duy trì tình trạng bất bình đẳng về trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp, hạn chế khả năng cạnh tranh giữa nam và nữ

trong thị tr ường lao động (Viện KHXHVN, Viện Gia đình và Giới, 2007).

So với đồng nghiệp nam, trở ngại lớn nhất đối với lao động nữ trong nắm bắt cơ hội đào tạo, nâng cao tay nghề lại chính ở việc thực hiện vai trò giới truyền thống. Nếu chăm lo việc nhà và chăm sóc con cái không

ảnh hưởng đáng kể đến nam thì đó lại là vấn đề không nhỏ đối với nữ. Cụ thể, 13% lao động nữ cho biết không tận dụng được các cơ hội do không có ai chăm lo nhà cửa, 10% vì con còn nhỏ, trong khi đó, ở nam giới, tỷ lệ tương ứng là 6,8% và 4,6% (Viện KHXHVN, 2007). Đây cũng chính là những cản trở đối với nữ khi nắm bắt các cơ hội tuyển dụng và lựa chọn nghề nghiệp.

Nhận định phổ biến của xã hội là nữ kém về kỹ thuật, chỉ phù hợp với một số nghề “truyền thống”. Hầu hết phụ nữ Việt Nam cảm thấy kỹ năng kỹ thuật của mình ít được tôn trọng hơn nam giới, thậm chí cả khi họ có trình độ tốt hơn đồng nghiệp nam. ởlĩnh vực nghề mới mở ra và có triển vọng nhưngành công nghệ thông tin, có tới 80% nữ nói rằng họ cảm thấy

áp lực lớn để chứng minh khả năng kỹ thuật của bản thân, trước khi được

(9)

chấp nhận (Donald, M.M., 1999). Các quan niệm này cũng phổ biến trong giới quản lý về nghề “phù hợp” cho nữ và nam (Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mĩ Lộc, 2000; Trần Thị Vân Anh và các tác giả, 2000). Bên cạnh đó, còn tồn tại sự bất cân đối trong đầu tưphát triển đào tạo nghề và tham gia học nghề. Chẳng hạn, trong số danh sách 35 ngành nghề đào tạo mở tại các cơ sở đào tạo nghề, chỉ có 9 ngành nghề phụ nữ chiếm đa số (nhóm nghề truyền thống, giản đơn), 16 ngành nghề nam giới chiếm đa số (nhóm nghề kỹ thuật, mới), 10 ngành nghề còn lại thu hút cả nam và nữ tham gia (Trần Thị Vân Anh, Ngô Thị Tuấn Dung, Nguyễn Phương Thảo, 2000).

Đối với phụ nữ nông thôn, những thách thức hạn chế sự tham gia đào tạo nghề bao gồm: trình độ học vấn thấp, xu hướng rời bỏ tr ường học sớm (cấp THCS) và ảnh hư ởng của định kiến giới trong định h ướng phát triển nghề nghiệp (trực tiếp hoặc gián tiếp) (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2002). Những yếu tố này cũng góp phần thúc đẩy định hư ớng phụ nữ lựa chọn, nhập học vào nhóm ngành/nghề nhất định, làm hạn chế sự linh hoạt, di động xã hội, cơ hội và tiềm năng phụ nữ trong thị tr ường lao động cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

2.3. Nguồn nhân lực đào tạo - dạy nghề

Nhìn chung, nguồn nhân lực nữ tham gia và đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển GD-ĐT nghề ngày càng tăng lên, tuy nhiên, còn thấp so với mục tiêu BĐG. Số liệu thống kê về cán bộ giảng dạy THCN và cao đẳng (trong đó có cao đẳng nghề) giai đoạn 1999-2004 cho thấy tỷ lệ giáo viên nữ tham gia thấp hơn nam (Bộ GD-ĐT, 2004). Cụ thể, ở bậc trung học chuyên nghiệp, tỷ lệ giáo viên nữ là 39,9% và nam là 60,1%; ở bậc cao đẳng, tỷ lệ giáo viên nữ là 48,8% và nam là 51,2%; ở bậc đại học, tỷ lệ này là 37,6% so với 62,4% ở nam (Tổng cục thống kê, ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và UNDP, 2005).

Việc phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực của ngành được duy trì theo mô

hình truyền thống, xu hướng phụ nữ tập trung ở các cấp giáo dục thấp và nhóm nghề “truyền thống”, và bất cân đối về giới tính (theo cả chiều ngang và chiều dọc) theo cơ cấu, trình độ chuyên môn, ngành/nghề giảng dạy.

Lĩnh vực đào tạo nghề tiếp tục duy trì, chuyển tải những khuôn mẫu, định kiến giới. Các nghiên cứu về xã hội hóa giới cho thấy, vai trò giáo viên nữ

điển hình được coi là hình ảnh tích cực về bình đẳng giới, song số lượng nữ

giáo viên ở những môn học/nhóm nghề mới “phi truyền thống” còn ít ỏi.

Phụ nữ và nam giới tiếp tục theo đuổi những định hướng đào tạo theo kiểu

“truyền thống” và nữ thường hướng vào những nhóm ngành, nghề không

được đánh giá cao, thu nhập thấp và do đó, ở vào vị thế xã hội bất lợi hơn.

(10)

Trong đội ngũ đào tạo, tỷ lệ giáo viên dân tộc, đặc biệt là giáo viên nữ

tham gia rất thấp. Tình trạng thiếu hụt nguồn giáo viên đủ trình độ, kỹ năng nghiệp vụ sưphạm ở các cấp đào tạo, ở một số bộ môn/ngành học, vùng địa lý và ở cả khu vực công và dân lập... dẫn đến việc giáo viên thường phải kiêm nhiệm, hợp đồng dạy ngắn hạn, không ổn định... cũng là những khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, nghiên cứu về

đào tạo nghề.

2.4. Nội dung, phương pháp, điều kiện giảng dạy và học tập Một số nghiên cứu cho thấy, trong hệ thống giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng, tồn tại khá phổ biến định kiến về vai trò, vị thế, phạm vi, không gian hoạt động nghề nghiệp của nam và nữ, thiếu vắng hình ảnh mới, tích cực về phụ nữ. Các định kiến giới trực tiếp hoặc gián tiếp qua các biểu tượng, hình ảnh truyền thông, ngôn ngữ thiếu nhạy cảm giới đã ảnh hưởng đến giáo dục - đào tạo, đến quá trình xã hội hoá ở gia đình và đến nhận thức giới ở cộng đồng nói chung (Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mĩ Lộc, 2000; UBQGTBPNVN, 2000, 2004; WB, ADB, CIDA, 2006; Ngô

Thị Tuấn Dung, 2007). Giáo trình, tài liệu giảng dạy ở cả hai ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên đều có những định kiến liên quan đến giới và truyền tải những sự khác biệt về giới, những bất bình đẳng trong khả

năng của mỗi giới và khuynh h ướng lựa chọn nghề nghiệp (Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc tại Việt Nam, 2005). Điều đó góp phần chi phối việc lựa chọn nghề nghiệp đào tạo, tạo ra khoảng cách và tách biệt giới

đáng kể ở các nhóm ngành/nghề.

Việc xây dựng các quy định, chính sách, biện pháp khác nhau về định hướng nghề nghiệp, tưvấn chiêu sinh, giáo trình, quá trình giảng dạy của tổ chức, cơ sở giáo dục - đào tạo và nhiều yếu tố liên quan đến kết quả đầu ra của đào tạo là lao động việc làm... hoặc chưa phản ánh quan tâm giới hoặc thiếu nhạy cảm giới. Thái độ định kiến của cơ quan, doanh nghiệp

đối với phụ nữ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân hóa và duy trì tách biệt giới tính trong thị trường lao động (Trần Thị Vân Anh và nhóm tác giả, 2000).

Một số dự án phát triển giáo dục - đào tạo nghề hoặc chương trình phát triển xã hội liên quan đã chú ý lồng ghép quan điểm giới, nâng cao nhận thức giới cho các bên liên quan (nhà quản lý, giáo viên, học viên, doanh nghiệp), tăng cường truyền thông, định hướng, khuyến khích thanh niên khám phá những nghề mới ”phi truyền thống”, phát huy tiềm năng, phù hợp với khả năng, năng lực bản thân và áp dụng các cơ chế hỗ trợ v.v., tuy còn hạn chế.

(11)

2.5. Về quản lý, chính sách đào tạo nghề

Nhìn chung, vấn đề giới chưa được nêu một cách trực tiếp trong nghiên cứu, lập kế hoạch hoặc ra quyết định nhằm thúc đẩy mục tiêu BĐG trong phát triển đào tạo nghề. Hầu hết các văn bản đề cập định hướng, chủ trương, chiến lược giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, có lưu ý đến các nhóm đối tượng đặc biệt, đã được xác định cụ thể, theo giai đoạn, song không đề cập yếu tố giới nhưmột vấn đề xuyên suốt trong hệ thống và trực tiếp hơn là đào tạo dạy nghề cho nhóm lao động nữ (Viện KHXHVN, 2007). Các văn bản, quyết định về lập kế hoạch (phát triển hệ thống đào tạo nghề, nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu đào tạo, tư vấn nghề nghiệp, theo dõi và đánh giá hiệu quả, v.v.) thường mang tính chất

“trung tính”, do vậy, có nguy cơ duy trì “nguyên trạng” tình trạng bất BĐG.

Về quản lý, nhằm thu thập thông tin đào tạo nghề (cung và cầu) làm căn cứ định hướng quy hoạch và xác định biện pháp can thiệp, khắc phục tình trạng bất BĐG, giảm dần chênh lệch giữa các nhóm xã hội/nhóm nhu cầu đặc biệt và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của người dân nói chung, Bộ GD-ĐT và Bộ LĐTBXH thường tiến hành một số khảo sát chuyên biệt về giáo dục - đào tạo các cấp. Tuy nhiên, nhược điểm thường thấy từ các khảo sát này là chưa đặt rõ mục tiêu về BĐG cũng như chưa có sự điều phối giữa các đối tác liên quan để nghiên cứu, phân tích và sử dụng số liệu. Sự thiếu hụt hệ thống thông tin cơ bản, tách biệt theo giới tính và xuyên suốt theo trình độ, loại hình đào tạo (ngắn hạn, dài hạn), theo nhóm ngành/nghề, nhóm nhu cầu đặc biệt (thanh niên, dân tộc, người tàn tật...) hoặc theo khu vực (dịch vụ đào tạo công lập, tưnhân...), v.v. đã

làm hạn chế việc theo dõi, đánh giá kết quả tham gia, tiếp cận đào tạo, chất lượng dịch vụ đào tạo. Rõ ràng là việc cải thiện hệ thống thống kê sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng giới và công bằng xã hội cũng nhưnâng cao trách nhiệm, năng lực thể chế trong việc sử dụng, phân tích, nghiên cứu và ra quyết sách; đảm bảo lồng ghép tốt hơn các mục tiêu cũng nhưtheo dõi,

đánh giá kết quả BĐG trong hệ thống GD-ĐT (DFID, 2002).

3. Một số vấn đề quan tâm

Phân tích khái quát về tình hình đào tạo nghề nghiệp cho thấy, nhìn chung so với nam, lao động nữ và nữ thanh niên có ít khả năng nắm bắt hoặc phát huy những lợi thế phát triển do cơ hội giáo dục và đào tạo nghề mở ra. Những trở ngại đối với nữ trong tiếp cận các cơ hội đào tạo đang làm hạn chế việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ở các ngành/nghề, đặc biệt ngành sử dụng nhiều lao động nữ như nông nghiệp. Đồng thời, hiệu

(12)

quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn lực nói chung không

đạt mục tiêu mong muốn do không nhằm đúng vào nhóm đối tượng có nhu cầu cấp thiết nhất và theo nguyên tắc công bằng.

BĐG nói chung và BĐG trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nghề nghiệp là khái niệm phức tạp, không dễ dàng đo lường, đánh giá cả về chất và lượng. Vấn đề không đơn thuần là cơ hội tham gia và hưởng các lợi ích

đào tạo theo hướng công bằng. BĐG đầy đủ trong đào tạo nghề có nghĩa là nữ và nam cần được tạo điều kiện, cơ hội tiếp cận đào tạo như nhau, cùng được hưởng các phương pháp, chương trình đào tạo và các định hướng tưvấn nghề nghiệp, học nghề mà không bị ảnh hưởng bởi định kiến giới hoặc phân biệt đối xử thiên lệch. Nó cũng liên quan đến những thay

đổi về quan niệm, kỳ vọng với nữ và nam ở lĩnh vực quản lý, đầu tư phát triển nguồn lực, phân bổ hỗ trợ, cung cấp dịch vụ có chất lượng, phát triển nguồn nhân lực đào tạo... và gắn với hiệu quả của đào tạo như gia tăng thêm cơ hội tuyển dụng công bằng trên thị trường lao động- việc làm, tăng cường khả năng thích ứng và phù hợp với nhu cầu phát triển doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động hoặc trong tự tạo việc làm, hướng tới giảm dần sự cách biệt giới tính trên thị trường lao động.

Vấn đề giới trong giáo dục - đào tạo nghề nghiệp thể hiện và phản ánh xuyên suốt ở nhiều chiều cạnh như: (1) nhu cầu, cơ hội, xu hướng tham gia giáo dục - đào tạo ở các nhóm xã hội (giới tính, giàu, nghèo, dân tộc, nhóm khuyết tật...) ; (2) khác biệt giữa các vùng kinh tế - xã hội, vị trí địa lý, chính sách quản lý dịch vụ (gồm điều hành hệ thống nhưcơ sở dữ liệu thông tin, dự báo thị trường lao động-việc làm, năng lực quản lý, kế hoạch, nguồn tài chính, nhân sự); (3) công tác tổ chức quá trình đào tạo, chính sách phát triển cơ sở đào tạo (đầu tư nguồn nhân lực giáo viên, xây dựng học liệu chương trình, phương pháp giáo dục, trang thiết bị, môi trường

đào tạo..) và (4) chính sách đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo (về kiểm định chương trình, chất lượng, theo dõi đánh giá lợi ích đào tạo, liên kết đào tạo với doanh nghiệp và thị trường việc làm sau đào tạo cho học viên v.v.). Giải quyết vấn đề giới gắn chặt với quá trình khắc phục những bất cập của công tác đào tạo nghề nói chung. Trong đó, chú trọng những vấn đề bối cảnh nhưsự thay đổi cơ cấu nhân khẩu, đặc điểm tham gia lao động trên thị trường, thực thi luật pháp, chính sách, sáng kiến khuyến khích (học bổng, học phí, hỗ trợ chia sẻ chi phí đào tạo), nâng cao chất lượng môi trường học tập, tác động thay đổi nhận thức, thái độ, tạo quyền bình đẳng trong đào tạo; nghiên cứu và điều chỉnh cơ cấu nhân lực

đào tạo theo hướng đảm bảo công bằng giới trong thu hút, tuyển dụng, bồi

(13)

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, giáo viên, quản lý đào tạo nghề, khắc phục khuôn mẫu, định kiến giới trong hệ thống/ngành đào tạo. Đặc biệt, cần tích cực cải thiện thông tin và nâng cao hiểu biết về lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề từ quan điểm giới.

Khuyến nghị một số lĩnh vực ưu tiên quan tâm là:

- Tăng cường lồng ghép giới trong triển khai các đề án, chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển đào tạo nghề như: Cập nhật, tích hợp hệ thống thông tin về nhu cầu đào tạo, gắn với các điều tra thống kê, phát triển thị trường lao động - việc làm, về các loại nghề/lĩnh vực kinh tế nữ và nam tham gia, về sự phát triển, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng, văn hoá

làm việc ở tổ chức và doanh nghiệp, v.v.; Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn, quản lý, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, kiểm định chất lượng, sử dụng cơ sở vật chất, nguồn lực v.v. trên cơ sở đó, có những dự báo và khuyến nghị điều chỉnh về đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực phù hợp.

- Nghiên cứu ảnh hưởng giới trong đào tạo nghề nghiệp (theo loại hình, thời gian, theo khu vực ngành nghề/vùng miền, v.v.) nhằm cải thiện công tác quản lý hệ thống dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nữ và nam; Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả các chính sách, sáng kiến khuyến khích (học bổng, học phí, học nghề kỹ thuật mới, học nghề độc hại, công nghệ cao, v.v.), các cơ chế và hoạt động hỗ trợ như các quĩ tín dụng đào tạo nghề, cơ chế tín chấp; Giáo dục - truyền thông nâng cao nhận thức về

đào tạo nghề nghiệp, tưvấn định hướng nghề nghiệp, theo dõi và giám sát nguồn lực thúc đẩy BĐG trong phát triển đào tạo nghề nghiệp.

- Nghiên cứu định hướng chính sách và đánh giá chính sách từ góc độ giới nhưchính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho nữ nông dân nói chung và một số nhóm nhu cầu đặc biệt (khu vực nông nghiệp mất đất, lao động dôi dư ở doanh nghiệp cổ phần hoá, dân tộc, thanh niên, v.v.); áp dụng các cơ chế

đặc biệt nhằm cải thiện sự tham gia và tiếp cận công bằng giữa nữ và nam học viên, giáo viên, cán bộ kỹ thuật, quản lý... trong hệ thống đào tạo và phát triển chuyên môn nghề nghiệp.

- Nghiên cứu chính sách, kinh nghiệm các quốc gia về BĐG trong lĩnh vực đào tạo nghề, tổng kết kinh nghiệm lồng ghép giới ở một số chương trình, dự án và truyền thông về lợi ích, kết quả BĐG... ở bối cảnh Việt Nam.n

(14)

Tài liệu tham khảo

Bộ GD-ĐT. 2004. Trung tâm công nghệ thông tin - Số liệu thống kê. Hà Nội.

Bộ GD-ĐT. 2003. Kế hoạch hành động quốc gia: Giáo dục cho mọi người (2003-2015).

Bộ GD-ĐT. 2002. Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam đến năm 2010 trong giai đoạn công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Hà Nội.

Bộ GD-ĐT. 2001. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. H.: Nxb. Giáo dục.

Bộ GD-ĐT & Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục. 2002. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ 21. Kinh nghiệm các quốc gia. H.: Nxb. Chính trị Quốc gia.

Bộ LĐTBXH. 2001. Chiến lược đào tạo - dạy nghề thời kỳ 2001-2010. Hà Nội.

Bộ LĐTBXH. 2007. Đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020.Bản dự thảo.

Bộ LĐTBXH. 2007. “Lao động nữ Việt nam 2000-2005. Hiện trạng và xu hướng”. Thông tin “Hoạt động nghiên cứu khoa học”, số 11. Viện KHLĐXH.

Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, UNICEF, WHO. 2005. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt nam. Hà Nội.

Các quy định pháp luật về phát triển nguồn lực con người. 2004. H.: Nxb. Chính trị Quốc gia.

Chính phủ Việt Nam. 2002. Chiến lược tăng trưởng và xoá đối giảm nghèo toàn diện.Hà Nội.

Chính phủ Việt Nam. 2002. Quyết định 19/2002/QĐ-TTg của Thủ tưởng chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.Hà Nội.

DFID. 2006. DFID Vietnam country assistance plan 2007-2011. Hà Nội.

DFID Việt Nam: Nhóm hành động chống nghèo đói. 2002. Cung cấp giáo dục cơ bản có chất lượng cho mọi người, Chiến lược thực hiện các mục tiêu phát triển của Việt Nam. Hà Nội.

Đoàn Văn Khải. 2005. Nguồn lực con người trong quá trình hiện đại hoá công nghiệp hoá ở Việt Nam.H.: Nxb. Lý luận Chính trị.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam. 2003. Báo cáo điều tra cơ bản dạy nghề cho phụ nữ nông thôn miền núi giai đoạn 2002-2010.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 2003. Phụ nữ Việt nam với kinh tế tri thức. Kỷ yếu hội thảo. Hà Nội.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 2002. Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ

đến năm 2010.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 2002. Chiến lược về dạy nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ giai đoạn 2005-2010.

Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mĩ Lộc (chủ biên). 2000. Xã hội học về giới và phát triển. H.: Nxb. Đại học Quốc gia.

(15)

Luật Bình đẳng giới nước CHXHCN Việt Nam. 2007. Hà Nội.

Luật Dạy nghề nước CHXHCN Việt Nam. 2006. Hà Nội.

Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam. 2005. Hà Nội

Margaret Mac Donald. 1999. Vietnamese Women and Computer Industries.

VCIT Project.

Ngân hàng Thế giới và Liên hiệp quốc tại Việt Nam. 2005. Chuẩn bị cho tương lai: các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. Hà Nội.

Nhiều tác giả. 2007. Những vấn đề giáo dục hiện nay - Quan điểm và Giải pháp.

H.: Nxb. Tri thức.

Phạm Minh Hạc. 2001. “Việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy nghề phải được ưu tiên hàng đầu”. Tạp chí Lao động Xã hội, số 174.

Tổng cục thống kê. 2002. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình. Hà Nội.

Tổng cục Thống kê, ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, UNDP.

2005. Thống kê giới ở Việt Nam. Hà Nội.

Trần Thị Vân Anh, Ngô Thị Tuấn Dung, Nguyễn Phương Thảo. 2000. “Báo cáo nghiên cứu giới trong hệ thống đào tạo dạy nghề”. Dự án Tăng cường năng lực hệ thống dạy nghề Bộ LĐTBXH và Tổ chức Hợp tác phát triển Thuỵ sỹ SDC.

UNESCO. 2006. Countries Statistics on Education.

ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. 2000. Phân tích tình hình và khuyến nghị chính sách về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ. Hà Nội.

ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. 2004. Tài liệu hướng dẫn:

Lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách. Hà Nội.

Viện Chiến lược phát triển. 2001. Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.Sách tham khảo. H.: Nxb. Chính trị Quốc gia.

Viện Gia đình và Giới. 2007. ”Vấn đề lao động - việc làm nhìn từ góc độ giới”.

Báo cáo đề tài cấp Viện. Nhóm tác giả Lê Ngọc Lân, Trần Quí Long, Trần Thị Cẩm Nhung.

Viện KHXHVN. 2006. Báo cáo phát triển con người. H.: Nxb. GDCTQG.

Viện KHXHVN, Viện Gia đình và Giới. 2007.Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ:

Những vấn đề lý luận về giới và kinh nghiệm giải quyết vấn đề giới ở một số quốc gia. Ngô Thị Tuấn Dung chủ nhiệm.

Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực. 2002. Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực.H.: Nxb. Giáo dục.

Vũ Đình Cự. 2001. “Đào tạo nghề và việc làm, quốc sách hàng đầu thế kỷ”. Tạp chí Lao động Xã hội, số 174.

WB, ADB và CIDA. 2006. Vietnam Gender Assessment Report. Hà Nội.

(16)

Một số khía cạnh về lao động việc làm:

Phân tích từ góc độ giới

(Qua phân tích số liệu điều tra Bình đẳng giới 2005)

Lê Ngọc Lân

Viện Gia đình và Giới

Gia đình và Giới Số 6 - 2008

Tóm tắt:Vấn đề giới trong lĩnh vực lao động và việc làm đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu bởi sự tham gia lao động, vị trí và điều kiện làm việc của lao động nam và nữ

trên thị trường lao động luôn có những đặc trưng khác nhau.

Dựa vào số liệu định lượng từ cuộc “Điều tra cơ bản về thực trạng bình đẳng giới và tác động của chính sách đối với phụ nữ, nam giới nhằm phục vụ cho công tác hoạch định chính sách ở Việt Nam” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tiến hành từ 2004 - 2006, bài viết tập phân tích về vấn đề việc làm và mức độ thường xuyên của thu nhập, việc làm chính của phụ nữ và nam giới. Với việc sử dụng thủ tục phân tích hồi quy logistic để làm rõ tác động của các yếu tố vùng, khu vực, nhóm tuổi, học vấn đến vấn đề có việc làm có thu nhập thường xuyên và việc làm chính của phụ nữ

và nam giới đã cho thấy có sự biệt giữa nam và nữ trong lĩnh vực việc làm mang lại thu nhập thường xuyên, sự khác biệt này không chỉ thể hiện giữa nam và nữ mà còn cho thấy sự khác biệt ngay trong nhóm phụ nữ và nhóm nam giới.

Từ khoá:Lao động - việc làm; Giới và lao động.

1. Giới thiệu

Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường hội nhập với thế giới, quan niệm về việc làm đã được thay đổi một cách căn bản. Điều này được

(17)

thể hiện ở hai góc độ: Một là, thị trường việc làm đã được mở rộng, bao gồm tất cả các thành phần kinh tế. Hai là, người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết, tự do thuê mướn lao động theo luật pháp và theo sự hướng dẫn của Nhà nước để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội.

Các chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của một quốc gia. ởViệt Nam, sự chuyển biến tích cực về kinh tế – xã hội từ sau Đổi mới đến nay cho thấy vai trò của các chủ trương và chính sách kinh tế - xã hội thông qua hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta. Gần đây nhất Chính phủ đã phê duyệt nhiều chương trình trọng điểm quốc gia nhưchương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm; Quỹ quốc gia giải quyết việc làm,.. Đồng thời đã có nhiều

điều chỉnh trong quan điểm, ban hành và bổ sung nhiều chính sách liên quan đến tạo việc làm, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, để phù hợp thực tế và nhằm ngày càng đảm bảo việc làm và tạo việc làm mới cho người lao

động. Mặc dù thị trường lao động đã mở rộng với nhiều cơ hội việc làm, nhưng xét trên khía cạnh giới của lao động việc làm, hiện đang có sự tách biệt về ngành nghề giữa nam và nữ. Ví dụ nhưlao động nữ có xu hướng tập trung cao hơn so với nam ở nông nghiệp và thương nghiệp, trong khi lao động nam tập trung cao hơn ở thủy sản và xây dựng,..; Lao động nữ

tập trung ở khu vực tự sản xuất kinh doanh, nam giới làm công ăn lương.

Trong khu vực trả lương thì nam có mặt ở nhiều cơ cấu ngành nghề hơn nữ. Cơ cấu lao động nam, nữ theo nhóm ngành và nơi làm việc hiện đang tạo ra nhiều ưu thế hơn với nam và nhiều thách thức hơn đối với lao động nữ,... Điều này cho thấy sự tham gia lao động, vị trí và điều kiện làm việc của lao động nam và nữ trên thị trường lao động cũng mang có những đặc trưng riêng khác nhau.

Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn đến lĩnh vực này và xác lập nên những quan điểm lý thuyết khác nhau để cắt nghĩa cho những nguyên nhân tạo ra sự khác biệt của lao động nam và nữ khi tham gia thị trường lao động. Theo tác giả Ngô Thị Tuấn Dung (2005), có thể phân chia các quan điểm của các lí thuyết về việc làm nhưsau:

Quan điểm lý thuyết kinh tế tân cổ điển về việc làm và sự tách biệt giới tính trên thị trường lao độngđược hình thành dựa trên lý thuyết cung, tối

đa hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận tối đa. Đại diện cho dòng lý thuyết này là Heskchers (1913); Ohlin (1933); Samuelson (1949)... Lý thuyết này giải thích việc tại sao phụ nữ thường ở vị thế bất lợi hơn trên thị trường lao động so với nam giới và xu hướng phụ nữ thường tập trung

(18)

làm việc ở những nghề có năng suất và thu nhập thấp.

Quan điểm lý thuyết về thị trường lao động tách biệtđi sâu nghiên cứu và phân tích việc làm của phụ nữ, nam giới từ góc độ tổ chức thị trường lao động. Đại diện cho quan điểm này là Lewis (1954); Barron R.D, Norris (1976); Chafertz J.S.(1984)... Lý thuyết này lấy gia đình làm điểm xuất phát để giải thích mối liên quan giữa trách nhiệm gia đình của phụ nữ và công việc được trả công ở các lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Quan điểm lý thuyết xã hội hoá và tách biệt thị trường lao động. Các tác giả đại diện của quan điểm này tập trung lý giải các yếu tố văn hoá xã

hội ảnh hưởng đến sự tham gia và những khác biệt giữa phụ nữ, nam giới trên thị trường lao động. Đó là quá trình xã hội hóa (gia đình), sự chọn lọc

định hướng giáo dục, nghề nghiệp (học tập phổ thông, học nghề trong nhà trường) gắn với phương thức tổ chức, thu hút và sử dụng lao động tại nơi làm việc.

Nhưvậy, mặc dù việc tiếp cận thị trường lao động ở những góc độ khác nhau, nhưng cả 3 quan điểm này đều tập trung phân tích những cơ sở khác nhau của sự tách biệt thị trường lao động nam và nữ. Sự luận giải các nguyên nhân, dù chưa đầy đủ ở mỗi trường phái, quan điểm đều cho thấy những cơ sở xã hội hợp lý, nhất là từ phía người tuyển dụng lao động và góc độ xã hội hoá vai trò giới. Điểm đặc biệt được các nhà nghiên cứu chú ý là trong phân công lao động tách biệt theo giới tính, sự phân biệt và bất bình đẳng trong việc làm thường xảy ra phổ biến ở hai cấp độ theo chiều ngang và theo chiều dọc. Theo chiều ngang, nghĩa là sự tách biệt phân công lao động nam và nữ xảy ra phổ biến theo các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nhóm ngành “truyền thống” và được coi là thích hợp với giới nữ thường là dệt may, dịch vụ giải trí, chăm sóc thẩm mỹ...; với giới nam là các ngành xây dựng, giao thông... Sự tách biệt theo chiều dọcthể hiện phổ biến hiện tượng trong cùng một nghề nghiệp hay lĩnh vực việc làm, nhưng phụ nữ và nam giới được phân công đảm nhiệm ở các vị trí, các công đoạn khác nhau và lao động nữ thường được sắp xếp ở những vị trí thấp hơn nam giới. Ngay cả một số ngành thu hút lao động nữ, nam là tương đối cân bằng nhưy tế, giáo dục... nhưng các vị trí công việc đòi hỏi trình độ nghề nghiệp cao vẫn hạn chế phụ nữ. Sự tách biệt này là hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều nước, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, không chính thức.

Trong trường hợp Việt Nam, vấn đề lao động và sử dụng lao động hiện nay vẫn có những biểu hiện khá tương đồng với những phân tích lý thuyết của các nhóm những nhà nghiên cứu phương Tây trên đây, việc phân tích

(19)

số liệu về lao động việc làm qua kết quả điều tra về Bình đẳng Giới ở Việt Nam cho thấy điều đó.

Về mẫu phân tích: Cuộc điều tra được tiến hành trên toàn quốc (tại13 tỉnh và thành phố đại diện cho các vùng, miền của cả nước) với số mẫu là 4.176 trường hợp, gồm những người đang có vợ và chồng. Trong đó, người trả lời là nữ chiếm 53,5% và nam chiếm 46,5%; có 38,5% ở thành thị và 61,5% nông thôn. Về phương pháp, dựa trên kết quả số liệu điều tra và phân tích tương quan nhị biến về tình hình lao động việc làm ở nước ta những năm gần đây, việc phân tích đa biến bằng mô hình hồi quy logistic sẽ cho thấy rõ hơn mối tương quan, các tác động ảnh hưởng thế nào đến việc làm, nghề nghiệp của lao động nam, nữ hiện nay.

2. Mấy nét về tình hình lao động việc làm hiện nay

Trong những năm qua ở Việt Nam, đã có nhiều cuộc nghiên cứu về lĩnh vực lao động việc làm đã được tiến hành ở những quy mô khác nhau. Tuỳ theo mục đích của các cuộc nghiên cứu mà số liệu thu thập cũng nhưviệc phân tích về lao động, việc làm được quan tâm ở những mức độ khác nhau.

Ngoài một số khảo sát chuyên đề mang tính thống kê được tiến hành bởi các cơ quan chức năng như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê… còn có một số nghiên cứu có quy mô lớn khác về hôn nhân, gia đình, bình đẳng giới cũng quan tâm đến lĩnh vực lao động, việc làm của hộ gia đình.

Số liệu điều tra mức sống dân cưcho thấy nam và nữ chiếm tỷ lệ tương

đương trong lực lượng lao động, nóm 2005, nam giới chiếm 51% và nữ

giới chiếm 49% trong lực lượng lao động, tương đương với 22.754.000 nam và 21.631.000 nữ (ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2006).

Lao động nữ có xu hướng tập trung cao hơn so với nam ở nông nghiệp và thương nghiệp, trong khi lao động nam tập trung cao hơn so với nữ ở thủy sản và xây dựng. Năm 2002, cứ 100 lao động nữ thì có gần 60 người làm nông nghiệp; 1,5 người làm thuỷ sản; 13 người làm thương nghiệp và 0,7 người làm xây dựng; cứ 100 lao động nam thì có 51,5 người làm nông nghiệp; 4,5 người làm thủy sản; 7,5 người làm thương nghiệp và có 8 người làm xây dựng (ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2001). Số liệu gần đây cho thấy, lao động nữ chủ yếu được thu hút vào khu vực nông - lâm ngư, chiếm 68,4%, công nghiệp xây dựng là 38,9% và thường mại dịch vụ là 34,6% (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2007).

Kết quả Khảo sát mức sống dân cư2004 của Tổng cục Thống kê, cho

(20)

thấy, tỷ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên tham gia các loại công việc thuộc nhóm nông- lâm- thuỷ sản (tự làm) thường cao hơn nam giới (kể cả số liệu cuộc điều tra trước đó, vào năm 2002 cũng tương tự). Tuy nhiên, tỷ lệ lao

động làm công, làm thuê cả khu vực phi nông lâm và nông lâm nghiệp ở nam giới bao giờ cũng cao hơn nữ giới.

Như vậy, tuy số lao động nữ tham gia lao động ở khu vực làm công, làm thuê phi nông /lâm, thuỷ sản năm 2004 có tăng so với năm 2002 (3,17%), nhưng làm công, làm thuê trong nông/lâm nghiệp và thủy sản lại giảm 0,66% và lao động tự làm nông lâm nghiệp, thuỷ sản cũng chỉ giảm khoảng 3%. Tình hình có khác nếu so sánh mức độ chuyển đổi việc làm ở lao động nam trong khu vực này: Sau 2 năm, số lao động nam làm công/làm thuê ngoài nông,lâm và thuỷ sản tăng 4,77% nhưng số làm công/làm thuê trong khu vực này đã giảm 1,2%; tự làm nông/lâm thuỷ sản giảm 3,25%, đều cao hơn nữ.

Tính đến 2005, số liệu về lao động việc làm của lao động chia theo các ngành kinh tế nhưsau: Nông lâm, ngưnghiệp chiếm 55,8% trong đó nữ

chiếm 57,5%; Công nghiệp và xây dựng chiếm 18,6%, trong đó nữ chiếm 15,2%; Dịch vụ là 25,6% trong đó nữ chiếm 27,3% (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2005).

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi một lực lượng lao

động có trình độ kỹ thuật và tay nghề chuyên môn. Tuy vậy, nhìn chung tổng số lao động qua đào tạo đã ít mà số công nhân kỹ thuật lại càng ít so với nhu cầu thực tế. Ngay cả số lao động ở các khu công nghiệp, số qua

đào tạo nghề chỉ mới chiếm 30%, nếu tính cả số lao động có trình độ cao

đẳng và trung học chuyên nghiệp thì tỷ lệ này cũng chỉ khoảng 35-40%, còn lại là lao động phổ thông (xem thêm, Đặng Nguyên Anh, 2006).

Theo thống kê mới đây của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, số ngày lao động bình quân 1 năm của một lao động là 261 ngày. Với khu vực nông thôn, bình quân thời gian lao động là 252 ngày và với lao động nữ nông thôn là 249 ngày, chiếm 68,2% thời gian của năm. Trong số những người từ 15 tuổi trở lên không có việc làm, nếu tính theo nhóm tuổi, tỷ lệ lao

động thất nghiệp ở cả nông thôn và thành thị tập trung nhiều nhất ở nhóm 20-24 tuổi (36,43% và 32,13%). Tuy vậy cũng có sự khác biệt nhất định giữa hai khu vực này: ở nông thôn nhóm 15-19 có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ở thành thị (27,67% so với 7,32%) nhưng ở nhóm tuổi 25-29 và 30-34 tuổi, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị lại cao hơn nông thôn (21,56% và 10,75% so với 12,96% và 6,86% ở nông thôn). Đến năm 2005, khu vực nông thôn vẫn có 3.062.007 người từ 15 tuổi trở lên thiếu việc làm. Trong đó, số lao

(21)

động nữ thiếu việc làm là 1.548.933 người, chiếm 50,6%.

Phần lớn nữ công nhân ở các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất thân từ nông thôn, một số được đào tạo qua các trường dạy nghề. Tại mỗi doanh nghiệp, việc tuyển dụng có thể diễn ra theo quy trình hoặc các tiêu chuẩn khác nhau và vì thế, cũng có những ưu tiên khác nhau đối với lao động là nam hay nữ. Theo nghiên cứu ”Các vấn đề giới nảy sinh trong ngành may mặc và da giày ở Việt Nam” do Công ty tưvấn Mêkông thực hiện năm 2005 cho thấy số lượng công nhân ngoại tỉnh trong các doanh nghiệp tham gia khảo sát chiếm một tỉ lệ cao. Tỉ lệ công nhân nữ là người ngoại tỉnh là 57% (579), cao hơn tỉ lệ công nhân nam là người ngoại tỉnh 50% (132). Trong số những người ngoại tỉnh, 76,9% nữ (445) và 72,7%

nam (96) không có hộ khẩu tại địa phương họ làm việc (Mekong eco- nomic, ltd, 2005).

Nhìn lại cả quá trình chuyển đổi kinh tế những năm qua, trong chừng mực nào đấy, sản xuất công nghiệp theo hướng hàng hoá đã có bước phát triển mới. Trong nông nghiệp, mô hình trang trại gia đình đang được nhân ra các vùng trong nước, từ đồng bằng ven biển đến trung du miền núi, Tây Nguyên, lấy sản xuất hàng hoá đa ngành làm hướng chính. Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và lao động hộ nông thôn còn chậm và không đều.

Nhìn chung, nam và nữ chiếm tỷ lệ tương đương trong lực lượng lao

động cả nước. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh giới của lao động việc làm, hiện đang có sự tách biệt về ngành nghề giữa nam và nữ. Lao động nữ tập trung ở khu vực tự sản xuất kinh doanh, nam giới tập trung nhiều hơn ở khu vực làm công ăn lương. Trong khu vực trả lương thì nam có mặt ở nhiều ngành nghề hơn nữ. Cơ cấu lao động nam, nữ theo nhóm ngành và nơi làm việc hiện đang tạo ra nhiều ưu thế hơn với nam và nhiều thách thức hơn đối với lao động nữ. Lao động nữ tập trung đông hơn ở lĩnh vực nông nghiệp, nam giới tập trung đông hơn ở lĩnh vực công nghiệp cho thấy sức ép chuyển đổi nghề nghiệp đối với giới nữ cao hơn so với lao động nam. Có thể nói, quá trình xã hội hoá theo các vai trò, khuôn mẫu giới truyền thống thường hướng trẻ em gái và trai vào các ngành nghề cụ thể,

ảnh hưởng đến sự lựa chọn và tham gia làm việc khi họ trưởng thành. Do quá trình định hình và bị “dán nhãn nghề nghiệp”, nên nữ và nam thường

được khuyến khích tham gia vào các lĩnh vực được xem là phù hợp với đặc

điểm giới của mình.

(22)

3. Một vài khía cạnh về lao động phân tích từ góc độ giới 3.1. Việc làm và mức độ thường xuyên của thu nhập

Kết quả phân tích từ số liệu Điều tra bình đẳng giới năm 2005cho thấy có 62,6% phụ nữ và 68,0% nam giới có việc làm và có thu nhập thường xuyên, tương đối ổn định. Tỷ lệ nữ giới hoặc nam giới có việc làm nhưng thu nhập không thường xuyên chiếm tỷ lệ tương đương, 26% và 26,1%.

Nếu xét riêng những người đang tìm việc làm hay không thể làm việc hay

đã nghỉ hưu thì cũng không có sự chênh lệch nhiều giữa nữ và nam. Chỉ có một loại việc dường nhưcòn mang nặng dấu ấn khuôn mẫu giới truyền thống - công việc nội trợ với tính cách như một nghề nghiệp - nữ giới chiếm tỷ lệ vượt trội so với nam giới, cụ thể 7,3% so với 0,2%. Như vậy là, tính chất “việc làm có thu nhập thường xuyên” của nam cao hơn nữ có thể được giải thích bằng những loại việc mà nam giới thường làm. ởkhía cạnh nào đó, điều này cũng gợi ý rằng có thể nam giới đã có lợi thế hơn so với phụ nữ trong việc tìm kiếm và lựa chọn những ngành nghề, những công việc một mặt có vị thế xã hội cao hơn và mặt khác cũng mang lại thu nhập thường xuyên hơn (xem thêm, Lê Ngọc Lân, 2008).

Nếu xét loại việc làm theo mức độ thường xuyên của thu nhập, phân

Bảng 1. Việc làm có thu nhập của phụ nữ và nam giới chia theo khu vực (%)

Nguồn: Điều tra Bình đẳng giới, 2005.

(23)

tích theo vùng, số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ người vợ (lao động nữ nói chung) có việc làm và thu nhập thường xuyên ở Bắc bộ cao nhất (77,9%) và giảm dần ở vùng Trung bộ và Nam bộ (53,7% và 52,8%). Đối với người chồng, tình hình cũng tương tự, nghĩa là tỷ lệ nam giới có việc làm và thu nhập thường xuyên giảm dần từ Bắc vào Nam (80,1%; 60,8% và 61,0%).

Ngược lại, số người có việc làm nhưng thu nhập không thường xuyên (cả

với người vợ và chồng) thấp nhất ở khu vực miền Bắc và tăng lên ở hai khu vực còn lại.

Phân tích việc làm mang lại thu nhập theo khu vực khảo sát, tỷ lệ phụ nữ nông thôn cho biết có việc làm và thu nhập thường xuyên cao hơn phụ nữ đô thị (chỉ đo mức độ thường xuyên), 67,3% so với 55,6%, nam giới có sự chênh lệch không đáng kể giữa hai khu vực. Tỷ lệ phụ nữ đô thị chấp nhận chỉ làm nội trợ cao hơn phụ nữ nông thôn, cụ thể là 11,7% so với 4,6% trong các hộ gia đình (Bảng 1).

Về độ tuổi của người trả lời, các nhóm tuổi được phân tích là dưới 35 tuổi, 35-39 tuổi 40-44 tuổi, 45-49 tuổi và >=50 tuổi1. Nếu xét theo các tương quan về lứa tuổi, số liệu cho thấy, nhìn chung có sự khác biệt giữa hai giới về tỷ lệ có việc làm có thu nhập thường xuyên ở từng nhóm tuổi, sự khác biệt này đạt mức ý nghĩa thống kê (Bảng 2).

Nguồn: Điều tra Bình đẳng giới, 2005.

Bảng 2. Tình trạng việc làm có thu nhập của phụ nữ

và nam giới chia theo nhóm tuổi (%)

(24)

Xét về học vấn, ở nhóm có học vấn cao hơn, tỷ lệ có việc làm có thu nhập thường xuyên cao hơn và có sự khác biệt giữa nam và nữ. Chẳng hạn, tính riêng đối với người vợ, chỉ có 53,6% là có học vấn lớp 0-5, trong khi có 61,6% có học vấn cấp 2 và khoảng 84% ở nhóm trên cấp 3. Ngược lại, nhóm người có việc làm thu nhập không ổn định giảm dần theo chiều tăng của học vấn (34,1% ở nhóm lớp 0-5; chỉ còn 6,5% ở nhóm học vấn trên cấp 3). Đối với người chồng, tình hình cũng tương tự khi xấp xỉ 50% số người trả lời có học vấn lớp 0-5 khẳng định có việc làm mang lại thu nhập thường xuyên, tỉ lệ này tăng lên 85% ở nhóm có học vấn cấp cao đẳng đại học trở lên. Rõ ràng là có sự khác biệt giới nhất định trong việc làm có thu nhập thường xuyên, mặc dù cùng một trình độ học vấn nhưng tỷ lệ này lại cao hơn ở nam giới trong những nhóm học vấn cấp 2 và cấp 3.

Phụ nữ và nam giới có học vấn cao hơn thì xác suất có việc làm với thu nhập thường xuyên cao hơn, nếu nhưhệ số chênh lệch giữa những phụ nữ

có học vấn lớp 6-9 so với lớp 0-5 là 1,1 lần thì những người có học vấn cao đẳng đại học trở lên có mức chênh lệch là 4 lần, kết quả này cũng

Bảng 3. Mô hình hồi quy logistic về tác động của các yếu tố đến tình trạng có việc làm có thu nhập thường xuyên của phụ nữ và nam giới

Ghi chú: Mức ý nghĩa: *<0,05; **<0,01; ***<0,001.

Nguồn: Điều tra Bình đẳng giới, 2005.

(25)

tương tự đối với nam giới.

Kết quả ước lượng cũng cho thấy phụ nữ và nam giới trong những gia

đình có mức sống kém hơn thì việc làm có thu nhập thường xuyên của họ ít hơn, chẳng hạn, nếu nam giới sống trong gia đình trung bình có xác suất có việc làm có thu nhập thường xuyên bằng 55% gia đình khá giả, nhưng nếu sống ở gia đình nghèo thì xác suất giảm xuống rất nhiều và chỉ bằng 16,2% so với gia đình khá giả.

Cả phân tích nhị biến và đa biến ở phần trên đều cho thấy có sự biệt giữa nam và nữ trong lĩnh vực việc làm mang lại thu nhập thường xuyên.

Tất cả những biến số đưa vào phân tích đều có mối quan hệ với tình trạng việc làm của cả hai giới. Những người sống ở miền Bắc và cư trú ở khu vực nông thôn đều có xác suất có việc làm cao hơn những người sống ở miền Trung, miền Nam và những người sống ở khu vực thành thị. Xét theo tuổi và học vấn cho thấy, nếu phụ nữ và nam giới có độ tuổi cao hơn nhóm tuổi dưới 35 và học vấn cao hơn lớp 0-5 thì có việc làm có thu nhập thường xuyên cao hơn. Tương tự, những người có mức sống khá giả thì xác suất có việc làm có thu nhập thường xuyên cao hơn.

3.2. Việc làm chính và các yếu tố tác động

Kết quả phân tích số liệu từ cuộc điều tra này cho thấy, có sự khác biệt

đáng kể giữa nam và nữ về công việc chính đang làm hiện nay. Cụ thể, tỉ lệ phụ nữ làm nông nghiệp chiếm 46,4%, cao hơn nam giới (39,8%); trong hoạt động buôn bán, dịch vụ tỉ lệ phụ nữ cao hơn nam giới khoảng 10%, cụ thể 29,5% so với 18,4%. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đã dẫn

đến những thay đổi quan trọng trong cấu trúc và các chức năng của gia

đình. Gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng hơn là một đơn vị sản xuất.

Sự tách sản xuất khỏi hộ gia đình đã dẫn đến sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động xã hội tăng lên. Trong khi đó, có một số nghề khác, nam giới thường chiếm ưu thế hơn. Chẳng hạn, công nhân/thợ thủ công, 22% so với 10,7%; cán bộ công nhân viên chức nhà nước: 9,7% so với 8,6%; công việc chuyên môn kỹ thuật: 6,1% so với 3,1%; lãnh đạo chính quyền/đoàn thể, chủ doanh nghiệp: 4% so với 1,8%.

Tình hình này cũng tương tự khi so sánh với kết quả cuộc Điều tra Gia

đình Việt Nam được tiến hành năm 2006, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn ở các nghề lãnh đạo, lao động có kỹ thuật, phụ nữ chỉ có một nghề nghiệp cao hơn đáng kể so với nam giới đó là nội trợ, 11,4% so với 0,9%.

Sở dĩ tỷ lệ phụ nữ tham gia thấp hơn nam giới ở những nghề nghiệp như công nhân, công việc chuyên môn hoặc lãnh đạo các cấp chính quyền

(26)

đoàn thể một phần có thể vì họ phải rời khỏi lực lượng lao động sớm hơn do tác động của sự cạnh tranh lớn trên thị trường lao động, do trở ngại sức khỏe, phải về hưu sớm hơn nam giới 5 năm hoặc áp lực xã hội buộc phải rời lực lượng lao động để thực hiện các bổn phận gia đình. Việc buộc phụ nữ phải trở lại với các nghĩa vụ gia đình và giới hạn độ tuổi làm việc chính là một trong các nguyên nhân hạn chế phụ nữ vươn tới các chức vụ lãnh

đạo và mức lương cao.

Khi phân tích đa biến bằng thủ tục hồi quy logistic, kết quả cho thấy phụ nữ ở miền Trung và miền Nam tham gia các nghề công nhân/thợ thủ công và buôn bán dịch vụ nhiều hơn ở miền Bắc. Chẳng hạn so với miền Bắc nghề công nhân có hệ số chênh lệch của miền Trung là 1,85 và miền Nam là 2,67. Đối với nghề nông thì phụ nữ ở miền Trung và miền Nam chỉ có xác suất làm nông nghiệp bằng 47% và 34% so với miền Bắc, nghĩa là phụ nữ ở miền Bắc tham gia làm nông nghiệp nhiều hơn. Đối với các nghề nghiệp còn lại không có sự khác biệt giữa các vùng vì tác động giữa chúng không có ý nghĩa thống kê, tức là lao động nữ tham gia ba loại hình nghề nghiệp này (cán bộ viên chức, chuyên môn kỹ thuật và lãnh đạo chính quyền đoàn thể/chủ doanh nghiệp) là như nhau ở cả ba miền (Bảng 5).

Bảng 4. Nghề nghiệp của NTL chia theo giới tính (%)

Nguồn: Điều tra Gia đình Việt Nam, 2006.

(27)

Bảng 5. Mô hình hồi quy logistic về tác động các của yếu tố

đối với nghề nghiệp phụ nữ

Ghi chú: Mức ý nghĩa: *<0,05; **<0,01; ***<0,001.

Nguồn: Điều tra Bình đẳng giới, 2005.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

NhiÒu ngưêi cao tuæi sÏ ph¶i sèng mét m×nh vµ tù ch¨m sãc cho b¶n th©n, ph¶i ®èi mÆt víi rÊt nhiÒu khã kh¨n vÒ tµi chÝnh vµ bÖnh tËt.Tuy nhiªn, sù ph¸t triÓn

Xem xÐt kh¸c biÖt gi÷a nam vµ n÷ trong thu nhËp vµ tiÒn göi trong thÞ trưêng lao ®éng phæ th«ng cña ngưêi di cư, ta thÊy thu nhËp vµ tiÒn göi cña nam vµ n÷ chÞu

[r]

[r]

Transparenc , nancial accounting information and corporate governance: The link with achievement.Economic Polic Review - Federal Reserve Bank of New York, 65-87.. Robert

[r]

This paper presents the application of using AHP alogarithm in analyzing, evaluating, and selecting the level of e ect of various criteria on ood risk on Lam River Basin..

Những đặc điểm hình thái như đặc điểm thực vật học, thời gian sinh trưởng, đặc điểm của hoa được quan sát và mô tả ở các giai đoạn sinh trưởng.. Tổng thời gian