• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nghiên cứu di cư dưới góc độ giới

quê. Ngay cả nhận thức và thái độ đối với vấn đề sinh đẻ kế hoạch hoá gia đình cũng biến đổi nhanh hơn cùng với quá trình di chuyển. Cùng với tác dụng nâng cao dân trí, di cư nông thôn-đô thị còn là biện pháp tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho khu vực nông thôn, góp phần vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo.

Tuy nhiên, trong những năm qua, cuộc tranh luận về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hiện tượng di cư, đặc biệt đối với khu vực đô thị đã trở nên ngày càng gay gắt. Dù đã có sự nhận biết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá, song chính quyền, cả ở trung ương và các địa phương đều lo ngại về các xu hướng di cưhiện nay. Tình trạng quá đông đúc và nghèo đói đã thấy rõ ở các thành phố lớn và có một số nhận định cho rằng làn sóng những người di cư mới làm cho tình hình tồi tệ hơn. Có nhiều lo ngại về hiện tượng dân cưgây mất trật tự xã hội và phạm tội khi họ chuyển đến sống ở thành phố, v.v.. (UNFPA, 2007).

Nhưvậy đã đến lúc cần phải có cách nhìn nhận, đánh giá về những tác động của di cưđúng với những gì mà quá trình này mang lại. Từ trước đến nay, di cưvà những người nhập cư tự do vẫn thường được xem là vấn đề nhức nhối, bị coi là đem lại nhiều tác động tiêu cực đối với đô thị, nhưng trên thực tế, bên cạnh những tác động tiêu cực, quá trình này còn đem lại những đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển của đô thị của quốc gia. Vì vậy di cưtự do cần được nhìn nhận một cách khách quan hơn, tích cực hơn.

thường chiếm đa số trong các dòng nhập cưtừ nông thôn ra đô thị. So với nữ giới, nam giới thường có xu hướng di chuyển trên một bình diện không gian rộng lớn hơn. Gánh nặng công việc, học vấn thấp, sự ràng buộc gia đình cũng như những định kiến truyền thống về vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là những tác nhân chủ yếu hạn chế sự di chuyển của nữ giới. Thay vào đó, hình thức di chuyển theo chồng, di chuyển thông qua hôn nhân hoặc đoàn tụ gia đình chiếm đa số trong giới nữ (Đặng Nguyên Anh, 1997).

Khi xem xét các yếu tố tác động đến lao động nữ di cưtự do nông thôn - thành thị, tác giả Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc (năm 2000) đã đưa ra các yếu tố như: thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, thu nhập thấp, cuộc sống gặp phải những rủi ro, người phụ nữ muốn khẳng định mình thoát khỏi cuộc sống vất vả ở nông thôn và một số chị em muốn ra đi để tìm kiếm một tấm chồng thành phố, v.v.. Qua các số liệu phân tích, tác giả đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh khá toàn diện về nguyên nhân dẫn đến việc họ phải rời bỏ gia đình, con cái để ra đi, thực trạng cuộc sống của lao động nữ di cư tự do từ nông thôn ra thành phố và việc làm của họ ở thành phố, cũng như ảnh hưởng của họ tới nơi đi và nơi đến. Nghiên cứu này cũng đề cập đến dưluận xã hội đối với lao động nữ di cư tự do vào thành phố, chỉ ra xu hướng trong tương lai và giải pháp cho vấn đề này.

Từ góc độ giới, lao động nữ chịu những tác động khác nhau do vị thế và định kiến đối với họ trong quá trình di cưcủa họ. Tại cả hai khu vực nông thôn và thành thị, tiền công cho lao động nữ luôn luôn thấp hơn nam.

Trình độ học vấn và kỹ năng tay nghề của nữ thấp hơn nam. Lao động nữ di cư là đối tượng ít được bảo vệ nhất trong môi trường việc làm mới.

“Hợp đồng” của họ thường không có giá trị, không đúng theo qui định pháp luật nên có rất ít khả năng bảo vệ mình, v.v.. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của người di cư, đặc biệt của nữ là một vấn đề bức xúc. Chính quyền các địa phương và những chủ thuê mướn nhân công thường không quan tâm đến vấn đề này. Đây cũng là một thách thức lớn trong việc đạt được những mục tiêu phát triển bền vững và bình đẳng giới, v.v.. Đối với phụ nữ di cư, các chương trình chăm sóc sức khoẻ và sức khoẻ sinh sản thường thiếu cả về khả năng tiếp cận lẫn chất lượng dịch vụ, bị hạn chế về thông tin và do đó họ thường có hiểu biết không đầy đủ về các biện pháp phòng tránh thai, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS…(Đặng Nguyên Anh, 2005).

Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân của di dân và những ảnh hưởng của nó

đến người phụ nữ di dân nói riêng đã không được phản ánh trong các nghiên cứu chung về di dân. Vì vậy, nghiên cứu phụ nữ cần có góc nhìn và cách tiếp cận riêng của mình để có những nghiên cứu độc lập về di dân nữ vào thành thị. Số lượng lao động nữ nhập cưtăng nhanh, nguyên nhân do chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị, thiếu ruộng đất, trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật thấp kém.

Những người nữ di cưtự do tuổi còn trẻ, nhiều người có gia đình, trình độ học vấn thấp hơn nam, nhiều người mù chữ. Năng lực duy nhất của họ là sức lao động, họ nhận làm bất cứ việc gì, dù vất vả, nặng nề: gánh vác, bưng bê, nhiều khi quá với sức lực mảnh mai của họ. Công việc của người nhập cưthường tạm bợ, không ổn định lâu dài. Các loại hình công việc mà họ tham gia nhưthu gom phế liệu, bán hàng rong, giúp việc gia đình cũng như những khó khăn họ gặp phải trên chặng đường mưu sinh (Nguyễn Kim Hà, 2001; Lê Thi, 2002; Lê Trọng, Nguyễn Minh Ngọc, 2002). Tóm lại, những phụ nữ nông thôn di cưra thành phố phần lớn là những người trẻ tuổi, học vấn thấp và làm những công việc mang tính chất giản đơn và lý do họ di chuyển chủ yếu là do kinh tế khó khăn (Nguyễn Nam Phương, 2001; Nguyễn Thị Bích Nga, 2003).

Phụ nữ vẫn đang và sẽ tiếp tục di cư. Nhu cầu của họ là cấp thiết và đáng được ưu tiên chú ý. Phụ nữ di cưlà nhóm người dễ bị lạm quyền con người nhất vì họ vừa là người di cưvừa là phụ nữ. Công việc nặng nhọc của họ đáng được công nhận và quyền con người của họ đáng được bảo vệ.

Tiếng nói của họ cần được lắng nghe…Và quản lý di cưmột cách công bằng có nghĩa là các biện pháp được triển khai sẽ không tiếp tục đánh vào những ai dễ bị tổn thương nhất, những người vốn vẫn phải đối mặt với sự bất bình đẳng mang tính hệ thống mà chủ yếu trong nhóm này là phụ nữ di cưcó thu nhập thấp (Thoraya Ahmed Obaid, 2006).

Như vậy, khi nghiên cứu về di cư thì khía cạnh giới là một vấn đề vô cùng quan trọng, là cơ sở để xây dựng nên những chính sách quản lý di dân hợp lý và đạt hiệu quả. Nói chung, việc xây dựng các chính sách di cư lành mạnh không những đáp ứng được lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội mà đồng thời còn bảo vệ được quyền con người và đặc biệt quan trọng là bình đẳng giới. Bên cạnh đó các chính sách này còn giúp loại bỏ các rào cản di cư không cần thiết. Các rào cản này có khả năng và trên thực tế đã gây thiệt hại cả về kinh tế, xã hội và để lại những hậu quả không nhỏ trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia.

Tóm lại, vấn đề di cưtự do nông thôn-đô thị thực sự đã thu hút được

nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, đã có một khối lượng lớn những nghiên cứu, những bài viết về chủ đề này với nhiều nội dung, nhiều chiều cạnh khác nhau. Phần lớn các nghiên cứu đều đã chỉ ra nguyên nhân di cư, những yếu tố tác động đến quá trình di cưnhưmạng lưới xã hội, vốn xã hội, khoảng cách di chuyển, tuổi, giới tính, học vấn, trình độ tay nghề chuyên môn, chính sách, những khó khăn nảy sinh trong quá trình di cư, v.v..

Đặc biệt đã có những nghiên cứu qui mô và chất lượng về di cư nói chung và di cưdưới góc độ giới. Có thể nói số lượng các nghiên cứu về di cưcho đến nay đã cung cấp những bằng chứng thực tiễn và sinh động, vẽ nên bức tranh tổng thể về di cưnông thôn - đô thị nước ta. Tuy nhiên, điểm qua các nghiên cứu về di cưtừ trước đến nay, có thể thấy trong di cưcách thức nam và nữ di cưtự do ứng phó với những điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, thích nghi với môi trường sống xa lạ nơi thành phố là một vấn đề vô cùng quan trọng. Điều đó quyết định phần lớn sự thành bại của mỗi cuộc di chuyển, quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân người di cư cũng nhưgia đình họ. Mặc dù có một số nghiên cứu cũng đã đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề song cách tiếp cận vẫn còn sơ sài và thực sự vẫn chưa quan tâm phân tích về sự thích ứng với những khó khăn của người di cư tự do một cách xứng đáng. Đây cũng chính là một hướng nghiên cứu thú vị và cần thiết về chủ đề di cưtự do nông thôn - đô thị cho những nghiên cứu tiếp theo.n

Tài liệu tham khảo

Đặng Nguyên Anh. 1998, “Di cưvà phát triển trong bối cảnh đổi mới kinh tế-xã hội của đất nước” Tạp chí Xã hội học, số 1 (61).

Đặng Nguyên Anh. 1997 “Về vai trò của di cưnông thôn-đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay”Tạp chí Xã hội học,số 4 (60).

Đặng Nguyên Anh. 1999. “Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới:

Một số suy nghĩ từ góc độ nghiên cứu” . Tạp chí Xã hội học, số 3&4 (67-68).

Đặng Nguyên Anh Nguyễn Bình Minh. 1998 “Đảm bảo cung cấp dịch vụ xã hội cho người lao động nhập cưở thành phố”. Tạp chí Xã hội học, số 4 (64).

Đặng Nguyên Anh. 2005 “Chiều cạnh giới của di dân lao động thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Tạp chí Xã hội học, số 2 (90).

Đỗ Văn Hoà, Trịnh Khắc Thẩm. 1999. Nghiên cứu di dân ở Việt Nam. H.: Nxb.

Nông nghiệp.

Đỗ Văn Hoà. 1998. Chính sách di dân ở châu á. Nxb. Nông nghiệp.

Hà Thị Phương Tiến, Hà Quang Ngọc. 2000. Lao động nữ di cưtự do nông thôn

- thành thị. H.: Nxb. Phụ nữ.

Hoàng Văn Chức. 2004. Di dân tự do đến Hà Nội - Thực trạng và giải pháp quản lý. Nxb. Chính trị Quốc Gia.

Lê Bạch Dương. 1998. “Nhà nước, kinh tế thị trường và di dân nội địa ở Việt Nam”. Tạp chí Xã hội học,số 3 (63).

Lê Thi. 2002. “Vấn đề lao động nữ từ nông thôn nhập cưtự do vào thành phố”.

Tạp chí Dân số & Phát triển .

Lê Trọng, Nguyễn Minh Ngọc. 2002. “Lao động nữ ra thành phố cưtrú tự do tìm việc làm: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ,số 2.

Nga My. 1997. “Di dân nông thôn-đô thị với nhà ở, một vấn đề xã hội”.Tạp chí Xã hội học,số 2 (58).

Nguyễn Hữu Minh. 2003. “Đô thị hoá và sự phát triển nông thôn ở Việt Nam-Một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu”. Tạp chí Xã hội học,số 3 (83).

Nguyễn Nam Phương. 2001. “Tình trạng việc làm của người chuyển cưtừ nông thôn tới Hà Nội”. Tạp chí Dân số & Phát triển.số 2.

Nguyễn Kim Hà. 2001. “Một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu phụ nữ và di dân ở Việt Nam”. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ,số 2.

Nguyễn Thanh Liêm. 2006. “Di dân, phát triển và bất bình đẳng ở Việt Nam trên đường Đổi mới và hội nhập”. Tạp chí Xã hội học, số 3(95).

Nguyễn Thị Bích Nga. 2003. “Việc làm và đời sống của người lao động theo thời vụ từ nông thôn ra Hà Nội - Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội và xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”. Tạp chí Xã hội học,số 2 (82).

Nguyễn Văn Tài. 2002. Hiện trạng, tác nhân thúc đẩy và các vấn đề phát sinh của di dân tự do đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường ở Tp.

Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước. H.: Nxb. Nông nghiệp.

Phillip Guest. 1998. Động lực di dân nội địa ở Việt Nam.Hà Nội.

Phạm Tất Thắng, Nguyễn Vũ Bình. 1997. Vấn đề người lao động ngoại tỉnh ở thủ đô. Hà Nội.

Trần Trọng Hựu. 1998. “Di dân tự do – Một số vấn đề pháp lý cơ bản”. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,số 10.

Thoraya Ahmed Obaid. 2006. Tình trạng Dân số Thế giới năm 2006 - Con đường Hy vọng - Phụ nữ và Di cưQuốc tếUNFPA.

Tổng cục Thống kê. 2005. Di cưcó vai trò tích cực trong phát triển kinh tế của đất nước.

Trung tâm Nghiên cứu Thông tin và tưliệu dân số. 2002. Dân số và phát triển ở Việt Nam

Một số tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu bạo lực gia đình

Tóm tắt: Bạo lực gia đình là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, xuất hiện ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Bạo lực gia đình xảy với nhiều đối tượng thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau nhưng phụ nữ và trẻ em thường là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Một trong những câu hỏi được nhiều nhà nghiên cứu đặt ra là nguyên nhân làm nảy sinh bạo lực gia đình là gì? Phải chăng đó đơn giản chỉ là do hành vi cá nhân hay còn do các đặc điểm giới, lực cản xã hội và thiết chế xã hội tác động? Nhiều lý thuyết khác nhau đã được vận dụng để giải thích bản chất của bạo lực gia đình. Bài viết này phân tích một số cách tiếp cận chủ yếu đã được sử dụng để lý giải nguyên nhân của bạo lực gia đình như: tiếp cận tâm lý học, tiếp cận xã hội học và tiếp cận nữ quyền.

Từ khóa: Bạo lực gia đình; Tiếp cận nghiên cứu bạo lực gia đình; Gia đình.

Phùng Thị Kim Anh

Viện Gia đình và Giới