• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiếp cận nữ quyền lý giải về bản chất của bạo lực gia đình

chế gia đình, từ đó đưa ra kết luận rằng thiết chế gia đình là một nhân tố dẫn đến bạo lực gia đình. Các nhà nghiên cứu này cho rằng chính sự suy giảm các chức năng cơ bản của gia đình làm dẫn đến bạo lực gia đình. Ví dụ, khi gia đình không đáp ứng được nhu cầu tình cảm, giao tiếp giữa các thành viên hoặc khi vợ hoặc chồng không có quyền quyết định các công việc chung thì bạo lực gia đình rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, các nhà xã hội học còn nhận thấy rằng gia đình là một thiết chế có tính chất khép kín, bởi người ngoài khó có thể nhận biết những gì xảy ra đằng sau cánh cửa gia đình, và vì thế dễ có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình. Do vậy, trong xã hội hiện đại, khi tính khép kín của gia đình ngày càng gia tăng, bạo lực gia đình không chỉ càng dễ xảy ra mà còn càng khó bị phát hiện hơn (Brown

& Hendricks, 1998, Loseke, 2005).

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khi lý giải nguyên nhân của bạo lực gia đình theo cách tiếp cận xã hội học thường có xu hướng trung lập về giới bởi họ cho rằng bạo lực gia đình là vấn đề của cả hai giới. Do vậy, họ xem nhẹ sự thống trị và quyền lực của nam giới đối với nữ giới trong khi đây lại là những vấn đề cơ bản trong cách tiếp cận nữ quyền. Mặc dù các lý thuyết xã hội học tìm kiếm mối liên hệ giữa cá nhân, đời sống gia đình và hoàn cảnh xã hội rộng hơn, nhưng theo các nhà nữ quyền, cách tiếp cận xã hội học chưa trả lời được câu hỏi tại sao nam giới lại sử dụng bạo lực để kiểm soát phụ nữ (Yllo & Bograd, 1988).

tin, đạo đức, văn hoá trong xã hội. Vì vậy, chừng nào bất bình đẳng giới còn tồn tại trong xã hội, thì bạo lực gia đình sẽ còn tiếp diễn. Vì thế, để giải quyết tận gốc nạn bạo hành gia đình, các nhà nữ quyền hướng tới một xã hội không còn bất bình đẳng giới, khi đó, bạo lực gia đình sẽ bị loại bỏ (Brown & Hendricks, 1998).

Các nhà nữ quyền cũng xem xét thiết chế gia đình nhưng từ góc độ giới. Yllo & Bograd (1988) cho rằng thiết chế hôn nhân và gia đình là nơi bạo lực gia đình dễ xảy ra. Họ tin rằng bản chất giới của sự phân công lao động trong gia đình cũng như định kiến giới trong cuộc sống gia đình có mối liên hệ chặt chẽ với bạo lực gia đình. Như vậy, bản chất của bạo lực gia đình gắn liền với sự hình thành, phát triển của gia đình hạt nhân và sự chuyên môn hoá vai trò giới trong gia đình.

Các nhà nữ quyền cũng lật ngược lại quan niệm truyền thống cho rằng gia đình là nơi bình yên nhất của con người (Yllo & Bograd, 1988). Thực tế cho thấy, đối với hầu hết phụ nữ và trẻ em, gia đình là nhóm xã hội nguy hiểm nhất. Bởi vì bạo lực gia đình là do chính những thành viên trong gia đình, những người được xem là người thân chứ không phải người xa lạ gây ra. Ngoài ra, các nhà nữ quyền còn phê phán quan niệm cho rằng bạo lực do những người thân trong gia đình gây ra lại ít nghiêm trọng hơn bạo lực xảy ra ngoài xã hội. Điều đó khiến cho bạo lực gia đình ngày càng bị che giấu và khó bị phát hiện hơn ( Dobash & Dobash, 1979).

Một số nhà nữ quyền vận dụng khái niệm chế độ gia trưởng - có nguồn gốc lịch sử trong các xã hội phương Tây để giải thích nguyên nhân của bạo lực gia đình. Trong chế độ gia trưởng, nam giới có quyền thống trị và kiểm soát phụ nữ, và phụ nữ luôn luôn ở vị trí thấp kém so với nam giới.

Việc nam giới sử dụng hành vi bạo lực đối với phụ nữ là một cách thể hiện quyền gia trưởng và khẳng định vị trí thống trị của mình. Do đó, nam giới được xem như là những người có xu hướng gây ra bạo lực gia đình (Dobash & Dobash, 1979). Người vợ nếu chống lại ý muốn của chồng thì họ rất có thể sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình (Dobash &

Dobash, 1979). Vì vậy, những người theo thuyết chế độ gia trưởng tin rằng nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình nằm ở vị trí thấp kém của phụ nữ và sự thống trị của nam giới.

Một số tác giả nữ quyền tiến xa hơn khi cho rằng xã hội có đặc trưng là do nam giới thống trị. ởcấp độ cấu trúc xã hội, họ cho rằng xã hội được cơ cấu theo giới, trong đó nam giới ở vị trí thống trị, còn phụ nữ ở vị trí

phụ thuộc. Mặc dù trong một nhóm xã hội (ví dụ, nhóm nam giới) có nhiều giai tầng khác nhau nhưng nam giới nói chung vẫn có thể sử dụng bạo lực nhưmột cách thức để kiểm soát phụ nữ và đó cũng là cách thức hữu hiệu nhất để kiểm soát xã hội (Yllo & Bograd, 1988). Nhưvậy, xã hội nam trị là một trong những nhân tố quan trọng góp phần dẫn đến sự chấp nhận của xã hội đối với nạn bạo lực gia đình.

Một trong những đóng góp quan trọng nhất của các nhà nữ quyền là họ đã đưa ra cách tiếp cận đa nhóm (intersectionality) trong việc lý giải bản chất của bạo lực gia đình. Cách tiếp cận này gợi ý rằng chúng ta nên xem xét bạo lực gia đình từ góc độ nhóm xã hội. Theo cách nhìn của cách tiếp cận này, các nhóm phụ nữ khác nhau có những trải nghiệm khác nhau về bạo lực gia đình. Ví dụ, phụ nữ nông thôn và phụ nữ thành thị phải chịu những hình thức bạo lực khác nhau hoặc có những khó khăn khác nhau khi đối mặt với nạn bạo lực gia đình. Do đó, các nhà nữ quyền đề xuất rằng các chương trình phòng chống bạo lực gia đình phải được thiết kế sao cho phù hợp với những nhu cầu đặc thù của từng loại đối tượng. Với cách tiếp cận đa nhóm, Yllo (2005) cho rằng nghiên cứu về bạo lực gia đình của các nhà nữ quyền sẽ có những đóng góp đặc biệt trong việc đưa ra các mô hình can thiệp đặc thù cho từng nhóm xã hội.

Đa số các nhà nữ quyền đều quan tâm đến việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao phụ nữ bị bạo hành lại chọn giải pháp chấp nhận chung sống với người chồng gây ra bạo lực. Theo Gelles & Straus (1988), chính thực tiễn xã hội đã không tạo điều kiện cho phụ nữ có thể sống độc lập, an toàn và được đảm bảo về mặt tài chính. Hệ thống luật pháp, dịch vụ pháp lý, chăm sóc sức khoẻ, hệ thống kinh tế đi theo một cơ chế dành cho nam giới chứ không nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn cho phụ nữ. Do vậy, nhiều phụ nữ bị bạo hành gia đình đã chấp nhận giải pháp tiếp tục sống chung với chồng.

Các nhà nữ quyền chỉ trích hệ thống luật pháp và toà án đã coi nhẹ các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình. Gelles & Straus (1988) đã chứng minh được rằng cảnh sát và hệ thống toà án chưa quan tâm đến việc bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình. Dobash & Dobash (1979) gợi ý rằng cảnh sát có xu hướng bắt giữ nam giới tham gia vào các hành vi bạo lực ngoài xã hội hơn là bạo lực trong gia đình. Hệ thống toà án và cảnh sát dường nhưcó thành kiến với việc một phụ nữ đưa chồng mình ra toà vì tội bạo hành gia đình. Mặc dù quan niệm này hiện nay đã thay đổi phần nào nhưng nó cũng phản ánh tình trạng thờ ơ hiện nay của hệ thống toà án và

cảnh sát nói riêng và xã hội nói chung trong việc lên án các vụ bạo hành gia đình.

Mặc dù những lý giải về chế độ gia trưởng đã làm rõ được mối tương quan quyền lực giữa nam và nữ trong gia đình, nhưng theo Gelles &

Cornell (1990), chế độ gia trưởng không nên được xem nhưlà một yếu tố duy nhất dẫn đến bạo lực gia đình. Ngoài ra, Johnson & Ferraro (2005) cũng chỉ ra rằng thuyết nữ quyền có xu hướng bỏ qua những khác biệt quan trọng về xu hướng bạo lực giữa các nhóm xã hội khác nhau như nhóm đồng tính luyến ái, hay xu hướng bạo lực của con cái đối với cha mẹ hoặc bạo lực giữa anh chị em trong cùng một gia đình.

Kết luận

Tóm lại, mỗi cách tiếp cận có cách lý giải khác nhau về bản chất của bạo lực gia đình với điểm mạnh, điểm yếu của riêng nó. Tuy nhiên, bạo lực gia đình là một quá trình phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Hầu hết các nhà nghiên cứu khẳng định rằng không có một cách tiếp cận đơn lẻ nào có thể giải thích bản chất của bạo lực gia đình một cách toàn diện mà cần có sự kết hợp giữa nhiều lý thuyết khác nhau. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu đưa ra một dẫn chứng rằng, khi nói đến nguyên nhân của bạo lực gia đình, nhiều người cho rằng đó là do kết quả của hành vi uống rượu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu về hành vi sử dụng rượu cho thấy ngay cả khi không uống rượu, cá nhân đó vẫn có thể có hành vi bạo lực đối với các thành viên gia đình (Browne & Herbert, 1998). Do đó, cách tiếp cận liên ngành đang được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra trong việc lý giải bản chất của bạo lực gia đình.

Nhìn chung, việc nhận thức sâu sắc và đúng đắn về bản chất và nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình là hết sức cần thiết trong các nghiên cứu hiện nay. Đó là cơ sở quan trọng cho việc thiết kế các biện pháp can thiệp hoặc chương trình phòng chống bạo lực gia đình một cách phù hợp. Ví dụ, từ tiếp cận tâm lý học, các chương trình can thiệp sẽ tập trung vào chữa trị tâm lý cho người gây ra bạo lực hoặc chương trình cai nghiện cho người nghiện rượu. Từ tiếp cận xã hội học, các chương trình can thiệp tập trung vào việc cải thiện mức sống, trình độ dân trí, kiến thức luật pháp cũng như nâng cao nhận thức xã hội trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Từ tiếp cận nữ quyền, các biện pháp can thiệp hướng tới xây dựng các chính sách nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho hai giới hoặc tạo quyền cho phụ nữ.

Nếu nhưbạo lực gia đình phải được lý giải từ các tiếp cận lý thuyết khác

nhau thì việc phòng chống bạo lực gia đình cũng cần đến sự kết hợp của các mô hình can thiệp khác nhau.n

Tài liệu tham khảo

Brown Michale and Hendricks James. 1998. “Wife abuse” in Violent Intimate Relationships: examining sociological and psychological issue, eds. N.A.

Jackson & G.C. Oates. Butterworth-Heinemann, Boston.

Browne Kevin and Herbert Martin. 1997. “Prevention of family violence”. J.

Willey, New York.

Dobash Russell and Dobash Russell. 1979. “Violence against wives: a case against patriarchy”. Free Press. New York

Dutton Dutton and Bodnarchuk Mark. 2005. “Through a psychological lens: per-sonality disorder and spouse assault” in Current controversies on family vio-lence, eds. D. Loseke, R. Gelles & M. Cavanaugh. Sage publication, CA.

Johnson Michale and Ferraro Kattleen. 2000. “Research on domestic violence in the 1990s: Making distiction”. Journal of Marriage and Family 62.

Gelles Richard and Cornell Claire. 1990. “Intimate violence in families”. Sage publication. California

Gelles Richard and Straus Murray. 1988. “Intimate violence”. Simon & Schuster Press, New York.

Gosselin Denise. 2005. “Heavy hands: an introduction to crimes of family vio-lence”. Pearson, Prentice Hall, New Jersey.

Loseke Donileen. 2005. “Through a sociological lens: the complexities of fami-ly violence” in Current controversies on famifami-ly violence, eds. D. Loseke, R.

Gelles & M. Cavanaugh. Sage publication, CA.

Morrison Kathleen and Hinse Denise. 2004. “Family violence in a cultural per-spective: defining, understanding and combating abuse”. Sage publication, California.

Pryke Julie and Thomas Martin. 1998. “Domestic violence and social work”.

Ashgate Publishing House.

Yllo Kersti. 2005. “Through a feminist lens: gender, diversity and violence:

extending the feminist framework” in Current controversies on family vio-lence, eds. D. Loseke, R. Gelles & M. Cavanaugh. Sage publication, CA.

Yllo Kersti and Bograd Michele (eds). 1988. “Feminist perspectives on wife abuse”, Sage Publication California.