• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nguyên nhân di cư

Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, cùng với sự phát triển đó là quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng dẫn tới nhu cầu lao động cao ở thành thị và tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn do thiếu đất canh tác. Có thể nói di dân là một hệ quả tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

Hầu hết các nghiên cứu về di cưđều đề cập đến các nguyên nhân dẫn đến di cư, trong đó phân tích theo mô hình gồm yếu tố lực hút và lực đẩy.

Qua cách tiếp cận di cư trong mối tương quan với các yếu tố phát triển, Tóm tắt: Dựa trên việc phân tích tài liệu gồm các báo cáo nghiên cứu và các bài viết về di cư tự do ở Việt Nam, bài viết khái quát tình hình nghiên cứu về di dân tự do nông thôn - đô thị trong những năm gần đây, đặc biệt tập trung vào nhóm di dân từ nông thôn đến Hà Nội. Tác giả tập trung phân tích các nội dung nhưnguyên nhân di cư, đặc điểm của người di cưnông thôn đô thị, các tác động về mặt kinh tế - xã hội của quá trình di dân đem lại và khía cạnh giới trong di dân. Bài viết cũng chỉ ra những khoảng trống mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến và đề xuất hướng nghiên cứu bổ sung cho chủ đề này.

Từ khoá:Di dân tự do; Lao động di cư; Di cưnông thôn đô thị;

Phụ nữ di cư.

Gia đình và Giới Số 6 - 2008

một số tác giả chỉ ra rằng: ở Việt Nam, ngay từ giữa những năm 80, các yếu tố phát triển đã có tác động mạnh đến chuyển cư. Các tỉnh thành có tiềm lực kinh tế có sức hấp dẫn các dòng nhập cư từ nơi khác đến trong khi các vùng kém phát triển là xuất phát điểm của các dòng xuất cư. ở nông thôn, chính sách khoán đã tạo nên sức bật mới trong sản xuất nông nghiệp, cho phép các hộ gia đình nông dân tự quản lý, cân đối sức sản xuất. Lao động dưthừa trong hộ được chuyển sang các hoạt động tăng thu nhập, sản xuất và dịch vụ phi nông. Chính ở đây di cư đã trở thành một phương tiện, một chiến lược tồn tại và phát triển của hộ gia đình nông thôn (Đặng Nguyên Anh, 1998).

Một điểm đáng lưu ý nữa là di dân cự li gần đang là dòng nhập cưchủ yếu vào Hà Nội. Lý do di chuyển khỏi nơi ở cũ chủ yếu là do tác động của các lực đẩy tại nơi xuất cư. Theo một số kết quả nghiên cứu thì các lực đẩy có thể do nguyên nhân kinh tế hoặc không. Việc phân tích các nguyên nhân di chuyển theo các loại hình di dân sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ hơn trong việc hoạch định các chính sách di dân và có tác động hiệu quả hơn đến các vấn đề di cư.

Trong các nguyên nhân di chuyển của người nhập cư, nguyên nhân kinh tế đóng một vai trò hết sức quan trọng (Đỗ Văn Hoà, 1998). Những khó khăn về kinh tế nhưthiếu việc làm hoặc không có việc làm tại nơi xuất cưđược coi là nguyên nhân chủ yếu của di dân (Đỗ Văn Hoà, Trịnh Khắc Thẩm, 1999). Vậy liệu di cưcó phải là sự lựa chọn hay là con đường bắt buộc để mưu sinh? Đây là một câu hỏi lớn được đặt ra trong nhiều nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu về di cưcủa tác giả Đặng Nguyên Anh (1997, 1999). Vấn đề hiện nay là nông thôn nước ta không có đủ đất canh tác so với mức tăng trưởng dân số và lao động, trong khi ngành nghề phi nông nghiệp lại chưa phát triển. Vẫn còn ít nhất 7 triệu lao động ở nông thôn không có đất canh tác, đang rất cần thu nhập và việc làm. Mức độ chênh lệch quá lớn về giá cả ngày công lao động giữa hai khu vực đã khiến người nông dân tự nguyện rời bỏ quê hương ra thành phố kiếm việc làm. Những miền quê đất chật, kinh tế thuần nông, thu nhập chính bằng hạt thóc đang là xuất phát điểm của các dòng di cưra thành phố. Việc xuất cưkhỏi nông thôn là hoạt động mưu cầu lợi ích của cá nhân người di chuyển, cho gia đình và cộng đồng nơi họ ra đi. Di cưcó chức năng duy trì cuộc sống của làng quê thông qua ít nhất hai cơ chế: làm giảm sức ép lao động và sức ép dân số đối với nguồn đất đai hạn hẹp (Đặng Nguyên Anh và Nguyễn Bình Minh, 1998). Nhưvậy có thể thấy, một khi chưa có giải pháp làm cho thị

trường lao động ở nông thôn phát triển hơn, hoặc chưa có các chính sách hỗ trợ về lao động việc làm, đa dạng hóa ngành nghề ở các vùng nông thôn thì người dân vẫn sẽ tiếp tục đổ về thành thị với số lượng lớn để tìm kiếm việc làm.

Tìm kiếm việc làm và cải thiện điều kiện sống là hai lý do quan trọng nhất cho việc di chuyển của dân cư(Tổng cục thống kê, 2005). Thực trạng hiện nay là đang xảy ra mâu thuẫn cung cầu lao động ở các vùng, miền.

Tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn ở nước ta vào khoảng 20% và tỷ lệ thất nghiệp đô thị vào khoảng 5%, trong khi tại các khu công nghiệp lại xảy ra tình trạng thiếu lao động. Chính mâu thuẫn của sự phát triển này đã dẫn đến sự gia tăng của các dòng di dân từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp (Nguyễn Thanh Liêm, 2006).

Sự chênh lệch trong sự phát triển giữa các vùng là nhân tố đặc biệt nổi bật. Sự khác biệt này sẽ làm nảy sinh lực đẩytừ vùng kém thuận lợi hơn và lực hút ở các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thuận lợi hơn, từ đó tạo ra các yếu tố thúc đẩy quá trình di dân giữa các vùng. Nhưvậy, khó khăn về kinh tế, thiếu việc làm và không có việc làm ở vùng nông thôn là nguyên nhân quan trọng, là lực đẩykhiến cho người dân phải ra đi để tìm việc làm và hy vọng có thu nhập cao hơn so với nơi ở cũ (Hoàng Văn Chức, 2004).

Nhưvậy những người nghèo tham gia di cưchịu sự tác động trực tiếp từ yếu tố lực đẩy ở nơi xuất cư. Các nghiên cứu trên đã tập trung phân tích nguyên nhân, động lực khiến người nông dân từ bỏ làng quê ra thành phố kiếm sống bằng con đường di cưtự do. Các nguyên nhân thực ra rất phong phú đa dạng, và chủ yếu liên quan đến những khó khăn xuất phát từ cuộc sống thiếu thốn ở quê hương như thiếu việc làm, thu nhập thấp và không ổn định. Vậy bên cạnh đó còn có yếu tố nào tác động đến quá trình di chuyển của người nông dân? Và tại sao người di cưchọn Hà Nội là điểm đến?

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ cho nên là nơi hội tụ của các luồng di chuyển dân cư. Những người di cư đến Hà Nội đều mong muốn tìm việc làm có thu nhập cao hơn so với nơi xuất cư. Ngoài lý do kinh tế, nhiều người trong số họ di chuyển đến Hà Nội còn để nâng cao trình độ và sum họp gia đình. Những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới về kinh tế, Hà Nội đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tưtrong nước và nước ngoài, vì vậy đã tạo ra được nhiều việc làm mới thu hút lao động ngoại tỉnh đến Hà Nội

(Đỗ Văn Hoà, Trịnh Khắc Thẩm, 1999). Mặc dù không phải không có những khó khăn khi di chuyển đến thành thị nhưng những người di cưtự do vẫn coi thành thị là một “miền đất hứa” để họ có thể đổi đời hoặc ít ra cũng có thêm thu nhập làm cho cuộc sống khấm khá hơn cuộc sống hiện tại nơi làng quê (Trung tâm Nghiên cứu Thông tin và tưliệu dân số, 2002).

Sự gia tăng cơ hội sống và làm việc ở đô thị đã thu hút các luồng di dân đến các thành phố lớn. Nhân tố kinh tế mà trước hết là thu nhập và việc làm là động lực chính thúc đẩy quá trình di dân lao động. Trước những rủi ro trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, sự tụt giá đến mức tới hạn cuả các mặt hàng nông sản trên thị trường, lao động nông thôn không thể trông chờ vào hạt thóc. Sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa nông thôn và thành thị đã hối thúc người nông dân tự nguyện rời bỏ đồng ruộng ra thành phố tìm việc làm. Họ chấp nhận những công việc nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm, tất cả các ngành nghề mà pháp luật không nghiêm cấm để mưu sinh, có cái ăn, có đồng tiền gửi về cho gia đình. Nhu cầu việc làm ở các khu công nghiệp, các trung tâm đô thị và các thành phố lớn đã nhanh chóng thu hút lao động phổ thông từ nông thôn ra thành thị (Phạm Tất Thắng, Nguyễn Vũ Bình, 1997; Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Bình Minh, 1998)

Khi xem xét di cưdưới tác động của đô thị hoá, tác giả Nguyễn Hữu Minh đã chỉ ra rằng: đô thị hoá được tăng cường dẫn đến sự tăng lên về nhu cầu việc làm trong các vùng đô thị. Điều đó sẽ tạo nên một dòng nhập cư lớn từ nông thôn đến thành thị để kiếm việc làm... Hầu hết nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tập trung ở các trung tâm đô thị. Dân cưở các vùng đô thị có nhiều lợi ích từ sự phát triển không cân đối và điều đó được thể hiện trong các đặc trưng kinh tế-xã hội của dân số đô thị so với dân số nông thôn. Dân số đô thị có điều kiện nhà ở tốt hơn, và có nhiều điều kiện tiếp cận các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật cơ bản như điện và nước sạch, cũng như với dịch vụ giáo dục và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Những lợi thế đô thị này trở nên càng rõ ràng trong những vùng có mức độ đô thị hoá cao nhất (Nguyễn Hữu Minh, 2003).

Trong di dân, cả di dân có tổ chức lẫn di dân tự do đều có sự tác động mạnh của “lực hút” và “lực đẩy”(Trần Trọng Hựu, 1998). Những nghiên cứu về di cưở Việt Nam hầu hết quan tâm đến nguyên nhân, thực trạng và hệ quả của quá trình di cư. Qua xem xét một số nghiên cứu về di cư trong những năm gần đây cho thấy người di cư tự do từ nông thôn đến thành thị vì hai động lực chính đó là do “lực đẩy” từ nơi xuất cư và “lực

hút” từ nơi nhập cư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng di cưcó nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do cuộc sống khốn khó ở quê hương và mong muốn một cuộc sống tốt hơn, một mức thu nhập cao hơn ở thành thị để nâng cao cuộc sống của bản thân cũng nhưgia đình. Song cuộc sống ở thành thị không phải là “thiên đường”nhưmột số người vẫn lầm tưởng, ở đó vốn chứa đựng không ít những khó khăn, nguy hiểm mà người di cư luôn phải sẵn sàng đối mặt với nó, bởi di cư là một quá trình mà tự nó cũng đặt ra những đòi hỏi nhất định cho những người tham gia vào quá trình này.