• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả nghiên cứu

nghiên cứu còn sử dụng thông tin định tính nhằm giải thích rõ hơn tác động của một số yếu tố.

là công việc gia đình về cơ bản vẫn tuân theo phân công lao động theo giới truyền thống. Mặc dù trong gia đình, tỷ lệ người phụ nữ làm việc mang lại thu nhập không thua kém gì người chồng, 90,6% so với 95% nhưng họ vẫn là người đóng vai trò chính trong việc thực hiện các công việc nội trợ.

Kết quả phân tích đa biến

Toàn bộ các biến số đưa vào mô hình đã giải thích được 20,8% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại là do các yếu tố khác ngoài mô hình tác động. Kết quả ước lượng hồi quy đa biến cho thấy, so với những phụ nữ ở nhóm 40 tuổi trở xuống, những phụ nữ ở nhóm lớn tuổi hơn có số công việc nội trợ đảm nhiệm chủ yếu ít hơn, và nhóm càng lớn tuổi thì số lượng công việc nội trợ càng ít hơn. Cụ thể nhóm 41-50 tuổi có hệ số -0.091 và nhóm 50 tuổi trở lên có hệ số -0.188 khi so sánh với nhóm 40 tuổi trở xuống (xem bảng 2). Trong trường hợp này, có thể khi con cái đã lớn, các công việc nội trợ đã có con cái gánh vác một phần. Người phụ nữ thấy sự tham gia của mình là không cần thiết nên tự cho phép mình được nghỉ ngơi. Ngược lại, những phụ nữ ít tuổi hơn phải làm nhiều công việc nội trợ hơn có thể do họ mới lập gia đình ở cùng nhà chồng hoặc là con cái đang còn nhỏ, không có người trợ giúp.

Tương tự, kết quả phân tích cho thấy, so với những phụ nữ có học vấn lớp 0-4, những phụ nữ có học vấn cao hơn có xu hướng ít phải làm công việc nội trợ hơn, hệ số của hai nhóm học vấn lớp 5-7 và lớp 8 trở lên đều

Biểu đồ 1. Số lượng công việc và tỷ lệ người phụ nữ đảm nhiệm công việc gia đình (%)

Bảng 2. Tác động của các yếu tố đến số lượng công việc nội trợ của phụ nữ (thủ tục OLSs)

mang giá trị âm so với nhóm lớp 0-4. Điều đó cho thấy thực tế ngay khi các cặp vợ chồng đóng góp cho cuộc hôn nhân của mình bằng những nguồn lực khác nói chung và học vấn nói riêng thì đã tạo nên sự bình đẳng trong phân công lao động, đặc biệt là trong phân công làm các công việc nội trợ.

Trong yếu tố nghề nghiệp, những phụ nữ làm việc trong khu vực phi nông nhưbuôn bán, dịch vụ, công nghiệp đều có hệ số làm công việc nội trợ mang dấu âm. Điều đó có nghĩa là những phụ nữ hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực phi nông có xu hướng phải làm các công việc nội trợ ít hơn những phụ nữ làm nông nghiệp. Trong xã hội nông nghiệp, phụ nữ luôn phải tất bật lao động bên ngoài và bên trong gia đình. Cái vị thế do lao động nhiều mà có là tính quy định của xã hội nông nghiệp nơi mà các hoạt động sản xuất đều dựa vào sức lao động trực tiếp của con người là chính. Bản thân người phụ nữ cũng cảm thấy tự hào khi làm các công việc nội trợ (Lê Ngọc Văn, 1997). Khi phụ nữ tham gia vào các ngành nghề phi nông thì thu nhập của họ tăng lên và số lượng công việc nội trợ cũng giảm xuống. Họ sẽ phải cân nhắc giữa việc tự mình làm và đề nghị chồng cùng tham gia làm các công việc nội trợ, bản thân người chồng cũng có lợi từ việc người vợ kiếm được thu nhập cao.

Tuổi của chồng không có tác động đến số công việc nội trợ của người vợ vì nó không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, điều đó chỉ ra xu hướng là những người chồng cho dù ít tuổi hay nhiều tuổi đều không có xu hướng chia sẻ việc nhà với vợ. Phải chăng đây là ảnh hưởng của truyền thống gia trưởng, phong kiến vẫn còn mạnh mẽ đối với vùng nông thôn ở Thừa Thiên Huế? Thông tin định tính được người dân ở địa bàn khảo sát đưa ra cho rằng công việc nội trợ của phụ nữ mặc nhiên là do “tập quán của địa phương”, “theo truyền thống”, “là việc của đàn bà”. Nếu như người đàn ông nào đó có tham gia vào công việc gia đình, đặc biệt là đi chợ thì được xem là “không tốt”, họ đi chợ chỉ khi nào “khó khăn lắm mới đi”.

“Tại vì theo tập quán của địa phương đó. Người đàn bà thường phụ trách nội trợ, cơm nước” (PVS Nam giới, Thừa Thiên Huế). “Thường ở đây phụ nữ lo nấu nướng, ăn uống, giặt giũ, con cái. Còn đàn ông họ lao động xong thì họ rảnh ra thì họ làm thêm thợ thầy. Đàn ông chủ yếu kiếm tiền, còn phụ nữ lo nấu nướng con cái, giặt giũ” (PVS Nữ giới, Thừa Thiên Huế). “(Chồng làm nội trợ) ít thôi, làm việc ngoài (gia đình) thôi chớ không phải như ở ngoài mình. Ngoài Bắc em thấy là đàn bà làm việc chồng, đàn ông làm việc nhà chớ ở đây đàn ông không như thế. Trường hợp mình đi làm, chồng đi làm mà mình về không kịp thì chồng chỉ có phụ giúp tý thôi, còn anh em ngồi nói chuyện với nhau thoải mái, chờ có cơm

lúc nào là về ăn. Kể cả những lúc 2 vợ chồng cùng đi làm về thì phụ nữ là vẫn phải bếp núc mà đàn ông là ngồi nghỉ mát (cười), ít người phụ lắm, việc đàn bà là cứ việc đàn bà (PVS Nữ giới, Thừa Thiên Huế).

Hệ tư tưởng giới truyền thống cho rằng có những việc chỉ dành riêng cho nam và có những việc chỉ dành cho nữ, công việc nội trợ là trách nhiệm chủ yếu của nữ giới. Thực tế chia sẻ việc nhà của nam giới cho thấy một số cũng sẵn sàng làm việc nhà thay vợ hoặc cùng với vợ. Những người có học vấn cao hơn có lẽ có suy nghĩ tiến bộ hơn, do đó họ có xu hướng chia sẻ việc nhà với vợ hơn. Kết quả phân tích xác nhận giả thuyết này, những người chồng có học vấn từ lớp 8 trở lên có xu hướng chia sẻ việc nhà với vợ so với những người có học vấn lớp 0-4.

Những phụ nữ có chồng làm nghề phi nông nghiệp phải đảm nhiệm nhiều công việc nội trợ hơn những phụ nữ có chồng làm nông nghiệp. Có thể những người chồng làm nghề phi nông nghiệp thường phải đi làm ăn xa. Hiện nay phụ nữ có chồng đi làm ăn xa ngày càng phổ biến ở nông thôn. Đàn ông đi khỏi làng để tìm kiếm việc làm có thu nhập bằng tiền mặt nhưlàm xe ôm, xây dựng, cửu vạn... Vì thế tất cả gánh nặng việc nhà, sản xuất, trách nhiệm đối với cộng đồng làng xã đều do người người phụ nữ gánh vác.

Yếu tố số nhân khẩu trong gia đình có tác động một cách có ý nghĩa đối với số công việc nhà của phụ nữ. Trong gia đình có nhiều thành viên hơn thì phụ nữ ít phải làm công việc nội trợ hơn. Có lẽ những công việc gia đình đã được tham gia bởi bố mẹ chồng/bố mẹ vợ hoặc là anh chị em, con cái của người trả lời. Các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ tham gia công việc nội trợ nhưmột cách để họ thể hiện giá trị của bản thân thông qua phương thức lao động (Đặng Việt Phương, 2006). Với số thành viên đông trong gia đình thì việc chuẩn bị một bữa cơm cho gia đình là chuyện không nhẹ nhàng gì, việc giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con nhỏ và người già… là hết sức nặng nhọc. Khối lượng công việc nội trợ trong gia đình nông thôn có thể nói là rất nhiều và phong phú, do đó sự hỗ trợ từ người khác trong gia đình là điều rất cần thiết. Rõ ràng là nếu thiếu sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là con cái sẽ dẫn đến số lượng công việc nội trợ dành cho phụ nữ nhiều hơn.

Trong những gia đình có số con đặc biệt cao, từ 5 con trở lên thì phụ nữ mới có khả năng giảm số công việc nội trợ của mình so với những gia đình có 1-2 con. Các gia đình có từ 3-4 con không có tác động đến số công việc nội trợ mà người phụ nữ làm là chính.

Phụ nữ trong các hộ gia đình có nhiều con nhỏ thường đi làm ngoài gia

đình ít hơn. Điều này là dễ hiểu vì họ dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc con cái và để làm các công việc nhưđi chợ, nấu cơm, rửa bát và giặt giũ, trong khi con cái chưa đủ lớn để tham gia việc nhà giúp đỡ bố mẹ.

Kết quả phân tích cho thấy, những gia đình đang có con từ 6 tuổi trở xuống, càng có thêm 1 con trong độ tuổi này thì số công việc nội trợ của phụ nữ càng tăng lên.

Những gia đình có tình trạng kinh tế kém hơn thì người phụ nữ phải làm nhiều công việc nội trợ hơn so với những gia đình có mức sống cao hơn. Sở dĩ số lượng công việc phụ nữ đảm nhiệm ở những gia đình có kinh tế khá giả giảm xuống có thể là do sự hỗ trợ của một số tiện nghi sinh hoạt hiện đại nhưbếp ga, tủ lạnh, máy giặt, xe máy... Số liệu khảo sát cho thấy 26,3% gia đình khá giả và 6,3% gia đình trung bình có tủ lạnh; 8,8% gia đình khá giả có máy giặt. Những gia đình kém trung bình và nghèo không có tủ lạnh lẫn máy giặt. Có thể nói, những tiện nghi sinh hoạt đó đă giúp cho các công việc nội trợ trong gia đình phần nào nhẹ nhàng, đơn giản hơn và lôi cuốn sự tham gia nhiều hơn của người chồng hoặc con cái, các thành viên khác trong gia đình.