• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trẻ em làm thuê giúp việc: chiến lược mưu sinh của gia đình Từ góc độ gia đình, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em đi

2. Kết quả nghiên cứu

2.2. Trẻ em làm thuê giúp việc: chiến lược mưu sinh của gia đình Từ góc độ gia đình, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em đi

làm giúp việc. Nguyên nhân được đề cập đến đầu tiên và nhiều nhất là tình trạng khó khăn về kinh tế của gia đình.

Trẻ em đi làm thuê khi gia đình gặp khó khăn

Khi được hỏi, hiện nay gia đình có khó khăn đặc biệt gì thì có đến 78,6% trả lời là có và những khó khăn đó được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: 49,3% thiếu tiền, 15,4% gia đình có người ốm đau bệnh tật, 12% gia đình chồng chết, thiếu lao động và vay nợ, 10% gia đình thiếu việc làm, 8% gia đình đông con, đặc biệt chỉ có 1% gia đình thiếu kiến thức sản xuất và 0,5% gia đình ít ruộng. Nhưvậy, rất ít gia đình thiếu ruộng đất và kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi. Cái mà họ thiếu là việc làm có thu nhập tương đối để có tiền và vốn phát triển kinh tế gia đình. Điều này phản ánh hiện tượng nhiều nông dân không mặn mà với đất đai, nhiều gia đình nông dân để ruộng hoang hoặc xin trả lại ruộng vì sản xuất nông nghiệp không có lãi.

Điều đáng chú ý là để giải quyết khó khăn này có 49,8% gia đình chọn con đường đi làm thuê, 39,3% gia đình đi vay vốn và chỉ có 3% gia đình làm công việc khác. Đối với thành viên dưới 18 tuổi trong gia đình, 39,8%

người được hỏi trả lời khi gia đình khó khăn họ quyết định cho con nghỉ học sớm để đi làm, 30% người trả lời là họ quyết định cho con đi làm.

Tổng số gia đình quyết định cho con nghỉ học và đi làm là 69,8%. Có 7%

người trả lời cho biết họ chỉ cho con nghỉ học nhưng chưa cho đi làm. Như vậy, khi gia đình gặp khó khăn, những người có quyền quyết định trong gia đình thường có xu hướng cho con nghỉ học và đi làm thuê để trợ giúp kinh tế cho gia đình.

“Quê em năm mất mùa, năm bão nhiều [...], đói quá, các cháu nhà nghèo, có nhà 4 đứa thì 3 đứa đi. Không có nghề phụ [...] Mỗi tháng (đi biển) khoảng vài trăm đó thôi, có tháng thì về không (Mẹ của trẻ em giúp việc, xã Minh Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá).“ Làm ruộng, nói chung kinh tế cũng thiếu thốn” (Nhóm mẹ, xã Bàn Giản, Lập Thạch, Vĩnh Phúc).

Một số gia đình giải thích rằng trẻ em đi làm giúp việc trước tiên là để chúng không bị đói ăn như sống ở nhà, chúng có thể nuôi sống bản thân chúng; sau đó là bớt một khẩu ăn trong gia đình dẫn tới bớt nợ nần cho cha mẹ; cuối cùng là giúp đỡ kinh tế cho gia đình.

“Cháu đi là đỡ 50 nghìn (cười). Đó là không phải ăn vào gạo tháng giêng, tháng hai... Ngoài ra, một tháng kiếm vài ba trăm bạc lương thì nói chung là cũng gửi về cho bố mẹ, mua cho em cái quần, cái áo, mua phân đạm (Nhóm mẹ, xã Quảng Lưu, Quảng Xương, Thanh Hoá).

Điều tra ở Hà Nội về nguyên nhân khiến trẻ em đi làm giúp việc cũng cho kết quả tương tự. Có 66,3% trẻ em được hỏi trả lời chúng đi làm giúp việc là vì muốn giúp đỡ cho gia đình. Nhưvậy nghèo đói được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến các gia đình cho con em của mình đi làm giúp việc.

Gia đình có mức sống trung bình và khá giả cũng cho con đi làm giúp việc

Nhưđã đề cập ở trên, không chỉ các gia đình nghèo đói mới cho con đi làm thuê giúp việc gia đình, mà có đến 45,8% gia đình có mức sống trung bình và khá giả cũng có con đi làm giúp việc. Điều này hoàn toàn trái ngược với một số quan điểm hiện có về lao động trẻ em. Ví dụ, có quan điểm cho rằng lao động trẻ em chỉ xảy ra trong thế giới nghèo hay không thể loại trừ được lao động trẻ em trừ khi sự nghèo đói không còn nữa (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2000: 13-14). Trên thực tế, bên cạnh các nguyên nhân về kinh tế còn có các nguyên nhân phi kinh tế, nhất từ góc độ gia đình dẫn đến việc trẻ em phải đi làm giúp việc.

Trong nhiều gia đình, kể cả những gia đình có điều kiện về kinh tế, cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến con cái. Nhiều bậc cha mẹ mặc dù có điều kiện kinh tế nhưng vẫn bắt con nghỉ học để đi làm giúp việc. Họ chưa nhìn thấy tương lai của việc học hành của con cái mà chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế trước mắt nên cho con đi làm giúp việc sớm, nhất là ở Thanh Hoá.

“Có những gia đình kinh tế khá giả nhưng con cái vẫn phải đi do cha mẹ không quan tâm đến con cái.” (Nhóm nữ học sinh phổ thông (HSPT), xã NgưLộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá). “Gia đình chưa biết tác hại của việc bắt con cái đi làm osin, nên rất nhiều gia đình khá giả cũng cứ để con đi làm, họ chỉ nhìn lợi ích kinh tế trước mắt của gia đình.” (Nhóm nữ HSPT, xã Minh Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá).

Có sự khác nhau trong việc đầu tưcho việc học hành của trẻ em trai và trẻ em gái. Trong nhiều gia đình, cha mẹ không muốn cho con gái học lên cao. Theo họ, con gái không cần học, mà nên ở nhà đi kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thậm chí có nhiều gia đình không chỉ cho con gái nghỉ học mà chị em gái còn phải đi làm để có tiền cho anh, em trai của mình học.

“Con gái học làm gì, thôi ở nhà đi kiếm tiền nuôi gia đình.” (Nhóm nữ HSPT, xã Quảng Lưu, Quảng Xương, Thanh Hoá). “nông thôn không có việc làm nên chị ra nuôi em để ăn học.[...] Chị gái ế chồng hay chưa lấy chồng thì đi làm nuôi em ăn học ở Hà Nội.” (Nữ môi giới xã Minh Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá).

“Cháu phải ra đấy kiếm tiền về cho bố với cho các em ăn học.” (Trẻ em đang giúp việc gia đình, xã NgưLộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá).

Nguyên nhân của phân biệt này, theo nhưbà Carol Bellamy, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc là vì “sự phân biệt đối xử về giới dai dẳng và tế nhị ở hầu hết các xã hội, chính trẻ em gái là người phải hy sinh trước tiên, do bị nhập học muộn nhất và bị rời trường sớm nhất mỗi khi có vận hội gay go” (Bellamy, 2003: 9).

Một số cha mẹ bắt con gái nghỉ học đi làm giúp việc để có vốn khi đi lấy chồng, kể cả gia đình không có khó khăn gì về kinh tế.

“Nó là con gái nên không cho nó học, cho nó đi ở để làm kinh tế cho nó. Trước hết là cho gia đình sau đó là làm vốn cho các cháu.” (Nam, cán bộ xã, xã Minh Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá). “Tôi phải động viên cháu đi để kiếm ít tiền, đến khi lấy chồng còn có ít vốn. Bây giờ con gái nhà nghèo là khó lấy chồng lắm cô ạ!” (Mẹ của trẻ em giúp việc, xã Đồng ích, Lập Thạch, Vĩnh Phúc).

Tóm lại, nhận thức hạn chế của cha mẹ, việc coi trọng và thiên vị con trai trong gia đình, sức ép về vốn cho con gái khi đi lấy chồng là những nguyên nhân khiến trẻ em gái đi làm giúp việc. Trong tương lai, nếu nâng cao nhận thức của cha mẹ, thay đổi quan niệm về giá trị của con trai và con gái và giảm sức ép về của hồi môn có thể sẽ giảm thiểu số lượng trẻ em ra thành phố làm giúp việc gia đình.