• Không có kết quả nào được tìm thấy

ả nh hưởng đến học tập và sức khỏe

học tập của các em. Phải nghỉ học giữa chừng để ra thành phố kiếm sống là điều phổ biến ở nhóm trẻ em lang thang và nhóm làm nghề giúp việc gia đình (Bộ LĐ-TB-XH, 2001; ILO, 2006). Ngay cả đối với các công việc nội trợ trong gia đình, các công việc đồng áng không mang tính chất nguy hiểm, nặng nhọc, nhưng nếu nhưtrẻ em phải làm việc trong thời gian kéo dài thì việc học tập của các em vẫn bị ảnh hưởng cả về chất lượng/ kết quả học tập cũng nhưsố năm đến trường. Các em ở nông thôn chịu nhiều ảnh hưởng rõ nét hơn trẻ em đô thị và trẻ em gái chịu nhiều tác động hơn trẻ em trai, do đặc điểm các công việc mà trẻ em gái đang thực hiện tốn nhiều thời gian hơn (Nguyễn Hồng Quang, 2004; Đặng Bích Thủy, 2006) .

Về sức khoẻ, các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc lao động trong thời gian kéo dài của trẻ em sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Theo Bộ LĐ-TB-XH, yếu tố tác động rõ nhất đối với sức khỏe ở nhóm vị thành niên đang tham gia hoạt động kinh tế thể hiện ở cường độ lao động có xu hướng tăng, thời gian làm việc kéo dài (Bộ LĐ-TB-XH, 2001). Cuộc khảo sát trẻ em giúp việc gia đình ở tp Hồ Chí Minh (sđd) đã phản ánh rằng trẻ em trong mẫu điều tra bị tổn thương rất nhiều về tâm lý và thể chất. Nhiều em bị thương hoặc bị bệnh nhưng không được chữa trị (52,8% trong mẫu điều tra) (ILO, 2006). Tương tự, đối với những trẻ em trai và trẻ em gái lao động lang thang luôn phải sống trong sự sợ hãi, thiếu ăn, thiếu tình thương, bị bệnh tật, không được người thân chăm sóc, tinh thần bất ổn (Khuất Thu Hồng và cộng sự, 2007). Những điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của các em và là nguy cơ đối với cả trẻ em trai và trẻ em gái.

Đối với trẻ em gái làm nghề mại dâm, nguy cơ bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là rất cao. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, trong số trẻ em làm nghề mại dâm tuổi dưới 18, hầu hết các em bị mắc các bệnh này. Đặc biệt, có tới 70,3% các em bị mắc các bệnh nguy hiểm như: lậu, giang mai (17,8%); bị nghiện ma túy (32,3%) và HIV/AIDS (20%) (Đỗ Năng Khánh, 2002). Đối với các em trai làm nghề mại dâm, nguy cơ bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng rất cao. Rất tiếc, hiện chưa có số liệu chính thức về vấn đề này.

Nhưvậy, lao động trẻ em có thể đặt ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cả trẻ em gái và trẻ em trai về học tập và sức khỏe. Những bằng chứng cho thấy trẻ em gái có xu hướng chịu những tác động tiêu cực rõ ràng hơn trẻ em trai trong các vấn đề liên quan đến hoc tập và sức khoẻ.

Tóm lại, trẻ em trai và trẻ em gái đều tham gia vào các hoạt động kinh

tế tạo thu nhập (hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp) để đóng góp vào thu nhập gia đình. Kết quả của các cuộc nghiên cứu đã phản ánh những khác biệt về sự tham gia và mức độ tham gia của trẻ em trai và trẻ em gái trong các loại hình lao động cũng nhưsự khác biệt điều kiện lao động, các rủi ro và những tác động tiêu cực mà các em đang trải nghiệm, theo hướng trẻ em gái ở vào vị trí thiệt thòi hơn so với trẻ em trai trên một số khía cạnh, mặc dù điều này có thể không phù hợp với mọi trường hợp. Một số sự khác biệt mang tính bất bình đẳng giới thể hiện ở cơ hội đến trường của trẻ em gái bị hạn chế hơn so với trẻ em trai và ảnh hưởng đến việc học tập nhiều hơn do trẻ em gái phải tham gia lao động nhiều hơn và công việc mà trẻ em gái làm cũng đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn. Điều này có thể dẫn đến các bất bình đẳng giới khác trong tương lai, khi trẻ em gái lớn lên có trình độ học vấn thấp hơn trẻ em trai.

Cả trẻ em trai và trẻ em gái đều phải đối mặt với những khó khăn và tác động tiêu cực từ những điều kiện lao động bất lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng nhưsự phát triển của các em. Việc đánh giá mức độ của những bất lợi về điều kiện lao động, các nguy cơ và rủi ro cũng như các hệ quả trước mắt và lâu dài của những rủi ro này trong mối tương quan giới đối với trẻ em trai và trẻ em gái còn gặp khó khăn, vì các số liệu hiện có chưa đủ điều kiện để đưa ra kết luận khách quan và chính xác. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu hiện có cũng phần nào phản ánh xu hướng trẻ em gái đang có nguy cơ phải chịu nhiều điều kiện bất lợi hơn về điều kiện lao động và các rủi ro cũng mang tính gay gắt hơn, đặc biệt đối với nhóm trẻ em gái lang thang và làm nghề mại dâm.

Một số vấn đề rất cơ bản hỗ trợ cho việc phân tích các vấn đề giới trong lao động của trẻ em Việt Nam chưa được quan tâm nghiên cứu sâu, ví dụ sự khác biệt về tâm thế lao động, các nhu cầu và các vấn đề đặc trưng của trẻ em trai và trẻ em gái trong các loại hình lao động. Sự thiếu hụt này vừa là hạn chế của các nghiên cứu lao động trẻ em, vừa là những gợi ý mang tính đề xuất cho các nghiên cứu chuyên sâu trong tương lai về các vấn đề giới trong lao động trẻ em, nhằm có thể cung cấp các cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định các chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng bình đẳng giới, hạn chế và tiến đến loại trừ những tác động tiêu cực trong các loại hình lao động của trẻ em trai và trẻ em gái, tạo điều kiện bình đẳng cho cả trẻ em trai và trẻ em gái trong việc tiếp cận các cơ hội về học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và phát triển của các em, góp phần tạo nên nền tảng bình đẳng giới chung cho toàn xã hội.n

Tài liệu tham khảo

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, UNICEF. 2002. Vấn đề phụ nữ và trẻ em thời kỳ 2001-2010. H.: Nxb. Lao động - xã hội.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Vụ Chính sách Lao động và Việc làm).

2001. Dự thảo Báo cáo Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam.

Dương Kim Hồng, Kenichi Ohmo. 2007. Trẻ đường phố Việt Nam. Trong: Giang Thanh Long, Dương Kim Hồng. 2007. Các vấn đề xã hội trong quá trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế ở Việt Nam. Tập 1. Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF)

Đỗ Năng Khánh. 2002. Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.Trong: Bộ LĐ-TB-XH, UNICEF. 2002. Vấn đề phụ nữ và trẻ em 2001- 2010.. Trang 177-195.

Đặng Bích Thủy. 2006. “Xã hội hóa trẻ em ở nông thôn miền núi qua lao động trong gia đình”. Tạp chí Xã hội học, số 1 (93).

ILO (Văn phòng tổ chức lao động quốc tế tại Hà Nội). 2004. Ngăn ngừa, cấm và xoá bỏ lao động trẻ em. Hà Nội.

ILO. 2006. Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khảo sát.

Nguyễn Văn Buồm, Jonathan Caseley. 1996. Khảo sát thực trạng trẻ em đường phố tại Hà Nội.Viện Nghiên cứu Thanh niên.

Nguyễn Hồng Quang. 2004. Lao động trẻ em dân tộc thiểu số- Trách nhiệm của gia đình và xã hội. Trong: Mai Quỳnh Nam cb. 2000. Gia đình, Trẻ em và Xã hội.. H.: Nxb. Chính trị quốc gia.

Theis Joachim and Hoang Thi Hien, SCF/UK. 1998. Gender and Child labour.

Theis Joachim and Hoang Thi Hien, SCF/UK. 1997. Lao động trẻ em ở Việt Nam- Từ nhà đến khai thác vàng.

Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. 1999. Trẻ em lao động làm thuê tại thành phố Hồ Chí Minh,

Nguyễn Phương Thảo. 2006. Báo cáo chuyên đề về Trẻ em đường phố. Trong Báo cáo đề tài cấp Viện Lao động trẻ em trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam: Tổng quan các nghiên cứu gần đây.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển, Viện Gia đình và Giới. 2006. Trẻ em giúp việc gia đình ở Hà Nội. Báo cáo kết quả khảo sát. Hà Nội.

Tổng cục Thống kê, Unicef. 2007. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2006 (Mics 2006). H.: Nxb. Thống kê.

Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội, Trường Tổng hợp Wollongong-Austrailia. 2000. Nghiên cứu lao động trẻ em ở Việt Nam 1992- 1998. H.:

Nxb. Lao động - Xã hội.

Vũ Ngọc Bình. 2000. Vấn đề lao động trẻ em. H.: Nxb Chính trị quốc gia.

Trẻ em làm thuê giúp việc:

gia đình và thái độ của cộng đồng

Phạm Thị Huệ, Lê Việt Nga

Viện Gia đình và Giới

Gia đình và Giới Số 6 - 2008

Tóm tắt: Thông qua việc khảo sát thực địa các gia đình có trẻ em đi làm giúp việc và bản thân trẻ đang làm giúp việc ở Hà Nội, bài viết tập trung phân tích nguyên nhân khiến trẻ đi làm thuê từ góc độ gia đình và thái độ của cộng đồng. Kết quả cho thấy nếu yếu tố ban đầu khiến trẻ đi làm giúp việc là kinh tế gia đình khó khăn thì nguyên nhân sâu xa lại không phải như vậy. Có những gia đình kinh tế khá cũng có con đi làm thuê giúp việc.

Các tác giả cho rằng nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định di cư của các em là nhận thức của cha mẹ cũng nhưquan niệm của cộng đồng. Nhìn chung, việc trẻ đi làm thuê giúp việc chủ yếu nhằm đáp ứng mong muốn của cha mẹ chứ không xuất phát từ bản thân trẻ. Tuy nhiên, trẻ ở nhóm tuổi càng lớn thì việc tự quyết định càng cao.

Từ khóa:Trẻ em giúp việc; Lao động trẻ em; Trẻ em di cư; Gia đình.