• Không có kết quả nào được tìm thấy

Loại hình công việc

hơn, bởi các chỉ báo về giới trong các thống kê chính thức thuộc lĩnh vực lao động trẻ em còn hạn chế và các nghiên cứu chuyên sâu về giới trong lao động trẻ em hiện cũng khá khiêm tốn. Tuy nhiên, với những số liệu hiện có từ các cuộc nghiên cứu, chúng ta có thể xem xét một số chiều cạnh cơ bản về giới trong lao động trẻ em nhưsự tham gia của trẻ em trai và trẻ em gái trong các loại hình lao động, điều kiện lao động và các tác động tới trẻ em trai và trẻ em gái.

Cũng cần phải nói rõ ở đây là cách hiểu và sự sử dụng thuật ngữ “lao động trẻ em” còn chưa được thống nhất giữa các công trình nghiên cứu.

Bài viết này khi phân tích các khác biệt giới trong lao động của trẻ em sẽ không chỉ giới hạn ở các loại hình lao động mang tính bóc lột, bị lạm dụng hoặc các công việc mang tính độc hại, nguy hiểm (như quan niệm về lao động trẻ em được một số tổ chức áp dụng) mà sẽ bao gồm cả các loại hình lao động không mang tính bóc lột, các công việc sản xuất, làm thuê và công việc nội trợ trong gia đình (một loại hình lao động tốn nhiều thời gian nhưng dễ bị bỏ qua trong khái niệm lao động trẻ em). Hay nói một cách khác, lao động của trẻ em được đề cập trong bài viết này bao gồm các hình thức lao động mà trẻ em đang thực hiện tại gia đình và ngoài gia đình, bao gồm các công việc được trả công và không được trả công, dưới hình thức bị lạm dụng và không bị lạm dụng.

Lao động của trẻ em hiện nay không chỉ đơn thuần là học hỏi, làm quen và rèn luyện các kỹ năng lao động (xã hội hóa các kỹ năng lao động), mà còn mang tính chất đóng góp kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp cho gia đình, và đối với một bộ phận trẻ em là để nuôi sống bản thân. Trẻ em trai và trẻ em gái cùng tham gia lao động, tuy nhiên những khác biệt mang tính quan niệm về sự phân công lao động theo giới trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo nên một số sự khác biệt về công việc của trẻ em trai và trẻ em gái, cả về tính chất, điều kiện lao động và mức độ tham gia, do vậy, trẻ em trai và trẻ em gái cũng chịu những tác động khác nhau từ quá trình lao động về sức khỏe, số năm đến trường, kết quả học tập, các cơ hội vui chơi giải trí và những vấn đề khác.

Phần dưới đây tập trung phân tích sự khác biệt giới trong lao động trẻ em về loại hình công việc, điều kiện lao động và những ảnh hưởng đối với việc học tập và sức khoẻ của trẻ em trai và trẻ em gái.

các hoạt động kinh tế giảm khá nhanh. Năm 1992-1993, tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế ở trẻ em trai là 40,1% và trẻ em gái là 42,3%; năm 1997-1998 tỷ lệ này là 29,0% đối với trẻ em trai và 29,6% đối với trẻ em gái.

Mặc dù không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của trẻ em trai và trẻ em gái, nhưng vẫn dễ nhận thấy một xu hướng là tỷ lệ trẻ em gái tham gia hoạt động kinh tế ở các nhóm tuổi đều cao hơn trẻ em trai, trừ nhóm tuổi từ 6-10 (xem Bảng 1).

Trong cuộc điều tra MICS 2006 (Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ do Tổng cục Thống kê và UNICEF phối hợp thực hiện), phân loại lao động trẻ em theo các hoạt động lao động được trả công và không được trả công, làm việc nội trợ, làm các công việc nông nghiệp hoặc kinh doanh hộ gia đình có thể cung cấp những số liệu cập nhật hơn về lao động trẻ em, mặc dù sự so sánh những nguồn số liệu này cũng chỉ là tương đối do cách phân loại các hình thức lao động trẻ em cũng nhưquy mô và cách tính mẫu khác nhau của các cuộc điều tra (xem Bảng 2).

Số liệu trên cũng biểu hiện một xu hướng là mặc dù tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái tham gia lao động không có sự chênh lệch lớn nhưng tỷ lệ trẻ em gái tham gia lao động vẫn cao hơn trẻ em trai.Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em gái làm các công việc nội trợ nhiều hơn hẳn so với trẻ em trai. Việc tỷ lệ trẻ em gái tham gia các hoạt động kinh tế và công việc nội trợ nhiều hơn trẻ em trai sẽ dẫn đến sự khác biệt giới về thời gian học hành và vui chơi giải trí.

Những cuộc điều tra mẫu với quy mô nhỏ hơn cung cấp một số thông tin cụ thể hơn về sự tham gia của trẻ em trai và trẻ em gái trong các loại hình công việc như: lao động trẻ em tại các cơ sở sản xuất- kinh doanh-Bảng 1. Tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi và giới tính

(% dân số trẻ em trong nhóm tuổi)

dịch vụ; lao động trẻ em lang thang; trẻ em làm nghề giúp việc gia đình;

lao động trẻ em trong gia đình và làm việc nhà; trẻ em làm nghề mại dâm các hình thức lao động tồi tệ khác. Đáng chú ý là trong tất cả các hình thức lao động này đều có sự tham gia của cả trẻ em trai và trẻ em gái. Một số nghề vẫn thường được quan niệm là phù hợp với nam giới nhưng trẻ em gái cũng đang làm thuê để kiếm tiền, ví dụ nhưnghề cơ khí, chế biến nhựa, sản xuất đồ gia dụng, các công việc về điện (quấn mô tơ, lắp các linh kiện về điện), những công việc độc hại như khai thác than. Còn một số nghề nhưphụ giúp bán hàng, chế biến thực phẩm, giúp việc gia đình được quan niệm là nghề của nữ giới thì vẫn có sự tham gia của trẻ em trai (Học viện Thanh thiếu niên, 1999; Viện KHLĐ & các vấn đề xã hội, Trường Tổng hợp Wollongong - Australia, 2000; ILO, 2006).Tuy nhiên, khi xem xét sự tham gia của trẻ em gái và trẻ em trai trong từng loại hình công việc này ta thấy vẫn tồn tại sự khác biệt giữa hai giới.

Những loại hình công việc trẻ em gái tham gia nhiều hơn trẻ em trai Trẻ em gái có xu hướng làm các công việc nội trợ trong gia đình, các công việc đồng áng và sản xuất tại hộ gia đình nhiều hơn trẻ em trai. Với công việc làm thuê bên ngoài, nghề giúp việc gia đình thu hút chủ yếu là trẻ em gái. Mại dâm trẻ em cũng được ghi nhận là một hình thức lao động tồi tệ xảy ra nhiều hơn đối với trẻ em gái.

Theo kết quả nghiên cứu về Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh do tổ chức ILO phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Nâng cao Chất lượng cuộc sống thực hiện vào năm 2005 cho thấy giúp việc gia đình là loại nghề mà

Bảng 2. Tỷ lệ lao động trẻ em từ 5-14 tuổi tham gia vào các hoạt động lao động chia theo loại công việc (%)

trẻ em nữ chiếm ưu thế. Với phương pháp phân tầng và lựa chọn tổ dân phố khảo sát một cách ngẫu nhiên, nhóm khảo sát đã phát hiện 39 trẻ em làm nghề giúp việc gia đình ở 200 tổ dân phố. Dựa vào phương pháp thống kê với hệ số gia quyền, cuộc nghiên cứu này ước tính số trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở TP HCM vào thời điểm điều tra là 2.162 trẻ, trong đó 69,7% là trẻ em gái và 30,3% là trẻ em trai. Các em trai được thuê để làm những công việc đòi hỏi sức lực nhưbưng bê - đối với gia chủ làm nghề buôn bán. (ILO, 2006).

Điều tra về Trẻ em giúp việc gia đình ở Hà Nội cũng vào năm 2005, do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển phối hợp với Viện Gia đình và Giới thực hiện cũng đưa ra nhận định về xu hướng “nữ giới hoá” của loại hình lao động làm thuê này (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển, Viện Gia đình và Giới, 2006).

Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình thường được thuê để làm các công việc nội trợ trong gia đình nhưđi chợ, nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc người già, trông trẻ em, và có thể tham gia các hoạt động kinh tế khác của gia đình chủ thuê như phụ giúp bán hàng. Những công việc này đồng thời cũng thường được xã hội quan niệm là các công việc của phụ nữ và phù hợp với phái nữ, do vậy có thể đây là một trong những lý do quan trọng cho xu hướng “nữ giới hóa” của loại hình lao động này.

Tương tự, trẻ em gái tham gia các hình thức lao động sản xuất trong quy mô gia đình bao gồm các công việc việc đồng áng và sản xuất, dịch vụ... và làm công việc nội trợ như nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, bế em v.v.. nhiều hơn trẻ em trai. Theo Joachim Theis và Hoàng Thị Huyền (1998), nhìn chung mọi hoạt động trong gia đình có thể do trẻ trai làm và có thể do trẻ gái làm, nhưng tần số mà trẻ em trai làm hay trẻ em gái làm một số loại việc lại phụ thuộc vào quan điểm cho công việc đó là của giới nào. Mặc dù trẻ trai có thể làm được việc nhà hoặc cấy lúa, nhưng hầu hết bọn trẻ đều nói chúng không thích làm những việc đó vì đó là “việc con gái”. Khi phải làm, chúng làm một cách miễn cưỡng, bởi vì không còn ai khác trong nhà để làm việc đó. Ngược lại thì các em gái lại không diễn đạt được những công việc mà mình không thích bằng các “thuật ngữ giới” như vậy. Tuy nhiên, trẻ gái có xu hướng làm việc nhiều giờ và làm những việc mất nhiều thời gian hơn, còn trẻ trai thì làm những công việc đòi hỏi phải có sức lực hơn.

Những năm gần đây, phân công lao động trong gia đình có thay đổi ít nhiều và mang tính linh hoạt hơn, tuy nhiên, nhìn chung, trẻ em gái vẫn

có xu hướng phải làm những công việc nội trợ và những công việc đồng áng mất nhiều thời gian hơn trẻ em trai trong khi trẻ em trai thường đảm nhận các công việc đòi hỏi sức khỏe cơ bắp nhiều hơn trong các công việc sản xuất (Đặng Bích Thủy, 2006).

Tác giả Nguyễn Hồng Quang (2004) trong nghiên cứu về lao động trẻ em dân tộc thiểu số đã phản ánh rằng những công việc mà trẻ em làm trên địa bàn điều tra là rất đa dạng, từ những việc không tên trong nhà đến việc sản xuất ngoài nương rẫy, đi làm thuê ở bên ngoài, bán hàng, vác hàng.

Nét đặc thù của lao động trẻ em miền núi thể hiện ở chỗ sự phân công lao động theo giới rõ hơn trong các công việc truyền thống của người dân tộc như làm nương, dệt vải, thêu thùa - các em nữ, chăn trâu, làm đất, phát nương - các em nam.

Đối với hình thức lao động tồi tệ- trẻ làm nghề mại dâm, những số liệu hiện có đã phản ánh xu hướng trẻ em gái đang tham gia hình thức lao động này nhiều hơn hẳn trẻ em trai (mặc dù không có điều tra/báo cáo nào nêu được con số cụ thể về tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái đang làm nghề này).

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, số lượng gái mại dâm tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ đáng kể. Cuộc điều tra đối tượng 2000 gái mại dâm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2000 cho thấy, 70%

gái mại dâm dưới 25 tuổi, trong đó, có tới 13,6% dưới 18 tuổi (Dẫn theo Đỗ Năng Khánh, 2002).

Những loại hình lao động trẻ em trai tham gia nhiều hơn

Trẻ em trai có xu hướng tham gia vào đội ngũ lao động thang thang trên đường phố và lao động làm thuê ở các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ (SX-KD-DV) tưnhân nhiều hơn so với trẻ em gái.

Cuộc Điều tra trẻ em lao động làm thuê tại thành phố Hồ Chí Minh do Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tiến hành với sự tài trợ và cộng tác của tổ chức Save the Children vào năm 1997-1998 trên địa bàn thuộc 14 phường tại 8 quận với số lượng gần 400 em tham gia phỏng vấn cho thấy trẻ em trai làm thuê nhiều hơn trẻ em gái đối với các nghề điện (62,5% so với 37,6%), nghề chế biến thực phẩm (67,7% so với 42,3%); nghề dịch vụ nhà hàng (70,7% so với 29,3%), nghề cơ khí, đột dập (54,5% so với 45,5%) (Học viện Thanh thiếu niên, 1999:5).

Tương tự, Điều tra về Trẻ em làm việc thuê được tiến hành vào năm 1998 với 265 trẻ em do Trung tâm Thông tin Thống kê Lao động - Xã hội (Bộ Lao động) tiến hành cho thấy trong mẫu điều tra tỷ lệ trẻ em trai cao hơn ở các nghề đánh bắt thủy sản (94,3% trẻ em nam so với 5,2% trẻ em

gái), nghề xây nhà (87,9% so với 12,1%), sản xuất gốm, gạch, ngói (62,8% so với 37,2%), vật liệu xây dựng (67,9% so với 32,1%), khai thác cát mỏ (56,3% so với 43,7%). Đặc biệt, nghề độc hại nhưnhưhàn đắp kim loại, gò rèn kim loại, các em nam chiếm tuyệt đối (100%) (Viện KHLĐ

& các vấn đề xã hội, Trường Tổng hợp Wollongong- Australia, 2000: 92).

Điều này một mặt khẳng định, nhìn chung, trẻ em trai đang làm thuê những công việc nặng nhọc, độc hại nhiều hơn trẻ em gái, nhưng mặt khác cũng cho thấy trẻ em gái cũng tham gia một số nghề nặng nhọc, nhưnghề xây dựng, sản xuất gạch ngói, cơ khí, đánh bắt hải sản - vốn vẫn thường được cho là của phái nam.

Về lao động trẻ em lang thang (trên đường phố), theo những số liệu đã công bố, tỷ lệ trẻ em trai luôn cao hơn trẻ em gái. Theo điều tra của Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em thực hiện tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, đối với thành phố Hà Nội: tỷ lệ trẻ em trai chiếm đa số: 76,8% so với trẻ em gái 23,2%; và đối với thành phố Hồ Chí Minh: trẻ em trai chiếm 62,9% và trẻ em gái chiếm 37,1%. Còn theo kết quả điều tra 2.345 trẻ em lang thang ở 17 tỉnh của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 1995 cho thấy số trẻ nam chiếm 69,89%, nữ 30,11% (Nguyễn Phương Thảo, 2006).

Vác hàng thuê cũng là một nghề thu hút nhiều trẻ em, bao gồm khuân vác vật liệu xây dựng (ở các cơ sở khai thác và buôn bán) nhưbốc vác vật liệu nhưcát, gạch, ngói, xi măng lên hoặc xuống xe vận tải; vác hàng lậu qua biên giới. Cả trẻ em trai và trẻ em gái đều tham gia nghề này, tuy nhiên, số lượng trẻ em trai thường đông hơn và các em cũng thường phải vác nặng hơn em gái (Bộ LĐ-TB-XH, 2001; Nguyễn Hồng Quang, 2004).