• Không có kết quả nào được tìm thấy

hút” từ nơi nhập cư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng di cưcó nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do cuộc sống khốn khó ở quê hương và mong muốn một cuộc sống tốt hơn, một mức thu nhập cao hơn ở thành thị để nâng cao cuộc sống của bản thân cũng nhưgia đình. Song cuộc sống ở thành thị không phải là “thiên đường”nhưmột số người vẫn lầm tưởng, ở đó vốn chứa đựng không ít những khó khăn, nguy hiểm mà người di cư luôn phải sẵn sàng đối mặt với nó, bởi di cư là một quá trình mà tự nó cũng đặt ra những đòi hỏi nhất định cho những người tham gia vào quá trình này.

Tính lưu động địa lý của người dân dẫn đến những trao đổi tương tác về mặt kinh tế, xã hội và văn hoá cũng nhưsự xuất hiện của các hình thức tổ chức xã hội mới, góp phần làm biến đổi mối quan hệ nhà nước và xã hội (Nga My, 1997; Lê Bạch Dương, 1998).

Một trong những điểm đáng chú ý là mạng lưới xã hội của người dân di cư, qua một số nghiên cứu cho thấy hầu hết họ không tìm kiếm sự trợ giúp từ các tổ chức chính thức mà chủ yếu dựa vào các quan hệ xã hội do họ tự tạo nên. Mạng lưới này bao gồm những quan hệ gia đình, họ hàng, thân tộc, đồng hương tạo nên sự hoà nhập của cư dân trong môi trường sống đô thị, đồng thời tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa nơi đi và nơi đến.

Việc người lao động cùng quê mách bảo và theo nhau ra thành phố làm ăn, sinh sống là một trong nhiều biểu hiện hoạt động của mạng lưới di dân.

Chính mạng lưới này đã dẫn dắt, hỗ trợ, cưu mang người mới đến thành phố vượt qua những khó khăn ban đầu nhưgiúp đỡ tìm việc làm hoặc nơi ăn, chốn ở, góp phần giảm bớt cái giá của sự di chuyển. Một tác giả đã chỉ ra vai trò vô cùng quan trọng của mạng lưới xã hội trong di cư: “một mạng lưới di dân đã được phát triển thì tự nó sẽ duy trì các dòng chuyển cư từ nông thôn ra thành phố dưới phương thức tự quản và tự điều chỉnh, không cần có sự can thiệp từ bên ngoài”(Đặng Nguyên Anh, 1998).

Có thể nói, di cư là quá trình chọn lọc của các cá thể có những đặc trưng nhất định. Nghiên cứu các đặc trưng này là vấn đề quan trọng để đánh giá đúng tác động và kết quả của di dân. Sự chọn lọc về lứa tuổi và giới tính là một trong những tác động nhân khẩu của di cư. Đại đa số cư dân tìm đến các thành phố thuộc nhóm tuổi dưới 40. Không ít người là thanh niên chưa xây dựng gia đình và ở vào độ tuổi sung sức nhất. Do sự hấp dẫn của cuộc sống thị thành, và tâm lý không muốn gắn với nghề nông chân lấm tay bùn, thu nhập thấp.

Trong mỗi quá trình di cư, người dân luôn phải có những sự chuẩn bị nhất định bởi di dân là một hành vi có tính toán lý trí, thể hiện sự mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cưhoặc của gia đình họ tại nơi định cưmới. Phần lớn những người di cưđều cố gắng giảm tới mức tối thiểu những rủi ro do di chuyển đến môi trường mới. Nơi nào rủi ro càng thấp và tiềm năng bù đắp chi phí càng cao thì sức hút chuyển đến vùng đó càng cao và ngược lại (Phillip Guest, 1998; Đặng Nguyên Anh, 1997).

Tác động kinh tế - xã hội của di cưtự do

Dưới góc độ tiếp cận lý thuyết, tác giả Phillip Guest cho rằng di dân có thể coi là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm tái phân bố lao động

giữa các vùng lãnh thổ, bảo đảm sự liên kết về cơ hội, về việc làm và lượng lao động dưthừa giữa các vùng khác nhau; hoặc là di dân được xem như là kết quả của sự phát triển không cân đối về cơ cấu của thị trường lao động, đã tạo cơ hội cho những người di cưđến làm các công việc có điều kiện phát triển hơn và nhưvậy có thể gây ra thiếu lao động tại các vùng xuất cư. Có sự khác biệt trong việc đánh giá hiệu quả của di dân. Một mặt những người di cưbị đổ lỗi là mang sự nghèo khổ đến các đô thị. Mặt khác thông qua việc làm có ích, di dân được coi là một cơ hội thành công cho cá nhân di cư, đồng thời có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của các đô thị (Phillip Guest, 1998).

Xét trên góc độ phát triển và bình đẳng xã hội, di dân có những đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, thiếu lao động ở các đô thị và khu công nghiệp, và là một lối thoát nghèo (Nguyễn Thanh Liêm, 2006). Quá trình di dân đem lại hiệu quả rõ rệt về mặt kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, di dân có vai trò rất lớn trong việc điều tiết vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế, đảm bảo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế giữa các vùng. Nguồn lao động chuyển cư đến nơi cưtrú mới không chỉ góp sức để xây dựng phát triển kinh cho vùng nhập cưmà còn góp phần tăng thu nhập cho các vùng xuất cư tạo điều kiện cho các vùng xuất cưtăng diện tích canh tác theo đầu người, tăng thu nhập đầu người, nâng cao mức sống cho nhân dân, giảm sự cách biệt về mức sống giữa các vùng. Đồng thời di dân còn ảnh hưởng rất lớn đến tiền công lao động, thu nhập và việc của các vùng xuất cư, nhập cư (Hoàng Văn Chức, 2004). Nhưvậy, có thể thấy rõ ràng hiệu quả kinh tế của di dân tự do, không chỉ là người dân di cưnhằm tìm kiếm một cuộc sống khá hơn, nguồn thu nhập cao hơn mà còn có tác động đến việc tăng thu nhâp cho quê hương của họ và tăng nguồn lao động cho các đô thị. Trên thực tế không thể phủ nhận những tác động tích cực do lao động di cưmang lại. Những người di cư không có tay nghề đã góp phần giải quyết phần lớn các công việc được cho là nguy hiểm, khó khăn và bụi bặm mà người dân thành phố không muốn làm. Di cư nông thôn-đô thị đang góp phần đáng kể vào việc cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, tạo vốn kiến thiết cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn hiện nay.

Bên cạnh lợi ích kinh tế, người lao động nông thôn từ thành phố trở về còn mang theo những tri thức và nhận thức mới gắn liền với nhịp sống văn minh của thành phố. Họ còn mang theo mình một ý thức làm giàu, các thang giá trị mới trong lối sống mà có thể trước đó chưa từng tồn tại ở làng

quê. Ngay cả nhận thức và thái độ đối với vấn đề sinh đẻ kế hoạch hoá gia đình cũng biến đổi nhanh hơn cùng với quá trình di chuyển. Cùng với tác dụng nâng cao dân trí, di cư nông thôn-đô thị còn là biện pháp tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho khu vực nông thôn, góp phần vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo.

Tuy nhiên, trong những năm qua, cuộc tranh luận về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hiện tượng di cư, đặc biệt đối với khu vực đô thị đã trở nên ngày càng gay gắt. Dù đã có sự nhận biết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá, song chính quyền, cả ở trung ương và các địa phương đều lo ngại về các xu hướng di cưhiện nay. Tình trạng quá đông đúc và nghèo đói đã thấy rõ ở các thành phố lớn và có một số nhận định cho rằng làn sóng những người di cư mới làm cho tình hình tồi tệ hơn. Có nhiều lo ngại về hiện tượng dân cưgây mất trật tự xã hội và phạm tội khi họ chuyển đến sống ở thành phố, v.v.. (UNFPA, 2007).

Nhưvậy đã đến lúc cần phải có cách nhìn nhận, đánh giá về những tác động của di cưđúng với những gì mà quá trình này mang lại. Từ trước đến nay, di cưvà những người nhập cư tự do vẫn thường được xem là vấn đề nhức nhối, bị coi là đem lại nhiều tác động tiêu cực đối với đô thị, nhưng trên thực tế, bên cạnh những tác động tiêu cực, quá trình này còn đem lại những đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển của đô thị của quốc gia. Vì vậy di cưtự do cần được nhìn nhận một cách khách quan hơn, tích cực hơn.