• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tóm lại, trẻ em làm thuê giúp việc xuất thân trong gia đình có qui mộ thuộc loại trung bình. Nguồn thu nhập chủ yếu của đa số gia đình là từ hoạt động nông và ngưnghiệp. Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ em đi làm giúp việc là kinh tế gia đình khó khăn nhưng nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định di cưcủa các em là nhận thức của cha mẹ cũng như quan niệm của cộng đồng. Mong muốn lớn nhất của gia đình có con đi làm giúp việc là trẻ em có thể đi làm kiếm tiền trợ giúp gia đình vài năm trước độ tuổi lấy chồng sau đó muốn cho con mình về quê lấy chồng và có việc làm ổn định ở quê.

Nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình ra quyết định di cưphổ biến với trường hợp trẻ em làm thuê giúp việc ở Hà Nội là mẹ các em (chứ không phải chính bản thân các em) là người quyết định chính đối với việc con đi làm giúp việc. Bên cạnh đó, cộng đồng những người sống cùng quê nhìn chung có thái độ đồng tình, ủng hộ việc trẻ đi làm giúp việc gia đình, thậm chí ở nhiều địa phương hiện tượng này trở thành phong trào. Rõ ràng là để giảm

thiểu số trẻ em đi làm giúp việc trong tương lai, các chính sách ban hành nên tác động không chỉ vào gia đình mà cả cộng đồng nhằm thay đổi nhận thức của người dân, từ đó thay đổi xu hướng cha mẹ quyết định cho trẻ nghỉ học và đi làm thuê. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện để người dân nâng cao đời sống kinh tế và đa dạng hoá các hình thức kiếm sống tại địa phương cũng sẽ góp phần tích cực vào việc hạn chế hiện tượng trẻ đi làm thuê giúp việc.n

Tài liệu tham khảo

Bộ Lao động thương binh và xã hội. 2000. Tìm hiểu Công ước về cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.H.:

Nxb. Lao động - Xã hội.

Bellamy, Carol. 2003. Tình hình trẻ em thế giới 2004: Trẻ em gái, giáo dục và phát triển. Hà Nội: UNICEF.

Boyden, J. 1990. “Childhood and the Policy Makers: A Comparative Perspective on the Globalization of Chilđhood.

De Lay, B. 1999. The situation of domestic girl workers in Sevaré and Mopti.

Final results from a joint study sponsored by DRAS, SCF-UK and UNICEP.

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Radda Barnen. 1998. Lao động trẻ em làm thuê tại thành phố Hồ Chí Minh.

Mai Huy Bích. 2004. “Người làm thuê việc nhà và tác động của họ đến gia đình thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội”. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4.

Mai Huy Bích. 2005. “Trẻ em giúp việc gia đình và những khó khăn trong quá trình hoà nhập với điều kiện sống và làm việc ở Hà Nội”. Trong Trẻ em giúp việc gia đình ở Hà Nội. Viện Gia đình và Giới.

Nguyễn Kim Hà. 2005. “Giới thiệu chung về nghiên cứu Trẻ em giúp việc gia đình ở Hà Nội”. Trong Trẻ em giúp việc gia đình ở Hà Nội. Viện Gia đình và Giới.

Nguyễn Thị Vân Anh et al. 2000. Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội.

H.: Nxb. Chính trị quốc gia.

Nhóm công tác khu vực về lao động trẻ em. 2001. Lao động trẻ em cùng nhau trao đổi thông tin: Làm thế nào để trao đổi thông tin chống lại những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. RWG-CL

Pham Van Bich. 1999. The Vietnamese Family in Change: The Case of the Red River Delta. Surrey: Curzon Press.

SCF (UK). 1998. Lao động trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh.

SCS (Sweden). 2000. Children in domestic service in Hanoi. Hanoi: Political Publishing House.

Vũ Ngọc Bình. 2000. Vấn đề lao động trẻ em.H.: Nxb. Chính trị quốc gia.

YRI, Radda Barnen. 1999. Possibilities of reuniting street working children with their families.

Phòng ngừa bạo lực gia đình

Sandra M. Stith (chủ biên), NXB Haworth Gia đình và Giới

Số 6 - 2008

Nghiên cứu về phòng ngừa bạo lực gia đình - Tại sao?

Bạo lực gia đình là một vấn đề lớn trong xã hội Mỹ, nó phá vỡ không ít các gia đình và để lại nhiều di chứng cho xã hội. Theo Rennison &

Welchans (2000), ước tính mỗi năm tại Mỹ có khoảng 1.000.000 trường hợp bạo lực gia đình xảy ra đối với nữ và 150.000 vụ đối với nam. Hai mươi năm qua, trong khi có khá nhiều nghiên cứu về thủ phạm, nạn nhân, các yếu tố nguy cơ và cách đối mặt với bạo lực gia đình thì nghiên cứu về cách phòng ngừa vẫn còn khá ít và sơ sài.

Mặc dù phòng ngừa được coi là mục tiêu trung tâm trong hầu hết các chiến lược can thiệp chống bạo lực gia đình, việc triển khai công tác này vẫn nằm trên bàn giấy. Chalk & King (1998), trong một ấn phẩm có tên Lời Toà soạn: Bạo lực gia đình là một chủ đề không mới. Tuy nhiên, vấn đề phòng ngừa bạo lực gia đình dường nhưchưa được quan tâm thích đáng. Với mục tiêu ngăn chặn bạo lực gia đình ngay từ khi nó chưa xuất hiện, Cuốn sách Phòng ngừa bạo lực gia đình (Prevention of Intimate Partner Violence) là kết quả của Hội nghị chuyên đề về phòng tránh bạo lực gia đình được tổ chức tại Mỹ tháng 5 năm 2002. Sách xoay quanh vấn đề làm thế nào để thay đổi cách nghĩ, cách hỗ trợ của cá nhân và cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực gia đình. Sách dày 257 trang, hiện có tại Thưviện Viện Gia đình và Giới.

Toà soạn xin giới thiệu với bạn đọc những vấn đề đặt ra trong các nghiên cứu về phòng ngừa bạo lực gia đình hiện nay và những yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình từ cuốn sách Phòng ngừa bạo lực gia đình.

Từ khoá: Phòng ngừa bạo lực gia đình; Bạo lực gia đình; Gia đình.

“Bạo lực trong gia đình: Các chương trình phòng và trị” của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia, nhấn mạnh: “Trong đa số các trường hợp, người ta chỉ can thiệp sau khi bạo lực gia đình đã xảy ra… Có quá ít các biện pháp phòng ngừa”. Ngay cả trong lĩnh vực y tế, nguồn lực dành cho công tác phòng ngừa cũng chỉ chiếm 1% tổng số (Kurst-Swanger & Petcosky). Với nguồn kinh phí eo hẹp và một lượng ngày càng gia tăng các vụ bạo lực gia đình, các nhà hoạch định chính sách không có nhiều lựa chọn. Khó ai có thể dành nhiều tiền của và công sức cho những việc có thể sẽ chẳng xảy ra. Do vậy, việc thiếu hụt các nghiên cứu về hiệu quả của công tác phòng ngừa âu cũng là điều dễ hiểu.

Hầu hết các nghiên cứu cho tới nay đều tập trung vào việc xác định phạm vi, đối tượng và tác động của bạo lực gia đình. Gần đây, các nghiên cứu bắt đầu đánh giá hiệu quả các loại hình can thiệp trên bình diện pháp luật và y tế, nhằm ngăn chặn việc tái diễn các hành vi bạo lực. “Thất bại của các can thiệp y học và tình trạng gia tăng chi phí giải quyết hậu quả của bạo lực đã thúc đẩy sự ra đời của một loạt các chính sách phòng ngừa”

(Daro, Edleson, & Pinderhughes, 2004, tr. 289). Tuy nhiên, những chính sách này đưa ra một mô hình quá mức cần thiết, trong đó nhấn mạnh vào việc kết tội và trừng phạt. Hiển nhiên, các nhà hoạt động xã hội nhìn nhận nghiên cứu can thiệp là cồng kềnh và tốn kém. Bản thân các nhà nghiên cứu cũng băn khoăn về hiệu quả của các chương trình này trong công tác phòng ngừa. Kết quả là, theo Guterman (2004), mâu thuẫn về nhu cầu giữa các nhà hoạt động xã hội, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách ngày càng gia tăng. “Các nhà nghiên cứu phải đối mặt với áp lực rằng mọi hoạt động nghiên cứu đều phải thiết thực. Kết quả nghiên cứu khi chuyển giao cho các nhà hoạt động xã hội phải dễ tiếp cận, hữu dụng và khả thi. Các nhà hoạt động xã hội và các nhà hoạch định chính sách thì buộc phải cam kết rằng chiến lược của họ phải được xây dựng và đánh giá một cách chính xác và tối ưu, đem lại lợi ích cho đại bộ phận công chúng và đối tượng mà họ hướng tới” (Guterman, 2004, tr. 311).

Trong khi các chương trình phòng ngừa bạo lực gia đình đang dần tăng lên thì nghiên cứu về tính hữu hiệu của chúng vẫn còn rất thiếu. Nhiều bài viết đã đề cập đến những hạn chế của các nghiên cứu (ví dụ, Babcock &

La Taillade, 2000; Edleson & Tolman, 1992). Các nhà nghiên cứu phòng ngừa phải đánh giá hiệu quả các can thiệp khi mà hành vi bạo lực chưa, thậm chí chưa từng xuất hiện. Trong khi chưa thể khẳng định được hiệu quả thực sự của các chương trình phòng ngừa, thì cách làm phù hợp là tìm hiểu các hợp phần cũng nhưđặc điểm của các can thiệp được coi là hiệu quả nhất từ trước đến nay trong việc làm thay đổi thái độ, niềm tin, ý định có liên quan đến bạo lực (Schewe, 2002). Với mục đích này, các tác giả

của “Phòng ngừa bạo lực gia đình”, vốn là các nhà nghiên cứu và các chuyên gia y tế, đã tiến hành khảo sát nhiều chương trình phòng ngừa bạo lực được coi là hiệu quả nhất, từ đó tìm kiếm bài học kinh nghiệm cho các nghiên cứu sau này.

Các yếu tố nguy cơ của bạo lực gia đình

Để xây dựng các biện pháp phòng ngừa phù hợp, một trong những yếu cầu quan trọng đặt ra là cần hiểu rõ các yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo lực gia đình. Với khung lý thuyết đa nhân tố, người ta chứng minh rằng bạo lực gia đình không đơn giản do một nhân tố bất kỳ nào gây ra, ví dụ như rối loạn chức năng tâm lý cá nhân, mà bắt nguồn từ hệ quả của những tương tác giữa cá nhân với môi trường. Lý thuyết sinh thái học lồng ghép của Dutton (1995) trong nghiên cứu về bạo lực gia đình là một gợi ý cho các can thiệp có tính phòng ngừa. Lý thuyết khảo sát 4 cấp độ yếu tố liên quan đến đối tượng gây bạo lực và môi trường sống của họ. Đó là: nhóm vĩ mô, nhóm ngoại vi, nhóm vi mô và nhóm phát triển cá thể. Nhóm vĩ mô bao gồm các giá trị văn hóa, tín ngưỡng nói chung. Nhóm ngoại vi bao gồm các cấu trúc/thể chế xã hội chính thức và phi chính thức, ví dụ như cộng đồng, bè bạn, hệ thống y tế... gắn kết cá nhân và gia đình họ với môi trường văn hóa bên ngoài. Nhóm vi mô có thể là nguồn gốc gia đình, tiền sử bạo lực, hậu quả của bạo lực. Cuối cùng là nhóm phát triển cá thể, bao gồm những đặc điểm tính cách của đối tượng gây bạo lực.

Trên cơ sở lý thuyết sinh thái học lồng ghép của Dutton (1995), các tác giả tiến hành khảo sát 85 nghiên cứu khác nhau nhằm xác định những yếu tố nguy cơ có mối quan hệ chặt chẽ nhất đến hiện tượng ngược đãi và lạm dụng bạo lực. Dưới đây, xin điểm lại kết quả phân tích tác động của một số yếu tố nguy cơ điển hình thuộc 3 nhóm ngoại vi, vi mô và phát triển cá thể.

Các yếu tố nguy cơ thuộc nhóm ngoại vi

Nhìn chung, các yếu tố thuộc nhóm này có vẻ ít liên quan đến bạo lực gia đình nhất. Dù vậy, 4 biến số của nhóm là thất nghiệp, thu nhập thấp hơn, trình độ học vấn thấp hơn và ít tuổi hơn vẫn là những chỉ báo quan trọng trong nghiên cứu về bạo lực gia đình. Duy nhất trong các yếu tố ngoại vi chỉ có “căng thẳng trong cuộc sống” là có mối liên hệ rõ nét hơn cả với bạo lực gia đình. Trong khi đó, người ta lại chứng minh được rằng các chương trình phòng ngừa hướng tới đối tượng có thu nhập thấp, thất nghiệp, trẻ tuổi, trình độ học vấn thấp, luôn ở trong trạng thái căng thẳng là những chương trình tốn kém nhất. O’Leary, Woodin, và Fritz (trong cuốn sách) đã so sánh lợi ích của các chương trình phòng ngừa hướng tới các đối tượng có nguy cơ cao với các chương trình phòng ngừa chung.

Các yếu tố nguy cơ thuộc nhóm vi mô

Các yếu tố thuộc nhóm vi mô là những yếu tố liên quan đến các can thiệp trực tiếp hoặc bối cảnh xuất hiện bạo lực. Đây là những yếu tố giữ vai trò nhưnhững cảnh báo quan trọng bậc nhất về tình trạng xâm hại thân thể. Thực tế cho thấy ngược đãi tinh thần và ép buộc tình dục là 2 trong số các nguy cơ dẫn tới bạo lực thân thể. Từng bị ngược đãi trong quá khứ cũng là một yếu tố có mối liên quan ở mức độ nhất định với hành vi bạo lực thân thể ở thời điểm hiện tại. Trong khi với nam giới, không hài lòng với hôn nhân là một yếu tố nguy cơ cao khiến họ có hành vi bạo lực đối với người bạn đời thì với phụ nữ, đó là một yếu tố nguy cơ trung bình.

Ghen tuông thái quá cũng là một chỉ báo ở mức trung bình cho việc sử dụng bạo lực thân thể đối với vợ ở nam giới. Với các yếu tố nguy cơ thuộc hệ này, điều nên làm là xây dựng các chương trình hướng tới những đối tượng có quan hệ không mấy hòa thuận hoặc những gia đình từng có tiền sử xuất hiện bạo lực nhằm phòng ngừa ở các cấp độ khác nhau. Tư vấn tiền hôn nhân cho thanh niên cũng là một biện pháp phù hợp.

Các yếu tố nguy cơ thuộc nhóm phát triển cá thể

Phạm vi tác động của các yếu tố nguy cơ thuộc nhóm phát triển cá thể khá đa dạng. Sử dụng các chất gây nghiện và thái độ dung thứ cho bạo lực là những yếu tố có liên quan chặt chẽ với hành vi xâm phạm thân thể. Các quan niệm truyền thống về vai trò giới, thái độ thù địch, trầm cảm, v.v. là những yếu tố nguy cơ ở mức trung bình. Các can thiệp nhằm thay đổi thái độ và hành vi của cá nhân có thể được áp dụng để ngăn chặn các yếu tố loại này.

Các bài viết trong sách được sắp xếp theo trình tự 4 cấp độ của lý thuyết sinh thái học lồng ghép. Cụ thể, đề cập đến các yếu tố trong nhóm vĩ mô là bài viết của các tác giả Campbell, Mangangello và Wray, trong đó nêu lên vấn đề sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và các chiến dịch thay đổi nhận thức cộng đồng nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình. Campbell và Manganello cho rằng, khác với các chương trình truyền thông về HIV/AIDS, việc tìm kiếm một thông điệp cho các chương trình truyền thông về bạo lực gia đình thật chẳng dễ dàng. Vấn đề nằm ở chỗ trong khi các chương trình về HIV/AIDS được xây dựng dựa trên những lý thuyết về hành vi và kết quả (ví dụ: sử dụng bao cao su) thì các chương trình về bạo lực gia đình lại không. ủng hộ quan điểm trên, trong bài viết của mình, Wray nhận định: các can thiệp phòng ngừa bạo lực gia đình sẽ chẳng thể có hiệu quả nếu không dựa trên một nền tảng lý thuyết rõ ràng.

Liên quan đến các yếu tố thuộc nhóm ngoại vi, trong khi ba tác giả Hamberger, Phelan và Sugg đề cập đến các vấn đề của hệ thống y tế thì

Mancini và các cộng sự lại nhấn mạnh tiềm năng của cả cộng đồng. Với Hamberger, Phelan và Sugg, nâng cao kiến thức cho các chuyên gia y tế, cải tạo môi trường khám chữa bệnh và tiến hành hội chẩn là ba biện pháp can thiệp tương đối hiệu quả. Các yếu tố thuộc nhóm vi mô và nhóm phát triển cá thể được O’Leary, Woodin, và Fritz nêu lên thông qua việc đề cập các chương trình phòng ngừa bạo lực gia đình được thiết kế cho thanh niên. Bài viết của O’Leary và các cộng sự cho thấy, sở dĩ các chương trình phòng ngừa bạo lực trong thanh niên chưa mấy hiệu quả do người thiết kế chỉ tập trung vào mảng thay đổi nhận thức mà chưa quan tâm thích đáng tới hợp phần thay đổi hành vi. Đồng thời, việc thu thập, phân tích thông tin còn sơ sài, chủ yếu tiếp cận các đối tượng là nạn nhân mà bỏ qua các đối tượng là thủ phạm.

Sách là một tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và nhà hoạt động xã hội liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã bắt đầu được áp dụng (từ 1/7/2008).n

Đào Hồng Lê(giới thiệu)

Tài liệu tham khảo

Babcock, J. C. & La Taillade, J. J. 2000. Evaluating interventions for men who batter. In J.P. Vincent & E.N. Jouriles (Eds): Domestic violence: Guidelines for research-informed practice(pp. 37-77). London: Jessica Kingsley.

Chalk, R. & King, P. (Eds). 1998. Violence in families: Assessing prevention and treatment programs. Washington, DC: National Academy Press.

Daro, D., Edleson, J. L. & Pinderhughes, H. 2004. Finding common ground in the study of child maltreatment, youth violence, and adult domestic vio-lence. Journal of Interpersonal Violence, 19, 282-298.

Dutton, D. G. 1995. The domestic assault of women: Psychological and criminal justice perspectives. Vancouver, British Columbia: UBC Press.

Guterman, N. B. 2004. Advancing prevention research on child abuse, youth vio-lence, and domestic violence: Emerging strategies and issues. Journal of Interpersonal Violence, 19, 299-321.

Kurst-Swanger, K. & Petcosky, J. L. 2003. Violence in the home:

Multidisciplinary perspectives. New York: Oxford University Press.

Rennison, C. M., & Welchans, S. 2000. Intimate partner violence. Washington, DC: Bureau of Justice Statistics.

Schewe, P. A. 2002. Conclusion: Past, present, and future directions for prevent-ing violence in relationships. In P. A. Schewe (Ed), Preventprevent-ing violence in relationships: Interventions across the life span (pp. 263-265). Washington, DC: American Psychological Association.

Ngày 11 và 12/9/2008, tại Hà Nội, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức UNAIDS Việt Nam tổ chức hội thảo Phòng ngừa và hỗ trợ người bán dâm tái hoà nhập cộng đồng. Tham gia Hội thảo có các đại diện đến từ các cơ quan, ban ngành của Nhà nước, các tổ chức xã hội, các viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ.

Tại Hội thảo, sau lời khai mạc của ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và phát biểu của ông Eamonn Murphy, đại điện tổ chức UNAIDS tại Việt Nam, các đại biểu đã lắng nghe và thảo luận năm báo cáo chuyên đề. Đó là báo cáo Tiếp cận can thiệp mại dâm dưới góc độ giới - tổng hợp các phát hiện trong các nghiên cứu về phụ nữ mại dâm ở Việt Namdo đại diện tổ chức Sức khoẻ Gia đình Quốc tế trình bày; báo cáo Các xu hướng và vấn đề mại dâm ở châu ádo bà Geeta Sethi, đại diện UNAIDS trình bày; báo cáo Kết quả, khó khăn và hạn chế của công tác giáo dục, phục hồi cho người bán dâm tại Trung tâm giáo dục Lao động xã hội II Hà Nội do đại diện Trung tâm 05, Hà Nội trình bày; báo cáo Công tác quản lý, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người bán dâm tại Trung tâm giáo dục Lao động xã hội Phú Nghĩado đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh trình bày; báo cáo Công tác phòng ngừa mại dâm và các dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ bán dâm tái hoà nhập cộng đồng do đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đà Nẵng trình bày.

Các báo cáo đã tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến người bán dâm, hệ quả xã hội của tệ nạn mại dâm, và các chính sách xã hội cũng nhưviệc thực thi các chính sách đó trong phòng ngừa và hỗ trợ người bán dâm tái hoà nhập cộng đồng. Sau đó, các đại biểu chia làm 4 nhóm thảo luận với các chủ đề: (1) Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến mại dâm; (2) Việc thực hiện pháp luật và các chính sách đối với người bán dâm; (3) Các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu cho người bán dâm tái hoà nhập cộng đồng; (4) Các nghiên cứu cần thực hiện.

Tổng hợp nội dung báo cáo cũng nhưthảo luận của các đại biểu cho thấy, phòng chống tệ nạn mại dâm là một trong những lĩnh vực phức tạp trong việc xây dựng xã hội trong sạch, lành mạnh ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam, người bán dâm hiện nay được xác định chủ yếu là phụ nữ, trong độ tuổi từ 18 đến 30, đa số độc thân hoặc đã ly hôn, có trình độ học vấn thấp, thậm chí thất học hoặc mù chữ; xuất thân trong các gia đình nông thôn, kinh tế khó khăn. Mặc dù phụ nữ bán dâm có hiểu biết khá tốt về HIV/AIDS nhưng hành vi tình dục có nguy cơ là khá phổ biến, dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm và người mua dâm cao, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng. Bên cạnh đó, công tác phòng ngừa tình trạng tái bán dâm và việc hỗ trợ phụ

Hội thảo: Phòng ngừa và hỗ trợ người bán dâm

tái hòa nhập cộng đồng