• Không có kết quả nào được tìm thấy

đình ít hơn. Điều này là dễ hiểu vì họ dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc con cái và để làm các công việc nhưđi chợ, nấu cơm, rửa bát và giặt giũ, trong khi con cái chưa đủ lớn để tham gia việc nhà giúp đỡ bố mẹ.

Kết quả phân tích cho thấy, những gia đình đang có con từ 6 tuổi trở xuống, càng có thêm 1 con trong độ tuổi này thì số công việc nội trợ của phụ nữ càng tăng lên.

Những gia đình có tình trạng kinh tế kém hơn thì người phụ nữ phải làm nhiều công việc nội trợ hơn so với những gia đình có mức sống cao hơn. Sở dĩ số lượng công việc phụ nữ đảm nhiệm ở những gia đình có kinh tế khá giả giảm xuống có thể là do sự hỗ trợ của một số tiện nghi sinh hoạt hiện đại nhưbếp ga, tủ lạnh, máy giặt, xe máy... Số liệu khảo sát cho thấy 26,3% gia đình khá giả và 6,3% gia đình trung bình có tủ lạnh; 8,8% gia đình khá giả có máy giặt. Những gia đình kém trung bình và nghèo không có tủ lạnh lẫn máy giặt. Có thể nói, những tiện nghi sinh hoạt đó đă giúp cho các công việc nội trợ trong gia đình phần nào nhẹ nhàng, đơn giản hơn và lôi cuốn sự tham gia nhiều hơn của người chồng hoặc con cái, các thành viên khác trong gia đình.

sẻ công việc nội trợ với vợ, đây có thể là kết quả của hệ tưtưởng phân biệt giới truyền thống; những người chồng có học vấn cao hơn, từ lớp 8 trở lên lại có xu hướng chia sẻ việc nhà với vợ. Tuy nhiên, những người chồng có nghề phi nông thì người vợ phải làm nhiều công việc nội trợ hơn.

Mô hình phân tích đa biến chỉ giải thích được 20,8% sự tác động của các biến số độc lập đối với số lượng công việc nội trợ của người phụ nữ.

Điều này cho thấy rằng có những yếu tố khác ngoài mô hình tác động đến số công việc nội trợ của phụ nữ mà chưa kiểm chứng được. Chẳng hạn vai trò con trai cả của người chồng ở nông thôn Việt Nam rất có ý nghĩa và có thể là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân công lao động nội trợ trong gia đình. Với vị trí con trai trưởng, những người này có được nhiều quyền lợi về tinh thần và vật chất. Những quyền lợi này khiến cho người đàn ông dễ nảy sinh tưtưởng gia trưởng, nên không bao giờ mó tay vào những công việc “vặt vãnh” (Nguyễn Kim Hà, 1999).

Nghiên cứu này cũng cho thấy không có sự khác biệt về mô hình phân công lao động nội trợ so với các nghiên cứu đã tiến hành trước đây. Sự dai dẳng của mô hình phân công lao động nội trợ này là kết quả của quá trình xã hội hoá vai trò giới ngay từ khi trẻ em tham gia các công việc gia đình.

Việc người phụ nữ làm chủ yếu các công việc nội trợ trong gia đình hiện tại là kết quả của những gì được dạy dỗ từ khi họ còn nhỏ tuổi. Người phụ nữ vẫn đánh giá cao vai trò trụ cột kinh tế của người chồng trong gia đình, không những bằng lòng với vai trò người nội trợ trong gia đình của mình mà vẫn còn nhận thức những công việc đó là trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, công việc nội trợ không phải là một hoạt động thiên định dành riêng cho phụ nữ. Nhiều người chồng vẫn đảm nhiệm tốt công việc nội trợ khi vợ vắng nhà. Đây là một quan điểm mấu chốt cần thay đổi trong chiến lược bình đẳng giới đối với gia đình ở nông thôn (Nguyễn Kim Hà, 1997).

Cùng với xu hướng công nghiệp hoá, quan hệ giới đòi hỏi sự tham gia ngày càng bình đẳng hơn giữa vợ và chồng trong các lĩnh vực của đời sống gia đình, kể cả lĩnh vực nội trợ. Hơn nữa, bản chất của công việc nội trợ cũng ngày càng thay đổi nhanh khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường. Từ xưa đến nay, người ta vẫn thường gọi công việc nội trợ gia đình là “việc vặt”. Mặc dù được đánh giá thấp nhưng nhiều nghiên cứu hộ gia đình đã cho thấy vai trò của công việc gia đình vô cùng quan trọng và đó là một khối lượng công việc rất lớn, tiêu tốn rất nhiều thời gian và sức lực của người thực hiện. Trái với quan niệm thông thường về việc nội trợ gia đình, quan điểm giới khẳng định vai trò vô cùng quan

trọng của loại lao động này (Nguyễn Linh Khiếu, 2003). Tuy nhiên, chuyển đổi được nhận thức này thành những thực hành trong đời sống xã hội không phải là dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện xã hội nông thôn miền Trung vẫn đang bảo lưu nhiều giá trị mang hệ tư tưởng giới truyền thống nhưở Thừa Thiên Huế.n

Tài liệu tham khảo

J. Desai 1995. Việt Nam qua lăng kính giới. Hà Nội: UNDP.

Đặng Thị Việt Phương. 2006. Giới và việc nhà. Luận văn thạc sỹ xã hội học. Hà Nội: Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Viện Xã hội học.

Lê Ngọc Văn. 1997. “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân”.

Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3.

Lê Ngọc Văn. 2002. “Một số đặc điểm biến đổi gia đình từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hoá”. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1.

Nguyễn Hữu Minh. 2000. “Các yếu tố tác động đến khuôn mẫu tuổi kết hôn của dân đồng bằng sông Hồng”. Tạp chí Xã hội học, số 4.

Nguyễn Kim Hà. 1997. “Lượng giá công việc nội trợ gia đình của người phụ nữ nông thôn”. In trong Những vấn đề chính sách xã hội với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiên nay. H.: Nxb. Khoa học Xã hội.

Nguyễn Kim Hà. 1999. “Về phân công lao động nam – nữ nhưmột công cụ phân tích giới”. In trong Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam. H.: Nxb. Khoa học Xã hội.

Nguyễn Linh Khiếu. 2003. Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình. H.: Nxb. Khoa học Xã hội.

Nguyễn Thanh Tâm. 1999. “Phân tích tương quan giới trong hộ gia đình tại xã Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương”. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4.

Trần Thị Vân Anh. 2001. “Giới và phát triển nông thôn”. Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan.

Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng. 2000. Phụ nữ giới và phát triển. H.: Nxb.

Phụ nữ.

Vũ Mạnh Lợi. 1990. “Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ”. Tạp chí Xã hội học,số 3.

Vũ Tuấn Huy (chủ biên). 2004. Xu hướng gia đình ngày nay.H.: Nxb. Khoa học Xã hội.

Vũ Tuấn Huy và Deborah S.Carr. 2000. “Phân công lao động nội trợ trong gia đình”. Tạp chí Xã hội học,số 4.

Những khác biệt giới

trong lao động của trẻ em Việt Nam

Đặng Bích Thủy

Viện Gia đình và Giới

ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một cuộc nghiên cứu toàn diện trên phạm vi toàn quốc về lao động trẻ em để có thể xác định và phân tích chính xác số lượng cũng như bản chất của lao động trẻ em theo chuẩn quốc tế hoặc quốc gia. Việc vận dụng lý thuyết giới hoặc các quan điểm giới trong phân tích lao động trẻ em một cách toàn diện lại càng khó khăn Tóm tắt: Vấn đề lao động trẻ em ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội bởi dưới tác động của nền kinh tế thị trường hình thức và tính chất của lao động trẻ em đã có nhiều biến đổi. Dựa trên các nguồn thông tin hiện có, bài viết đề cập đến những khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ em gái về sự tham gia và mức độ tham gia vào các loại hình lao động. Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ em gái tham gia lao động cao hơn trẻ em trai đặc biệt là trong công việc sản xuất của gia đình và nội trợ, tỷ lệ trẻ em gái không có hợp đồng nhiều hơn, trẻ em gái cũng làm việc kéo dài hơn trẻ em trai. Những khác biệt về điều kiện lao động, các rủi ro và những tác động tiêu cực mà các em đang trải nghiệm cho thấy trẻ em gái ở vào vị trí thiệt thòi hơn so với trẻ em trai. Cơ hội đến trường và quỹ thời gian dành cho việc học tập của trẻ em gái bị hạn chế hơn so với trẻ em trai. Theo tác giả, điều này sẽ dẫn đến các bất bình đẳng giới khác trong tương lai.

Từ khóa:Lao động trẻ em; Trẻ em gái; Trẻ em làm thuê; Khác biệt giới.

Gia đình và Giới Số 6 - 2008

hơn, bởi các chỉ báo về giới trong các thống kê chính thức thuộc lĩnh vực lao động trẻ em còn hạn chế và các nghiên cứu chuyên sâu về giới trong lao động trẻ em hiện cũng khá khiêm tốn. Tuy nhiên, với những số liệu hiện có từ các cuộc nghiên cứu, chúng ta có thể xem xét một số chiều cạnh cơ bản về giới trong lao động trẻ em nhưsự tham gia của trẻ em trai và trẻ em gái trong các loại hình lao động, điều kiện lao động và các tác động tới trẻ em trai và trẻ em gái.

Cũng cần phải nói rõ ở đây là cách hiểu và sự sử dụng thuật ngữ “lao động trẻ em” còn chưa được thống nhất giữa các công trình nghiên cứu.

Bài viết này khi phân tích các khác biệt giới trong lao động của trẻ em sẽ không chỉ giới hạn ở các loại hình lao động mang tính bóc lột, bị lạm dụng hoặc các công việc mang tính độc hại, nguy hiểm (như quan niệm về lao động trẻ em được một số tổ chức áp dụng) mà sẽ bao gồm cả các loại hình lao động không mang tính bóc lột, các công việc sản xuất, làm thuê và công việc nội trợ trong gia đình (một loại hình lao động tốn nhiều thời gian nhưng dễ bị bỏ qua trong khái niệm lao động trẻ em). Hay nói một cách khác, lao động của trẻ em được đề cập trong bài viết này bao gồm các hình thức lao động mà trẻ em đang thực hiện tại gia đình và ngoài gia đình, bao gồm các công việc được trả công và không được trả công, dưới hình thức bị lạm dụng và không bị lạm dụng.

Lao động của trẻ em hiện nay không chỉ đơn thuần là học hỏi, làm quen và rèn luyện các kỹ năng lao động (xã hội hóa các kỹ năng lao động), mà còn mang tính chất đóng góp kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp cho gia đình, và đối với một bộ phận trẻ em là để nuôi sống bản thân. Trẻ em trai và trẻ em gái cùng tham gia lao động, tuy nhiên những khác biệt mang tính quan niệm về sự phân công lao động theo giới trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo nên một số sự khác biệt về công việc của trẻ em trai và trẻ em gái, cả về tính chất, điều kiện lao động và mức độ tham gia, do vậy, trẻ em trai và trẻ em gái cũng chịu những tác động khác nhau từ quá trình lao động về sức khỏe, số năm đến trường, kết quả học tập, các cơ hội vui chơi giải trí và những vấn đề khác.

Phần dưới đây tập trung phân tích sự khác biệt giới trong lao động trẻ em về loại hình công việc, điều kiện lao động và những ảnh hưởng đối với việc học tập và sức khoẻ của trẻ em trai và trẻ em gái.