• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn: ………...

Giảng:………. Tiết 13

NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Biết được hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.

- Biết được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài than thân.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học

- Đọc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quên thuộc trong các bài ca dao than thân.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng xác định giá trị.

- Kĩ năng giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3. Thái độ

- Biết đồng cảm với những nỗi niềm, cuộc đời đau khổ, đắng cay của người nông dân, người phụ nữ.

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, bảng phụ, TLTK (Ca dao Việt Nam)

- HS: sgk, vở soạn, sưu tầm thêm những câu ca dao có nội dung tương tự, trả lời theo hướng dẫn tiết trước

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG TRÁCH NHIỆM - Giáo dục đạo đức: tinh thần trách nhiệm với cá nhân, với mọi người.

- Xây dựng tình cảm nhân ái“Thương người như thể thương thân “và sự kính trọng người lao động .

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: vấn đáp, giảng bình, thảo luận, phân tích - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút IV. Tiến trình giờ dạy.

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Đọc thuộc lòng và phân tích bài ca dao số 1 và số 4 trong chùm ca dao về tình yêu quê huơng đất nước. Phân tích nội dung và nghệ thuật một bài ca dao mà em thích?

HS: Đọc hai bài ca dao số 1 và số 4

- Chọn một bài ca dao để phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca dao đó.

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (2’)

Cho hoạc sinh nghe lời bài hát than thân trách phận do ca sĩ Trọng Khôi thể hiện

(2)

? Em cảm nhận như thế nào về bài hát than thân trên?

HS1: Người đàn ông than thân rằng mình nghèo khổ, trách phận mình nên không lo được cho vợ con

HS2: Người chồng than thân, trách phận mình nghèo không biết phải làm gì để lo cho vợ con.

* Giới thiệu bài

Ca dao dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn của nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình con người với quan hệ đất nước mà nó còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ, số phận khổ cực đắng cay của những con người, những số phận trong xã hội cũ…Người nông dân than thân, trách phận mình như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Những câu hát than thân.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chú thích - Thời gian 5’

- Mục tiêu học sinh đọc diễn cảm và giải thích được một số từ khó

- PP vấn đáp, đọc sáng tạo - KT hỏi trả lời

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo (Ca dao Việt Nam)

- Hình thức: cá nhân

? Theo em, những bài ca dao than thân này ta nên đọc như thế nào?.

HS: Đọc với giọng buồn, trầm thể hiện nỗi đau khổ của người lao động

GV hướng dẫn HS: đọc to, rõ, ngừng nghỉ đúng nơi, đúng chỗ, đúng nhịp, chú ý nhấn mạnh các từ ngữ thể hiện cảm xúc.

GV đọc mẫu, gọi hai học sinh đọc.

HS nhận xét cách đọc của học sinh.

? Em hiểu thế nào là thác?

- Hs trả lời dựa vào chú thích trong sgk.

? Em hiểu Nhan đề: “ Những câu hát than thân” là gì?

HS: Những câu hátt than thân thể hiện nỗi niềm tâm sự của tầng lớp bình dân, nêu lên hiện thực đời sống người lao động dưới chế độ cũ

………

……….

Hoạt động 2: Phân tích văn bản - Thời gian 23’

- Mục tiêu: - Biết được hiện thực về đời sống của người dân lao động trong xã hội cũ và một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài hát than thân.

- PP vấn đáp, phân tích, thảo luận, thuyết trình - KT đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ, tài liệu tham khảo,

1. Đọc, tìm hiểu chú thích

2. Phân tích văn bản 2.1. Bài 2

(3)

cuốn Ca dao Việt Nam - Hình thức: cá nhân, nhóm

* Gọi HS đọc Bài 2:

? Em hiểu cụm từ “Thương thay” như thế nào?

- Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao -

> Lời người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và của chính mình trong xã hội cũ.

? Từ “thương thay” được lặp lại mấy lần? Tác dụng của nó?

HS: Lặp 4 lần ở câu “lục” -> Giọng điệu bài ca dao càng xót thương. Mỗi con vật 1 dáng vẻ, 1 số phận

? Tìm hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao và nói lên ý nghĩa của nó?

Thảo luận nhóm bàn (3’) Đại diện nhóm báo cáo

+ Con tằm: ăn ít nhả tơ nhiều -> bị bòn rút sức lực

+ Con kiến: nhỏ bé vẫn phải lặn lội kiếm mồi (về nuôi chúa) + Chim hạc: bay mỏi cánh không nghỉ (vô vọng)

+ Chim cuốc: kêu ra máu -> khắc khoải, tha thiết, quằn quại mà chẳng ai nghe, ai san sẻ.

=> Là những hình ảnh ẩn dụ nói về thân phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời, dù đói nghèo nhưng họ chưa bao giờ khuất phục trước hoàn cảnh. Trong đói khổ họ càng bộc lộ sức chịu đựng, niềm lạc quan tin tưởng vào sự chăm chỉ của mình.

? Tìm những từ ngữ diễn tả sự tố cáo xã hội phong kiến trong bài ca dao?

HS: Kiếm ăn được mấy, biết ngày nào thôi, có người nào nghe

? Những câu hỏi tu từ đó có ý nghĩa gì?

HS: Điệp từ => giá trị tố cáo, phản kháng….

? Em đồng ý với ý kiến nào về 2 chữ “thương thay” trong bài ca dao:

GV dung bảng phụ, học sinh ghi ý kiến của mình

a. Sự lặp lại 4 lần hai chữ “thương thay” là do bí từ. Vì lặp từ nên bài thơ đơn điệu, không hấp dẫn.

b. Đây là sự lặp lại mang dụng ý nghệ thuật rõ nét. Tác giả muốn nhấn mạnh cảnh ngộ và thể hiện sự cảm thông sâu sắc.

c. Sự lặp lại 4 chữ thương thay mở ra bốn nỗi thương cảm khác nhau. Nó có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương kế tiếp. Đây là sự lặp lại để cho tình ý của bài thơ phát triển.

GV: Hình ảnh con hạc cũng như con cò trong ca dao, thường để nói đến thân phận của người phụ nữ, người lao động nghèo khổ có cuộc sống long đong, phiêu bạt. Con hạc “lánh đường mây” cứ bay hoài, bay mãi trong vô định, vô phương hướng không biết bao giờ mới tìm được bến đỗ, tìm được chốn bình yên. Thân phận con hạc như thân phận người lao động, khao khát cuộc sống ấm no, đầy đủ, nhưng cành khao khát, càng mong mỏi thì càng tuyệt vọng, xa vời. Hình ảnh con cuốc ở cuối bài ca dao, đó là tiếng kêu ai oán, tuyệt vọng. Cũng như

- Điệp từ “thương thay”

được lập lại 4 lần ở câu lục, giọng điệu bài ca dao càng xót thương.

Mỗi con vật 1 dáng vẻ, 1 số phận.

- Mượn hình ảnh con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc. Là những hình ảnh ẩn dụ nói về thân phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời của người lao động.

(4)

người dân lao động thấp cổ bé họng, chịu nhiều bất công ngang trái nhưng nào có ai thấu hiểu, càng kêu càng càng đau khổ tuyệt vọng.

? Em hãy khái quát lại nội dung bài ca dao số 2

* GV người hát bài ca có một trái tim lớn, nhân hậu, cảm thương, chia sẻ với các con vật. Qua đó thể hiện sự đồng cảm và tình yêu thương người lao động bé nhỏ, vất vả, đói nghèo. Đây là bức tranh về kiếp người ngày xưa gây xúc động lòng người.

? Sưu tầm những bài ca dao có nội dung tương tự (Giao nhiệm vụ cho nhóm chuẩn bị)

HS báo cáo kết quả sưu tầm của nhóm Gọi HS đọc bài 3

? Bài ca dao số 3 nói về ai?

- Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội pk

? Em hiểu như thế nào về cụm từ “thân em”?

- Đó là nỗi long, là lời than của cô gái về thân phận hẩm hiu, long đong không quyết định được cuộc đời của mình.

? Bài ca dao này sử dụng những hình ảnh nghệ thuật nào?

Tác dụng?

Thảo luận cặp đôi (2’)

HS: Hình ảnh ẩn dụ, so sánh, tượng trưng

Tác dụng làm nổi bật thân phận khổ cực của người phụ nữ trong chế độ cũ

? Hình ảnh so sánh ở cuối bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

- Hình ảnh trái bần -> Gợi liên tưởng thân phận nghèo khó -> cả mù u, sầu riêng ca dao cũng thường dùng để nói đến cuộc đời, thân phận đau khổ, đắng cay…

- Hình ảnh ẩn dụ: gió dập sóng dồi -> số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội pk…

GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức (5’) Chia lớp thành hai đội chơi

? Hãy tìm những bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em” có nội dung than thân? So sánh điểm giống nhau?

GV phổ biến luật chơi: mỗi em chỉ được chơi một lần, người này viết xong đến lượt người khác chơi

-Thân em như cá giữa rào, Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?

-Thân em như con hạc đầu đình, Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

-Thân em như ớt chín cây,

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

-Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn (thanh) rửa mặt, người phàm rửa chân.

- Thân em như hạt mưa sa… Cùng nói về nỗi đau khổ - Thân em như dải lụa đào… của người phụ nữ và có cùng

Bằng hình ảnh ẩn dụ bài ca dao diễn tả nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bóc lột. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công.

2.2. Bài 3

- Sử dụng hình ảnh so sánh “thân em” với “trái bần”. Diễn tả thân phận nhỏ bé, cay đắng của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Hình ảnh ẩn dụ “gió dập, sóng dồi”, nói đến số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

(5)

mô típ.

GV: Không chỉ người lao động trong XH cũ mới phải chịu số phận đắng cay thiệt thòi mà người phụ nữ cũng phải chịu những bất công vô lí. Họ, những người chân yếu tay mềm lẽ ra phải được trân trọng, phải được che chở, phải được yêu thương…Vậy mà họ lại giống như trái bần, như hạt mưa, như dải lụa…lênh đênh giữa cuộc đời vô định. Số phận của họ không biết sẽ ra sao. Bài ca dao tuy nhưng đã có sức tố cáo mạnh mẽ chế độ xã hội phong kiến. Bởi chính cái chế độ bất công ấy đã đẩy họ vào hoàn cảnh tội nghiệp như vậy…

* GV liên hệ với bài Bánh trôi nước – HXH để thấy được hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến

? Em hãy khái quát lại nội dung bài ca dao số 2

* Kĩ năng sống: Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG TRÁCH NHIỆM

- Giáo dục đạo đức: tinh thần trách nhiệm với cá nhân, với mọi người.

- Xây dựng tình cảm nhân ái“Thương người như thể thương thân “và sự kính trọng người lao động .

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh.

? Lý do nào khiến bài ca dao gây xúc động lòng người? Cả 2 bài giống nhau ở điểm nào?

- Nội dung: - đều diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ.

- có ý nghĩa than thân, phản kháng - Nghệ thuật: - Thể lục bát, âm điệu than thân - Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ…

? Nêu ý nghĩa của những bài ca dao than thân?

HS:

* Ý nghĩa: Những bài ca dao than thân không chỉ nói lên nỗi khổ và tâm trạng của người lao động mà còn thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh éo le, khổ cực

* Tích hợp giáo dục đạo đức

? Trước những số phận hẩm hưu, bất hạnh, em sẽ làm gì để giúp đỡ họ?

HS: Em sẽ giúp đỡ họ và kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ họ với tinh thần “Thương người như thể thương thân”

? Nếu bản thân em gặp khó khăn em sẽ làm gì để vượt qua khó khăn đó?

HS: Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội

Bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, bài ca dao diễn tả số phận đắng cay và thân phận nhỏ bé của người phụ nữ thời xưa.

3. Tổng kết

3.1. Nội dung

3.2. Nghệ thuật

- Sử dụng các cách nói thân em, thân phận…

- Sử dụng thành ngữ - Sử dụng cách so sánh, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ..

(6)

- GV chốt bằng ghi nhớ, gọi HS đọc

………

………

Hoạt động 3: Luyện tập - Thời gian 5’

- PP thuyết trình

- KT trình bày một phút

? Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao số 3

Xã hội phong kiến xưa nặng tư tưởng trọng nam kinh nữ, người phụ nữ vô cùng cực khổ... Người phụ nữ chỉ còn than thân, tự an ủi mình qua câu ca dao: “Thân em…”

* Câu thơ thứ nhất: "Thân em như trái bần trôi", trái bần mọc dại ven sông, trái có vị chua chua, chát chát. Khi rụng thì trôi bập bềnh theo sóng nước

->Nỗi khổ nghèo hèn của người phụ nữ

* Câu thơ thứ hai "Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu". Tình cảnh đau khổ, bấp bênh trong cuộc sống. "Gió dập sóng dồi"

tượng trưng những phong ba bão táp của đời mình giáng xuống số phận. Dòng nước là dòng đời vô định, ko lường trước được.

->Những người phụ nữ xưa ko được làm chủ bản thân, phải phụ thuộc vào tam tòng "Tại gia tòng phụ...."

- Hiện nay, nam nữ bình đẳng, người phụ nữ đc giữ những chức vị cao.

- Câu ca dao thể hiện số phận đau thương của người phụ nữ phong kiến, lên án xã hội phong kiến thối nát

………..

……….

3.3. Ghi nhớ sgk (49)

III. Luyện tập

1. Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao số 3

4. Củng cố (3’)

Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy

5. Hướng dẫn về nhà (2’) (Phát phiếu cho HS)

- Học thuộc lòng các bài ca dao, phân tích nội dung + nghệ thuật các bài.

+ Tiếp tục sưu tầm những bài ca dao có nội dung tương tự - Chuẩn bài bài Những câu hát châm biếm

+ Đọc những bài ca dao châm biếm, giải thích một số từ khó.

+ Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao số 1, 2 (phân tích, chỉ rõ các biện pháp nghệ thuật trong hai bài ca dao)

Bài ca dao số 1:

? Hai dòng đầu của bài ca dao giới thiệu về ai? Cách giới thiệu đó có ý nghĩa gì?

? Hình ảnh “con cò” và “cô yếm đào” nói tới ai? Mục đích của việc đó là gì?

? Đối tượng bị châm biếm là ai? Về điều gì? Phân tích?

? Điều ước của chú tôi rất lạ và phi lý? Chỉ rõ điều ước của chú tôi?

? Tác dụng của các điệp ngữ ? Cách nói ngược?

? Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung tương tự

+ Bài ca dao số 2 nhắc lại lời của ai? Nói với ai? Em có nhận xét gì về lời nói đó?

? Thầy nói điều gì và phán thế nào?

? Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong xã hội. Nghệ thuật diễn đạt?

(7)

? Hãy tìm những bài ca dao có nội dung tương tự?

? cảm nhận một bài ca dao châm biếm mà em thích?

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

(8)

Soạn: ……….

Giảng:……… Tiết 14 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Biết được cách ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu.

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Có kĩ năng đọc - hiểu những câu hát châm biếm.

- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng xác định giá trị.

- Kĩ năng giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3. Thái độ

- Biết đồng cảm với những nỗi niềm, cuộc đời đau khổ, đắng cay của người nông dân, người phụ nữ.

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, TLTK (Ca dao Việt Nam)

- HS: sgk, vở soạn, sưu tầm thêm những câu ca dao có nội dung tương tự, trả lời theo hướng dẫn tiết trước

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG TRÁCH NHIỆM - Giáo dục đạo đức: tinh thần trách nhiệm với cá nhân, với mọi người.

- Xây dựng tình cảm nhân ái “Thương người như thể thương thân” và sự kính trọng người lao động .

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh, cách ứng xử của bản thân trước trước những thói hư, tật xấu.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Phân tích, thuyết trình, vấn đáp, sưu tầm tài liệu, thảo luận.

- Kĩ thật đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Đọc thuộc lòng bài ca dao than thân số 2,3 và cho biết nội dung, nghệ thuật đặc sắc của hai bài ca dao?

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (2’) ? Em biết gì về châm biếm?

(9)

HS: Châm biếm là chế giễu một cách hóm hỉnh nhằm phê phán châm biếm thói hư tật xấu, giọng châm biếm chua cay.

Giới thiệu bài

Sống trên đời biết châm biếm là biết sống, biết phân biệt phải – trái, xấu - tốt là biết cười. Những câu ca dao, dân ca trong bài học ngày hôm nay đã thể hiện một cách nhìn phê phán sắc sảo, một bản lĩnh sống đàng hoàng của nhân dân lao động. Đồng thời đã giễu cợt và đả kích, hạ nhục biết bao đối tượng “cao quý tôn nghiêm” trong xã hội phong kiến xưa kia.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích - Thời gian 4’

- Mục tiêu biết đọc những bài ca dao với giọng hài hước, mỉa mai

- Phương pháp vấn đáp - Kĩ thuật hỏi trả lời

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo (Cuốn ca dao Việt Nam)

- Hình thức: cá nhân Thảo luận cặp

- GV hướng dẫn đọc: Giọng hài hước, mỉa mai, nhấn giọng ở một số từ, câu

Riêng bài 3: Đọc với giọng khẩn trương sôi nổi - Gọi 2 HS đọc

- Giải thích: tăm, trống canh, la đà, …

………

………

Hoạt động 2: Phân tích nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao châm biếm

- Thời gian 23’

- Phương pháp vấn đáp, bình giảng, phân tích, sưu tầm tài liệu

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo (Cuốn ca dao Việt Nam)

- Hình thức: cá nhân, nhóm Gọi HS đọc bài 1

? Hai dòng đầu của bài ca dao giới thiệu về ai?Cách giới thiệu đó có gì đặc biệt?

HS: Giới thiệu nhân vật chú cái cò và cô yếm đào, sự đối lập giữa cô yếm đào với chú tôi.

- Cô yếm đào: cô thôn nữ xinh đẹp

- Chú cài cò là người độc thân, chưa có người nâng khăn, sửa túi.-> Lời mai mối

? Hình ảnh “con cò” và “cô yếm đào” nói tới ai? Mục đích của việc đó là gì?

- Con cò: người lao động

- Cô yếm đào: người con gái trẻ đẹp

=> Là hình ảnh tượng trưng, đưa ra tình huống để giới

1. Đọc - tìm hiểu chú thích

2. Phân tích văn bản 2.1. Bài 1

(10)

thiệu nhân vật.

? Đối tượng bị châm biếm là ai? Về điều gì? Phân tích?

- Là chú tôi với những nét đặc biệt

+ Hay ( Động từ) Tửu, tăm Thói quen đã thành Nước chè đặc nghiện rượu và chè

Ngủ trưa

||

Lười biếng

? Điều ước của chú tôi rất lạ và phi lý? Chỉ rõ điều ước của chú tôi?

- Ước – Những ngày mưa -> khỏi phải làm Đêm thừa trống canh -> ngủ nhiều => thích ăn no, ngủ kĩ mà lại lười biếng.

? Tác dụng của các điệp ngữ ? Cách nói ngược?

- Gợi cảm giác kéo dài, quanh quẩn, rất bức bối, khó chịu

=> Giễu cợt, chê trách và phê phán sâu cay.

? Theo em, hạng người này trong xã hội hiện đại ngày nay có còn không?

HS: Hạng người này trong xã hội hiện đại vẫn có

GV: Hạng người này thời nào cũng có, nơi nào cũng có, cần phải phê phán, châm biếm một cách mạnh mẽ. Đó là những kẻ lười biếng, thích hưởng thụ, sống ỷ vào người khác “ăn no rồi lại nằm khoèo/ hễ thấy trống chèo vác bụng đi xem”.

? Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung tương tự (Giáo viên giao nhiệm vụ từ tiết trước, học sinh báo cáo) - Há miệng chờ sung/ Ôm cây đợi thỏ.

- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

? Em hãy khái quát lại nội dung bài ca dao số 1 HS: khái quát, giáo viên nhận xét và ghi bảng

* GV chuyển ý Gọi HS đọc bài 2

? Bài 2 nhắc lại lời của ai? Nói với ai? Em có nhận xét gì về lời nói đó?

- Lời của thầy bói nói với người xem bói.

? Thầy bói phán điều gì và chỉ rõ nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao?

HS:

- Thầy phán toàn những điều quan trọng nhưng vô nghĩa + Tài lộc: giàu - nghèo

+ Gia cảnh: mẹ - cha Nói nước đôi + Nhân duyên: chồng - con phóng đại

? Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong xã hội.

HS: Mê tín dị đoan

? Hiện tượng mê tín dị đoan hiện nay có không? Lấy ví dụ?

- Chân dung chú cái cò có những thói quen xấu và lười biếng

- Sử dụng điệp từ “hay”

và cách nói ngược chế giễu, châm biếm nhân vật chú tôi

Bằng 2 hình ảnh tượng trưng, cách nói ngược bài ca dao chế giễu, phê phán những người nghiện ngập, lười biếng trong xã hội.

2.2. Bài 2

- Thầy bói phán: tài lộc, gia cảnh, nhân duyên, bằng cách nói nước đôi, nhảm nhí

(11)

HS: Hiện tượng mê tín dị đoan ngày nay vẫn còn VD: Một số nhà ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ

? Hãy tìm những bài ca dao có nội dung tương tự?

(GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết trước) GV tổ chức trò chơi (4’)

Chia lớp thành hai đội chơi ghi ra giấy, lần lượt mỗi học sinh được quyền trả lời một lần.

- Tiền buộc dải yếm bo bo

Trao cho thầy bói, đâm lo vào mình.

- Nhất hào

Nhị hào, tam hào…

Chó chạy bờ ao Chuột chạy bờ rào…

Quẻ này có động!

Nhà này có quái trong nhà,

Có con chó mực cắn ra bằng mồm.

Nhà bà có con chó đen,

Người lạ nó cắn, người quen nó mừng

Nhà bà có cái cối xay, Bốn chân xuống đất, ngõng quay lên trời…

GV: Trong xã hội luôn luôn tồn tại hai mặt tốt – xấu. Một trong những hiện tượng xấu đáng bị phê phán trong thời đại ngày nay đó là mê tín dị đoan. Sở dĩ có hiện này là do có cung ắt có cầu. Có những người mê tín đến mức mù quáng làm mất tất cả: gia đình, tiền tài..Lợi dụng hiện tượng này, một số kẻ đã hành nghề mê tín để lừa bịp thiên hạ. Bài ca dao đã châm biếm mạnh mẽ hiện tượng đó và cho mọi người thấy được bói toán chỉ là chiêu trò của những kẻ lừa bịp chuyên nghiệp để lấy tiền của những con hương bị bỏ bùa mê thuốc lú đồng thời cũng làm thức tỉnh những người đã và đang mê tín.

? Em hãy khái quát lại nội dung bài ca dao số 2?

HS khái quát, giáo viên ghi bảng

* Kĩ năng sống: Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

? Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- 2 HS phát biểu

- Học sinh lắng nghe, phản hồi ý kiến - GV nhận xét

HS đọc ghi nhớ SGK/49

Với cách nói phóng đại, nước đôi bài ca dao phê phán những kẻ hành nghề mê tín lừa bịp người khác để kiếm tiền.

Đồng thời cũng phê phán những kẻ mù quáng, ít hiểu biết.

3. Tổng kết 3.1. Nội dung 3.2. Nghệ thuật

- Sử dụng những hình thức giễu nhại.

- Sử dụng cách nói có hàm ý.

- Tạo nên cái cười châm biếm hài hước.

(12)

* Tích hợp giáo dục đạo đức: HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG TRÁCH NHIỆM

- Giáo dục đạo đức: tinh thần trách nhiệm với cá nhân, với mọi người.

- Xây dựng tình cảm nhân ái “Thương người như thể thương thân” và sự kính trọng người lao động .

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh, cách ứng xử của bản thân trước trước những thói hư, tật xấu.

? Bản thân em sẽ làm gì để tránh xa các tệ nạn xã hội (mê tín dị đoan)

HS: Em sẽ không tin những trò lừa bịp mê tín dị đoan, đồng thời tuyên truyền để mọi người hiểu tác hại của nó.

? Trong gia đình em, nếu có người nghiện rượu chè hoặc chơi cờ bac, em sẽ làm gì?

HS: Em sẽ khuyên hộ từ bỏ những thói hư, tật xấu và phân tích cho họ hiểu tác hại của những thói hư đó?

……….

………

Hoạt động 3: Luyện tập - Thời gian 5’

- Mục tiêu vận dụng và thực hành - Phương pháp vấn đáp, thảo luận

- Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Hình thức: cá nhân, nhóm

Bài 1

- Yêu cầu HS trả lời miệng Bài 2: Thảo luận cặp đôi (1’) Gọi HS trình bày

Giống - Có nội dung châm biếm, đối tượng châm biếm là những hạng người đáng chê cười trong xã hội

- Sử dụng hình thức gây cười -> tạo ra tiếng cười Bài 4: HS viết bài lựa chọn bài ca dao mà em thích (Giáo viên đã giao nhiệm vụ từ tiết trước, học sinh trình bày trước lớp)

………..

………..

3.3. Ghi nhớ: sgk/49

III. Luyện tập

Bài 1 (SGK/ 53) - ý kiến (C) đúng Bài 2 (SGK/53)

Bài 4

Nêu cảm nghĩ về một bài ca dao em thích

4. Củng cố (2’)

? Trong những bài ca dao trên em thích nhất bài nào? Vì sao?

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học thuộc các bài ca dao, nắm nội dung, nghệ thuật của từng bài.

- Chuẩn bị bài “Sông núi nước Nam”.

+ Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (Sưu tầm tài liệu giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ)

+ Tìm hiểu nội dung bài thơ: phần phiên âm, dịch nghĩa.

? Em hiểu sông núi nước nam trong câu thơ đầu có nghĩa ntn?

? Hãy làm rõ nghĩa chữ đế trong từ nam đế?

? Cụm từ Nam đế cư có ý nghĩa ntn?

(13)

? Câu thơ sông núi nước Nam vua Nam ở toát lên tư tưởng gì của bài thơ?

? Tác giả đã bộc lộ tình cảm gì qua câu thơ này?

? Câu thơ t2 được dịch nghĩa ntn?

? Em có nhận xét gì về âm điệu của lời thơ này?

? Âm điệu này có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả?

? Theo em, chân lí chủ quyền đất nước VN đã được ghi ở sách trời có ý nghĩa như thế nào?

? Xét về mục đích nói thì câu thứ 3 thuộc loại câu gì? Ý nghĩa của nó?

? Lời cảnh báo ở đây nhằm vào quân xâm lược nào?

? Câu thơ cuối là một câu rất hay. Em hãy phân tích cái hay của câu thơ đó?

+ Ý nghĩa của bài thơ đối với quân, dân ta thời đó.

+ Liên hệ với lịch sử nước ta thời kỳ chống quân Tống xâm lược.

+ Có thể coi đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta được không? Vì sao?

- Chuẩn bị tiết sau: Đại từ theo hướng dẫn tiết 11 V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

(14)

Soạn: ………..…

Giảng:……….... Tiết 15

ĐẠI TỪ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- HS hiểu được khái niệm đại từ, các loại đại từ và chức vụ ngữ pháp của đại từ.

- Vận dụng đại từ hợp với các tình huống giao tiếp.

2. Kĩ năng

- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.

- Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

* Kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ loại theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ loại tiếng Việt.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng đại từ sao cho phù hợp trong giao tiếp.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy ngôn ngữ

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Biết yêu quí và trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc trên cơ sở sự tôn trọng mọi người, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, TLTK- bảng phụ, phấn màu, đoạn văn mẫu, máy chiếu.

- HS: sgk, vở soạn, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, phân tích, luyện tập, thảo luận, quy nạp

- Kĩ thuật hỏi trả lời, sơ đồ tư duy, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15'

Câu 1 ( 1 điểm): Điền từ còn thiếu trong câu sau:

Từ ghép………..có tính chất phân nghĩa còn từ ghép………..có tính chất hợp nghĩa.

Câu 2 (4 điểm): Hãy sắp xếp các từ tươi tốt, tim tím, hồng hồng, cây cỏ, đầu đuôi, thăm thẳm, trăng trắng, xấu xí, hoa hồng, chua chát theo mẫu sau:

- Từ ghép:………

- Từ láy:………

Câu 3 (2 điểm): Đặt hai câu trong đó một câu sử dụng từ láy và một câu sử dụng từ ghép ở phần trên.

Câu 4 (3 điểm): Tại sao từ láy đo đỏ, chiêm chiếp không thể nói được là đỏ đỏ, chiếp chiếp? Hai từ đó thuộc loại từ láy gì?

3. Bài mới

(15)

* Hoạt động khởi động (2’) Chiếu slile 2

? Từ loại Tiếng Việt gồm những lạo nào?

HS trả lời từ loại TV gồm: DT, ĐT, Phụ từ, lượng từ, chỉ từ, số từ, tính từ, đại từ Giới thiệu bài

Ở lớp 6 các em đã được học về khái niệm, các loại: DT, ĐT, phụ từ, lượng từ, chỉ từ, số từ, tính từ, tác dụng của nó khi nói, khi viết. Một loại từ TV nữa chúng ta cần tìm hiểu đại từ trong bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Đại từ - Thời gian 8’

- Mục tiêu: Hiểu được khái niệm đại từ và lấy đượcv í dụ đại từ

- Phương pháp vấn đáp, phân tích, thảo luận, quy nạp

- Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút, sơ đồ tư duy

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

- GV chiếu ví dụ gọi 1 HS đọc

? Từ “Nó” ở đoạn văn a trỏ ai?

HS: Từ “Nó” trỏ em tôi

? Từ “Nó” ở đoạn văn b trỏ con vật gì?

HS: Con gà của anh Bốn Linh.

? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của 2 từ “nó” trong 2 đoạn văn này?

HS: Nhờ vào ý nghĩa, nội dung của câu trước đó.

? Từ “Thế” ở ví dụ c trỏ việc gì? Vì sao em biết?

- Sự việc mẹ yêu cầu 2 đứa chia đồ chơi.

- Dựa vào nội dung thông báo của đại từ đứng trước và câu trước.

* GV: Từ “Nó” + “ Thế” là đại từ

? Thế nào là đại từ?

- HS phát biểu -> GV chốt bằng ghi nhớ

* Yêu cầu HS theo dõi ví dụ d

I. Thế nào là đại từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Ngữ liệu a: từ “Nó” trỏ em tôi

- Ngữ liệu b: từ “nó” trỏ con gà của anh Bốn Linh

- Ngữ liệu c: từ “thế” trỏ sự việc chia đồ chơi của hai anh em

- Ngữ liệu d: từ “ai” trỏ người không cụ thể, chính xác

-> Đại từ

Đại từ

(16)

? Từ “ai” trong bài ca dao dùng để làm gì?

- Dùng để chỉ người, không cụ thể, chính xác

? Các từ “nó” “thế” “ai” trong các ví dụ trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

+ Nó (a) – Chủ ngữ

+ Nó (b)– Phần sau của danh từ trong cụm danh từ + Thế (c) –Phần sau của động từ trong cụm động từ + Ai (d) – Chủ ngữ

? Xét ví dụ : Người gương mẫu nhất lớp / là nó C VN

GV: Trong các ngữ liệu đã cho, các từ in đậm được dùng để trỏ vào sự vật, người, hoạt động tính chất của sự việc và dùng để hỏi -> đại từ.

? Qua phân tích ví dụ, em hãy cho biết các đại từ thường giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

- 2 HS phát biểu. GV chốt bằng ghi nhớ 1 (55) Bảng sơ đồ tư duy

Bài tập nhanh: Chiếu slile 9

Tìm đại từ trong các câu sau. Cho biết chúng được dùng để làm gì? Vai trò ngữ pháp của mỗi đại từ.

a. Đồ chơi của chúng tôi (PN DT) chẳng có nhiều.

b. Bằng hành động đó, họ (CN) muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai.

c. Hôm qua, người về muộn nhất lớp là tôi (VN).

d. Tôi (CN) lấy giấy bút ra hí hoáy vẽ. Hà cũng bắt chước làm vậy (PN ĐT).

e. Ai (CN) là người dũng cảm nhất?

………

………..

Hoạt động 2: Các loại đại từ - Thời gian 7’

- Mục tiêu: Biết được các loại đại từ và lấy được ví dụ đại từ

- Phương pháp vấn đáp, phân tích, thảo luận

- Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút,

2. Ghi nhớ 1 - sgk

II. Các loại đại từ 1. Đại từ để trỏ

1.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(17)

sơ đồ tư duy

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, bảng phụ - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Các đại từ: Tôi, tao, chúng tôi, chúng tớ, mày nó,…

trỏ cái gì?

HS: Trỏ người, sự vật

? Cho ví dụ minh hoạ?

HS: Bạn đi chới với tớ được không?

? Các đại từ “ Bấy, bấy nhiêu” trỏ gì? Ví dụ?

- Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

? Các đại từ : Vậy, thế trỏ gì?

VD: - Nó thấy vậy không trêu nữa -> P/ngữ cho ĐT ->

hành động

- Các em ngoan thế ! -> P/ngữ cho TT -> Tính chất GV chiếu sli le 12: Sơ đồ tư duy đại từ dùng để trỏ chốt nội dung ghi nhớ 1

? Các đại từ “ ai? gì?” hỏi về gì?

VD: Ai học giỏi -> hỏi người

? Các đại từ : bao nhiêu, mấy hỏi về gì?

- Bao nhiêu tấc đất…

? Các đại từ “ sao, thế nào” hỏi về gì?

- Nó làm sao?

? Đại từ dung để hỏi là những đại từ nào?

HS: đọc ghi nhớ

GV chốt bằng sơ đồ tư duy đại từ dung để hỏi chiếu slile 14

? Đại từ được phân loại như thế nào?

- 1 HS đọc ghi nhớ

GV chốt bằng sơ đồ tư duy các loại đại từ chiếu slile 15

………

………

Hoạt động 3: Luyện tập - Thời gian 8’

- Mục tiêu: Biết vận dụng thực hành luyện tập - Phương pháp vấn đáp, luyện tập, thảo luận

- Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

Bài 1: SGK/56 Bảng phụ

- GV giải thích về bảng đại từ nhân xưng - HS làm miệng

- Sử dụng bảng phụ a) Bảng Đại từ xưng hô b) Mình 1: Ngôi thứ nhất

- Đại từ xưng hô: trỏ người, sự vật.

- Trỏ số lượng

- Trỏ hành động, tính chất, sự việc

1.2. Ghi nhớ 2 - sgk

2. Đại từ để hỏi

2.1. Kháo sát phân tích ngữ liệu

- Hỏi người, sự vật - Hỏi về số lượng

- Hỏi về hành động, sự việc 2.2. Ghi nhớ 3- sgk (55)

III. Luyện tập

Bài 1 (SGK/56)

Bài 2 (SGK/57)

(18)

Mình 2: Ngôi thứ hai Bài 2: SGK/57

- Gọi 2 HS lên bảng:

Mẫu :

a - Người đang đứng đằng kia là bác tôi.

- Bác cho em xin chùm chìa khóa nhà.

b) Ông bị đau chân Nó sưng nó tấy Đi phải chống gậy Khập khiễng khập khà

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Biết yêu quí và trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong hoạt động trên cơ sở sự tôn trọng mọi người, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

Bài 3: Tổ chức trò chơi

Chia lớp thành hai tổ chơi (3’) Mỗi người được chơi một lần - Ai làm cho bể kia đầy….

- Sao bạn đến muộn thế?

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt thương ông bà bấy nhiêu - Nghe tin Bác mất ai cũng đau xót.

- Ngày vui sao mà ngắn ngủi.

Bài tập 4: HS tự làm ở nhà

Bài tập 5: Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm.

Bài tập vận dụng: Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn khoảng 5 câu. Trong đoạn văn có sử dụng đại từ, cho biết đại từ đó dung để làm gì?

Hai học sinh lên bảng viết đoạn văn HS ở dưới lớp viết

Chú ý sử dụng đúng từ Tiếng Việt Đọc và sửa chữa hai bài của HS trên lớp Đoạn văn mẫu

Ngày mùa quê tôi thật rộn rã. Các bác nông dân đã ra đồng từ sớm. Mùi hương thơm của lúa non quyện cùng hương cỏ đồng nội làm tôi cảm thấy ngây ngất. Những ánh nắng sớm chiếu trên những chiếc nón lá thân thuộc của mọi người. Ai nấy đều hối hả nhưng cũng rất vui vẻ.

Phải rồi! Vì họ đã làm việc chăm chỉ suốt nên đã gặt được những bông lúa nặng trĩu kia.Tôi nhìn toàn bộ cánh đồng, cả cánh đồng vàng óng trải dài tít tắp tới tận chân trời và ở nơi này - ở quê tôi những người nông dân đã gắn bó với bông lúa như chính tình phụ tử mà những người thân giành cho mình vậy...

Bài 3 (SGK/57)

4. Củng cố (1’)

(19)

? Thế nào là đại từ? Có mấy loại đại từ? Cho ví dụ?

5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thiện các bài tập

- Tập viết đoạn văn có dùng đại từ và phân loại đại từ.

- Chuẩn bị bài Từ Hán Việt + Thế nào là từ Hán Việt?

+ Tại sao chúng ta lại phải mượn từ tiếng Hán?

+ Những đơn vị để cấu tạo từ Hán Việt là gì?

+ Tìm hiểu phần ngữ liệu và trả lời câu hỏi phần ngữ liệu.

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

+ Chuẩn bị một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trong đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt - Chuẩn bị tiết 16: Tạo lậpv ăn bản (Theo hướng dẫn tiết 13)

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………..

(20)

Soạn:………..…

Giảng:………. Tiết 16

LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS

- Củng cố lại các kiến thức có liên quan đến tạo lập văn bản và các bước của quá trình tạo lập văn bản.

- Vận dụng tốt các bước tạo lập văn bản để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản cho hs.

* Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức.

3. Thái độ

- Có ý thức phê phán hiện tượng không tuân thủ các bước khi tạo lập văn bản.

4. Phát triển năng lực

- Phát triển năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực phân tích II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, tài liệu tham khảo, bảng phụ

- HS: sgk, vở soạn – chuẩn bị nội dung theo sgk và phần hướng dẫn III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, thực hành, thảo luận.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, chia nhóm, trình bày 1 phút.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Y/c hs làm bài tập số 4 - Nêu các bước của quá trình tạo lập văn bản - Đáp án: (4 bước)

+ Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

+ Bước 2: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài + Bước 3: viết bài

+ Bước 4: Đọc và sửa chữa 3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (3’)

HS nhắc lại thế nào là liên kết trong văn bản? tính mạch lạc trong văn bản?

Bố cục trong văn bản, các bước để tạo lập một văn bản?

HS: trả lời đầy đủ các khái niệm đã học:

+ Liên kết trong văn bản + Mạch lạc trong văn bản + Bố cục trong văn bản

+ Các bước tạo lập của văn bản GV giới thiệu bài

(21)

Các em đã học liên kết trong văn bản, mạch lạc trong văn bản, bố cục trong văn bản

các bước tạo lập của văn bản và thực hành viết bài. Để củng cố kiến thức phần tạo lập văn bản, bài học hôm nay chúng ta cùng luyện tập.

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Thực hành chọn đề - Thời gian 10

- Mục tiêu: Xác định được yêu cầu đề bài và các bước tạo lập văn bản

- PP vấn đáp, thảo luận, thực hành - Kĩ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút, hỏi trả lời

- Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ - Hình thức: cá nhân, nhóm

GV chép đề bài lên bảng Yêu cầu HS phân tích đề

? Những nội dung cần có của bước định hướng?

- Đối tượng - Nội dung - Cách viết, thể loại, kiểu bài (như gợi ý SGK 59)

? Em hãy xây dựng bố cục?

Chia lớp thành 4 nhóm xây dựng bố cục, các nhóm ghi ra bảng phụ

Thời gian 5 phút

- Phải rành mạch, hợp lý, đúng định hướng

Các nhóm dán bảng phụ lên bảng chính, quan sát và nhận xét lẫn nhau GV nhận xét

………

………..

Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành - Thời gian 22’

- Mục tiêu: Vận dụng viết đoạn văn - PP thực hành

- KT hoàn tất nhiệm vụ, trình bày 1 phút

I. Chuẩn bị

1. Đề bài: Thư cho một ngời bạn để bạn hiểu về đất nước mình

2. Phân tích đề + Thể loại: Viết thư + Tạo lập văn bản: 4 bước + Phạm vi giới hạn: 1000 chữ 3. Các bước tạo lập văn bản

* Định hướng

a) Nội dung: Truyền thống lịch sử Danh lam thắng cảnh Phong tục tập quán b) Đối tượng : Bạn ở nước ngoài, cùng tuổi c) Mục đích: Bạn hiểu về Việt Nam -> yêu mến và ủng hộ Việt Nam

* Xây dựng bố cục

a) Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh sắc thiên nhiên ở Việt Nam

b) Thân bài

- Cảnh mùa xuân: khí hậu, hoa lá - Cảnh mùa hè:

- Cảnh mùa thu:

- Cảnh mùa đông c) Kết bài:

- Cảm nghĩ và niềm tự hào về đất nớc - Lời mời bạn, lời chúc, lời hứa

* Diễn đạt

* Kiểm tra

II. Luyện tập - Thực hành

(22)

- Phương tiện: SGK - Hình thức: cá nhân

GV y/c hs viết một đoạn văn mở bài hoặc một đoạn trong thân bài.

- Hs viết đoạn văn, trình bày trước lớp.

Gv và hs cùng nhau nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

- Thu một số bài về chấm.

Có lẽ, trong trái tim cua mỗi con người đều có một ngăn nhỏ dành cho quê hương thân yêu. Đúng vậy! Quê hương dù là một cái gì đi chăng nữa thì đó vẫn là nơi ta được sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm đẹp ở đây. Quê hương là nơi gắn bó biết bao kỉ ức, tuổi thơ đẹp đẽ của mỗi người. Là những ngày vui đùa bên bạn bè, bên dòng sông đầy thân thương. Quê hương đâu đó còn là người mẹ thứ hai chăm sóc cho ta khôn lớn từng ngày, là con đường dẫn lối ta đi tới trường với những người bạn thân thiết. Yêu sao những hình ảnh bình dị mà thân thương ấy của quê hương. Yêu lắm, quê hương ơi!

………

………..

1. HS viết và đọc đoạn văn: Giới thiệu quê em

2. Đọc bài tham khảo

4. Củng cố (2’)

- Nhận xét giờ luyện tập

+ Ý thức chuẩn bị và tham gia, kết quả 5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Hoàn thành bài tập -viết đoạn văn hoàn chỉnh.

+ Thực hành viết bài văn

- Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.

+ Thế nào là văn biểu cảm?

+ Đặc điểm của văn biểu cảm?

+ Tìm hiểu phần ngữ liệu và trả lời câu hỏi:

- Đọc bài tấm gương

? Bài viết nói về phẩm chất gì của tấm gương?

? Bài viết muốn biểu đạt tình cảm gì?

? Để biểu đạt tình cảm đó tác giả của bài văn đã làm như thế nào?

? Bố cục bài văn gồm mấy phần? Mở bài và kết bài có quan hệ với nhau ntn?

? TB nêu những gì? Những ý này liên quan ntn đến chủ đề của văn bản?

? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng không? Điều đó có ý nghĩa ntn đối với giá trị của văn bản?

- Đọc ngữ liệu 2 ? Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì?

? Tình cảm biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?

? Qua những VD trên em thấy văn biểu cảm có những đặc điểm gì?

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

(23)

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +