• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
45
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

Ngày soạn: Thứ năm, ngày 21 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2021 TOÁN

Tiết 101:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải bài toán.

2. Kĩ năng:

- Rèn tính nhanh, đúng, chính xác.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- Học sinh: Vở bài tập, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 5.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Trong giờ học toán này, các em sẽ cùng nhau luyện tập củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 5.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2.Luyện tập, thực hành: (29’) Bài 1: Tính nhẩm:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài bảng con.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 2: Tính (theo mẫu):

- 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 5.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Hs trả lời

- Học sinh làm bài

a) 5 x 3 = 15 5 x 8 = 40 5 x 2 = 10 5 x 4 = 20 5 x 7 = 35 5 x 9 = 45 5 x 5 = 25 5 x 6 = 30 5 x 10 = 50 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

(2)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên viết lên bảng: 5 x 4 - 9 = - Biểu thức trên có mấy dấu phép tính?

đólà những dấu tính nào?

- Khi thực hiện tính, em sẽ thực hiện dấu nào trước?

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm kết quả của biểu thức trên.

- Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Giáo viên viết tóm tắt bài lên bảng.

Tóm tắt.

1 ngày học: 5 giờ.

5 ngày học:...giờ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 4:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì ?

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu tính theo mẫu.

- Học sinh theo dõi.

- Có hai dấu tính là dấu nhân và dấu trừ.

- Khi thực hiện biểu thức có dấu nhân và trừ ta thực hiện dấu nhân trước rồi mới thực hiện dấu trừ.

- Học sinh nêu kết quả: 5 x 4 - 9 = 20 - 9 = 11.

- 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

(Mẫu) 5 x 4 – 9 = 20 – 9 = 11 a)5 x 7 – 15 = 35 – 15 = 20 b) 5 x 8 – 20 = 40 – 20 = 20 c) 5 x 10 – 28 = 50 – 28 = 22 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết mỗi ngày Liên học 5 giờ, mỗi tuần lễ Liên học 5 ngày.

- Bài toán hỏi mỗi tuần lễ Liên học bao nhiêu giờ ?

- Học sinh theo dõi.

- 1 học sinh lên bảng làm bài giải, lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải:

Năm ngày liên học số giờ là:

5 x 5 = 25 (giờ) Đáp số: 25 giờ - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết mỗi can đựng 5l dầu.

- Bài toán hỏi 10 can như thế đựng được bao nhiêu lít dầu ?

(3)

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Gọi hs làm bảng lớp Tóm tắt:

1 can đựng : 5l dầu 10 can đựng: … lít dầu?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 5: Số?

- Gọi hs đọc yc - HD hs làm bài tập -Nhận xét

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 1 học sinh lên bảng làm Bài giải :

Mười can đựng số lí dầu là : 10 x 5 = 50 (lít) Đáp số : 50 lít dầu - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Hs đọc yc - Hs làm bài tập

a. 5, 10, 15, 20, 25, 30 b. 5, 8, 11, 14, 17, 20

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Đạo đức

Tiết 20: TRẢ LẠI CỦA RƠI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người bị mất.

- Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.

- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.

2. Kĩ năng

- Trả lại của rơi khi nhặt được.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

* Giáo dục KNS: Hoạt động 2.

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà).

- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC:

- Thảo luận nhóm, đóng vai, xử lí tình huống.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Phiếu học tập.

- HS: Vở bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Bài cũ (5p)

- Nhặt được của rơi cần làm gì?

- Trả lại của rơi thể hiện đức tính gì?

- HS nêu. Bạn nhận xét.

(4)

- GV nhận xét.

2. Bài mới (30p) a. Giới thiệu:

b. Thực hành: Trả lại của rơi (Tiết 2)

Hoạt động 1: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 (5p) - Đại diện nhóm đưa ra ý kiến đúng cần giải đáp.

- Khen những HS có hành vi trả lại của rơi.

- Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi.

- GV tổng kết lại các ý kiến trả lời của các nhóm HS.

- Liên hệ KNS

 Hoạt động 2: Thi “ứng xử nhanh”

- GV phổ biến luật thi:

+ Mỗi đội có 2 phút để chuẩn bị một tình huống, một câu chuyện, tầm gương về những người thật thà, không tham của rơi.

Sau thời gian thảo luận đại diện nhóm lên trình bày. Ban giám khảo (là GV và đại diện các tổ) sẽ chấm điểm, xem đội nào hay.

- Ban giám khảo nhận xét.

- GV nhận xét HS chơi.

- Phát phần thưởng cho nhóm hay, thắng cuộc.

3. Củng cố - Dặn dò (5p)

- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.

- HS đọc trước lớp.

- Các nhóm HS thảo luận, giải quyết các tình huống và trình bày kết quả trước lớp.

- Đại diện một số HS lên trình bày.

- HS cả lớp nhận xét về thái độ đúng mực của các hành vi của các bạn trong các tình huống.

- HS nghe, ghi nhớ.

- HS thảo luận nhóm - Trình bày trước lớp

- HS lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 21 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: ( Chiều ) Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2021 TẬP ĐỌC

Tiết 61-62:

Chim Sơn Ca và Bông Cúc Trắng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Câu chuyện khuyên các con phải yêu thương các loài chim.

Chim chóc không sống được nếu chúng không được bay lượn trên bầu trời cao xanh, vì thế các con không nên bắt chim, không nên nhốt chúng vào lồng

- Hiểu nghĩa các từ: sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng,…

2. Kĩ năng:

- Đọc to,rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu phẩy dấu chấm.

(5)

3.Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết yêu quý và bảo vệ loài chim.

*QTE: Hoạt động C: Củng cố, dặn dò.

- Quyền và bổn phận sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.

* Giáo dục BVMT: Hoạt động Củng cố, dặn dò.

- Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

* Giáo dục KNS: Hoạt động 2.

- Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông; tư duy phê phán II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng đọc bài Mùa xuân đến và trả lời câu hỏi sau:

-Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ? - Kể những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (35') 1. Giới thiệu bài: ( 1’)

- Giáo viên treo tranh minh hoạ và hỏi:

? Bức tranh vẽ cảnh gì?

? Em thấy chú chim và bông cúc thế nào? có vui vẻ không?

- Vậy muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra với chim sơn ca và bông cúc trắng chúng ta cùng học bài hôm nay.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc: (34’) a. Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng phân biệt của chim nói với bông cúc vui

- 3 học sinh lên bảng đọc bài trả lời câu hỏi.

- Hoa mận tàn báo mùa xuân đến.

+ Sự thay đổi của bầu trời: bầu trời ngày càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ.

+ Sự thay đổi của mọi vật: vườn cây đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, tràn ngập tiếng hót của các loài chim và bóng chim bay nhảy.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh.

- Bức tranh vẽ một chú chim Sơn ca và một bông cúc trắng.

- Bông cúc và chim rất đẹp và vui vẻ.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh theo dõi lắng nghe.

(6)

vẻ và ngưỡng mộ. Các phần còn lại đọc với giọng tha thiết, thương xót.

b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên đưa từ khó lên bảng:

+ Sơn ca sung sướng, véo von, long trọng, lồng, lìa đời, héo lả, khô bỏng.

- Giáo viên đọc mẫu từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên chia đoạn:

+ Đoạn 1: Bên bờ rào... xanh thẳm.

+ Đoạn 2: Nhưng sáng...làm gì được.

+ Đoạn 3: Bỗng có...thương xót.

+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên đưa câu văn dài lên bảng.

+ Chim véo von mãi/ rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. //

+ Bông cúc muốn cứu chim/ nhưng chẳng làm gì được. // Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn,/ cắt hết đám cỏ lẫn bông cúc/ đem về bỏ vào lồng sơn ca.//

Tội nghiệp con chim ! // Khi nó còn sống và ca hát , / các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. // Còn bông hoa, / giá các cậu đừng ngắt nó / thì hôm nay / chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời. //

- Giáo viên đọc mẫu câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

* Đọc từng trong nhóm:

- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.

* Đọc đồng thanh:

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh đọc đồng thanh từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh theo dõi lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.

(7)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn 1, 2.

Tiết 2:

3. Tìm hiểu bài: (20’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.

- Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống như thế nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa trong sách giáo khoa để thấy được cuộc sống hạnh phúc những ngày còn tự do của sơn ca và bông cúc trắng.

- Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm ?

- Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với chim, đối với hoa ?

- Hành động của cô bé gây ra chuyện gì đau lòng ?

- Em muốn nói gì với các cậu bé ?

- Giáo viên đưa ra nội dung bài: Chim phải được bay bổng trên bầu trời xanh thẳm thì nó mới hót được. Hoa phải được tắm ánh nắng mặt trời.

* Giáo dục BVMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ chim và hoa?

- Giáo viên nhận xét, kết hợp BVMT:

Chúng ta cần đối xử tốt với các con vậtvà các loài cây, loài hoa. Chúng ta phải biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.

- Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong một thế giới rất rộng lớn - là cả bầu trời xanh thẳm.

- Cuộc sống tự do bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. Nó tươi tắn và xinh xắn, xòe bộ cánh trắng đón nắng mặt trời, sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót ca ngợi vẻ đẹp của mình.

- Học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa.

- Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng.

- Đối với chim: Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống, để chim chết vì đói và khát.

+ Đối với hoa: Hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.

- Sơn ca chết, bông cúc héo tàn.

+ Đừng bắt chim, đừng hái hoa ! Hãy để cho chim được tự do bay lượn, ca hát ! Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời ! / Các bạn thật vô tình.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại nội dung bài.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

(8)

4. Luyện đọc lại: (15’)

- Giáo viên đọc mẫu bài lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn 2 và đoạn 3.

* Thi đọc giữa các nhóm:

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc cả bài.

- Giáo viên gọi 3, 4 học sinh đọc lại truyện.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Đại diện các nhóm lên thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 3, 4 học sinh thi đọc truyện - Học sinh nhận xét.

- Học sinhlắng nghe.

- 1 hs đọc bài - Hs đọc bài

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 21 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ ba, ngày 26 tháng 1 năm 2021 TOÁN

Tiết 102:

Đường gấp khúc độ dài đường gấp khúc

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc. Nhận biết độ dài đường gấp khúc.

- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đường thẳng của nó.

2. Kĩ năng:

-Rèn tính nhanh, đúng, chính xác.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ. Mô hình đường gấp khúc ba đoạn có thể khép kín thành hình tam giác, sách giáo khoa, vở bài tập.

- Học sinh: Vở bài tập toán, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập, lớp theo dõi nhận xét.

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2, lớp theo dõi nhận xét.

a) 5 x 5 - 10 = 25 - 10 = 15 b) 5 x 7 - 5 = 35 - 5

= 30

(9)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài:(1’)

- Hôm nay các em sẽ được làm quen với đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Giới thiệu đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc: (7’)

- Giáo viên chỉ vào đường gấp khúc trên bảng và giới thiệu: Đây là đường gấp khúc ABCD.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ hỏi: Đường gấp khúc ABCD gồm những đoạn thẳng nào?

- Đường gấp khúc ABCD gồm có những điểm nào?

- Những đoạn thẳng nào có chung một điểm đầu?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCD.

- Giáo viên giới thiệu: Độ dài đường gấp khúc ABCD chính là độ dài của các đoạn thẳng AB, BC, CD.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tính tổng độ dài của các đoạn thẳng AB, BC, CD.

- Vậy độ dài của đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu?

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc biết độ độ dài của các đoạn thẳng thành phần ta làm như thế nào?

3. Luyện tập, thực hành (22’)

Bài 1: Nối các điểm để được đường gấp khúc gồm.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng ghi tên đường gấp khúc, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh nghe giảng và nhắc lại:

Đường gấp khúc ABCD.

- Đường gấp khúc ABCD gồm các đoạn thẳng là: AB, BC, CD.

- Đường gấp khúc ABCD có những điểm A, B, C, D.

- Đoạn thẳng AB và BC có chung điểm B đoạn thẳng BC và CD có chung điểm C.

- Độ dài AB là 2cm, đoạn BC là 4 cm, đoạn CD là 3cm.

- Học sinh nghe giảng và nhắc lại:

Độ dài đường gấp ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.

- Tính tổng độ dài của các đoạn thẳng AB, BC CD là 2cm + 4cm + 3cm = 9cm.

- Đường gấp khúc ABCD dài 9cm.

- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng thành phần.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 3 học sinh lên bảng ghi tên đường gấp khúc, lớp làm bài vào vở bài tập.

a) Hai đoạn thẳng

(10)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Tính độ dài đường gấp khúc (theo mẫu).

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?

- GV vẽ đường gấp khúc MNPQ lên bảng y/c h/s tính.

- GV vẽ đường gấp khúc ABC y/c h/s tính - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

b) Ba đoạn thẳng.

A B

C D A G - Hs nhận xét

- HS đọc y/c đề bài.

+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta lấy độ dài các đoạn thẳng cộng với nhau.

- HS làm trên bảng làm, lớp làm vào vở.

Bài giải:

Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:

3 + 2 + 4 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm b)

Bài giải:

Độ dài đường gấp khúc ABC dài là:

5 + 4 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

(11)

- GV vẽ hình lên bảng.

- Hình tam giác có mấy cạnh?

- Vậy đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng ghép lại với nhau?

- Vậy muốn tính được đường gấp khúc ta làm như thế nào?

- Gọi h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên vẽ hình lên bảng.

- Hình vuông có mấy cạnh?

- Vậy đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng ghép lại với nhau?

- Vậy muốn tính được đường gấp khúc ta làm như thế nào?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- bài tập yêu cầu chúng ta tính độ dài đường gấp khúc.

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta lấy độ dài các đoạn thẳng cộng với nhau.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinhlên bảng làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở.

B D 2cm 3cm 3cm A

C Bài giải

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

2 + 3 + 3 = 8 (cm) Đáp số:8 cm b)

N 3cm Q

1cm 3cm 2cm P

M P R Bài giải

Độ dài đường gấp khúc MNPQR là:

2 + 3 + 1 + 3 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS nêu y/c của bài.

- Lớp quan sát.

+ Có 3 cạnh.

+ Gồm 3 đoạn thẳng ghép lại với nhau.

- Ta lấy các cạnh cộng với nhau.

- HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Bài giải:

Độ dài của đoạn đây đồng là:

4 + 4 + 4 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm.

- Hs nhận xét

(12)

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = KỂ CHUYỆN

Tiết 21:

Chim Sơn Ca Và Bông Cúc Trắng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng. Hs khá có thể kể lại toàn bộ câu chuyện.

2. Hĩ năng:

- Biết kể lại chuyện bằng lời của mình, kể tự nhiên, có giọng điệu và điệu bộ phù hợp với nội dung câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.

3. Thái độ:

-Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, tranh.

- Học sinh:Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Trong giờ tập đọc đầu tuần các con đã được học bài tập đọc nào ?

- Trong giờ kể chuyện này chúng ta sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Chim Sơn ca và bông cúc trắng.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn kể chuyện: (23’)

a. Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên mở bảng phụ đã viết sẵn gợi ý kể từng đoạn câu chuyện.

+ Bông cúc trắng đẹp như thế nào?

+ Chim sơn ca đã làm và nói gì với bông

- 3 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Bài tập đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh theo dõi.

+ Có một bông cúc rất đẹp, cánh trắng tinh, mọc bên bờ rào.vươn lên trên đám cỏ dại.

(13)

cúc trắng?

- Bông cúc vui như thế nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nối tiếp nhau kể trong nhóm

- Giáo viên gọi 1 học sinh kể đoạn 1.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung.

b. Kể đoạn 2:

+ Chuyện gì xảy ra vào sáng hôm sau?

+ Nhờ đâu bông cúc trắng biết được chim sơn ca bị cầm tù?

+ Bông cúc trắng muốn làm gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể lại đoạn 2 của câu chuyện dựa vào gợi ý.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung.

c. Kể đoạn 3:

+ Chuyện gì đã xảy ra với bông cúc trắng?

+ Khi cùng ở trong lồng chim, sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào?

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại nội dung đoạn 3.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

d. Kể đoạn 4:

+ Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì?

+ Các cậu bé có gì đáng trách?

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại đoạn 4.

- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh và yêu cầu học sinh kể

+ Một chú chim sơn ca thấy bông cúc trắng đẹp quá, sà xuống, hót lời ngợi ca: “Cúc ơi! Cúc mới xinh xắn làm sao !

Cúc nghe sơn ca hót như vậy thì vui sướng khôn tả. Sơn ca véo von hót mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.

- Học sinh kể trong nhóm.

- 1 học sinh kể đoạn 1.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

+ Chim sơn ca bị cầm tù.

+ Bông cúc trắng nghe thấy tiếng hót buồn thảm của sơn ca.

+ Bông cúc muốn cứu sơn ca.

- Học sinh kể lại đoạn 2của câu chuyện dựa vào gợi ý.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

+ Bông cúc đã bị hai cậu bé cắt cùng với đám cỏ bên bờ rào bỏ vào lồng chim.

+ Chim sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ vẫn không đụng đến bông hoa. Còn bông cúc thì toả hương ngào ngạt để an ủi sơn ca. Khi sơn ca chết, cúc cũng héo lả đi và thương xót.

- Học sinh kể lại đoạn 3.

- Học sinh lắng nghe.

+ Các cậu đã đặt chim sơn ca vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng.

+ Nếu các cậu không nhốt chim vào lồng thì chim vẫn còn sống và hót vui vẻ.

+ Nếu các cậu không cắt bông hoa thì bây giờ bông cúc vẫn toả hương và tắm nắng mặt trời.

(14)

lại từng đoạn của câu chuyện trong nhóm của mình.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm thi kể.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3. Kể toàn bộ câu chuyện: ( 6’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể toàn bộ câu chuyện.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh kể lại đoạn 4.

- Học sinh kể chuyện trong nhóm và chỉnh sửa bổ sung cho nhau.

- Đại diện nhóm thi kể.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 3 học sinh lên thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 21 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ tư, ngày 27 tháng 1 năm 2021 TOÁN

Tiết 103:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố biểu tượng về đường gấp khúc. Biết tính độ dài đường gấp khúc.

- Nhận dạngđường gấp khúc.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện tính toán nhanh, chính xác.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh ham học toán.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Vẽ sẵn các đường gấp khúc, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài. (1’)

- 1 học sinh lên bảng làm bài 3, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải

Độ dài của đoạn đây đồng đó là:

3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(15)

- Trong giờ học toán này, các em sẽ được củng cố các kiến thức, kĩ năng về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Luyện tập, thực hành: (29’) Bài 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viêntreo bảng phụ đường gấp khúc yêu cầu học sinh quan sát.

- Giáo viên hướng dẫn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Con ốc sên bò theo hình gì?

- Muốn biết con ốc sên phải bò bao nhiêu cm ta làm như thế nào?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính độ dài đường gấp khúc.

- Học sinh quan sát hình trên bảng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 2 học sinh lên bảng làm bài giải, lớp theo dõi nhận xét.

a)

Bài giải:

Độ dài của đường gấp khúc là:

12 + 15 = 27 (cm).

Đáp số: 27cm b)

Bài giải:

Độ dài của đường gấp khúc là:

10 + 14 + 9 = 33 (cm) Đáp số: 33cm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Con ốc sên bò theo đường gấp khúc ABCD.

- Ta tính độ dài đường gấp khúc ABCD.

- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.

Bài giải:

Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là:

5 + 2 + 7 = 14 (dm) Đáp số: 14dm - Học sinh nhận xét.

(16)

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu ghi tên các đường gấp khúc có trong hình vẽ vào chỗ chấm.

- Học sinh quan sát hình và làm bài vào vở bài tập.

- 2 học sinh nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét.

a) Các đường gấp khúc gồm ba đoạn thẳng là: ABC; BCD;

b) Các đường gấp khúc gồm hai đoạn thẳng là: AC; BD;

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ ( Tập chép )

Tiết 41:

Chim Sơn Ca và Bông Cúc Trắng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật.

-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr; uôt/uộc bài tập 2.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu môn học, có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, vở bài tập TV.

- Học sinh: Vở chính tả, sách giáo khoa, vở bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau:

Sương mù, cây xương rồng, phù sa.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: Sương mù;

cây xương rồng, phù sa.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(17)

B. Dạy bài mới: (30') 1.Giới thiệu bài:(1’)

- Trong giờ chính tả này, các con sẽ tập chép một đoạn trong bài tập đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng, sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt ch / tr, uôt/ uôc.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn tập chép: (22’) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Giáo viên đọc đoạn chép.

- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc lại đoạn chép.

- Giáo viên hỏi:

- Đoạn văn này cho em biết điều gì về cúc và sơn ca ?

- Giúp học sinh nhận xét:

- Đoạn văn có mấy câu?

- Đoạn chép có những dấu câu nào ? - Giáo viên yêu cầu học sinh bắt đầu bằng r, tr, s.

- Tìm những chữ có dấu hỏi, dấu ngã ? ưa từ khó lên bảng: Sơn ca, sung sướng, mãi, trắng, thẳm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con, 2 học sinh lên viết bảng lớp.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa.

b. Luyện viết:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài vào vở chính tả.

- Giáo viên theo dõi uốn nắn cho học sinh.

- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.

c. Nhận xét, chữa bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp vở.

- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (7’) Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn.

- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ thời gian là 5’ đội nào

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- 3 học sinh đọc đoạn chép.

- Học sinh trả lời.

- Cúc và sơn ca sống vui vẻ, hạnh phúc trong những ngày được tự do.

- Đoạn văn có 5 câu.

- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than.

- Học sinh tìm từ khó: rào, rằng, trắng, trời, sơn, sà, sung, sướng.

- Những chữ có dấu hỏi, dấu ngã là:

giữa, cỏ, tả, mãi, thẳm.

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh viết vào bảng con, 2 học sinh lên bảng viết từ khó.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở chính tả.

- Học sinh lắng nghe và soát lỗi.

- Học sinh nộp vở theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Các nhóm thi tìm từ ghi nhanh vào giấy giấy khổ to và một bút dạ thi

(18)

tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu đố,

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả bài làm của mình.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

tìm từ trong khổ to rồi.

- Đại diện các nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng.

a) Từ ngữ chỉ loài vật:

+ Có tiếng bắt đầu bằng ch: Chào mào, chão chàng, chẫu chuộc, chích chòe, chèo bẻo, chiền chiện, chìa vôi, châu chấu, chuồn, chuồn, chuột chũi.

+ Có tiếng bắt đầu bằng tr: Trâu, trai, trùng trục, cá trắm, cá trôi, chim trả.

b) Từ ngữ chỉ vật hay việc:

- Có tiếng chứa tiếng vần uôt: tuốt lúa, chải chuốt, tuột tay, nuốt, vuốt tóc, con chuột.

- Có tiếng chứa vần uôc: ngọn đuốc, vỉ thuốc, ruốc, bắt buộc, cuộc thi, cuốc đất, chuộc lỗi, chuốc vạ, buộc dây, học thuộc lòng, chẫu chuộc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc câu đố.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh nêu kết quả bài làm của mình.

a) Chân trời (chân mây ).

b) Thuốc, thuộc bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 63:

Vè chim

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung bài: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết như con người.

Trả lời được câu hỏi 1, 3.Học thuộc được một đoạn trong bài vè.

- Hiểu nghĩa các từ: Vè, lon xon, tếu, chao, mách lẻo, nhặt lân la, nhấp nhem,…

(19)

2. Kĩ năng:

- Nghe, đọc chính xác ,rõ ràng. Biết ngắt đúng nhịp khi đọc các dòng thơ trong bài vè.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài Chim sơn ca và bông cúc trắng, sau đó trả lời câu hỏi sau.

- Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống như thế nào ?

- Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm ?

- Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với chim, đối với hoa ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Tuần này chúng ta cùng nhau học về chủ điểm gì ?

- Bài học hôm nay sẽ cho các em biết thêm về nhiều loài chim khác. Đó là bài vè chim. Vè là 1 thể loại trong văn học dân gian. Vè là lời kể có vần.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc: (11’)

- 2 học sinh lên bảng đọc bài Chim sơn ca và bông cúc trắng, sau đó trả lời câu hỏi sau.

- Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong một thế giới rất rộng lớn - là cả bầu trời xanh thẳm.

- Cuộc sống tự do bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. Nó tươi tắn và xinh xắn, xòe bộ cánh trắng đón nắng mặt trời, sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót ca ngợi vẻ đẹp của mình.

- Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng.

- Đối với chim: Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống, để chim chết vì đói và khát.

- Đối với hoa: Hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Chủ điểm chim chóc.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

(20)

a. Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng vui nhộn, nhí nhánh. Ngắt nghỉ hơi cuối câu thơ. Nhấn giọng các từ ngữ nói về đặc điểm và tên gọi các loài chim.

b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1, mỗi bạn đọc 2 dòng thơ.

- Giáo viên đưa từ khó lên bảng: Lon xon, linh tinh, liếu điếu, mách lẻo, lân la, sáo xinh, buồn ngủ.

- Giáo viên đọc mẫu từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối câu lần 2, mỗi bạn 2 dòng thơ.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên chia đoạn: Bài chia thành 5 đoạn.

+ Đoạn 1: Hay chạy...sáo xinh.

+ Đoạn 2: Hay nói...chìa vôi.

+ Đoạn 3: Hay chao...trước nhà.

+ Đoạn 4: Hay nhặt....chim sâu.

+ Đoạn 5: Đoạn còn lại.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ngắt câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi 1học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ lon xon, mách lẻo, lân la.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc trong nhóm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc toàn bài.

* Đọc đồng thanh:

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1, mỗi bạn đọc 2 dòng thơ.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2, mỗi bạn 2 dòng thơ.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

+ Bé Ngọc chạy lon xon trong sân.

+ Mai mách lẻo với bà chuyện của Lan.

+ Thủy muốn làm lành, lân la lại gần Chi.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc trong nhóm.

- Học sinh đọc toàn bài.

(21)

- Giáo viên yêu cầu lớp đọc đồng thanh cả bài vè.

3. Tìm hiểu bài. (8’)

- Giáo viên êu cầu học sinh đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.

- Tìm tên các loài chim có trong bài ?

- Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các chim ?

+ Hãy tìm những từ ngữ được dùng chỉ đặc điểm của từng loài chim tả trong bài?

- Qua bài học tác giả muốn nói lên điều gì?

- Em thích con chim nào trong bài ? Vì sao?

- Giáo viên đưa ra nội dung bài: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như người.

4. Học thuộc lòng bài vè: (10’)

* Thi đọc:

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm thi đọc đoạn 2.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

- Giáo viên đọc mẫu bài lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài thơ.

- Giáo viên gọi một số học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Vè.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh đọc đồng thanh theo yêu cầu.

- Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Các loài chim có trong bài là: Gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.

- Những từ ngữ được dùng để gọi các chim là: Em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ,mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo, em liếu điếu.

- Những từ ngữ được dùng chỉ đặc điểm của từng loài chim tả trong bài là: chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ.

+ Tác giả muốn nói các loài chim cũng có cuộc sống như cuộc sống của con người, gần gũi với cuộc sống của con người.

- Học sinh trả lời theo suy nghĩ.

+ Em thích gà con mới nở vì trông nó như hòn tơ vàng, đi lon xon rất đáng yêu.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại nội dung bài.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh học thuộc lòng bài thơ tại lớp.

- Một số học sinh thiđọc thuộc lòng bài thơ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(22)

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 21:

Cuộc sống xung quanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.

2. Kĩ năng:

-Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.

3. Thái độ:

- Yêu cuộc sống xung quanh mình.

* Giáo dục MTBĐ: Hoạt động 3

- Kể tên về nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương. Học sinh có ý thức gắn bó với quê hương.

* Giáo dục KNS:

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: quan sát về nghề nghiệp của người dân ở địa phương. Phân tích, so sánh nghề nghiệp của người dân ở thành thị và nông thôn. Hoạt động 2.

-Phát triển kỹ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc. Hoạt động 4.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, tranh ảnh, sách giáo khoa,bài tập TNXH.

- Học sinh: Vở bài tập TNXH, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

- Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy em phải làm gì?

Khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè em phải làm sao?

- Khi đi xe buýt, em tuân thủ theo điều gì?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30')

Hoạt động của học sinh

-2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

- Để an toàn ngồi sau xe đạp và xe máy em phải đội mũ bảo hiểm và ngồi đúng vị trí.

- Khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè không được thò đầu, thò tay ra ngoài.

- Khi đi xe buýt, phải xếp hàng khi lên xe và xuống xe. Khi xe dừng hẳn mới được xuống xe và lên xe. Không chen lấn, xô đẩy.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(23)

1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Các hoạt động: (29')

a. Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề.

- Giáo viên hỏi: Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì?

b. Hoạt động 2: Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.

- Giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả.

* KNS: Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

c. Hoạt động 3: Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ.

- Giáo viên hỏi: Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống vùng miền nào của Tổ quốc ? (Miền núi, trung du hay đồng bằng?)

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài lên bảng.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Cá nhân học sinh phát biểu ý kiến.

Chẳng hạn:

+ Bố em là bác sĩ.

+ Mẹ em là cô giáo.

+ Chú em là kĩ sư.

- Các nhóm học sinh thảo luận và trình bày kết quả.

- Học sinh trình bày kết quả.

+ Hình 1: Trong hình là một phụ nữ đang dệt vải. Bên cạnh người phụ nữ đó có rất nhiều mảnh vải với màu sắc sặc sỡ khác nhau.

+ Hình 2: Trong hình là những cô gái đang đi hái chè. Sau lưng cô là các gùi nhỏ để đựng lá chè.

+ Hình 3:....

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.

Chẳng hạn:

+ Hình 1, 2: Người dân sống ở miền núi.

+ Hình 3, 4: Người dân sống ở trung du.

+ Hình 5, 6: Người dân sống ở đồng bằng.

+ Hình 7: Người dân sống ở miền biển.

- Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả.

+ Hình 1: Người dân làm nghề dệt vải.

(24)

- Giáo viên hỏi: Từ những kết quả thảo luận trên, các em rút ra được điều gì?

(Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không? Tại sao họ lại làm những nghề khác nhau

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Như vậy, mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của Tổ quốc thì có ngành nghề khác nhau.

d. Hoạt động 4: Thi nói về ngành nghề

* KNS:Phát triển kỹ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.

- Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm thi nói về các ngành nghề thông qua các tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được.

+ Nói đúng về ngành nghề.

+ Nói sinh động về ngành nghề đó.

+ Nói sai về ngành nghề.

-Cá nhân (hoặc nhóm) nào kể được nhiều nhất thì là người thắng cuộc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C.Củng cố, dặn dò: (5') - - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

+ Hình 2: Người dân làm nghề hái chè.

+ Hình 3: Người dân trồng lúa.

+ Hình 4: Người dân thu hoạch cà phê.

+ Hình 5: Người dân làm nghề buôn bán trên sông-

- Cá nhân học sinh phát biểu ý kiến.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh các nhóm thi nói về các ngành nghề thông qua các tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 21 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ tư, ngày 27 tháng 1 năm 2021 LUYỆN TOÁN

Ôn tập bảng nhân 5

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về bảng nhân 5.

2.Kỹ năng

-Hs biết thực hiện đúng, tính đúng phép nhân 5 3,Thái độ:

- Có thái độ tích cực hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Sách thực hành, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:( 5’)

(25)

-GV nêu y/c và gọi lên bảng làm đọc bảng nhân 4,5

- Gọi hs nhận xét.

-GV nhận xét B. Bài mới: (30’)

* Hướng dẫn hs làm bài tập:

Bài 1: Tính nhẩm

- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu Hs làm bài vào vở sau đó trình bày miệng dưới lớp.

-GV nhận xét.

Bài 2: Tính

- Gv HS nêu yêu cầu bài.

- Dưới lớp làm vào vở

- Gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét bài trên bảng. Đổi cheó vở kiểm tra bài nhau.

-GV nhận xét

Bài 3 : Giải bài toán

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Gv hỏi bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ?.

- Để biết 8 bình như thế có bao nhiêu lít nước chúng ta làm phép tính gì ? - Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng giải.

- Gv gọi HS dưới lớp đọc bài, nhận xét.

- Gv gọi Hs nhận xét bài trên bảng Bài 4 :

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài vào vở.

- Gọi hs trả lời miệng.

- Gọi hs nx.

C. Củng cố dặn dò: (5’) -Nhận xét giờ học.

- HS lên bảng làm.

- Hs nhận xét bài trên bảng.

- HS đọc

-HS làm và nêu kết quả.

- HS nhận xét

- Hs nêu yêu cầu bài

-4hs lên làm bảng, lớp làm vào vở.

a. 5 x 7 - 5 = 35 - 5 = 30 b. 5 x 9 - 20 = 45 - 20 = 25 c. 5 x 6 - 8 = 30 - 8 = 22 d. 5 x 8 - 12 = 40 - 12 = 28 Nhận xét chữa bài.

- HS đọc yêu cầu

- Mỗi bình có 5l nước. Hỏi 8 bình như thế có bao nhiêu lít nước?

- Phép nhân 5 x 8 = 40 l Bài giải:

Tám bình có số lít nước là:

5 x 8 = 40 (lít) Đáp số: 40 lít - Hs nhận xét

- HS đọc

- HS làm: Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 6 + 5 + 8 = 19 cm - HS nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Luyện đọc- hiểu:

Bộ lông rực rỡ của chim Thiên Đường

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

(26)

- Học sinh đọc lưu loát, trôi chảy truyện đọc: bộ lông rực rỡ của chim Thiên Đường. Nhớ được nội dung của truyện đọc.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được nội dung truyện và trả lời đúng các câu hỏi liên quan truyện.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Vở thực hànhTV và toán, bảng phụ.

- Học sinh: Vở thực hành TV và toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc bài Hai ngọn gió và trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

a) Gió Bắc từ đâu đến ? b) Gió Nam từ đâu đến ?

c) Gió Bắc, Gió Nam gắn bó với công việc như thế nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

(29')

Bài tập 1:(Dành cho hs cả lớp)

- Giáo viên đọc mẫu bài Hai ngọn gió.

- Giáo viên nêu giọng đọc. Giới thiệu về tác giả.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên chia đoạn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần

Hoạt động của học sinh - Học sinh lên bảng đọc bài Hai ngọn gió và trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

a) Từ Bắc Cực băng giá.

b) Từ Châu Phi nóng bức.

c) Cả hai đều yêu công việc của mình.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu giọng đọc và tác giả.

- Học sinh đọc lại bài.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc từ khó: loay hoay, trống hoác, xù lên, xơ xác.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

(27)

2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc từng đoạn.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay, đọc tốt.

- - Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung câu chuyện.

Bài 2: Đánh dấu tích vào ô trống trước câu trả lời đúng.

(Câu d, e dành cho hs HTT) - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên hỏi:

a) Chim Thiên Đường làm gì để đón màu đông ?

b) Thiên Đường làm gì khi các bạn thích hoa lá nó kiếm được ?

c) Thiên Đường làm gì khi thấy Mai Hoa ốm ?

d) Các loài chim làm gì khi tổ của Thiên Đường hỏng ?

e) Phần in đậm trong câu: "Bộ lông nâu nhạt của nó xù lên, xơ xác''. trả lời câu hỏi nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5') - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Học sinh thi đọc đoạn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nội dung bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc bài và làm bài vào vở thực hành.

- Học sinh trả lời.

a) Tha rác về lót tổ.

b) Vui vẻ tặng lại các bạn.

c) Làm tất cả những việc trên cho bạn.

d) Giúp bạn sửa tổ, góp lông dệt áo cho bạn.

e) Thế nào ?

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Tham gia hoạt động ‘‘Xuân yêu thương’’

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 21 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ năm, ngày 28 tháng 1 năm 2021 TOÁN

Tiết 104:

Luyện tập chung

I. MỤC TIÊU:

(28)

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.

- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có một phép nhân. Biết tính độ dài đường gấp khúc.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn Toán.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:Sách giáo khoa, vở bài tập toán, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Trong giờ học toán này, các em sẽ được củng cố kiến thức về các bảng nhân 2, 3, 4, 5 và kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Luyện tập, thực hành: (29’) Bài 1: Tính nhẩm.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét.

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải

Con ốc sên phải bò đoạn đường dài số xăng-ti-mét là:

68 + 12 + 20 = 100 (cm) Đáp số: 100 cm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải tính nhẩm.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét.

2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 2 x 9 = 18 3 x 6 = 18 3 x 8 = 24 3 x 9 = 27

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn