• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

(Thực hiện từ ngày 06/12 đến ngày 10/12) Ngày soạn: 3/12/2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 6 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. Nắm được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

- Lớp hoàn thành bài1, 2, 3. HSNK hoàn thành thêm bài 4,5.

II. Đồ dùng dạy học - Gv: Bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, vở ô-li,...

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (7 phút) - GV tổ chức trò chơi: Đi tìm bông hoa xinh đẹp

+ GV chia lớp làm 2 đội, mỗi đội đưa ra 10 cánh hoa, mỗi cánh hoa được ghi 1 số (số đó có thể chia hết cho 2 hoặc chia hết cho 5). 2 nhụy hoa một nhụy hoa ghi số 2, một nhụy hoa ghi số 5.

Khi có hiệu lệnh bắt đầu HS sẽ di chuyển các cánh hoa tìm nhụy tương ứng. Đội nào hoàn thành bông hoa đúng trong thời gian sớm nhất sẽ dành chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương

+ Qua trò chơi củng cố cho các con kiến thức gì?

- GV: Giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập (23 phút)

* Cách tiến hành Bài tập 1

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài, nhận xét

- HS lắng nghe - HS tham gia chơi

Bông hoa gồm các số chia hết cho 2:

284, 366, 504, 100, 188.

Bông hoa gồm các số chia hết cho 5:

555, 305, 925, 100, 1765

- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

- HS đọc yêu cầu

- 2 HS làm bảng, lớp làm vở.

- HS đọc bài, lớp nhận xét.

+ Chia hết cho 2: 4568, 66814, 2050, 3576, 900.

+ Chia hết cho 5: 2050, 900, 2355.

(2)

- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5?

- GV chốt cách nhận biết số chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

Bài tập 2

- Cho HS tự đọc đề và làm cá nhân.

- Gọi 2 HS lên bảng.

- Tổ chức nhận xét

- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra.

- GV: Các con phải chú ý đọc kĩ yêu cầu của đề bài, tìm số theo đúng yêu cầu.

Bài tập 3

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập. Làm bài theo nhóm đôi.

- Cho HS thi làm nhanh.

- GV hỏi chốt:

+ Kết hợp cả 2 hai dấu hiệu số vừa chia hết cho 2 và 5 có chung đặc điểm gì?

+ Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 có đặc điểm như thế nào?

+ Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 có đặc điểm như thế nào?

Bài tập 4 (bỏ) Bài tập 5: (bỏ) - Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà

- HS nêu.

- Đọc yêu cầu, làm bài.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét

- Ví dụ về đáp án :

+ Chia hết cho 2: 120, 432, 456.

+ Chia hết cho 5: 450, 505, 560.

- Lắng nghe

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập, làm bài theo nhóm 2.

- Cho 2 đội thi làm bài nhanh Đáp án:

a, 480, 2000, 9010.

b, 296, 324.

c, 345, 3995.

+ Có tận cùng là chữ số 0.

+ Có tận cùng là các chữ số chẵn khác 0.

+ Có tận cùng là chữ số 5.

- Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

______________________________________

Tiếng việt Tập làm văn

Tiết 29: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm vững cấu tạo ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả và lời kể

- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp II. Đồ dùng dạy học

(3)

- Phiếu lớn, bút dạ.

- Phiếu kẻ sẵn nội dung: Trình tự miêu tả chiếc xe đạp của chú Tư.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5p)

+ Thế nào là miêu tả? Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?

- GV nhận xét đánh giá 2. Luyện tập (30p) Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6 HS . - GV phát phiếu đã kẻ bảng để HS trả lời - Gọi các nhóm trình bày

- GV nhận xét KL

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - GV viết đề bài, nhắc HS lưu ý:

+ Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay + Lập dàn ý cho bài văn

- GV nhận xét đi đến một dàn ý chung cho cả lớp tham khảo

+ Áo ai mua? Màu gì? Em có thích chiếc áo không?

- GV KL

* Củng cố dặn dò(3p) - GV nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: 1, 2 đồ chơi mà em thích

- 2 HS trả lời

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày, lớp theo dõi, nhận xét:

a. Mở bài: giới thiệu chiếc xe đạp của chú Tư.

Thân bài : tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư.

Kết bài : niềm vui của đám con nít và chú tư.

b. Tả bao quát xe : xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng; Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật : xe màu vàng… , giữa tay cầm có gắn…; Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe : bao giờ dừng xe.. , chú Tư âu yếm gọi.

c. Quan sát bằng mắt (nhìn xe màu vàng, hai cánh láng bóng, …; Bằng tai : khi ngừng đạp nghe ro ro)

d. Chú gắn hai con bướm…, chú âu yếm gọi .. chú yêu quý xe và rất hãnh diện với nó.

- HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân

- 2 HS làm bài trên giấy khổ lớn - 3 HS đọc dàn ý, nhận xét

- Theo dõi.

(4)

mang đến lớp để học tiết TLV Quan sát đồ vật.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

……….

---o0o--- Lịch sử

Tiết 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN I. Yêu cầu cần đạt

* Năng lực nhận thức lịch sử:

- HS biết được thời nhà Trần ba lần quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta.

- Nêu được ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của quân dân nhà Trần.

- Đưa ra được nhận xét về tài thao lược, kế đánh giặc của vua tôi nhà Trần.

- Kể về tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản.

* Năng lực tìm tòi, khám phá, tìm hiểu lịch sử:

- HS sử dụng tranh ảnh, video và nội dung SGK để thảo luận, đánh giá được tại sao vua tôi nhà Trần giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến.

* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- HS hoàn thành được phiếu học tập

- HS nêu được cảm xúc về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.

- Tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của cha ông.

II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên:

- Tranh ảnh minh họa, video về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ 3.

- Hình ảnh về cuộc kháng chiến.

- Những mẩu truyện về người thiếu niên Trần Quốc Toản.

- Phiếu học tập cho hoạt động 1:

PHIẾU HỌC TẬP

Em hãy đọc nội dung sách giáo khoa, thảo luận nhóm đôi và điền vào chỗ chấm:

- Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần ..., xin bệ hạ đừng lo”.

- Điện Diên Hồng vâng lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “...”

- Bài “Hịch tướng Sĩ” có câu:

“ Dẫu cho... phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này ... ta cũng vui lòng”.

- Các chiến sỹ tự thích vào tay chữ “...”.

2. Học sinh:

- Sưu tầm tranh ảnh hoặc các câu chuyện về cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên và nhân vật Trần Quốc Toản.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(5)

1. Hoạt động khởi động (5’):

Trước khi vào bài cô trò chúng ta cùng nhau khởi động 1 chút nhé. Các bạn đã sẵn sàng chưa nào?

Cô có 1 bức tranh nhưng đã bị giấu vào bóng tối bởi 4 mảnh ghép. Các con có muốn mở bức tranh ấy và đưa nó ra ánh sáng không? Mỗi bạn có quyền lựa chọn một mảnh ghép để trả lời câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng sẽ góp phần đưa bức tranh ra ánh sáng. Bạn nào không trả lời đúng sẽ phải nhường quyền trả lời cho bạn tiếp theo. Mời các bạn lựa chọn mảnh ghép.

CH1: Nhà Trần lập ra chức “ Hà đê sứ” để làm gì?

A. Để chống lũ lụt.

B. Để chống hạn hán.

C. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.

CH2: Nhân dân cả nước được lệnh mở rộng đắp đê và thời gian nào?

A. Năm 1248 B.Năm 1428 C.Năm 1824

CH3: Thời Trần hệ thống đê điều được hình thành dọc theo con sông nào?

A. sông Thái Bình B. sông Hồng C. sông Cầu

CH4: Nhà Trần được gọi là:

A. Triều đại mở đê B. Triều đại đắp đê C. Triều đại xây đê

- GV: vậy là các mảnh ghép đã được lật mở ra hết rồi, bức tranh của chúng ta là nhân vật nào đây? Có bạn nào biết đây là ai không? À đúng rồi đây chính là "Trần Hưng Đạo" cách gọi đầy đủ là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Vậy ngày hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về 3 lần nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.

- Bài học hôm nay cô và các con sẽ tìm

- HS lắng nghe

- HS chọn mảnh ghép.

- Thực hiện trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

- HS theo dõi.

(6)

hiểu ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.

+ Vua tôi nhà Trần đã dùng những kế sách gì để đánh giặc?

+ Cuộc kháng chiến có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta?

2. Hình thành kiến thức mới:

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của vua tôi nhà Trần (10’)

* Tiến hành:

+ Hãy kể những điều em biết về quân xl Mông – Nguyên?

+ Chúng xâm lược nước ta mấy lần?

- GV: Mông – Nguyên là quốc hiệu của nhà Nguyên từ năm 1271. Triều Nguyên do Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt lập nên đến năm 1279 thì công diệt Nam Tống, thống nhất khu vực Trung Quốc. Quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta 3 lần. Trước thế giặc mạnh, sự ngang tàng, tàn bạo của quân xl quân dân nhà Trần có tinh thần, ý chí quyết tâm đánh giặc như thế nào cô cùng các con sẽ tìm hiểu qua HĐ thứ nhất: 1 Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.

- Cô mời cả lớp đọc thầm SGK “Lúc đó, quân Mông – Nguyên….Sát thát”, hai bạn cùng bàn tạo thành 1 nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập, trong thời gian 4’. ( GV đưa phiếu)

- Cô mời đại diện một nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

- Tổ chức đánh giá, nhận xét và bổ sung.

(HS làm)

- HS trả lời: là đội quân hùng mạnh, sang xâm lược nước ta 3 lần: năm 1258, năm 1285, lần 3 năm 1287 – 1288.

PHIẾU HỌC TẬP

Em hãy đọc nội dung sách giáo khoa, thảo luận nhóm đôi và điền vào chỗ chấm:

- Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

- Điện Diên Hồng vâng lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh”

- Bài “Hịch tướng Sĩ” có câu:

“ Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

(7)

- Các chiến sỹ tự thích vào tay chữ “Sát Thát”.

- Cô hoàn toàn nhất trí với kết quả thảo luận của các nhóm. Các em ạ trước thế giặc mạnh như chẻ tre quân và dân nhà Trần không hề run sợ.

- Thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264), còn gọi Trung Vũ đại vương, là một nhà chính trị Đại Việt, sống vào thời cuối triều

Lý đầu triều Trần trong lịch sử Việt Nam.

Ông đóng vai trò quan trọng trong việc thu phục các thế lực người Man làm phản loạn và trong cuộc chiến kháng quân Nguyên lần thứ nhất. Ông đã nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Câu nói thể hiện tinh thần quyết tâm của người cần quân đánh giặc.

- Để đối phó với quân xl Mông – Nguyên cuối năm 1284, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã cho mời các bô lão để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh. Cả diện Diên Hồng rung chuyển trong tiếng hô vang; “ Đánh, Đánh”

- Trong mỗi cuộc kháng chiến người chỉ huy có vai trò vô cùng quan trọng. Trần Hưng Đạo là người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, ông đã đưa ra những chủ trương, kế sách đúng đắn. (Đưa ảnh) -Trong Hịch tướng sĩ ông đã viết:"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" Bài hịch đã khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.

- Triều đình và nhân dân đã quyết tâm đánh giặc như vậy, còn các chiến sĩ cũng thể hiện tinh thần quyết tâm bằng cách tự thích vào tay mình 2 chữ “Sát Thát”. Theo các con từ này có nghĩa là gì?

- Đúng đấy các em ạ, không có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất nước. Từng mũi dùi sắc lạnh đâm vào da đau nhói, và máu tươi ứa ra. Các chiến sĩ cũng không thấy đau, chỉ thấy say sưa rạo rực như đang hăng máu

- Lắng nghe

- Sát Thát: Sát là giết, Thát là tên gọi chung của người Mông Cổ.

Sát Thát nghĩa là giết giặc Mông Cổ.

(8)

trên chiến trường.

* Kết luận: Vậy là cả ba lần xâm lược nước ta, quân Mông – Nguyên đều phải đối đầu với ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của vua tôi nhà Trần. Mọi người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều thể hiện quyết tâm của mình. Vậy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên có kế sách gì, và đạt được kết quả ra sao chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

(Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần.) 2.3. Hoạt động 2. Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần (10’)

* Tiến hành:

- GV: Quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta 3 lần: năm 1258, năm 1285, lần 3 năm 1287 – 1288. Để tìm hiểu các kê sách đánh giặc của nhà Trần cô cho các con thảo luận nhóm 4. Hai bàn quay lại tạo thành 1 nhóm.

- Đọc SGK từ : “Cả ba lần .... sông Bạch Đằng” kết hợp với tư liệu đã sưu tầm kể tên các kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và ghi kết quả vào phiếu học tập. thời gian thảo luận 4p

- Mời các nhóm về vị trí.

- Gọi 1 nhóm dán phiếu, và trình bày kết quả thảo luận.

- Tổ chức nhận xét, bổ sung.(HS thực hiện) - Tại sao con biết được vua tôi nhà Trần có kế sách Vườn không nhà trống?

- GV giảng: À đúng rồi các em ạ. Vua tôi nhà Trần chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long, khi giặc vào không còn 1 bóng người đó chính là kế vườn không nhà trống.

+ Cô còn thấy các con kể được kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng, kế sách này đã được vị tướng nào sử dụng đánh quân xâm lược?

+ Kế đánh giặc của nhà Trần độc đáo ở điểm nào?

- GV: Cô hoàn toàn nhất trí với ý kiến của các con. Nhà Trần đã căn cứ khi giặc mạnh yếu khác nhau để đưa ra kế sách phù hợp,

- HS đọc thầm SGK.

- Thảo luận - Báo cáo

- Nhận xét, bổ sung.

- Vì em thấy vua tôi nhà Trần rút khỏi kinh thành Thăng Long....

+ Kế cắm cọc nhọn trên sông Bạch Đằng được Ngô Quyền sử dụng năm 938 khi đánh quân Nam Hán, và vua Lê Hoàn dùng năm 981 khi chống quân Tống.

- HS trả lời: Khi chúng mạnh thì ta rút lui để bảo toàn lực lượng;

khi chúng mệt và đói khát ta tấn

(9)

làm cho giặc tinh thần suy sụp, thất bại nặng nề, lợi dụng thủy triều lên xuống, dùng thuyền nhẹ ra nhử địch, khi nước rút cọc nhọn nhô ra, đâm thủng thuyền địch, chặn đường lui của giặc.(chiếu ảnh)

- Đây là hình ảnh những cây cọc được lưu giữ trong bảo tàng, còn đây là dấu tích lưu lại trên thực tế, nếu có dịp các con hãy đến bãi cọc Bạch Đằng thuộc Thị xã Quảng Yên, của QN ta để tham quan. (Chiếu ảnh cọc bảo tàng+ dấu tích)

- Để tìm hiểu kết quả của 3 lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên của vua tôi nhà Trần. Cô mời cả lớp đọc thầm SGK từ: “ Cả ba lần ... Bạch Đằng.

+ Bạn nào cho cô biết lần thứ nhất ta thu được kết quả như thế nào?

- Gọi HS trả lời, nhận xét

- GV: Vua tôi nhà Trần thực hiện chủ trương rút khỏi kinh thành, giặc vào Thăng Long không thấy 1 bóng người. Chiếm được kinh thành bỏ trống, không có lương thực quân Mông – Nguyên lúng túng . Lợi dụng thời cơ ngày 29/1/1258 quân Trần phản công đánh bật giặc khỏi kinh thành Thăng Long phải tháo chạy về Vân Nam.

Vậy là đội quân hùng mạnh nhất TG lúc bấy giờ đã bị Đại Việt của ta đánh tan tác, phải cắm cổ tháo chạy về nước.

+ Ở lần đánh thứ 2 quân và dân ta thu được kết quả ra sao?

- GV: vậy là 1 lần nữa kế sách của vua tôi nhà Trần phát huy tác dụng. Trong ngày vui đại thắng, Thượng tướng thái sư Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải đã viết bài thơ khải hoàn:

Bến Chương Dương cướp giáo giặc Cửa Hàm tử bắt quân thù

Vì cảnh Thái bình nên gắng sức Non nước này vững bền muôn thu.

Thật tự hào và tin tưởng về đất nước Đại Việt của chúng ta có đúng không các em?

- Vừa rồi chúng ta đã cùng tìm hiểu về kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ nhất và lần thứ hai để rõ hơn về cuộc kháng chiến

công quyết liệt, lợi dụng thủy triều để cắm cọc trên sông chặn đường rút lui của chúng.

+ Chúng cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng cướp phá như khi vào xâm lược.

+ Tướng giặc Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát thân.

(10)

lần thứ 3 cô mời các con cùng xem đoạn video sau.

- Cuộc kháng chiến lần thứ 3 quân và dân ta thu được kết quả ntn?

* Kết luận: Vậy là cả 3 lần dẫn quân sang đánh nước ta, quân Mông – nguyên đều thất bại nặng nề. Vậy chiến thắng có được nhờ đâu và mang lại ý nghĩa gì ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.

2.4. Hoạt động 3. Ý nghĩa của cuộc kháng chiến (5’)

* Tiến hành:

- Tổ chức hỏi – đáp với các câu hỏi:

+ Tại sao vua tôi nhà Trần lại giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến?

- Cả lớp cùng suy nghĩ thật nhanh nào.

Mời 1 bạn lên điều khiển cho lớp trả lời câu hỏi này giúp cô nào?

+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

- Chốt: Cô hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bạn. Vậy là độc lập của đất nước ta được giữ vững. Đúng như mong ước của Thượng tướng thái sư Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải: Non nước ấy vững bền muôn thu.

2. 2. Hoạt động 4. Kể truyện tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản (5’)

* Tiến hành:

- Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 (năm 1285). Có một tấm gương thiếu niên yêu nước rất mãnh liệt, các em hãy cho biết người đó là ai?

- Em biết câu chuyện hay bài thơ nào về nhân vật Trần Quốc Toản không? Hãy lên kể cho thầy cô và các bạn cùng nghe.

* Kết luận: Quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta. Vua tôi nhà Trần đều đồng lòng đánh giặc. Tấm gương Trần Quốc Toản là tấm gương nhỏ tuổi nhưng có tấm lòng yêu nước sâu sắc.

- Ngoài ra thì em còn biết những nhân vật tiêu biểu nào trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

+ Vì vua tôi đoàn kết một lòng, quyết tâm tiêu diệt giặc có kế đánh giặc hay.

+ Đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.

- Trần Quốc Toản

- 1HS kể chuyện. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Ngoài ra còn có các nhân vật

(11)

- GV: Qua các cuộc kháng chiến chúng ta lại thêm tự hào về đất nước về truyền thống đoàn kết chống giặc của ông cha ta.

Ngoài ra chúng ta cũng rất đỗi tự hào về các vị anh hùng là những người lãnh đạo tài ba. Họ là những danh nhân kiệt xuất đã được ghi tên vào sử sách và được người đời sau ca tụng.

- Quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta mấy lần?

- Vua tôi nhà Trần dùng kế gì để đánh giặc.

- Đó cũng chính là nội dung của bài. Mời 1 bạn đọc.

3. Hoạt động củng cố, luyện tập (5’) - Bây giờ cô có 1 trò chơi cả lớp có muốn tham gia không nào?

- Trò chơi của cô có tên: Ô chữ thần bí.

- Hướng dẫn cách chơi: Cô có 7 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc. Nhiệm vụ của các con đó là giải các từ hàng ngang để tìm ra từ hàng dọc. Các con đã sẵn sàng chưa?

- Tổ chức chơi và đánh giá.

- GV củng cố nội dung kiến thức toàn bài.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (2’) + Hãy kể tên 1 số địa danh mang tên các nhân vật lịch sử trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?

- Qua bài học ngày hôm nay em học được điều gì?

- Là HS em có thể làm gì để thể hiện tinh thần yêu nước?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau: Bài 15. Nước ta cuối thời Trần.

khác: Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, phó tướng Trần Khánh Dư, Thượng tướng thái sư Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải...

- Trả lời

- Đọc nội dung

- Lắng nghe

- Tham gia chơi - HS lắng nghe.

- Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo- phường Thanh Sơn.

Trường THCS Trần Quốc Toản – phường Quang Trung

Khu Di tích LS đền Trần Đông Triều

Tượng phật hoàng Trần Nhân Tông trên núi Yên Tử

- Tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, bảo vệ độc lập chủ quyền tổ quốc.

- Học tập tốt, rèn luyện tốt, đoàn kết với bạn bè, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi....

- HS thực hiện.

- 2 HS trình bày.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

---o0o---

(12)

Đạo đức

BÀI 7: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO (T2)

I. Yêu cầu cần đạt

- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.

- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - KN lắng nghe lời dạy bảo của thầy, cô.

- KN thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với thầy cô.

III. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, tranh vẽ ...

IV. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5p)

+ Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy (cô) giáo ?

- Gv nhận xét, đánh giá

+ Em biết câu ca dao, tục ngữ nào thể hiện sự biết ơn thầy cô?

- GV giới thiệu bài.

2. Thực hành, luyện tập

Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm(10p)

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 8: GV phát giấy và bút dạ cho các nhóm. YC các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao, tục ngữ;

tên các truyện kể; tên kỉ niệm khó quên đã sưu tầm được, mỗi loại vào một cột.

- Tổ chức làm việc cả lớp:

+ Yêu cầu các nhóm dán kết quả và trình bày, giải thích một số câu khó hiểu.

+GV nhận xét, KL.

Hoạt động 2: Thi kể chuyện(10p)

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi HS kể cho bạn nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình với thầy cô giáo. Trong nhóm cử 1 bạn thi kể truyện

- Tổ chức cho HS kể chuyện - GV nhận xét, đánh giá

Hoạt động 3: Làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ(10p)

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

- 2 HS nêu

- HS làm việc nhóm 8.

- Các nhóm dán kết quả và trình bày, giải thích một số câu khó hiểu.

- Hoạt động nhóm 4.

- 4 nhóm thi kể

(13)

- Gv nêu yêu cầu

- Nhắc HS nhớ gửi tặng thầy cô giáo cũ tấm thiệp mình vừa làm

* GVKL: cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Chăm ngoan học tốt là thể hiện lòng biết ơn.

* Củng cố dặn dò(2p)

+ Tại sao ta cần phải biết ơn thầy, cô giáo?

+ Em hãy nêu vài biểu hiện tỏ ra biết ơn thầy, cô giáo?

- Thực hiện các việc làm để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

- Chuẩn bị bài sau: Yêu lao động

- HS làm cá nhân,vài em giới thiệu trước lớp.

- HS trả lời

- HS theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Buổi chiều

TC Toán ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cho học sinh các kiến thức về chia với số có 1 chữ số; tính bằng hai cách; tính giá trị biểu thức số; giải toán văn.

- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu.

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

(14)

a) 23687 : 3 b) 890655 : 5 c) 208929 : 7

……… ……… ………

……… ……… ………

……… ……… ………

……… ……… ………

Bài 2. Tính bằng hai cách:

a) 4248 : (2 x 9) b) (145 x 35) : 5

Cách 1:……… Cách 1:………

………..… ………..…

……….. ………..…

………..… ………..…

Cách 2:………..……….. Cách 2:………..………..

……….. ………..…

………..… ………..…

……….. ………..…

Bài 3. Nối hai phép tính có kết quả bằng nhau:

(275 + 121) : 11 2460 : 2 : 3

(300  144) : 12 275 : 11 + 121 : 11

2460 : (2  3) 1235  (125 : 5)

(1235  125) : 5 300 : 12  144 : 12

Bài 4. Một cửa hàng có 36 bao gạo như nhau, mỗi bao chứa 50kg gạo. Cửa hàng

đã bán được 1

3 tổng số gạo. Hỏi cửa hàng đã bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo.

Bài giải

………

………

………

(15)

………

---o0o--- Chào cờ tuần 14

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 3/12/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán

GỘP 2 BÀI: Tiết 87, 88: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9,3 I. Yêu cầu cần đạt

- Tìm được được dấu hiệu chia hết cho 9và không chia hết cho 9.

- Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 9và không chia hết cho 9 để giải các bài toán có liên quan.

- Phát triển cho học sinh năng lực tư duy, giao tiếp, lập luận toán học và tự giải quyết vấn đề.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5’):

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện.

- GV phổ biến luật chơi: Quản trò nêu một phép tính chia trong bảng chia cho 9.

Mời HS trả lời. HS trả lời đúng được tuyên dương, HS trả lời sai mất lượt, trò chơi chuyển lượt cho bạn khác.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

+ Với những số không có trong bảng chia cho 9 như 187; 4598; 12789... làm sao để biết số nào có thể chia hết cho 9?

- GV dẫn dắt: Trong trò chơi các con đã nhớ lại bảng chia cho 9. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 9.

2. Hoạt động khám phá: (10’)

* Cách tiến hành:

a) Yêu cầu tìm các số chia hết cho 9, số không chia hết cho 9?

- GV ghi thành 2 cột, cột: số chia hết cho 9 và cột số không chia hết cho 9.

+ Em đã tìm số chia hết cho 9 như thế nào ?

- HS chơi cùng nhau.

- HS nghe và chơi theo hướng dẫn.

- HS nghe.

- HS nêu theo ý kiến cá nhân.

- HS nghe.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS nêu 2 số, một số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9.

+ Em suy nghĩ một số bất kỳ rồi chia cho 9.

+ Dựa vào bảng nhân 9 để tìm.

+ Lấy ví dụ bất kỳ nhân với 9 được một số chia hết cho 9....

(16)

- Yêu cầu đọc lại các số chia hết cho 9.

- Các số chia hết cho 9 cũng có dấu hiệu đặc biệt, chúng ta sẽ tìm dấu hiệu này.

b) Dấu hiệu chia hết cho 9

- Yêu cầu đọc và tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 9 đã tìm được.

- Yêu cầu tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9

+ Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?

- GV: Các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số cũng chia hết cho 9 dựa vào đó chúng ta có dấu hiệu chia hết cho 9.

- Yêu cầu HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9.

- Yêu cầu tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9

+ Tổng các chữ số của số này có chia hết cho 9 không?

+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 9 hay không chia hết cho 9 ta làm ntn?

- Ghi bảng, HS đọc và ghi nhớ dấu hiệu.

* Kết luận: Nêu dấu hiệu chia hết cho 9.

3. Hoạt động luyện tập. (20p)

* Cách tiến hành:

Bài 1/97: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9 ?

99; 1999; 108; 5643;29385

- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi HS báo cáo trước lớp.

+ Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9?

- HS đọc.

- HS nghe.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS tính tổng các chữ số của từng số. VD:

Với27 ta có: 2 + 7 = 9;

Với 81 ta có: 8 + 1 = 9;

Với54 ta có: 5 + 4 = 9; ...

Với873 ta có: 8 + 7 + 3 = 18; ...

- HS phát biểu ý kiến.

- HS nghe.

- HS phát biểu ý kiến, lớp theo dõi và nhận xét.

- HS làm vào nháp.

- Tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.

- Ta tính tổng các chữ số của nó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9, nếu tổng các chữ số của nó không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- Các số chia hết cho 9 là 99, 108, 5643, 29385, vì các số này có tổng các chữ số chia hết cho 9.

Số 99 ta có 9 + 9 = 18.

18 chia hết cho 9 Số 108 ta có 1 + 8 = 9.

9 chia hết cho 9

.Số 5643 ta có 5 + 6 + 4 + 3 = 18 18 chia hết cho 9

Số 29385 ta có 2+9+3+8+5=27 27 chia hết cho 9

(17)

* GV chốt: Dấu hiệu chia hết cho 9.

Bài 2/97: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9 ?

96; 108; 7853; 5554; 1097 - Tiến hành tương tự bài 1

+ Nêu các số không chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó không chia hết cho 9?

* GV chốt: Dấu hiệu không chia hết cho 9.

4. Hoạt động vận dụng:

* Cách tiến hành:

Bài 3/97: Viết hai số có 3 chữ số và chia hết cho 9. (BỎ)

Bài 4/97: Tìm chữ số thích hợp vào ô trống để được số chia hết cho 9 (BỎ) - GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.

- HS nghe.

- HS thực hiện.

- Các số không chia hết cho 9 là 96;

7853; 5554; 1097 vì tổng các chữ số của số này không chia hết cho 9.

Số 96 ta có: 9 + 6 = 15 : 9 = 1 (dư 6).

Số 7853 ta có: 7 + 8 + 5 + 3 = 23 : 9

= 2 (dư 5).

.Số 5554 ta có: 5 + 5 + 5 + 4 = 19 : 9

= 2 (dư 1).

Số 1097 ta có: 1 + 9 + 7 = 17 : 9 = 1 (dư 8).

- HS lắng nghe.

Tiết 88: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 I. Yêu cầu cần đạt

- Tìm được dấu hiệu chia hết cho 3.

- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 trong tình huống đơn giản.

- Phát triển cho học sinh năng lực tư duy, giao tiếp, lập luận toán học và tự giải quyết vấn đề.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5’):

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện.

- GV phổ biến luật chơi: Quản trò nêu một phép tính chia trong bảng chia cho 3. Mời HS trả lời. HS trả lời đúng được tuyên dương, HS trả lời sai mất lượt, trò chơi chuyển lượt cho bạn khác.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

+ Với những số không có trong bảng chia cho 3 như 114; 1560; 121212... làm sao để

- HS chơi cùng nhau.

- HS nghe và chơi theo hướng dẫn.

- HS nêu theo ý kiến cá nhân.

(18)

biết số nào có thể chia hết cho 3?

- GV dẫn dắt: Trong trò chơi các con đã nhớ lại bảng chia cho 3. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 3.

2. Hoạt động khám phá: (10’)

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS tìm một vài số chia hết cho 3 và một vài số không chia hết cho 3

+ Em đã thực hiện tìm các số chia hết cho 3 như thế nào?

- Cho HS tính tổng các chữ số chia hết cho 3 + Tổng các chữ số có chia hết cho 3 không?

- GV nêu dấu hiệu chia hết cho 3

- Cho HS tính tổng các chữ số không chia hết cho 3

+ Tổng các chữ số đó có chia hết cho 3 không

- GV KL về các số không chia hết cho 3 3. Hoạt động luyện tập: (20’)

* Cách tiến hành:

Bài 1,2

- Yêu cầu HS làm miệng, giải thích - Thống nhất đáp án.

4. Hoạt động vận dụng:

* Cách tiến hành:

Bài 3: Viết số (BỎ) Bài 4: Điền chữ số (BỎ) - GV nhận xét chung và dặn dò

- HS nghe.

- HS nêu các ví dụ:

+ Chia hết cho 3: 3,6,9, 15, 108.

+ Không chia hết cho 3: 5, 7, 8, , 11, 13, 14, …

+ Có - 2 HS nêu

+ Không

- 2 HS đọc dấu hiệu

- HS trình bày

+ Những số chia hết cho 3 là : 231;

1872; 92313.

+ Số không chia hết cho 3 là : 502;

6823; 55553; 641311.

- Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

---o0o---

Tiếng việt Luyện từ và câu

Tiết 30: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ).

- Hiểu được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III).

- Có năng lực thể hiện sự lịch sự và phù hợp khi đặt câu hỏi với người khác.

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, lễ phép, lịch sự trong giao tiếp.

* VHƯX: Biết chào hỏi lịch sự , lễ phép sẽ luôn được mọi người yêu quý.

(19)

II. Các kỹ năng sống được giáo dục - Kỹ năng giao tiếp, nắng nghe tích cực III. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ bài 1 phần nhận xét.

- Học sinh: VBT.

IV .Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút):

- Em hãy đặt câu thể hiện tình cảm, thái độ khi tham gia các trò chơi?

Dẫn dắt giới thiệu bài: Các câu vừa đặt thể hiện tình cảm, thái độ của các em.

Vậy khi đặt câu hỏi, ta cần giữ phép lịch sự như thế nào?Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.

2. Hoạt động khám phá:(15 phút) I) Nhận xét:

*Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ.

- Tìm câu hỏi trong khổ thơ?

- Từ ngữ nào thể hiện thái độ lễ phép của người con?

*KL: Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, dạ, thưa,..

*Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS suy nghĩ, đặt câu hỏi.

- Sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt câu.

- Cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa?

- Câu hỏi với thầy cô giáo và câu hỏi với bạn bè có điểm gì khác nhau?

- KL: Vậy khi đặt câu hỏi cần lịch sự và phải phù hợp với đối tượng giao tiếp.

*Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS suy nghĩ đặt câu hỏi.

- Theo em để giữ lịch sự khi đặt câu hỏi cần tránh hỏi câu hỏi có nội dung nào?

- Lấy VD những câu mà chúng ta không nên hỏi?

- HS nối tiếp nhau đặt câu.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Đọc thầm khổ thơ, suy nghĩ, phát biểu.

Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Mẹ ơi?

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Nối tiếp đặt câu hỏi.

- 1 HS nêu.

- Lớp nhận xét.

-Với thầy cô cần thể hiện sự lễ phép, kính trọng; với bạn bè thể hiện sự thân thiện.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Suy nghĩ, phát biểu.

- ...làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán.

- Cậu không có áo mới hay sao mà toàn mặc áo cũ quá vậy?

- Để giữ phép lịch sự cần tránh

(20)

- Để giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi chúng ta cần chú ý điều gì?

II) Ghi nhớ:

- Cho hs đọc ghi nhớ Sgk/152.

- KL: Khi hỏi chuyện người khác, cần thưa gửi, xưng hô phù hợp và cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.

3. Hoạt động luyện tập:(15 phút)

*Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS đọc rồi nhận xét về quan hệ 2 nhân vật.

- Theo dõi HS làm bài.

- Qua cách hỏi đáp ta biết được điều gì về các nhân vật?

- KL: Khi nói các em luôn có ý thức giữ phép lịch sự với đối tượng mà mình đang nói. Như vậy không chỉ thể hiện tôn trọng người khác mà còn tôn trọng chính bản thân mình. Ngoài ra các câu hỏi còn cần phải phù hợp với hoàn cảnh, ta cùng tìm hiểu qua BT2.

*Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện tìm câu hỏi trong đó rồi nhận xét.

-So sánh các câu hỏi. Câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?

- Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi như thế nào?

- KL: Khi hỏi không phải cứ thưa, gửi là

nhữngcâu hỏi làm phiền người khác.

- 3 HS đọc ghi nhớ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài - HS đọc thầm đoạn văn.

- Hs trao đổi theo cặp.

+ Đoạn a: Quan hệ của hai nhân vật là quan hệ thầy trò.

+ Thầy: ân cần, trìu mến.

+ Lu - i: lễ phép.

- Đoạn b:Quan hệ thù địch.

+ Tên phát xít: hống hách, xấc xược.

+ Cậu bé: nói trống không vì căm thù kẻ xâm lược.

- Ta biết được tính cách và mối quan hệ của các nhân vật.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?

+Chắc là cụ bị ốm?....

+Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

- Câu các bạn hỏi cụ già là câu hỏi phù hợp, thể hiện thái độ tế nhị, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn.

- Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau hơi tò mò, chưa tế nhị.

+ Thưa cụ, có chuyện gì xảy ra với cụ thế ạ?...

(21)

lịch sự mà còn cần phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò.

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Hãy đặt 1 câu hỏi với ông bà hoặc bố mẹ em?

* Các em cần giữ phép lịch sự phù hợp trong giao tiếp hàng ngày với mọi người:

lễ phép với người lớn, gần gũi bạn bè, yêu thương em nhỏ,… Biết chào hỏi lịch sự , lễ phép sẽ luôn được mọi người yêu quý.

- Nhận xét giờ học.

- 2,3 HS đặt câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o---

Tiếng việt

Tập làm văn

Tiết 30: QUAN SÁT ĐỒ VẬT I. Yêu cầu cần đạt

- Biết quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau, phát hiện được đặc điểm phân biệt được đồ vật này với đồ vật khác ( ND ghi nhớ).

- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).

- Yêu thích các đồ vật.

II. Đồ dùng dạy học - Đồ chơi

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV kiểm tra 1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo hoặc có thể đọc bài văn tả chiếc áo.

- GV nhận xét, đánh giá

2. Hình thành kiến thức (20p) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS giới thiệu đồ chơi mang đến lớp

- GV nhận xét, góp ý giúp HS chọn những chi tiết quan sát chính xác, không lan man: trình tự quan sát hợp lí / giác quan sử dụng khi quan sát / khả năng phát hiện những đặc điểm riêng.

+ Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì ?

- GV: quan sát gấu bông – đầu tiên phải

- 2 HS đọc bài văn tả chiếc áo.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- 3 HS tiếp nối đọc yêu cầu của bài và các gợi ý a, b, c, d

- HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang

+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí - từ bao quát đến bộ phận.

+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt,

(22)

là hình dáng, màu lông của nó, sau mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân tay … Phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm, phát hiện những đặc điểm độc đáo của nó, làm nó không giống những con gấu khác. Tập trung miêu tả những điểm độc đáo đó, không tả lan man, quá chi tiết, tỉ mỉ.

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 3. Luyện tập (10p)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài

Cho HS viết 3 câu tả về đồ chơi.

- Cho HS trình bày

- GV nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất (tỉ mỉ, cụ thể nhất).

* Củng cố dặn dò(2p)

- GV nhận xét tiết học, Chuẩn bị bài:

Luyện tập giới thiệu địa phương

tai, tay ……

+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác nhất là những đồ vật cùng loại.

- HS đọc phần ghi nhớ - 1 HS nêu

- HS làm việc cá nhân vào VBT, 2 HS làm bảng phụ.

- HS tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập

- Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 3/12/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán

Tiết 89: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho3 trong một số tình huống đơn giản.

- Vận dụng dấu hiệu chia hết viết số chia hết cho 2,3,5,9 và giải toán

- Phát triển cho học sinh năng lực tư duy, giao tiếp, lập luận toán học và tự giải quyết vấn đề.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ. Thẻ cho trò chơi khởi động.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động: (7’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ong tìm mật.

- Hai nhóm HS, mỗi nhóm gồm 5 HS, mỗi HS cầm 1 thẻ ghi số.

- GV phổ biến luật chơi: Trong vòng 2

- HS chơi.

- HS cử đại diện lên chơi.

- Nghe và thực hiện trò chơi theo

(23)

phút HS nối tiếp lên đính thẻ ghi số vào hai cột: Cột số chia hết cho 3 và cột số chia hết cho 9. Mỗi đáp án đúng được 1 sao. Đội nào nhiều sao sẽ chiến thắng.

- Mời cả lớp đánh giá.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Giờ học toán hôm nay, các em sẽ được củng cố kĩ năng về dấu hiệu chia hết cho 2 cho 5 và cho 3 và 9 đã học.

2. Hoạt động luyện tập: (15’)

* Cách tiến hành:

Bài 1: Trong các số 3451; 4563; 2229;

3576; 66816

a. Số nào chia hết cho 3 ? b. Số nào chia hết cho 9 ?

c. Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 ?

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS nêu cách làm, sau đó cho HS tự làm bài vào vở.

- Yêu cầu một số em nêu miệng các số chia hết cho 3 và chia hết cho 9. Những số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 theo yêu cầu .

+ Tại sao các số này lại chia hết cho 3 ? + Tại sao các số này lại chia hết cho 9?

- GV cùng cả lớp nhận xét và rút kết quả đúng.

* Chốt: Dấu hiệu chia hết cho 3, chia hết cho 9.

Bài 2: Tìm chữ số thích hợp viết vào chỗ trống sao cho:…

- Gọi HS đọc đề bài.

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Cho 3 HS lên làm bảng phụ, HS khác làm vở.

- HS nêu miệng bài làm.

- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

hướng dẫn.

- HS nghe.

- Một em đọc đề.

- 3 HS làm bảng lớp, HS khác làm vở.

- Cả lớp nhận xét, sửa bài:

Các số chia hết cho 3 là: 4563;

2229; 66816.

+ Các số chia hết cho 9 là: 4563 ; 66816.

+ Số 2229 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

- HS trả lời

- HS nghe.

- Một HS đọc đề.

- Tìm số thích hợp điền vào ô trống để được các số:

a. Chia hết cho 9.

b. Chia hết cho 3 .

c. Chia hết cho 2 và chia hết cho 3.

- HS tự làm bài .

- 2 - 3 HS nêu trước lớp . + Chia hết cho 9 : 945

+ Chia hết cho 3 : 225 ;255 ; 285.

+ Số chia hết cho 3 và chia hết cho 2 là : 762;768

- HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để

(24)

* GV nhận xét chốt: số vừa chia hết cho 3 và chia hết cho 2.

Bài 3.

- Yêu cầu HS đọc đề

Câu nào đúng câu nào sai :……

a. Số 13 465 không chia hết cho 3 (Đ) b. Số 70 009 không chia hết cho 9 (S) c. Số 78 435 không chia hết cho 9 (S) d, Số có chữ số tận cùng là số 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 (Đ).

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Yêu cầu HS phát vấn: 1 HS nêu câu hỏi sau đó mời bạn khác trả lời và giải thích.

Cả lớp đồng ý với đáp án và lời giải thích thì thưởng cho bạn 1 tràng pháo tay. HS có đáp án sai, giải thích chưa tốt thì lớp không vỗ tay.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

* Chốt dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9, dấu hiệu vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.

3. Hoạt động vận dụng: (13’)

* Cách tiến hành:

Bài 4 : Với 4 chữ số 0; 6; 1; 2 (BỎ)

- Nhận xét tiết học, tổng kết nội dung kiến thức luyện tập trong bài.

kiểm tra.

- 1 HS đọc thành tiếng

- 1 HS nêu.

- HS thực hiện, hỏi, trả lời, đánh giá.

- HS thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Tiếng việt

Tập đọc Tiết 31: KÉO CO I. Yêu cầu cần đạt

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Yêu thích trò chơi kéo co.

II. Đồ dùng dạy – học

- Tranh minh họa bài TĐ SGK/154. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5')

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài “ Tuổi Ngựa” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét đánh giá - Treo tranh minh họa

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng; 2 HS nêu nội dung.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

(25)

+ Bức tranh vẽ cảnh gì?

+ Trò chơi kéo co thường diễn ra vào dịp nào

- GV giới thiệu bài đọc

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập

a. Luyện đọc (10')

- GV nêu cách chia đoạn.

- Cho HS đọc nối đoạn :

+ Lần 1: GV theo dõi, hướng dẫn HS chỉnh sửa phát âm

+ Lần 2: theo dõi và yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó có trong đoạn.

- Yêu cầu HS đọc theo cặp.

- Gọi đại diện cặp đọc - Cho HS nhận xét

- GV đọc mẫu toàn bài: sôi nổi và hào hứng (nhấn giọng : thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, khuyến khích, nổi trống, không ngớt lời)

b. Tìm hiểu bài (10')

* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1:

+ Phần đầu bài văn giới thiệu điều gì?

+ Trò chơi thể hiện điều gì?

- Dựa vào tranh minh hoạ hãy mô tả trò chơi và cách chơi.

+ Nội dung chính của đoạn ?

* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 + Đoạn 2 giới thiệu điều gì?

+ Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?

- Gọi HS đọc đoạn 3

+ Khác với cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp, cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?

+ Em thấy trò chơi kéo co như thế nào?

+ Ngoài kéo co em còn biết trò chơi dân gian nào khác ? Địa phương em có những trò chơi dân gian nào không?

+ Đoạn 3 cho em biết điều gì?

- Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu bức tranh vẽ cảnh kéo co diễn ra ở địa phương

- HS quan sát

+ Vẽ cảnh thi kéo co

+ Diễn ra vào các lễ hội, hội diễn, hội khỏe phù đổng

- HS đánh dấu 3 đoạn.

+ Đ1: Năm dòng đầu.

+ Đ2 Bốn dòng tiếp theo.

+ Đ3: Sáu dòng còn lại.

- Lần 1 : đọc theo hàng dọc

- Lần 2: đọc theo hàng ngang kết hợp giải nghĩa từ : thượng võ, giáp.

- 2 HS / cặp đọc - HS đọc nối tiếp - HS nhận xét - Theo dõi

- HS đọc thầm

- Giới thiệu cách chơi kéo co.

- Tinh thần thượng võ.

- 2 HS mô tả.

- Cách chơi và luật chơi.

- Đọc thầm đoạn 2

+ Cách thức chơi kéo co làng Hữu Trấp

- Cuộc thi diễn ra giữa hai bên nam và nữ.

- 1 HS đọc

+ Cuộc thi diễn ra giữa trai tráng hai giáp trong làng.

+ Thường rất vui.

- HS nêu ( đấu vật, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, chọi gà…); Đánh còn, đánh đu.

- Cách chơi kéo co làng Tích Sơn - HS nêu.

(26)

nào?

+ Nội dung chính của bài nói điều gì?

c. Đọc diễn cảm (10')

- Yêu cầu HS đọc nối đoạn toàn bài và nêu giọng đọc của bài.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 - Cho HS trao đổi tìm cách đọc hay, nhấn giọng

- Cho HS thi đọc diễn cảm.

- GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố dặn dò (2') + Trò chơi kéo co có gì vui?

- GV nhận xét chung

- Chuẩn bị bài sau: Trong quán ăn “ Ba cá bống”

- Hiểu được tục kéo co ở nhiều địa phương. Đó là trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ.

- 4 HS đọc tiếp nối

- HS trao đổi, thảo luận theo cặp - HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm - Nhận xét.

- Thể hiện tinh thần đoàn kết. trong cùng đội.

- Theo dõi và ghi đầu bài.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 3/12/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 09 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán

Tiết 90: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được các dấu hiệu chia hết.

- Sử dụng thành thạo dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.

- Phát triển cho học sinh năng lực tư duy, giao tiếp, lập luận tóan học và tự giải quyết vấn đề.

II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng phụ - HS: SGK, vở ôli.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5p)

- GV tổ chức phần thi : Ai nhanh – Ai đúng

+ GV đưa ra một dãy số, gọi đại diện HS lên tham gia thi tìm số chia hết cho 2,3,5,9.

- y/c HS giải thích vì sao tìm được những số trên.

- Nhận xét, tuyên dương HS - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- 3 HS tham gia thi

Lắng nghe

(27)

2. Hoạt động luyện tập (30p)

* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp Bài 1:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Gọi HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần)

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách xác định các số chia hết cho 2, 5, 3, 9

- GV kết luận Bài 2:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Gọi HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần)

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách xác định các số chia hết cho cả 2 và 5; cả 3 và 2; cả 2,3,5,9 Bài 3:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV phát bảng nhóm cho 6 nhóm, sau đó mời 3 nhóm xong trước lên treo, các nhóm còn lại GV thu và mời nhận xét chốt.

- Củng cố lại các dấu hiệu chia hết Bài 4: BỎ

3. HĐ vận dụng (1p) Bài 5: BỎ

+ Nhắc lại dấu hiệu chia hết 2,3,5,9 - GV kết luận

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Cá nhân – Chia sẻ lớp

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đ/a:

a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050;

35766.

b) Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.

c) Các số chia hết cho 5 là: 7435 ; 2050.

d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- YC HS làm bài theo cặp.

Đ/a:

a) Các số chia hết cho 2 và 5: 64 620;

5270

b) Các số chia hết cho 3 và 2: 64 620; 57 234.

c) Các số chia hết cho 2; 3; 5; 9 là:

64 620

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đ/a:

a. 528 , 558, 588 chia hết cho 3 b. 603, 693 chia hết cho 9

c. 240 chia hết chi 3 và 5.

d. 354 chia hết cho 2 và 3.

- Ghi nhớ các dấu hiệu chia hết và vận dụng

- HS lắng nhe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

___________________________________________

Tiếng việt Luyện từ và câu

(28)

Tiết 31: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRÒ CHƠI - ĐỒ CHƠI I. Yêu cầu cần đạt

- HS dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1);

tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3).

- Ghi nhớ thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm tiết học

- Phát triển cho HS những phẩm chất tốt đẹp: yêu quý, giữ gìn đồ chơi, chơi những trò chơi phù hợp.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập - HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động khởi động ( 5 phút )

+ Khi ở trường, các con thường chơi trò chơi gì ?

+ Những trò chơi nào các con thường chơi ở nhà ?

+ Những trò chơi không chỉ giúp chúng ta thư giãn sau mỗi giờ học mà nó còn rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người. Đó là những trò chơi gì ? Cô và các con sẽ cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.

2. Hoạt động luyện tập ( 20 phút )

Bài tập 1: Viết vào bảng phân loại theo mẫu cho dưới đây.

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 3 phút.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày, chữa bảng phụ.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- GV cùng HS cả lớp nói cách chơi một số trò chơi các em có thể chưa biết:

Ô ăn quan: Hai người thay phiên nhau bốc những viên sỏi từ các ô nhỏ (ô dân) lần lượt rải lên những ô to (ô quan) để

- 2 HS trả lời.

- 2, 3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Từng cặp HS trao đổi, làm bài theo nhóm đôi. 2 nhóm làm bảng phụ.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả phân loại từ:

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật.

+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo:

nhảy dây, lò cò, đá cầu.

+ Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.

- HS lắng nghe.

(29)

“ăn” những viên sỏi to trên các ô to ấy;

chơi đến khi “hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng” thì kết thúc; ai ăn được nhiều quan hơn thì thắng.

Lò cò: Dùng một chân vừa nhảy vừa di động một viên sỏi, mảnh sành hay gạch vụn ……… trên những ô vuông vẽ trên mặt đất.

Xếp hình: Xếp những hình bằng gỗ hoặc bằng nhựa có hình dạng khác nhau thành những hình khác nhau (người, ngôi nhà, con chó, ô tô ……)

*Kết luận: Có nhiều trò chơi có ích, giúp chúng ta rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo hoặc rèn luyện trí tuệ. Vì vậy, các con cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với bản thân, không chơi những trò chơi nguy hiểm.

Bài tập 2: Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây, theo mẫu.

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV tổ chức trò chơi Tiếp sức: có 3 đội chơi, mỗi đội có 4 thành viên. Trong cùng khoảng thời gian, các thành viên của mỗi đội nối tiếp nhau hoàn thành bài. Đội nào thực hiện đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.

- GV dán 3 tờ phiếu ( sgk/ 157), giới thiệu luật chơi, chọn đội chơi.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Cho HS nhẩm học thuộc lòng và thi học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.

* Kết luận: Qua bài tập, các con đã hiểu được nghĩa của một số các câu thành ngữ, tục ngữ. Các con sẽ vận dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể trong cuộc sống để khuyên răn, nhắc nhở người khác.

3. Hoạt động vận dụng ( 15 phút ) Bài tập 3: Chọn những thành ngữ và tục ngữ ở bài tập 2 để khuyên bạn:

a) Nếu bạn chơi với một số bạn hư nên học kém đi.

1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lên bảng thực hiện. HS còn lại làm trọng tài.

- 2, 3 HS dưới lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Chơi với lửa nghĩa là: làm một việc nguy hiểm.

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn nghĩa là:

phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống.

Chơi diều đứt dây nghĩa là: mất trắng tay

Chơi dao có ngày đứt tay nghĩa là:

liều lĩnh ắt gặp tai họa.

- 1, 2 HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.

- HS lắng nghe.

(30)

b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, thời gian 3 phút.

- GV nhắc HS: Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ. Có tình huống có thể dùng 1, 2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.

- Gọi HS trình bày

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận

a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.

+ Em sẽ nói với bạn: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi.

b)Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.

+ Em sẽ bảo: “Chơi dao có ngày đứt tay đấy. Xuống đi thôi”

+ Em sẽ bảo: “ Cậu xuống ngay đi! Đừng có

chơi với lửa thế!’

* Kết luận: Thành ngữ, tục ngữ là cách đúc rút kinh nghiệm một cách ngắn gọn của cha ông ta.

Trong một số trường hợp cụ thể ta có thể dùng thành ngữ tục ngữ để nhắc nhở, khuyên răn bản thân và người khác.

Chú ý phải hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ để dùng cho phù hợp với tình huống cụ thể.

+ Đồ chơi, trò chơi có những tác dụng gì?

- GV nh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông (18p) - Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim