• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17

Ngày soạn: 27/12/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2019

TOÁN

Tiết 81: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố về: Cộng trừ nhẩm trong phạm vi 20. Cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Giải bài toán về nhiều hơn.

- Học sinh thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm nhanh. Thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Học sinh tự giác làm bài, có tính cẩn thận trong tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, vở .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra HS đọc thuộc lòng bảng trừ .

- GV nhận xét – đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của giờ học.

b. Luyện tập:

Bài 1: Tính nhẩm - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Gọi học sinh đọc bài làm.

+ Dựa vào đâu em có thể tính nhẩm được các phép tính trên?

+ Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng có thay đổi không?

+ Khi lấy tổng trừ đi một số hạng thì ta sẽ tìm được gì?

Bài 2: Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Muốn cộng một số có 2 chữ số với

- Đọc cá nhân - Lớp nhận xét

- Học sinh đọc yêu cầu bài - Tính nhẩm

- Học sinh làm bài cá nhân - Đọc nối tiếp kết quả

9 + 7 = 16 4 + 8 = 12 6 + 5 = 11 7 + 9 = 16 8 + 4 = 12 5 + 6 = 11 16 - 7 = 9 12 - 4 = 8 11 – 6 = 5 16 - 9 = 7 12 - 8 = 4 11 – 5 = 6 2 + 9 = 11 9 + 2 = 11 11 – 2 = 9 - Nhận xét, so sánh kết quả.

+ Dựa vào bảng cộng, trừ

+ Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

+ Khi lấy tổng trừ đi một số hạng thì ta sẽ tìm được số hạng kia.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

+ Đặt tính rồi thực hiện cộng từ phải

(2)

một số có 2 chữ số ta làm ntn?

+ Trong trường hợp có nhớ cần lưu ý điều gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính.

+ Muốn trừ một số có 2 chữ số cho một số có 2 chữ số ta làm ntn?

+ Trong trường hợp có nhớ cần lưu ý điều gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Gọi HS nêu lại cách trừ.

+ Bài tập số 2 đã giúp các em ôn lại những kiến thức nào?

GV: Khi đặt tính em cần viết hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với hàng chục. Khi thực hiện phép tính ta thực hiện từ phải sang trái Bài 3: Số? (Phần a, c)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu làm bài vào vở.

+ Em có nhận xét gì về 2 phép tính của phần a và phần c?

- Đây là một cách cộng nhẩm “ qua 10”.

+ Bài số 3 đã giúp các em ôn lại kiến thức nào?

Bài 4:

- Gọi HS đọc bài.

sang trái.

- Cộng thêm số nhớ vào lần cộng tiếp theo.

- HS làm bài vào vở, 3 H làm bảng con + 38 + 47 + 36

42 35 64

80 82 100

- Nhận xét, chữa bài.

- 2 em nêu lại cách tính

- Đặt tính rồi thực hiện trừ từ phải sang trái.

- Trừ đi số nhớ ở lần trừ tiếp theo.

- HS làm bài vào vở. 3 em làm bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS nêu lại cách trừ - 81 - 63 - 100

27 18 42

54 45 58

- HS nối tiếp phát biểu.

- HS đọc yêu cầu.

- Học sinh làm bài vào vở. 2 em làm bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

a) + 1 + 7 9 + 8 = 17 c) 9 + 6 = 15 9 + 1 + 5 = 15

- 9 + 1 + 7 = 9 + 8 (vì đều có KQ = 17) - 9 + 6 = 9 + 1 + 5 (vì đều có KQ = 15) - Cộng nhẩm qua 10

- HS nêu

9 10 1

7

(3)

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+Bài toán thuộc dạng nào ? Tóm tắt

Lớp 2A : 48 cây

Lớp 2B trồng nhiều hơn lớp2A:12 cây Lớp 2B : ... cây?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Khi giải bài toán có lời văn em cần chú ý điều gì ?

3. Củng cố - Dặn dò:

- Hôm nay các em ôn tập những kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc bài.

- Bài toán về nhiều hơn.

- Học sinh làm bài vào vở. 1 em làm bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Lớp 2A trồng được số cây là : 48 + 12 = 60 (cây) Đáp số : 60 cây - HS trả lời.

- Hs nêu

______________________________________

TẬP ĐỌC

Tiết 49+ 50: TÌM NGỌC

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài, Biết đọc đúng từ ngữ: nuốt, ngoạm, sà xuống, rỉa, Long Vương, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể.

- Hiểu nghĩa các từ mới: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà thông minh và tình nghĩa thực sự là bạn của con người.

- Giáo dục học sinh: yêu quý và chăm sóc vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy chiếu tranh minh họa, ghi các câu dài.

- HS:SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc bài cũ.

- Theo em thời gian biểu có cần thiết không ?

- GV đánh giá.

2/ Bài mới:

- HS đọc cá nhân.

- HS trả lời.

- Nhận xét

(4)

a. Giới thiệu bài:

- Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Thái độ của những con vật trong tranh ra sao?

- GV: Chó, mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy chúng thông minh và tình nghĩa như thế nào?

b. Luyện đọc:

Đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc:

- Giáo viên đọc toàn bài.

- Hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, tình cảm.

Đọc câu nối tiếp:

- Lần 1: Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- Lần 2: Đọc nối tiếp+ Giáo viên hướng dẫn HS đọc từ khó: nuốt, ngoạm, sà xuống, rỉa, Long Vương.

Đọc từng đoạn trước lớp:

- Lần 1: Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Lần 2: Đọc nối tiếp - Gọi HS đọc chú giải SGK

- Hướng dẫn đọc câu dài:- Xưa / có một chàng trai / thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước / liền bỏ tiền ra mua / rồi thả rắn đi. Không ngờ / con rắn ấy là con của Long Vương.

- Lần 3: Đọc nối tiếp Gọi HS đọc chú giải SGK Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Yêu cầu hs đọc trong nhóm.

Thi đọc giữa các nhóm:

- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.

- GV tuyên dương.

Đọc đồng thanh:

- GV theo dõi.

- Chó và mèo đang âu yếm bên cạnh 1 chàng trai.

- Rất tình cảm.

- HS lắng nghe.

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- HS đọc lại từ khó

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Hs đọc nối tiếp

- Thảo luận nêu cách đọc - HS đọc lại- Nhận xét

- Hs đọc nối tiếp

- HS đọc chú giải SGK - Từng HS trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý.

- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2.

Tiết 2 c. Tìm hiểu bài:

(5)

Đoạn 1.

- Do đâu chàng trai có viên ngọc quý?

- Giảng từ: Viên ngọc

- Gv: Chàng trai có viên ngọc rất đẹp và quý hiếm.

Đoạn 2

- Ai đánh tráo viên ngọc?

- Giảng từ: Đánh tráo

- Gv: Người thợ kim hoàn lấy viên ngọc của mình đổi lấy viên ngọc của chàng trai.

Đoạn 3,4,5

- Mèo nghĩ ra kế gì để lấy lại được viên ngọc?

- Khi bị cá đớp mất ngọc, Chó và Mèo làm cách nào để lấy lại?

- Giảng từ: Rình

- Khi ngọc bị quạ cướp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc?

- Gv: Mèo và chó tìm mọi cách để lấy lại ngọc cho chàng trai.

Đoạn 6

- Tìm trong bài những từ khen ngợi Mèo và Chó?

- Giảng từ: + Thông minh + Tình nghĩa

- Gv: Hai con vật thông minh, tình nghĩa

d. Luyện đọc lại;

- GV đọc mẫu lần 2 và h/d HS đọc lại bài

- Hướng dẫn cách nhấn giọng một số từ ở đoạn 5

- Gọi HS đọc cá nhân . - GV nhận xét – đánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này?

-1 HS đọc đoạn 1- lớp đọc thầm

- Chàng cứu con rắn nước. Con rắn ấy là con của Long Vương. Long Vương tặng chàng viên ngọc quý.

- 1 HS đọc đoạn 2

- Một người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc khi biết đó là viên ngọc quý hiếm.

- HS đọc đoạn

- Thảo luận tìm câu trả lời

- Mèo bắt 1 con chuột đi tìm ngọc. Con chuột tìm được.

- Chúng rình ở bên bờ sông, thấy người đánh cá mở ruột cá ra có viên ngọc Mèo nhảy tới ngoạm ngọc chạy.

- Mèo vờ chết. Quạ sà xuống toan ăn thịt, Mèo nhảy xổ lên vồ, quạ van lạy xin trả lại ngọc.

- HS đọc đoạn 6

- Thông minh, tình nghĩa

- HS theo dõi

- HS đọc nối tiếp đoạn các đoạn.

- Nhận xét

- Chó và mèo là những con vật gần gũi

(6)

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

rất thông minh và tình nghĩa.

- Phải sống thật đoàn kết, tốt với mọi người xung quanh.

_________________________________________

Chiều

LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 33: ĐỌC HIỂU BÀI CON VẸT CỦA BÉ BI

I.MỤC TIÊU

- Hs đọc truyện “Con vẹt của bé Bi” và làm các bài tập dạng trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài.

- Rèn kỹ năng đọc bài lưu loát, biết làm bài tập dạng trắc nghiệm.

- Giáo dục học sinh học tập nghiêm túc, ý thức tự giác ôn tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

- Hs: Vở bài tập thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi Hs tìm các tiếng có thanh hỏi - GV nhận xét- đánh giá.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của tiết học b)Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1:Đọc truyện sau “Con vẹt của bé Bi”

- Gv giới thiệu truyện theo Thu Hằng - Gv chia truyện thành 2 đoạn

Đoạn 1: Từ đầu ... gọi tên cháu Đoạn 2: Còn lại

- Gọi Hs đọc bài nối tiếp đoạn - GV nhận xét

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng

? Bài tập yêu cầu làm gì?

- Gv nhấn mạnh yêu cầu dạng bài trắc nghiệm, chọn một đáp án đúng. Đánh dấu bằng chữ Đ trước ô có câu trả lời đúng.

- Gv gắn phiếu phần a - Gv hướng dẫn mẫu

- Gv đánh dấu trước câu trả lời đúng - Tổ chức cho Hs trao đổi nhóm 4

- Hs nêu

hoả, xảy, nhỏ, nổi, để...

- Lớp nghe, nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài thơ

- Hs đọc bài nối tiếp truyện - 1 Hs đọc toàn bài

- HS đọc yêu cầu.

- Chọn câu trả lời đúng

- Hs đọc nội dung phần a - Hs làm mẫu

- Hs đọc nối tiếp các phần còn lại - Hs trao đổi nhóm 4 hoàn thành bài

(7)

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng a) Vẹt lạ nhà, không biết nói.

b) Bi yêu thương, dạy dỗ vẹt, nó sẽ gọi tên Bi.

c) Vì Bi ích kỉ: vẹt của Bi, chỉ gọi tên Bi.

d) Chị làm tất cả những việc trên.

e) Con vẹt rất đẹp 3. Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét giờ học - Dăn HS hoàn thành bài.

tập

Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 28/12/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 31tháng 12 năm 2019

TOÁN

Tiết 82: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tín nhẩm. Thực hiện được cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Củng cố về giải toán ít hơn.

- Rèn KN giải nhanh đúng dạng toán này

- GDHS có tính chăm chỉ, cẩn thận khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: bảng phụ - Học sinh: vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, hs dưới lớp làm vào vở nháp

9 + 1 + 7 = 9 + 8 =

7 + 3 + 5 = 7 + 8 = - Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài:

b, Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh

- 2 HS lên bảng làm bài, hs dưới lớp làm vào vở nháp

- HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào vở - HS đọc kết quả

12 - 6 = 6 9 + 9 = 18 14 - 7 = 7 17- 8 = 9

6 + 6 =12 13 - 8 = 5 8 + 7 = 15 16 – 8 = 8

17- 9 = 8 8 + 8 = 16 11- 8 = 3 4 + 7 = 11

(8)

- Nhận xét

- Em tính nhẩm bằng cách nào?

GV: Qua bài tập 1 các em đó nhớ lại bảng cộng, trừ đó học để làm bài

Bài 2: Đặt tính rồi tính.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét

- Khi đặt tính và thực hiện chúng ta cần lưu ý điều gì?

GV: Khi đặt tính em cần viết hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với hàng chục. Khi thực hiện phép tính ta thực hiện từ phải sang trái Bài 3: Số? ( a,c)

- Gọi Hs đọc yêu cầu - Yêu cầu hs làm bài

- Nhận xét

- Em có nhận xét gì từng cặp phép tính?

GV: Trong phép tính 17 - 3 - 6 và 17 - 9 Số bị trừ đều là 17, 9 là tổng của 3 và 6 vậy 17 - 3 - 6 và 17 - 9 kết quả bằng nhau Bài 4:

- Gọi Hs đọc yêu cầu

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs làm bài

5 + 7 = 12 2 + 9 = 11 12- 6 = 6 - HS nhân xét bài làm của bạn - Hs nêu

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm bài vào vở, 2HS làm vào bảng phụ

- HS đọc kết quả, lớp NX

+ 68 + 56 - 82 - 90

27 44 48 32

95 100 34 58

- 71 - 100 25 7 46 93 - Hs nêu

- HS đọc yêu cầu bài tập - Hs làm bài

a. 17 - 3 - 6 = 8 17 - 9 = 8 c.16 – 9 = 7 16 – 6 – 3 = 7 - Cả lớp cùng nhận xét.

- Hs nêu

- HS đọc đề bài

Tóm tắt

Thùng lớn : 60 lít.

Thùng bé đựng ít hơn : 22 lít.

Thùng bé đựng : lít nước ? - HS trả lời

- HS làm bài, 1 HS làm vào bảng phụ

Bài giải

(9)

- Nhận xét, chữa bài

- Khi giải bài toán có lời văn em cần chú ý điều gì ?

3. Củng cố-dặn dò:

- Giờ hôm nay chúng ta ôn lại kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Thùng bé đựng được là:

60 – 22 = 38 (l)

Đáp số: 38l nước - HS nhận xét

- Lớp đổi vở kiểm tra - Hs nêu

_______________________________________

KỂ CHUYỆN

Tiết 17: TÌM NGỌC

I. MỤC TIÊU:

- Dựa vào tranh minh họa và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện . Biết thể hiện lời kể tự nhiên với nét mặt, điệu bộ, cử chỉ. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp.

- Rèn kỹ năng nghe: Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.

- Giáo dục: Yêu quý và bảo vệ các con vật có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV:Tranh minh họa bài đọc SGK.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện của tiết học trước.

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

- GV nhận xét - Đánh giá.

2/ Bài mới

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu nội dung, yêu cầu của giờ học.

b. Hướng dẫn kể chuyện:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- HS đọc gợi ý ở bảng phụ.

- Gọi 3 HS kể 3 phần.

- Kể theo nhóm.

- Kể trước lớp: Mỗi nhóm cử 1 đại diện (kể 1 đoạn) Nếu HS còn lúng túng có

- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện:

Con chó nhà hàng xóm.

- HS nêu.

- Nhận xét.

- Kể lại từng đoạn truyện:

- 1 HS đọc gợi ý

+ Phần 1: Giới thiệu câu chuyện.

+ Phần 2: Diễn biến.

+ Phần 3: Kết thúc.

- 3 HS kể.

- HS kể trong nhóm 4 - Đại diên nhóm kể.

(10)

thể gợi ý theo câu hỏi:

- Do đâu chàng trai có được viên ngọc quý?

- Thái độ của chàng trai ntn khi nhận được ngọc?

- Chàng trai mang ngọc về ai đã đến nhà chàng?

- Anh ta đã làm gì với viên ngọc?

- Mất ngọc Chó và Mèo đã làm gì?

- Mèo làm gì để tìm được ngọc ở nhà người thợ kim hoàn?

- Chuyện gì xảy ra với chó và mèo?

- Chó và mèo đang làm gì?

- Hai con vật mang ngọc về nhà với thái độ ntn?

- Theo em những con vật đáng yêu ở điểm nào?

Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Y/c 4 HS kể nối tiếp.

- Gọi 1, 2 HS kể toàn bộ câu chuyện .

- GV nhận xét – đánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Câu chuyện khen ngợi những nhân vật nào? Vì sao?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- Long Vương tặng chàng.

- Rất vui.

- Người thợ kim hoàn.

- Tìm cách đánh tráo viên ngọc.

- Xin đi tìm ngọc.

- Mèo bắt chuột tìm ngọc.

- Ngọc bị cá đớp mất - Mèo vồ quạ

- Mừng rỡ.

- Thông minh, tình nghĩa.

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- 4 HS kể nối tiếp.

- HS nhận xét - đánh giá.

Ví dụ:

Ngày xưa, ở 1 làng nọ có 1 chàng trai tuy nghèo nhưng rất mực yêu thương loài vật …

- Khen ngợi chó và mèo vì chúng thông minh, tình nghĩa.

- HS theo dõi.

_______________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 17: PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS biết: Các thành viên trong nhà trường: hiệu trưởng, hiệu phó, cô tổng phụ trách, GV, các nhân viên và HS.

- Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học.

- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng kiên định: Từ chối không tham gia vào trò chơi nguy hiểm . - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng tránh ngã.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

III. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

(11)

- GV: Tranh ở SGK.

- HS: SGK, VBT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên các thành viên trong nhà trường? Công việc của họ là gì?

- Em cần có thái độ như thế nào đối với các thành viên trong nhà trường?

- GV nhận xét - đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Khởi động: Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”.

- Sau khi chơi GV hỏi:

- Các em chơi có vui không?

- Trong khi chơi có em nào bị ngã không?

GV : Đây là hoạt động vui chơi, thư giãn nhưng trong quá trình chơi cần chú ý: Chạy từ từ, không xô đẩy nhau, tránh té ngã. Đó chính là nội dung của bài học ngày hôm nay.

b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh .

Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi – HS trả lời:

- Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường? (GV ghi bảng).

- Y/c HS quan sát H1, 2, 3, 4 (SGK- 36, 37) chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình, cho biết hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?

- Gọi 1 số HS trình bày:

- Những hoạt động ở bức tranh thứ nhất?

- Những hoạt động ở tranh 2?

- Bức tranh 3 vẽ gì?

- Tranh 4 minh họa gì?

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TPT, các cô giáo, y tá, bác bảo vệ, học sinh...

- Luôn tôn trọng, yêu mến…

- HS nhận xét.

- HS chơi 1 lượt.

- Đuổi bắt, chạy nhảy, trèo cây, đu quay

- HS quan sát hình H1, 2, 3, 4 (SGK- 36, 37)

- HS làm việc theo cặp.

- Hs trình bày.

- Nhảy dây, đuổi bắt, trèo cây, chơi bi.

- Nhoài người ra khỏi cửa sổ tầng 2 để vịn cành hái hoa.

- Một bạn trai đẩy 1 bạn khác trên cầu thang.

- Các bạn đi lên xuống cầu thang theo

(12)

- Trong những hoạt động trên, hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?

- Hậu quả xấu nào có thể xảy ra? Lấy VD cho từng hoạt động?

- Nên học tập những hoạt động nào?

GVKL: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà có khi còn nguy hiểm cho người khác.

Hoạt động 2: Trò chơi

Mục tiêu: Lựa chọn trò chơi bổ ích:

Cách tiến hành:

- Bước 1: Thảo luận:

- Em chơi những trò chơi gì?

- Em cảm thấy như thế nào khi chơi những trò chơi này?

- Trò chơi này có gây ra tai nạn cho bản thân và cho các bạn khi chơi không?

- Em cần lưu ý gì khi chơi trò chơi này để khỏi gây tai nạn?

- Bước 2: Gọi đại diện các nhóm trình bày

Cần chú ý chọn các trò chơi an toàn, khi chơi phải chú ý cẩn thận.

* Nên và không nên làm gì để đề phòng té ngã?

Hoạt động 3: Làm bài tập.

Mục tiêu: Lựa chọn trò chơi bổ ích:

Cách tiến hành

- Y/c HS làm vào VBT. Nội dung bài tập

Hoạt động nên tham gia

Hoạt động không nên tham gia

- Gọi báo cáo kết quả và nhận xét.

- GV nhận xét.

hàng lối ngay ngắn.

- Đuổi bắt, trèo cây, nhoài người ra cửa sổ, xô đẩy ở cầu thang.

- Đuổi bắt làm bạn ngã có thể bị thương. Nhoài người vịn cành hái hoa có thể bị ngã xuống tầng dưới làm gãy tay, gãy chân…thậm chí gây chết người.

- Hoạt động vẽ ở tranh 4.

- Thảo luận nhóm

- HS nêu tên trò chơi mà mình hay chơi

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS làm bài tập/ trình bày

- HS báo cáo kết quả.

- HS nhận xét.

(13)

3. Củng cố - Dặn dò:

- Em cần lưu ý gì khi chơi trò chơi ở trường để khỏi gây tai nạn?

- GV hệ thống nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS nêu.

- HS theo dõi.

______________________________________

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG BÀI 5 : YÊU THƯƠNG NHÂN DÂN

I. MỤC TIÊU:

-Thấy được 1 đức tính cao đẹp của Bác Hồ. Đức tính cao đẹp đó chính là tấm lòng yêu thương nhân dân; tình cảm yêu mến, kính trọng nhân dân của bác được thể hiện qua những hành động và việc làm cụ thể.

- Thực hành, ứng dụng được bài học yêu thương nhân dân. Biết làm những công việc thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương với những người trong cộng đồng xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 - HS: Sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.KT bài cũ: Cây bụt mọc

- Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh ở trường?

-GVNX- tuyên dương.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: Yêu thương nhân dân b.Các hoạt động:

Hoạt động 1: Đọc hiểu

- GV đọc chậm câu chuyện “Yêu thương nhân dân” ( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr.16)

- Bác gặp và chúc thọ riêng cụ Thiệm nhân dịp nào?

- Bác đã khen cụ Thiệm vì cụ có những tính cách, việc làm tốt đẹp nào?

- Bác Hồ đã nói về việc kết nghĩa anh em với cụ Thiệm thế nào?

- Cụ Thiệm đã trả lời Bác ra sao?

Cuối câu chuyện Bác đã nói và làm gì?

- Theo câu chuyện này, dựa vào điều gì để Bác Hồ đề nghị ai làm em, ai làm anh?

HS trả lời - Nhận xét

- HS lắng nghe

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi - Bác về Trà Cổ

- Cụ là người cao tuổi nhưng vẫn làm gương cho các cháu…

- Dựa vào tuổi

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

(14)

- Gv nhận xét, chốt

Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

- Đối với nhân dân, câu chuyện khuyên ta điều gì?

Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng - Dựa vào câu chuyện, em hãy giải thích “ kết nghĩa anh em” là gì?

- Khi đã kết nghĩa anh em, người ta sẽ sống với nhau thế nào?

- GV cho HS thảo luận nhóm:

- Những người như thế nào, chúng ta có thể kết nghĩa anh em?

- Các em hãy kể cùng các bạn những việc làm tốt thể hiện sự yêu thương của mình đối với hàng xóm, bạn bè, thầy cô, người cao tuổi

Mẫu Việc làm tốt

với hàng xóm

Việc làm tốt với bạn

Việc làm tốt

với thầy cô

Việc làm tốt với người cao tuổi 3. Củng cố, dặn dò:

- Đối với nhân dân, câu chuyện khuyên ta điều gì?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời cá nhân - Lớp nhận xét

+ HS thảo luận nhóm 6

- Ghi vào bảng nhóm theo mẫu

- Đại diện nhóm trình bày, mỗi nhóm mỗi câu

- Kết nghĩa anh em là những người đàn ông gồm 2 hay nhiều hơn tuy không có quan hệ anh em máu mủ, họ hàng nhưng có quan hệ mật thiết, thân tình với nhau như những

người anh em thật sự bằng những lời tuyên thệ kết nghĩa với nhau.

- Hs trả lời

-HS trả lời -Lắng nghe

______________________________________

Chiều

LUYỆN TOÁN

Tiết 33: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố cách xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối. Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ...

- Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.

- GD HS ý thức học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(15)

- GV: Mô hình Đồng hồ - HS: SGK. Mô hình Đồng hồ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu Hs quay kim đồng hồ: 8 giờ, 13 giờ, 17 giờ.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài:

b, Luyện tập Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh

Bài 2: Nối theo mẫu

- Yêu cầu HS quan sát tranh - Yêu cầu HS nối

- Cho HS đổi vở kiểm tra - Nhận xét

Bài 3. Nối theo mẫu

- Yêu cầu HS quan sát tranh - Nhận xét

Bài 5 . Đúng ghi Đ, sai ghi S - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS quan sát tranh làm bài.

- Nhận xét

3. Củng cố-dặn dò:

- Giờ hôm nay chúng ta ôn lại kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài tập.Thực hành xem đồng hồ. Chuẩn bị bài sau.

- Hs quay đồng hồ.

- HS đọc đề bài.

- HS quan sát tranh, liên hệ với giờ ghi ở bức tranh, xem đồng hồ chỉ thời gian thích hợp.

8 giờ ; 10 giờ ; 15 giờ - HS quan sát tranh và nối - Em đi học lúc 7 giờ sáng

- Em xem truyền hình lúc 8 giờ tối - Mẹ em đi làm về lúc 12 giờ tra.

- Em chơi đá cầu lúc 5 giờ chiều.

- Hs đổi vở

- HS đọc yêu cầu

- HS quan sát tranh và nối - Đổi vở kiểm tra

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát tranh.

a. Em xem truyền hình lúc 8 giờ tối. Đ b. Em xem truyền hình lúc 8 giờ sáng.

S

c. Em xem truyền hình lúc 20 giờ. Đ - Hs nêu

__________________________________________________________________

(16)

Ngày soạn: 29/12/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 2 tháng 1 năm 2020

TOÁN

Tiết 83: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ ( TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố về cộng, trừ nhẩm trong phạm vi bảng tính và cộng, trừ viết (có nhớ) trong phạm vi 100. Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ. Củng cố giải bài toán về ít hơn.

- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.Thực hiện phép cộng, trừ trong phami vi 100 thành thạo ,kết quả chính xác.

- Học sinh có ý thức cẩn thận trong tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Vở , SGK.

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 H lên bảng làm bài: 100 – 28;

57 + 43

- Nhận xét, chữa bài.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b) Ôn tập:

Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi học sinh đọc bài làm.

- Nhận xét, chữa bài.

+Dựa vào đâu em có thể tính nhẩm các phép tính trên ?

+Trong phép cộng khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng có thay đổi không ?

Bài 2: Đặt tính rồi tính (Cột 1,2) - Gọi học sinh nêu yêu bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính.

- 2 HS lên bảng

- HS nêu yêu cầu bài.

- Tính nhẩm

- Học sinh làm bài vào vở.

- Học sinh nối tiếp nêu đọc bài làm.

5 + 9 = 14 9 + 5 = 14

8 + 6 = 14 6 + 8 = 14

3 + 9 = 12 3 + 8 = 11 14 - 7 = 7

16 - 8 = 7

12 - 6 = 6 18 - 9 = 9

14 - 5 = 9 17 - 8 = 9 - Nhận xét, sửa sai.

- Học sinh nối tiếp phát biểu.

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở. 4 em làm bảng con.

- Nhận xét, chữa bài.

- 2 HS nêu lại.

(17)

+Bài 2 giúp các em ôn lại những kiến thức nào ?

Bài 3: Tìm x

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài

+ x trong các phép tính được gọi là gì?

+ Muốn tìm Số hạng chưa biết ta làm thế nào?

+ Muốn tìm Số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?

+ Muốn tìm Số trừ chưa biết ta làm thế nào?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

+ Bài số 3 giúp các em ôn lại những kiến thức nào?

- Gv: Rèn kĩ năng tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết, số trừ chưa biết.

Bài 4:

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài cho biết gì? Bài hỏi gì?

+ Em hiểu nhẹ hơn có nghĩa là gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Gv: Rèn kĩ năng giải bài toán về ít hơn.

3. Củng cố- dặn dò:

+ Tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết, số trừ chưa biết. ta làm thế nào?

- GV chốt kiến thức toàn bài.

- Nhận xét giờ học.

+36 36 72

100 2 98

100 75 25

+45 45 90 - Học sinh nối tiếp phát biểu.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- Số hạng chưa biết, Số bị trừ chưa biết, Số trừ chưa biết.

- HS nhắc lại cách tìm số hạng, số trừ, số bị trừ.

- HS làm bài vào vở, 3 em làm bảng.

a, x + 16 = 20 b, x - 28 = 14 x = 20 - 16 x = 14 + 28 x = 4 x = 42

c, 35 - x = 15 x = 35 -15 x = 20 - Nhận, chữa bài.

- HS đọc bài toán.

- Ít hơn.

- HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng.

Bài giải

Em cân nặng số ki-lô-gam là : 50 - 16 = 34 (kg)

ĐS : 34 kg - Nhận xét, sửa sai.

- Bài toán về ít hơn.

- Hs nêu

(18)

- Chuẩn bị bài sau

_________________________________________

CHÍNH TẢ ( NGHE- VIẾT)

Tiết 33: TÌM NGỌC

I. MỤC TIÊU:

- Nghe- viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Tìm ngọc.Viết đúng 1 số tiếng có vần ui/ uy, phụ âm đầu r/ d/ gi.

- HS viết đảm bảo tốc độ thời gian quy định, chữ đúng mẫu đều nét, liền mạch và trình bày đúng đoạn văn, viết đúng chính tả.

- Giáo dục HS có ý thức cẩn thận, kiên trì luyện viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Vở, bảng con, SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1/ Kiểm tra bài cũ:

- GV đọc các từ khó: Trâu, ra ngoài ruộng, nông gia.

- GV đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi bảng.

b. Hướng dẫn tập chép:

Củng cố nội dung - GV đọc bài viết.

- Gọi hs đọc lại

- Bài văn nói về những nhân vật nào?

- Ai tặng cho chàng trai viên ngọc quý - Nhờ đâu mà Chó và Mèo lấy lại được viên ngọc quý?

- Chó và Mèo là những con vật như thế nào?

Hướng dẫn viết đúng chính tả - Tiếng từ khó dễ lẫn

+ mưu mẹo # miu + tình nghĩa # ngiã - Danh từ riêng: Long Vương, Chó, Mèo

- Yêu cầu HS viết bảng con:

- Nhận xét.

Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu?

- Những chữ nào viết hoa?

c. Học sinh nghe - viết vào vở:

- GV đọc thong thả, rõ ràng.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm

- HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con - HS nhận xét.

- Hs nghe - 2 HS đọc lại

- Chó, Mèo và chàng trai.

- Long Vương.

- Nhờ thông minh.

- Thông minh và tình nghĩa.

- HS nêu và đọc lại

- Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa.

- HS luyện viết bảng con.

- 4 câu.

- Các chữ cái đầu câu và tên riêng.

- HS nghe viết đúng, đẹp.

(19)

bút.

d. Chữa bài:

- GV thu bài 1 số em.

- Nhận xét bài viết của học sinh.

e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Chữa bài - GV nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Tổ chức thi xem ai điền đúng, nhanh.

- GV chữa bài.

3. Củng cố - Dặn dò:

+ Nêu lại cách trình bày đoạn chính tả?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS soát và sửa lỗi.

Điền vào chỗ trống vần ui/uy.

- 1 HS lên bảng phụ, lớp làm vào VBT.

- Đọc bài làm - nhận xét

a) Chàng trai xuống thủy cung được Long Vương tặng viên ngọc quý.

b) Mất ngọc chàng trai ngậm ngùi. Chó và Mèo an ủi chủ.

c) Chuột chui vào tủ, lấy viên ngọc cho Mèo. Chó và Mèo vui lắm.

- HS đọc lại bài trên bảng.

Điền vào chỗ trống:

- 2 HS lên bảng thi đua.

- HS đọc bài làm.

a) r, d hay gi?

Rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm.

b) et hay ec:

Lợn kêu eng éc, hét to, mùi khét.

- HS nhận xét.

- Hs nêu

___________________________________________

TẬP ĐỌC

Tiết 51: GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ: gấp gáp, nấp mau, nằm trong rừng, nũng nịu, roóc roóc, nấp, chui ra...Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu có dấu hai chấm và nhiều dấu phẩy.

Biết đọc giọng kể tâm tình và thay đổi theo từng nhân vật.

- Hiểu nghĩa từ mới: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở. - Hiểu nội dung bài: Loài gà cũng biết nói chuyện với nhau và sống tình cảm như con người.

- Yêu quý và có ý thức tự giác bảo vệ, chăm sóc vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

(20)

- GV: Bảng phụ ghi câu dài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS đọc bài Tìm ngọc

- Do đâu mà chàng trai có viên ngọc quý?

- Nhờ đâu Chó và Mèo tìm lại được viên ngọc?

- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?

- GV nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Yêu cầu Học sinh quan sát tranh minh họa SGK.

- Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài.

b. Luyện đọc:

Đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc:

- Giáo viên đọc toàn bài.

- Hướng dẫn cách đọc: Giọng tâm tình.

Đọc câu nối tiếp:

- Lần 1: Đọc nối tiếp câu.

- Lần 2: Đọc nối tiếp câu + đọc từ khó: Gấp gáp, nũng nịu, roóc roóc, nấp.

Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.

-Bài chia thành mấy đoạn?

- Lần 1: Đọc vỡ.

- Lần 2: Đọc nối tiếp đoạn

- Giáo viên hướng dẫn đọc một số câu:

- Đàn con đang xôn xao / lập tức chui hết vào cánh mẹ / nằm im..

- Lần 3: Đọc nối tiếp đoạn - Gọi HS đọc chú giải SGK.

Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Yêu cầu hs luyện đọc nhóm 3

- 3 HS đọc cá nhân.

- Do Long Vương tặng co chàng trai vì chàng trai đã cứu con trai của Long Vương.

- Nhờ vào trí thông minh.

- Chó và mèo là những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.

- HS nhận xét.

- Học sinh quan sát tranh minh họa SGK.

- Gà “tỉ tê” với gà.

- HS nghe

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- HS đọc cá nhân

- 3 đoạn

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Hs đọc nối tiếp.

- Thảo luận - nêu cách đọc - Đọc lại - nhận xét.

- Nêu nghĩa từ khó.

- Từng HS trong nhóm đọc.

- Hs theo dõi và nhận xét cho nhau.

(21)

Thi đọc giữa các nhóm:

- Gọi đại diện các nhóm thi đọc đoạn 2

- GV nhận xét, tuyên dương.

Đọc đồng thanh c. Tìm hiểu bài:

- Gọi HS đọc đoạn 1 & trả lời:

- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào?

- Gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào?

- Giảng từ: Tỉ tê.

- Gv: Gà mẹ nói chuyện với gà con bằng lời lẽ nhẹ nhàng,tình cảm.

- Gà con đáp lại mẹ như thế nào?

- Từ ngữ nào cho ta thấy gà con rất yêu mẹ?

- Giảng từ: Nũng nịu

- Gv: Gà con thể hiện sự yêu mến mẹ.

- Gọi HS đọc tiếp bài

- Gà mẹ báo cho con biết không có chuyện gì nguy hiểm bằng cách nào?

- Gọi 1 HS bắt chước tiếng gà.

- Cách gà mẹ báo cho con biết: “Tai họa! Nấp mau”?

- Khi nào lũ con lại chui ra?

- Gv: Gà mẹ và gà con thể hiện tình cảm mẹ con sâu đậm qua ngôn ngữ riêng của loài gà.

d. Luyện đọc lại:

- GV đọc mẫu lần 2

- GV hướng dẫn giọng đọc.Tiếng kêu của gà mẹ.

- Gọi HS đọc cá nhân - GVđánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn 2.

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- Lớp đọc đồng thanh cả bài.

- 1 HS đọc - lớp đọc thầm.

- Từ khi còn nằm trong trứng.

- Gõ mỏ lên vỏ trứng.

- Phát tín hiệu nũng nịu đáp lại.

- Nũng nịu.

- HS đọc tiếp bài

- Thảo luận tìm câu trả lời

- Xù lông miệng kêu liên tục, gấp gáp:

“roóc, roóc”.

- Hs bắt chước tiếng gà.

- Khi mẹ: “cúc, cúc, cúc” đều đều.

- Lắng nghe

- HS đọc nối tiếp từng đoạn - Nhận xét

- Mỗi loài vật đều có tình cảm riêng giống như con người. Gà cũng nói bằng thứ tiếng riêng của nó.

_______________________________________

(22)

Ngày soạn: 30/12/2019

Ngày giảng: Chiều thứ năm ngày 2 tháng 1 năm 2020

TOÁN

Tiết 84: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố: Kỹ năng nhận diện các hình, vẽ đoạn thẳng với độ dài cho trước.

- Biết nêu tên cách hình, đếm số hình và vẽ được đoạn thẳng.

- Học sinh vận dụng vào thực tế trong cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Thước thẳng - HS: SGK, Vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên các hình đã học?

- GV nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

b. Luyện tập:

Bài 1: Mỗi hình dưới đây có tên là gì?

- Gọi HS nêu y/c bài.

- GV vẽ các hình lên bảng - Yêu cầu HS quan sát.

+ Nêu tên các hình ? Giải thích vì sao em biết?

- Ở BT này có bao nhiêu:

+ Hình vuông?

+ Hình chữ nhật?

+ Hình tam giác?

+ Hình tứ giác?

+ Dựa vào đâu mà em biết hình chữ nhật,hình tam giác, hình vuông?

GV: Nhận biết các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tứ giác.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài

- Hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác.

- HS nhận xét.

- 1HS nêu yêu cầu

- HS quan sát thảo luận theo nhóm bàn nêu tên các hình có trong SGK - HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

- 1HS đọc yêu cầu

a) Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.

b) Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm.

- Lớp làm bài cá nhân - 2 HS làm bài bảng

(23)

- Chữa bài nhận xét

+ Nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước?

GV:Cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

Bài 4: Vẽ hình theo mẫu - Gọi HS đọc y/c bài.

+ Hình vẽ được ghép bởi những hình nào?

+ Hình vẽ giống hình dạng gì ?

- GV tổ chức thi đua giữa 2 tổ. Hình thức trên bảng lớp.

- Giải thích cách vẽ hình theo mẫu.

- GV nhận xét.

GV: Lưu ý khi vẽ hình cần xác định mỗi hình gồm mấy ô.

3. Củng cố - dặn dò:

+ Nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

+ Nhận xét Đ - S - HS nêu

- HS nêu yêu cầu

- Hình tam giác, hình chữ nhật, hình tứ giác

- Giống hình ngôi nhà - Thảo luận theo nhóm tổ - HS thi đua giữa các nhóm - Lớp nhận xét, đánh giá.

- HS vẽ vào vở.

- Đánh dấu 2 điểm, dùng thước nối 2 điểm tạo thành đoạn thẳng.

______________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 17: TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU “AI THẾ NÀO?”

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh; bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh.

- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của loài vật ; Biết thêm hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước

- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1 HS lên bảng viết 1 câu có dùng từ chỉ đặc điểm .

- HS dưới lớp kể các từ chỉ đặc điểm.

- Kể tên các con vật nuôi trong gia đình?

- GV nhận xét – đánh giá.

2. Bài mới:

- HS lên bảng làm bài - HS dưới lớp làm miệng - Lớp nhận xét.

(24)

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của giờ học.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Chọn cho mỗi con vật dưới đây 1 từ chỉ đặc điểm của nó:

- Gọi HS đọc y/c bài.

- Y/ c HS quan sát tranh và làm BT.

- GV chữa

- Yêu cầu HS giải thích các lựa chọn từ của mình?

-Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về các loài vật?

- GV giới thiệu thêm các câu tục ngữ:

- Chậm như rùa.

- Nhanh như thỏ

Gv: Các từ vừa tìm được là những từ chỉ đặc điểm của các loài vật, Mỗi loài vật đều có đặc điểm riêng của nó.

- GV yêu cầu HS kể thêm các từ chỉ đặc điểm của các loài vật.

Bài 2: Thêm hình ảnh so sánh vào sau các từ dưới đây.

- Gọi HS đọc y/c bài.

- Gọi HS đọc câu mẫu.

- GV cùng HS phân tích mẫu: Từ 1 từ cho trước thêm hính ảnh so sánh bằng cách thêm từ như và hình ảnh mình muốn so sánh vào đằng sau từ đó

- GV nhận xét – chỉnh sửa (y/c HS tìm được những cách nói khác nhau ở cùng 1 từ).

- Đẹp như tiên. (đẹp như tranh) - Cao như sếu (cao như cây sào) - Khỏe như trâu (khoẻ như voi)

- Nhanh như thỏ (nhanh như gió / nhanh như cắt)

- Chậm như rùa (chậm như sên) - Hiền như bụt (hiền như đất)

- Trắng như tuyết (trắng như trứng gà bóc / trắng như bông)

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS làm bài theo cặp, 1 cặp làm bảng phụ.

- Các cặp trình bày trước lớp 1- Trâu khỏe 3- Thỏ nhanh 2- Rùa chậm 4- Chó trung thành - Nhận xét.

- HS nêu

- Nhanh như cắt, khỏe như trâu

- Hs nêu

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc câu mẫu.

- HS nối tiếp nhau nói câu so sánh (mỗi em 1 câu)

- HS ghi vào VBT.

(25)

- Xanh như tàu lá.

- Đỏ như gấc (đỏ như son)

GV: Đây là các câu thành ngữ nói về con vật, sự vật

Bài 3: Dùng cách nói trên để viết các câu sau:

- Gọi HS đọc y/c bài.

- Trong câu nói đến con gì?

- Mắt con mèo được so sánh như thế nào?

- Câu này thuộc mẫu câu nào?

- GV: Y/c các câu đặt đúng theo câu kiểu: Ai (con gì? cái gì?) thế nào?

- Nhận xét - đánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Nêu các từ chỉ đặc điểm của loài vật?

- Gọi vài HS nói câu có từ so sánh.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS đọc câu mẫu.

- Con mèo

- Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve.

- Ai (con gì? cái gì?) thế nào?

+HS1: Thân nó phủ 1 lớp lông màu tro mượt.

+HS2: như nhung ( như bôi mỡ/ như tơ)

- HS làm vào VBT.

- Gọi HS đọc bài làm

- Tương tự: Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non ( như cái mộc nhĩ bé)

- Hs nhận xét.

- HS nêu.

- HS theo dõi.

TẬP VIẾT

Tiết 17: CHỮ HOA Ô, Ơ

I. MỤC TIÊU:

- HS biết viết chữ hoa Ô, Ơ cờ vừa và nhỏ và câu ứng dụng Ơn sâu nghĩa nặng cỡ nhỏ.

- Rèn cho HS chữ viết đúng mẫu đều nét, đúng quy định.

- HS có ý thức biết ơn; có ý thức luyện viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mẫu chữ hoa Ô,Ơ - HS : Bảng con, vở tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng

con. - 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng

con:

O, Ong.

- HS nhận xét.

(26)

- GV nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

b. Hướng dẫn cách viết:

Hướng dẫn viết chữ hoa:

Quan sát nhận xét:

- Chữ Ô hoa cỡ nhỡ có chiều cao và độ rộng mấy đơn vị chữ?

- Chữ Ô hoa gồm mấy nét, là những nét nào?

- Chữ Ô hoa giống chữ hoa nào?

- GV vừa viết mẫu vừa nêu cách viết

Ô Ô Ơ Ơ

Ô Ô Ơ Ơ

- Chữ Ơ hướng dẫn tương tự chữ Ô.

Luyện viết bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn.

Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

- Gọi HS đọc cụm từ ứng dụng.

- Em có hiểu cụm từ trên có nghĩa là như thế nào?

Quan sát, nhận xét:

- Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?

- Nêu độ cao của các chữ cái?

- Các dấu thanh đặt ở đâu?

- GV hướng dẫn HS nối chữ trong tiếng Ơn.

- GV viết mẫu từ Ơn, vừa viết vừa hướng dẫn HS.

Ơn Ơn Ơn

Ơn sâu nghĩa nặng

Luyện viết bảng con:

- GV nhận xét đúng sai.

c. Viết vở tập viết:

- GV nêu yêu cầu viết:

- HS quan sát nhận xét

- Chữ Ô hoa cỡ nhỡ cao 5 li, rộng 4 li.

- Chữ Ô hoa gồm 3 nét: Nét cong tròn khép kín, nét xiên trái và nét xiên phải.

- Chữ Ô hoa giống chữ hoa O.

- HS luyện viết chữ Ô, Ơ hoa vào bảng con

- Ơn sâu nghĩa nặng.

- Có tình nghĩa sâu nặng với nhau.

- Cụm từ gồm 4 tiếng: Ơn, sâu, nghĩa, nặng

- Cao 2,5 li: Ơ, h, g.

+ Cao 1,24 li: s

+ Cao 1 li: các chữ còn lại.

- Dấu ngã đặt trên chữ i trong tiếng nghĩa.

+ Dấu nặng đặt dưới chữ ă trong tiếng nặng.

- Từ điểm cuối của Ơ lia bút viết chữ n

- HS viết bảng con chữ Ơn.

(27)

+ 1 dòng chữ cái Ô, Ơ hoa cỡ nhỡ.

+ 2 dòng chữ cái Ô, Ơ hoa cỡ nhỏ.

+ 2 dòng chữ Ơn cỡ nhỡ + 1 dòng chữ Ơn cỡ nhỏ

+ 2 dòng chữ ứng dụng cỡ nhỏ.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

d. Chữa bài:

- GV thu bài 1 số em.

- Nhận xét bài viết của HS.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Chữ Ô hoa gồm mấy nét, là những nét nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS viết bài.

- Chữ Ô hoa gồm 3 nét: Nét cong tròn khép kín, nét xiên trái và nét xiên phải.

- HS theo dõi.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 31/12/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 3 tháng 1 năm 2020

CHÍNH TẢ( TẬP CHÉP)

Tiết 34: GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ

I. MỤC TIÊU:

- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Gà tỉ tê với gà. Củng cố quy tắc chính tả.

- HS viết đảm bảo tốc độ thời gian qui định, chữ viết đều nét, liền mạch và trình bày đúng đoạn văn, viết đúng chính tả.

- HS có ý thức có ý thức cố gắng học tập; luyện chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, VBT, vở, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS viết bảng lớp, lớp viết nháp.

- GV đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu ngắn gọn và ghi bảng.

b. Hướng dẫn tập chép:

Củng cố nội dung:

- GV đọc đoạn văn cần viết.

- 2 Hs lên bảng

- rừng núi, dừng lại, phéc-mơ-tuya.

- HS nhận xét, chữa bài.

- Học sinh theo dõi.

- 2 HS đọc lại

(28)

- Bài viết nói về con vật nào?

- Đoạn văn nói đến điều gì?

- Đọc câu văn lời của gà mẹ nói với gà con?

Nhận xét chính tả:

+Thong thả( th+ ong), + miệng( m+ iêng) +nguy hiểm

- Viết bảng con Cách trình bày:

- Đoạn văn có mấy câu?

- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ?

c. Học sinh chép bài vào vở

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

d. Thu và chữa bài:

- GV đọc .

- GV thu bài 1 số em, nhận xét.

e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 1: Điền vào chỗ trống ao/au:

- Gọi HS nêu y/c bài.

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 2: a. Điền r/d/gi:

-Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố - Dặn dò:

+ Nêu lại cách trình bày đoạn chính tả ?

- Gà mẹ và gà con.

- Cách gà mẹ báo tin cho con biết

“Không có gì nguy hiểm” “Có mồi ngon lại đây!”

- “Cúc cúc cúc”,“Không có gì nguy hiểm, các con kiếm mồi đi”, “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm”.

- HS đọc lại- nêu cách viết

- HS viết từ khó vào bảng con - 4 câu.

- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

- HS viết bài.

- HS soát và sửa lỗi.

- HS đọc yêu cầu.

- 1HS làm bảng phụ – lớp làm bài vào VBT .

Sau mấy đợt rét đậm, mùa xuân đã về.

Trên cây gạo ngoài đồng, tùng đàn sáo chuyền cành lao xao. Gió rì rào như báo tin vui, giục người ta mau đón chào mùa xuân mới

- Hs nhận xét.

- HS đọc yêu cầu - Hs làm bài theo cặp.

- Từng cặp HS trình bày.

- Bánh rán, con gián, dán giấy.

- dành dụm, tranh dành, rành mạch.

+ Nhận xét Đ -S - Hs nêu

(29)

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau..

_______________________________________

TOÁN

Tiết 85: ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

-Giúp HS củng cố về.Xác định khối lượng của vật. Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ. Xác định thời điểm (Xem giờ đúng trên đồng hồ).

- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân , xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần, biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.

- Học sinh biết vận dụng vào thực tiễn trong việc tiết kiệm thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: lịch, mô hình đồng hồ.

- HS: SGK, Vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Để biết khối lượng của 1 vật ta làm thế nào?

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Nội dung:

Bài 1:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu học sinh thảo luận làm bài theo cặp.

- Yêu cầu các cặp trao đổi kết quả

- GV nhận xét, sửa sai

+ Bài 1 giúp các em ôn lại kiến thức nào?

Bài 2: (a, b) Xem lịch rồi cho biết.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV cho HS chơi trò hỏi đáp.

- Treo tờ lịch trên bảng.

- Chia lớp làm 2 đội chơi.

- GV và lớp nhận xét. Bình chọn đội

- Học sinh nối tiếp nêu: Cân, đong

- Học sinh đọc đề bài.

- HS thảo luận làm bài theo cặp.

- Đại diện các cặp trao đổi bài.

a) Con vịt: nặng 3 kg.

b) Đường: 4 kg.

c) Em bé: 30 kg - Nhận xét, sửa sai.

+ Đơn vị đo trọng lượng kg - HS đọc yêu cầu bài.

- Quan sát lịch tháng 10, 11.

- Các đội lần lượt đưa ra câu hỏi cho đội kia trả lời. Nếu đội bạn trả lời đúng thì dành được quyền hỏi.

- Đội nào được nhiều điểm là thắng

(30)

thắng.

- Rèn kĩ năng xem lịch.

Bài 3: (a)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu học sinh làm phần a vào vở.

- Gọi học sinh đọc bài.

- GV và lớp nhận xét.

+ Bài tập số 2 và số 3 giúp các em ôn lại những kiến thức nào?

- Rèn kĩ năng xác định được ngày tháng.

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét.

+ Dựa vào đâu em biết được thời gian các bạn bắt đầu một hoạt động ở trường?

- Rèn kĩ năng xem giờ đúng.

3. Củng cố- dặn dò:

+ Giờ học hôm nay đã giúp các em ôn lại những kiến thức nào?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

cuộc.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Học sinh nối tiếp đọc bài.

- Nhận xét – bổ sung, so sánh kết quả.

a) Ngày 1 tháng 10 là ngày thứ tư.

Ngày 10 tháng 10 là ngày thứ sáu.

- Hs nêu

- HS đọc đề bài.

- HS quan sát tranh và trả lời.

a) Các bạn chào cờ lúc 7 giờ.

b) Các bạn tập thể dục lúc 9 giờ.

- Học sinh nêu

- Hs nêu

___________________________________________

TẬP LÀM VĂN

Tiết 17: NGẠC NHIÊN, THÚ VỊ. LẬP THỜI GIAN BIỂU

I. MỤC TIÊU:

- Biết cách nói câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Dựa vào mẩu chuyện, lập thời gian biểu theo cách đã học.

- GDHS ý thức học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.Quản lí thời gian.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- GV: Tranh minh họa trong bài.

- HS: VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

(31)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS đọc bài viết về 1 con vật nuôi trong nhà mà em biết.

- Gọi HS đọc thời khóa biểu buổi tối.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Khi thấy người khác vui hay buồn, thái độ của em ra sao?

- Khi người khác tặng em 1 món quà em sẽ thấy thế nào?

- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú.

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1. Đọc lời của bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS quan sát tranh.

- Yêu cầu 1 HS đọc lời nói của cậu bé.

- Lời nói của bạn nhỏ thể hiện thái độ gì?

Bài 2. Bố đi công tác về, tặng em 1 gói quà. Mở gói quà ra, em rất ngạc nhiên và thích thú khi thấy 1 cái vỏ ốc biển rất to và đẹp. Em nói ntn để thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú ấy?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài.

Bài 3. Dựa vào mẩu chuyện sau, em hãy viết TGB sáng chủ nhật của bạn Hà.

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV thu và chữa một số bài.

- HS đọc - nhận xét

- 2 HS đọc thời khoá biểu buổi tối của mình

- HS trả lời

- 1HS đọc yêu cầu - HS quan sát

- Ôi ! quyển sách đẹp quá! Con cảm ơn mẹ.

- Ngạc nhiên và thích thú.

- HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài cá nhân.

- Một số học sinh đọc câu nói của mình.

- VD: Ôi! Con cảm ơn bố! Con ốc biển đẹp quá! ( Cảm ơn bố! Đây là món quà con thích nhất! / Ôi, con ốc biển đẹp quá! Con xin bố ạ!...)

- Lớp nhận xét, đánh giá.

- Lớp làm bài cá nhân.

- Một số học sinh đọc bài làm của mình.

Sáng:

(32)

- Nhận xét bài viết của học sinh.

* Các con có thời gian biểu của mình không, các con thực hiện như thế nào?

3. Củng cố , dặn dò:

+ Hôm nay các em được học kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

6h 30: Ngủ dậy và tập thể dục.

7h : Ăn sáng và đến trường.

7h 30: Đến trường.

10 h : Đến nhà ông bà.

- Lớp nhận xét, đánh giá.

- HS nêu - HS nêu

Chiều

LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 34: ÔN: VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ VỀ CON VẬT

I. MỤC TIÊU

- Củng cố cho HS: Biết cách so sánh để viết tiếp các câu.

- Thực hành thành thạo kỹ năng : viết 3 – 4 câu về con vẹt của bé Bi, trong đó có dùng cách nói so sánh.

- Giáo dục HS có ý thức học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sách THTV - HS: Sách THTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ :

- Yêu cầu HS kể tên một số con vật nuôi mà em biết.

- GV nhận xét 2.Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Ôn tập :

Bài 1 : Dùng cách nói so sánh, viết tiếp các câu sau :

- GV hướng dẫn HS làm bài

- GV nhận xét

=> Bài củng cố cách dùng từ so sánh

- 2-3HS kể

- HS đọc bài

- HS làm vào VBT

a. Bộ lông của cún con trắng như bông.

b. Chim bói cá có bộ lông xanh biếc như tàu lá.

c. Đôi mắt của chú vẹt đen láy như hạt na.

- 2HS đọc lại

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung