• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 2

NS : 06/9/2021 NG: 13/9/2021

Thứ 2 ngày 13 tháng 9 năm 2021 TOÁN

TIẾT 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần)

- Rèn kỹ năng làm tính trừ số có 3 chữ số.Vận dụng vào giải toán có liên quan về phép trừ

- Năng lực: Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Tư duy toán học.

- Phẩm chất: chăm chỉ học tập; tính toán cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: Bảng phụ, 2. HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu : (5’)

- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?

+ Nêu tên trò chơi + HD cách chơi + Nêu luật chơi + Tổ chức chơi:

- GV ghi 2 phép tính lên bảng:

Đặt tính rồi tính:

375 + 251 682+ 145

- Gọi 2HS lên bảng, mỗi HS thực hiện 1PT trong 2 phút và thi đua xem ai nhanh, ai đúng?

- Nhận xét, khen HS thắng cuộc

- Đây là các phép cộng các số có mấy chữ số? có nhớ hay không nhớ?

- Giới thiệu vào bài học

2. HĐ hình thành kiến thức mới a. Phép trừ: 432 - 215 = (5’) - GV nêu phép tính, viết bảng - HS đọc phép tính

- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính. Cả lớp làm vở nháp

- Gọi Hs nêu đặt tính và tính - Chữa: nhận xét Đ/S?

- GV lưu ý HS nhớ 1 vào hàng chục - Hãy nhận xét phép trừ?

- Theo dõi

- 2HS thi đua làm bài

- Nhận xét

- Phép cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần

432 215 217

432 - 215 = 217

*2 không trừ được 5 lấy 12 trừ 5 bằng 7 viết 7 nhớ 1

*1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1 viết 1

*4 trừ 2 bằng 2 viết 2 - Đây là phép trừ các số có 3 chữ số (có

(2)

b. Phép trừ: 627 - 143 = (5’) * GV viết phép tính trừ 627 - 143 - Hs thực hiện như phép tính trên

=> So sánh 2 phép tính trừ trên?

*Kết luận: Cả hai phép tính trừ trên đều có nhớ một lần, phép tính 1 có nhớ ở hàng chục, phép tính 2 có nhớ ở hàng trăm

- Đặt tính thẳng cột, thực hiện từ phải sang trái, có nhớ.

3. HĐ luyện tập, thực hành:

Bài 1 (5’): Tính

- Gọi HS nêu cách tính - YC HS làm bài.

- Đánh giá

Bài 2 (6’): Giải toán

- Gọi HS đọc đề, tóm tắt đề - Dây điện dài: 650cm Cắt đi : 245cm Còn lại : ... cm?

- HD làm bài. Gọi 1HS lên bảng làm - Đánh giá

Bài 3 (6’): Giải toán theo tóm tắt - Treo bảng phụ

- Gọi hs đọc đề bài dựa vào tóm tắt - Gọi 1 em lên giải

- GV nhận xét chốt lời giải đúng.

nhớ 1 lần) 627 143 484

627 - 143 = 484

*7 trừ 3 bằng 4 viết 4

*2 không trừ được 4 lấy 12 trừ 4 bằng 8 viết 8 nhớ 1.

*1 thêm 1 bằng 2; 6 trừ 2 bằng 4, viết 4 - Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.

- Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.

- Nêu YC - Nêu - Làm bài

- Nhận xét, sửa sai

a) 236, 419, 456, 305, 116 b) 175, 344, 393, 56, 41 - Đọc đề, tóm tắt

- Làm bài

- Nhận xét, sửa sai Bài giải

Đoạn dây điện còn lại là:

650 - 245 = 405 (cm) Đáp số: 405cm - Đọc đề

- Làm VBT,

-1 HS lên làm bảng phụ

- Nhận xét bài bạn Bài giải

(3)

Bài 4 (5’): Điền Đ; S?

- YC hs tự làm vào vở và đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau

- GV nhận xét, chốt KT

*Củng cố dặn dò (3’)

- Nêu các bước thực hiện trừ các số có 3 chữ số có nhớ một lần

- Nhận xét đánh giá tiết học

Số con tem mà bạn Bình có là:

348 - 160 = 188 (con tem) Đáp số: 188 con tem - Nêu YC

- Làm vào vở. 1HS làm bảng phụ - Nhận xét

Bước 1: Đặt tính: Viết số trừ đướ số bị trừ, sao cho các chữ số trong cùng 1 hàng thẳng cột với nhau

- Trừ theo thứ tự từ phải qua trái . - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY ...

...

...

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TIẾT 3: AI CÓ LỖI?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

A.Tập đọc

- Đọc rõ ràng, phát âm đúng: khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót Cô-rét-ti, En-ri-cô - Hiểu các từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây

B. Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói: Biết dựa vào trí nhớ, tranh kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời kể của mình, phối hợp điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp HD

- Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.

- Năng lực: Giao tiếp và hợp tác; NL ngôn ngữ; NL văn học: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

- Phẩm chất: Nhân ái; Trung thực; Biết chịu trách nhiệm trước hành động của mình; Biết cư xử đúng mực và chân tình với bè bạn.

* GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

1. GV: Tranh; Bảng phụ chép câu văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.

(4)

2. HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

1. Hoạt động mở đầu (5’) - Trò chơi “Truyền điện”

+ Nêu tên TC

+ HD cách chơi, luật chơi

+ Tổ chức cho HS chơi: HS nối tiếp nhau đọc thuộc 2 khổ đầu bài thơ, mỗi HS thuộc 2 dòng thơ

- Nhận xét, khen HS đọc thuộc tốt

- Cho HS quan sát tranh bài đọc và yêu cầu HS nêu nội dung bức tranh

- Giáo viên dẫn dắt giới thiệu vào bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Luyện đọc + Giải nghĩa từ: (5’) - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài:

+ Lời nhân vật tôi: lúc đầu chậm rãi, sau nhanh căng thẳng đến cuối chậm rãi nhẹ nhàng

+ Lời bố: nghiêm khắc

* Luyện đọc câu (9’)

- YCHS nối tiếp nhau đọc từng câu

- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: khuỷu tay, nguệch ra, Cô-rét-ti, En-ri-cô

* Luyện đọc đoạn trước lớp (10’) - Yêu cầu HS chia đoạn

- GV thống nhất chia đoạn

- YCHS đọc từng đoạn trước lớp (lượt 1) - HD đọc câu văn dài:

+ YCHS nêu cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

+ GV hướng dẫn cách đọc:

Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì/ Cô- rét-ti chạm khuỷ tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.//

- Tham gia chơi

- Nhận xét

- HS quan sát và nêu nội dung bức tranh

- Nhận xét, bổ sung

- Đọc thầm - Theo dõi

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu - Luyện đọc từ khó

- HS chia doạn

+ Đoạn 1: Từ đầu....kiêu căng + Đoạn 2: Lát sau.... ở cổng + Đoạn 3: Cơn giận....can đảm + Đoạn 4: Tan học.... Tôi trả lời + Đoạn 5: Còn lại

- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn - HS nêu cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng

(5)

- Gọi 1HS năng khiếu đọc mẫu câu dài - Nhận xét

- Gọi HS đọc lại câu dài - Nhận xét

- YCHS đọc từng đoạn trước lớp (lượt 2) - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó

* Luyện đọc đoạn trong nhóm: (11’) - Chia nhóm 4. YCHS đọc từng đoạn trong nhóm

- Gọi 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn trước lớp

- Gọi đại diện 3 nhóm đọc thi đoạn 2

- Nhận xét, khen HS đọc tốt, nhắc nhở HS đọc chưa tốt

* YCHS đọc đồng thanh đoạn 2 TIẾT 2

2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’)

* 1 HS đọc đoạn 1 và 2, lớp đọc thầm.

- Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ? - Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?

* 1HS đọc đoạn 3 - Lớp đọc thầm - Vì sao En-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?

(KNS: Thể hiện sự cảm thông)

* 1HS đọc đoạn 4 - Lớp đọc thầm - Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?

(KNS: Kiểm soát cảm xúc)

- Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ?

(KNS: Giao tiếp ứng xử văn hóa)

* 1HS đọc đoạn 5- Lớp đọc thầm - Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?

- HS năng khiếu đọc mẫu - Nhận xét

- 3HS đọc lại câu dài - Nhận xét

- Học sinh nối tiếp nhau đọc 5 đoạn - Đọc phần chú giải

- Học sinh nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong nhóm

- Đọc nối tiếp 5 đoạn (3 lượt) - Đại diện 3 nhóm đọc thi đoạn 2 - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.

- Đọc đoạn 1 và 2

1. Sự hiểu lầm của hai bạn - Tên là En-ri-cô và Cô - rét – ti - Một bạn vô tình làm bạn kia viết hỏng, bạn đó đã trả thù lại

2. Sự hối hận của Cô- rét -ti - Đọc đoạn 3

- En-ri-cô hối hận vì sau cơn giận, khi bình tĩnh lại em thấy Cô-ret-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. En-ri-cô lại thấy áo bạn sứt chỉ nên càng thương bạn hơn.

- Đọc đoạn 4

- Đúng lời hẹn, sau giờ tan học En- ri-cô đợi Cô-ret-ti...Hai bạn nói với nhau sẽ không bao giờ giận nhau nữa.

- Trả lời

- Đọc đoạn 5

- Bố mắng đáng lẽ phải xin lỗi bạn trước lại còn cầm thước định đánh bạn

(6)

- Lời trách mắng của bố có đúng không ? Vì sao ?

- Cô-rét-ti có gì đáng khen?

- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- Kết luận: Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, phải biết yêu thương nhau, nghĩ tốt về nhau. Hãy can đảm nhận lỗi khi em cư xử không tốt với bạn.

3. HĐ luyện tập, thực hành (10’) - GVHDHS luyện đọc truyện theo vai:

- Câu chuyện có mấy lời nhân vật?

- Cần đọc đúng giọng các nhân vật

- Chia nhóm 4. YC các nhóm đọc theo vai - YC các nhóm thi đọc theo vai

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay

* Kể chuyện (17’) - Gv treo tranh lên bảng

* HDHS quan sát lần lượt các tranh:

- Tranh 1 vẽ gì?

- YC 1 em kể đoạn 1

- Tranh 2: Em thấy gì ở trong vở của 2 bạn?

- Gọi 1 em kể đoạn 2

- Tranh 3 hỏi: Sau cơn giận En-ri-cô nghĩ gì?

- Gọi 1 em kể đoạn 3

- Đưa tranh 4,5: Tranh vẽ gì?

- Gọi HS kể đoạn 4, 5

- Gọi HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện.

3. Hai bạn đã làm lành với nhau - Bố đã mắng đúng vì En- ri- cô đã có lỗi với bạn

- Cô- rét- ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, biết chủ động làm lành với bạn.

- Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhạn lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn

- 3 lời nhận vật

- Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện , bố, Cô-rét-ti và En- ri- cô) - Các nhóm thi đọc theo vai

- Bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay

* Học sinh quan sát lần lượt từng tranh và nêu nội dung tranh:

- Trả lời - Kể

- Nhận xét bạn kể - Trả lời

- Kể

- Nhận xét bạn kể - Trả lời

- Kể

- Nhận xét bạn kể - Trả lời

- Kể

- Nhận xét bạn kể - Kể từng đoạn

(7)

- Gv nhận xét

- Tổ chức cho HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.

- Nhận xét, khen HS kể hay 4. Hoạt động vận dụng: (3’)

- Em đã bao giờ mắc lỗi với bạn chưa?

Hãy kể lại sự việc đó cho cô và các bạn cùng nghe.

- Nhận xét, khen HS

* Củng cố dặn dò: (3)

- Qua câu chuyện em học tập được điều gì?

- Nhận xét tiết học

- Nhận xét bạn kể - Thi kể

- Nhận xét lời kể của bạn

- Kể

- Nhận xét

- Phải biết nhường nhịn và đối sử tốt với bạn

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY ...

...

...

(8)

NS : 06/9/2021 NG: 14/9/2021

Thứ 3 ngày 14 tháng 9 năm 2021 TOÁN

TIẾT 7: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố về cộng trừ số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần hoặc không nhớ)

- Rèn kĩ năng thực hiện đúng phép cộng, trừ ; Vận dụng được phép cộng, trừ vào giải toán.

- Năng lực: Giải quyết vấn đề toán học; tư duy và lập luận toán học; Giao tiếp toán học

- Phẩm chất: Giáo dục hs yêu thích môn toán, chăm chỉ, cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: Bảng phụ 2. HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5’) - Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

Đặt tính rồi tính:

436 - 152 792 - 534

+ Nêu tên TC; HD cách chơi; Nêu luật chơi

+ Tổ chức cho HS chơi: HS thi làm nhanh ra bảng con, ai xong trước sẽ giơ bảng trước. HS nào thực hiện nhanh, đúng sẽ thắng cuộc và được khen thưởng.

- Nhận xét, khen thưởng nhóm thắng cuộc 2. HĐ thực hành, luyện tập:

+ Bài 1: Tính (6’)

675 - 241; 409 - 127; 782 - 45 146 - 139; 100 - 36

- Gọi HS nêu cách tính

- YC HS làm bài. 2 HS lên bảng

- Đánh giá

+ Bài 2: Đặt tính rồi tính (6’)

671 - 424; 550 - 202; 138 - 45; 450 - 260 - Nêu cách thực hiện?

- YC HS làm bài. 2 HS lên bảng

- Đánh giá

+ Bài 3: Số? (6’)

- HS chơi:

284, 258

- Nêu YC

- Nêu - Làm bài

434; 282; 737; 007; 64 - Nhận xét, sửa sai

- Nêu yc - Nêu - Làm bài

247; 348; 93; 190 - Nhận xét, sửa sai - Đọc đề

(9)

- Biết số bị trừ, số trừ muốn tìm hiệu ta làm thế nào?

- Biết số trừ và hiệu muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?

- YC HS làm bài. 1 HS lên bảng

- Đánh giá

+ Bài 4: Giải toán (7’)

215 học sinh Khối lớp 2

Khối lớp 3 - HD

- YC làm bài. Gọi 1 em lên giải

- GV nhận xét chốt lời giải đúng.

+ Bài 5: Giải toán theo tóm tắt (7’) - YC HS đọc đề bài

- HD

- YC làm bài. Gọi 1 em lên giải

- GV nhận xét chốt lời giải đúng.

*Củng cố - Dặn dò: (3’)

- Nêu cách cộng, trừ các có 3 chữ số?

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Trả lời

- Làm VBT, 2 HS lên làm bảng phụ

SBT 421 638 612 820

ST 105 254 450 309

Hiệu 316 384 162 511

- Nhận xét bài bạn - Đọc đề. Tóm tắt đề

- Làm bài

Bài giải

Số học sinh khối lớp ba là:

215 - 40 = 175 (học sinh) Đáp số: 175 học sinh - Nhận xét bài bạn

- Đọc đề - Làm bài

Bài giải

Cả hai ngày bán được số ki-lô-gam đường là: 115 + 125 = 240 (kg) Đáp số: 240 kg - Nhận xét

- Nêu cách cộng, trừ các có 3 chữ số.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY ...

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 2: TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ?

40 học sinh

… học sinh?

(10)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Mở rộng vốn từ về trẻ em. Tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn và trẻ em.

Ôn kiểu câu Ai (cái gì, con gì) là gì?

- Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng nhận diện và đặt câu dạng “Ai là gì?”

- Năng lực: Ngôn ngữ, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Thẩm mĩ

- Phẩm chất: Yêu đất nước; Chăm chỉ; Trách nhiệm; Hứng thú học Tiếng Việt

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: Bảng phụ 2. HS: SGK, vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

Tìm sự vật được so sánh với nhau trong khổ thơ sau:

Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi

- Cho HS hát bài: Em là hoa hồng nhỏ + Bài hát nói về ai?

- Dẫn, giới thiệu vào bài mới 2. HĐ luyện tập, thực hành:

*Bài 1: Tìm các từ: (10’) a. Chỉ trẻ em

b. Chỉ tính nết của trẻ em

c. Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em

- Chia nhóm 2- Phát phiếu, nêu nhiệm vụ, yêu cầu thảo luận nhóm

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* Bài 2: Tìm các bộ phận của câu: (10’) - Trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?”

Trăng tròn = cái đĩa

- Nhận xét - Lớp hát - Trả lời

- Đọc đề bài, nêu YC

- Thảo luận theo nhóm - Đại diện các nhóm báo kq - Nhận xét, bổ sung

a, Chỉ trẻ em: thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ em….

b, Chỉ tính nết của trẻ con: ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà….

c, Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu…

- Đọc đề, nêu yêu cầu

(11)

- Trả lời câu hỏi “Là gì?”

- HD HS làm câu a:

Thiếu nhi là măng non của đất nước.

- YCHS đọc câu

+ Trong câu trên bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai?

+ Trong câu trên bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Là gì?

- Yêu cầu HS làm câu b, c vào VBT, 2 HS lên bảng

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng - Câu Ai - là gì? thường dùng để làm gì?

*KL: Trong câu thường có 2 bộ phận chính. Bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ? Bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi : Là gì? Câu Ai - là gì? thường dùng để giới thiệu về sự vật.

* Bài 3 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm (7’)

- HD: BT này khác với BT2 là đã xác định bộ phận Ai?; Cái gì? bằng cách in đậm bộ phận đó, YC chúng ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm này.

- Ghi câu a: Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.

+ Trong câu có từ nào in đậm?

+ “cây tre” trả lời cho câu hỏi nào?

+ Thay từ “Cây gì” vào câu a, em hãy đọc câu hỏi đó.

+ Như vậy, các em đã đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. Cuối câu hỏi phải có dấu hỏi chấm.

- YC làm vào vở câu b, c. Gọi 2 em lên bảng làm bài

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- HS đọc câu - “thiếu nhi”

- “măng non của đất nước”

- Làm bài

a. Thiếu nhi là măng non của đất nước.

b. Chúng em là học sinh tiểu học.

c. Chích bông là bạn của trẻ em.

- Nhận xét

- Giới thiệu về sự vật - Theo dõi

- Đọc đề bài, nêu YC - Theo dõi

- cây tre - cây gì?

- Cây gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê VN?

- Làm bài - Nhận xét

b. Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc.

- Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc?

c. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí

(12)

*KL: Trong câu kiểu Ai (con gì, cái gì) là gì? nếu tìm bộ phận thứ nhất, em cần đặt câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Nếu tìm bộ phận thứ hai, em đặt câu hỏi

“Là gì”. Đặt dấu chấm hỏi cuối câu.

3. Hoạt động vận dụng (5’)

- Đặt câu theo mẫu Ai (con gì, cái gì) là gì? nói về thiếu nhi

- Nhận xét

* Củng cố - Dặn dò (3’)

- Từ chỉ thiếu nhi bao gồm những nhóm từ nào?

- Câu Ai - là gì? thường dùng để làm gì?

- Giáo viên nhận xét tiết học

Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.

- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì ?

- Theo dõi

- 3HS đặt câu - Nhận xét

- Chỉ trẻ em

Chỉ tính nết của trẻ em

Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em

- Giới thiệu về sự vật

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY ...

...

...

CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)

TIẾT 3: AI CÓ LỖI?

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp hs nghe-viết đoạn 3 trong bài: Ai có lỗi? “Cơn giận lắng xuống ... can đảm”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Viết đúng tên riêng người nước ngoài. Làm các bài tập về âm dễ lẫn s/x.

- Viết đúng các vần khó lẫn, đảm bảo đúng tốc độ, cách trình bày đoạn văn. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x

- Năng lực: Ngôn ngữ; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Yêu thích chữ Việt. Trách nhiệm: Có ý thức rèn tính cẩn thận, chính xác; Chăm chỉ: Hoàn thành bài viết chính tả, bài tập tại lớp

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. GV: Bảng phụ

2. HS: SGK, VBT, vở chính tả

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(13)

1. Hoạt động mở đầu: (4’)

- Tổ chức trò chơi: “Điền đúng, điền nhanh”

+ Nêu tên TC; HD cách chơi; Luật chơi + Tổ chức cho HS chơi: HS nghe đọc - viết bảng con, 2HS viết bảng lớp: hiền lành, chìm nổi, cái liềm.

- Khen HS thắng cuộc - GV dẫn dắt vào bài mới

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

1.1. Tìm hiểu nội dung đoạn viết (3’) - Giáo viên đọc bài chính tả

- Gọi 1HS đọc lại

- Đoạn văn nói tâm trạng En- ri- cô như thế nào ?

2.2. HD trình bày (2’) - Đoạn văn này có mấy câu?

- Chữ cái đầu câu viết như thế nào?

- Tên riêng của người nước ngoài khi viết có đặc điểm gì ?

2. 3. HD viết từ khó (3’)

- GV đọc từ khó. HS viết bảng con. 2HS lên bảng viết: Cô-rét-ti, khuỷu tay, vác củ - Nhận xét sửa lỗi chính tả

2.4. Viết chính tả (15’)

- Gọi học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết - Đọc cho HS viết bài vào vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn .

2.5. Nhận xét, đánh giá (3’)

- Giáo viên nhận xét từ 5 đến 7 bài của học sinh rồi đánh giá nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày

3. HĐ luyện tập, thực hành: (5’)

Bài 1 : : Viết vào chỗ trống trong bảng:

a. Các từ ngữ có vần uêch b. Các từ ngữ có vần uyu - HD + mẫu:

a. nguệch ngoạc, luệch chuệch b. khuỷu tay, khúc khuỷu

- YCHS làm bài vào VBT. HS lên bảng làm BT

- Đánh giá

- Cả lớp hát kết hợp làm động tác - Tham gia chơi. Ai viết đúng, đẹp, nhanh sẽ thắng cuộc

- Nhận xét

- Đọc thầm - Gọi 1HS đọc lại

- En- ri- cô ân hận , rất muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.

- Đoạn văn có 5 câu

- Chữ đầu câu phải viết hoa

- Viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các chữ

- Viết các từ khó - Nhận xét

- 2 HS nhắc lại

- Cả lớp nghe - viết bài vào vở .

- 5 đến 7 học sinh nộp bài.

- Đọc yêu cầu BT

- Theo dõi

- HS làm bài - Nhận xét

(14)

Bài 2a: Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:...

- HD

- YCHS làm bài. Gọi 3HS lên bảng làm bài - Đánh giá

- Gv nhận xét chốt lời giải đúng 4. HĐ vận dụng (2’)

- Em học được điều gì qua câu chuyện này?

*Củng cố - dặn dò: (3’) - Hệ thống KT

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Đọc đề, nêu yêu cầu BT - Theo dõi

- Làm bài - Nhận xét

( xấu , sấu ) : cây sấu - chữ xấu ( sẻ , xẻ ) : san sẻ - xẻ gỗ ( sắn , xắn ) : xắn tay áo - củ sắn - Trả lời

- Nhận xét

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY ...

...

ĐẠO ĐỨC

BÀI 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc

- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Biết được thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

- Phẩm chất: Luôn tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với Bác. Hiểu, ghi nhớ và làm theo “5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng”

*GDTTHCM:

- Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

- Học sinh hiểu, ghi nhớ, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ,về tình cảm giữa Bác Hồ với Thiếu nhi.. Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). Năm điều Bác Hồ dạy

2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’):

- Cho cả lớp hát theo nhạc bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng”

- Bài hát cho em biết tình cảm của thiếu nhi đối với Bác thế nào

- Cả lớp hát theo nhạc

- Thiếu nhi rất kính yêu Bác Hồ và ghi nhớ công ơn của Bác

(15)

- Giới thiệu bài mới

2. HĐ luyện tập, thực hành 2.1. Liên hệ (8’)

- Con đã thực hiện được điều nào trong 5 điều Bác dạy?

- Những điều nào con chưa thực hiện được? Vì sao? Dự định trong thời gian tới con sẽ làm gì?

- Khen ngợi HS thật thà 2.2. Trình bày tài liệu (13’)

- Yêu cầu HS trình bày kết quả sưu tầm (hát, đọc truyện, đọc thơ giới thiệu tranh về Bác)

- Khen ngợi HS

2.3. Trò chơi phóng viên (11’) + HD HS chơi trò chơi

+ Gắn bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý phỏng vấn bạn.

+ Chia nhóm 2. Phỏng vấn nhau trong nhóm

+ Tổ chức chơi

* KL

* Củng cố, dặn dò: (3’)

- Để thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ em cần phải làm gì?

- Nhận xét giờ học

- Ghi nhớ, thực hiện tốt 5 điều BH dạy.

Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh, truyện về Bác...

- Kính trọng và biết ơn Bác Hồ thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy

- Tự liên hệ. Trao đổi theo cặp

- Cá nhân báo cáo (5 HS)

- Thảo luận theo nhóm 2

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp

- Phỏng vấn nhau trong nhóm - Chơi

- Thực hiện tốt 5 điều BH dạy.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 3: VỆ SINH HÔ HẤP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Sau bài học HS biết nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng. Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp

- Kĩ năng tự phục vụ và bảo vệ: Thường xuyên tập thể dục buổi sáng và biết cách dùng nước muối để rửa mũi và súc miệng giúp cơ thể hô hấp tốt hơn và phòng bệnh đường hô hấp

(16)

- Năng lực: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề, Khoa học - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập và tích cực bảo vệ môi trường sống; Có trách nhiệm với việc làm của mình; Biết vệ sinh đường hô hấp và hít thở không khí trong lành

* GIÁO DỤC CÁC KĨ NĂNG SỐNG:

- Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp.

- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.

* GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp và phê phán những hoạt động đó.

- Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khỏe

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: Tranh, Nước muối y tế, khăn mặt 2. HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu: (5’)

- GV hướng dẫn, làm mẫu + cả lớp thực hiện cùng GV một số động tác vận động thể dục kết hợp hít thở sâu

- Các em cảm thấy thế nào sau khi thực hiện các động tác kết hợp hít thở sâu?

- Dẫn, giới thiệu bài mới

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Ích lợi của việc tập thở sâu buổi sáng (6’) + Khi chúng ta thực hiên động tác hít thở sâu, cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí như thế nào?

+ Tập thở vào buổi sáng có ích lợi gì?

(KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân)

*Kết luận: Tập thở vào buổi sáng có lợi cho sức khỏe vì: không khí buổi sáng trong lành, ít khói bụi, việc hít thở sâu sẽ tống được nhiều khí các-bô-níc ra ngoài và hít được nhiều khí ô xi vào phổi

- Em cảm thấy khỏe và dễ chịu.

- Cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí nhiều (khí ô-xi).

+ Hít được bầu không khí trong lành.

Khi ngủ không hoạt động nên sáng dậy cần hoạt động để mạch máu lưu thông, thải được khí các- bô-níc ra ngoài, thu được nhiều khí ô-xi vào phổi.

(17)

2.2. Vệ sinh mũi và họng: (6’)

- Quan sát hình minh hoạ 2, 3 (Tr8/SGK).

+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?

+ Theo em, những việc làm đó có lợi ích gì?

+ Hằng ngày, các em đã làm những gì để giữ sạch mũi và họng?

*Kết luận: Để mũi và họng được sạch sẽ vệ sinh, hằng ngày, ta phải lau mũi bằng khăn sạch, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng

2.3. Bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp (6’) - Chia cặp 2.

- YCHS thảo luận cặp đôi: Quan sát hình, thảo luận và TLCH :

+ Các nhận vật trong tranh đang làm gì?

+ Theo những việc đó nên làm hay không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp?

- YC đại diện các cặp trả lời câu hỏi (KNS - Kĩ năng giao tiếp)

* GVKL: Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào (vì trong khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc) và chơi đùa ở nơi có nhiều khói, bụi. Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang. Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong nhà luôn trong sạch không có nhiều bụi. Tham gia tổng vệ sinh đường đi ngõ xóm, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi,…

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

Bài 1: Nối ô chữ ở cột A với các ô chữ ở cột B cho phù hợp. (5’)

- HD

- YCHS làm bài. 1HS làm trên bảng phụ

- GV nhận xét, chốt KT

- Quan sát hình và TLCH + Dùng khăn lau sạch mũi.

Súc miệng bằng nước muối.

+ Làm cho mũi và họng được sạch sẽ vệ sinh...

- Liên hệ

- QS hình và trả lời câu hỏi

- HS trình bày - Nhận xét, bổ sung

- Đọc đề bài. Nêu yêu ầu

- Theo dõi - Làm bài

+ Việc cần làm để giữ sạch mũi, họng hằng ngày: Lau sạch mũi + Ích lợi của việc tập thở buối sáng: Hít thở được không khí trong lành, ít khói bụi

- Nhận xét

(18)

Bài 2: Viết chữ N (nên làm) vào (. . .) dưới các hình thể hiện việc nên làm, chữ K (không nên làm ) vào (. . .) thể hiện việc không nên làm để giữ vệ sinh đường hô hấp. (5’)

- HD: Nêu việc làm của các bạn trong mỗi tranh rồi nhận xét việc đó nên làm (ghi N) hay không nên làm (ghi K) để giữ vệ sinh đường hô hấp.

- YCHS làm bài. 1HS làm trên bảng phụ

- Vì sao việc đó nên làm ? không nên làm ? - GV nhận xét, chốt KT

4. Hoạt động vận dụng (4’)

- HDHS rửa mũi và súc miệng bằng nước muối đã chuẩn bị + làm mẫu

- YC 1HS thực hành mẫu. Sau đó một số HS thực hành rửa mũi và súc miệng

- Nhận xét, nhắc HS thực hiện hằng ngày

*Củng cố - dặn dò: (3’)

- Cơ quan hô hấp cần được bảo vệ thế nào?

- Nhận xét giờ học

- Đọc đề bài. Nêu yêu ầu

- Theo dõi

- Làm bài

Hình 1: N; Hình 2: N; Hình 3: K;

Hình 4: K; Hình 5: N; Hình 6: N.

- Giải thích - Nhận xét

- Theo dõi - Thực hành - Nhận xét

- Trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY ...

...

...

THỦ CÔNG

TIẾT 1: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.

- Rèn kĩ năng gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đốithẳng, phẳng.

Tàu thủy tương đối cân đối.

- Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp, hợp tác với các thành viên trong nhóm;

Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Học sinh yêu thích sản phẩm tạo ra; Có ý thức, trách nhiệm giữ vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi.

*GDBVMT: Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi chạy khói của nhiên liệu chạy trên tàu được thải ra hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(19)

1. GV: Mẫu tàu thuỷ hai ống khói. Quy trình tàu thuỷ hai ống khói.

2. HS: Giấy thủ công, giấy nháp, kéo, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5’):

Trò chơi: Tin tưởng thuyền trưởng - Nêu tên TC

- HD cách chơi, luật chơi: HS xếp thành 2 đội, mỗi đội có 6 bạn và xếp thành hàng dọc như một đoàn tàu.

Thuyền trưởng là người đứng đầu. Trừ thuyền trưởng, các thành viên khác đều bị bịt mắt, người đi sau đặt tay lên vai người trước và đi theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng. Quãng đường di chuyển về đích sẽ đặt 1 số chướng ngại vật. Các “tàu” di chuyển chỉ có quyền hô lệnh: quẹo trái, phải, lên, xuống.

Tàu nào chạm vào chướng ngại vật thì sẽ phải quay lại thực hiện từ đầu. Tàu nào về đích trước là đội thắng cuộc.

- Tổ chức cho HS chơi - Dẫn, giới thiệu bài mới

2. HĐ luyện tập, thực hành (17’):

- YCHS nêu cách gấp tàu thủy hai ống khói

- Nhận xét

- Gọi 1 học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói.

- Cho HS quan sát quy trình + hình ảnh gấp tàu thuỷ 2 ống khói trên bảng

- GV chia nhóm 6 HS. YCHS thực hành theo nhóm

+ Quan sát, hướng dẫn học sinh chậm + Nhắc học sinh thực hiện sử dụng tiết kiệm giấy và đạt kết quả cao về kĩ thuật gấp tàu thủy và giữ vệ sinh xung quanh lớp học.

* Thi trưng bày sản phẩm: (10’)

- HS chơi

- Nhận xét, nêu tên đội thắng cuộc

- Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.

Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.

Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói.

- Nhận xét

- Thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói trước lớp

- Quan sát

- Các nhóm thực hành gấp tàu thủy 2 ống khói

(20)

- Chia các nhóm trưng bày sản phẩm đã hoàn thành theo từng vị trí ở trước lớp.

- YC nhận xét và bình chọn xem nhóm nào có nhiều sản phẩm đẹp, đúng?

- GV nhận xét, khen nhóm có nhiều sản phẩm đẹp, đúng

4. HĐ vận dụng (5’):

- Theo em, chúng ta cẩn chú ý gì khi sử dụng tàu thủy? Vì sao?

*GDBVMT: Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi chạy khói của nhiên liệu chạy trên tàu được thải ra hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu

* Củng cố- dặn dò: (3’)

- Nêu các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói?

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị đồ dùng tiết sau thực hành.

- Lần lượt các nhóm lên trưng bày sản phẩm theo quy định.

- HS quan sát phần trưng bày của từng nhóm

- Nhận xét và bình chọn

- Khi sử dụng tàu thủy chúng ta cần tiết kiệm xăng, dầu vì tránh lãng phí nhiên liệu và giúp chúng ta bảo vệ môi trường sống.

- Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.

- Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.

- Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY ...

...

...

NS : 06/9/2021 NG: 15/9/2021

Thứ 4 ngày 15 tháng 9 năm 2021 TOÁN

TIẾT 8: ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố bảng nhân 2, 3, 4, 5 cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi 1 hình và giải toán.

- Rèn kỹ năng nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức; Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn (có một phép nhân ) - Năng lực tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học

(21)

- Phẩm chất chăm chỉ, ham học toán; Có trách nhiệm hoàn thành tốt các bài tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: Bảng phụ 2. HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’) - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số

+ Nêu tên TC; HD cách chơi; Luật chơi:

Cô giáo đọc bài toán. Các em thực hiện:

Tính rồi ghi nhanh kết quả ra bảng con;

Giơ bảng ngay sau khi tính xong.

Bạn nào tính nhanh nhất, đúng sẽ thắng cuộc

- Tổ chức cho HS chơi:

Nêu bài toán: Hoa có 2 quyển vở, Hà có số vở gấp 3 lần số vở của Hoa. Hà có bao nhiêu quyển vở?

- Thống nhất kết quả, nhận xét chung, khen thưởng HS thắng cuộc

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ luyện tập, thực hành:

+ Bài 1: Tính nhẩm (6’)

a. Dựa vào kiến thức đã học nào để nhẩm kết quả các phép nhân?

b. GV hd cách nhẩm và làm mẫu:

200 x 4 = 800

- YCHS làm bài. Gọi 2HS lên bảng làm bài - Đánh giá

+ Bài 2: Tính (6’) - GV hd mẫu: 5 x 3 + 15

+ Em thực hiện theo thứ tự nào?

a. 5 x 3 + 15 = 15 + 15 = 30

- YC HS làm bài - Đánh giá

- HS tham gia chơi

- Đọc đề, nêu YC

- Dựa vao các bảng nhân 2, 3, 4, 5

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc đề, nêu YC

- Với phép tính có 2 dấu x, em thực hiện từ trái sang phải; Với phép tính có 2 dấu x và + hoặc -, em thực hiện x trước, + hoặc – sau.

- Làm bài - Nhận xét

b. 4 ⨯ 7 – 28 = 28 – 28 = 0

c. 2 ⨯ 1 ⨯ 8 = 2 ⨯ 8 = 16

(22)

+ Bài 3: Giải toán (8’)

- HD

- YC làm bài. Gọi 1 em lên giải - GV đánh giá

+ Bài 4: Tính chu vi hình vuông có kích thước như hình vẽ (7’)

- Muốn tính chu vi 1 hình ta làm thế nào?

- Đối với hình này có 4 cạnh bằng nhau ta còn cách tính nào khác?

- (Không yêu cầu HS viết phép tính. Chỉ YC HS trả lời kết quả).

- YC HS làm bài

- Đánh giá

Bài 5: Nối phép tính với kết quả đúng:

(5’) - HD

- YC làm bài. Gọi 1 em lên nối - GV đánh giá

*Củng cố - dặn dò: (3’) - Em hãy đọc bảng nhân 4

- Muốn tính chi vi hình tam giác ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Đọc đề. Tóm tắt

- Làm bài - Nhận xét

Bài giải

Số người có trong buổi họp đó là:

5 ⨯ 8 = 40 (người) Đáp số: 40 người - Đọc đề, nêu YC

- Tìm tổng các cạnh - Lấy 1 cạnh nhân với 4

- Làm bài

* 800cm - Nhận xét

- Đọc đề, nêu YC

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc bảng nhân 4

- Tính tổng 3 cạnh của hình tam giác đó

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

………

………

...

TẬP ĐỌC

TIẾT 4: CÔ GIÁO TÍ HON

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

5 người

... người?

(23)

- Đọc trôi chảy cả bài, phát âm đúng: nón, ngọng líu, núng nính, khúc khích. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

Hiểu 1 số từ ngữ trong bài: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu… Hiểu nội dung bài : Các bạn nhỏ yêu thương cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.

- Đọc diễn cảm bài đọc

- Năng lực: Văn học; Ngôn ngữ; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phẩm chất: Nhân ái; Chăm chỉ; Trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

- GV: Bảng phụ chép câu văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.

- HS: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc 1 đoạn của bài “Ai có lỗi?” mà em thích nhất.

- Vì sao em thích đoạn đó ? - GV đánh giá.

- Cho HS hát bài: “Bông hồng tặng cô”

- Bài hát muốn nói với em điều gì?

- Dẫn, giới thiệu bài mới

2. HĐ hình thành kiến thức mới 2.1. Luyện đọc + Giải nghĩa từ (16’) - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS.

- HD cách đọc: Đọc toàn bài với giọng vui nhẹ nhàng, thong thả

* Luyện đọc câu:

- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng câu - Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó:

nón, ngọng líu, núng nính, khúc khích - Nhận xét

- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng câu

* Luyện đọc đoạn - GV chia đoạn

- Đoạn 1 : Từ đầu ... chào cô

- Đoạn 2 : Bé treo nón ... đánh vần theo - Đoạn 3 : Còn lại

- YCHS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp

+ HD đọc câu dài: YCHS nêu cách

- 3HS đọc - Trả lời

- Nhận xét bạn đọc và trả lời - Lớp hát

- Tình cảm kính yêu của học sinh đối với cô giáo

- HS lắng nghe

- Đọc thầm - Theo dõi

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu - Luyện đọc các từ khó

- Nhận xét

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn + HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng

(24)

ngắt hơi, nhấn giọng + YCHS đọc câu dài

+ Nhận xét

+ HDHS giải nghĩa một số từ khó khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu

+ Đặt câu với từ: khoan thai?

- Chia nhóm 4. YCHS đọc từng đoạn trong nhóm

- YC 3HS trong 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp

- Nhận xét

- YC đại diện các nhóm thi đọc đoạn 2 - Nhận xét, khen HS đọc tốt

- Gọi 1HS đọc toàn bài 2.2. Tìm hiểu bài (5’)

* YC lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH:

- Truyện có những nhân vật nào?

- Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?

* YC HS đọc thầm cả bài và thảo luận theo nhóm 4 câu hỏi 2:

- Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú?

- YC 1 em đọc đoạn: “Đàn em ríu rít đánh vần theo ....” đến hết

+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò?

- Bài đọc tả gì?

*KL: Bài văn là bức tranh ngộ nghĩnh về trò chơi lớp học. Qua đó thể hiện tình yêu cô giáo của bốn chị em Bé

- YCHS đọc đồng thanh đoạn 1 3. HĐ luyện tập, thực hành: (8’) - GV cho HS luyện đọc đoạn 1 theo cặp

+ HS đọc câu dài:

Bé đưa mắt/ nhìn đám học trò / tay cầm nhánh trâm bầu / nhịp nhịp trên tấm bảng//

- HS khác nhận xét

+HS giải nghĩa một số từ khó

+ Cô giáo khoan thai bước vào lớp.

- Đọc nhóm

- 3HS trong 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp (2 lượt)

- Nhận xét

- Đại diện 3 nhóm thi đọc đoạn 2 - Các nhóm khác nhận xét, bình chọn - 1HS đọc toàn bài

- HS đọc

- Bé và 3 đứa em - Trò chơi lớp học - Đọc và thảo luận - kẹp tóc…

Đi khoan thai vào lớp

Bẻ nhành trâm bầu làm thước - 1HS đọc, lớp đọc thầm

- Đứng dạy khúc khích chào cô, đánh vần theo…

- Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em

+ HS đọc đồng thanh

- HS luyện đọc đoạn 1 theo cặp

(25)

- Tổ chức thi đọc giữa các cặp - Đánh giá, khen HS đọc thuộc hay 4. Hoạt động vận dụng: (3’)

- Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ cho cô và các bạn biết về ước mơ đó của em.

- Khen ngợi, khích lệ HS

*Củng cố, dặn dò (3’)

- Em cảm nhận được điều gì qua bài đọc này?

- Nhận xét tiết học

- 3 cặp cử đại diện lên thi đọc, lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.

- Chia sẻ

- Tình yêu cô giáo của chị em Bé. Qua đó cũng thể hiện ước mơ muốn được làm cô giáo của Bé.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

………

………

CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT )

TIẾT 4: CÔ GIÁO TÍ HON

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe - viết đúng b ià : Cô giáo tí hon

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu x/s.

- Năng lực: Ngôn ngữ, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề, Thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Trách nhiệm; Chăm chỉ; Cẩn thận, có ý thức giữ vở sạch, rèn chữ đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: Bảng phụ

2. HS: SGK, VBT, Vở chính tả

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đâu: (3’)

- Cho HS thi đua viết đúng, viết nhanh:

2HS viết bảng lớp, mỗi HS viết 2 từ:

nguệch ngoạc - khuỷu tay

- Nhận xét , khen HS viết đúng, nhanh nhất

- Dẫn, giới thiệu bài

2. HĐ hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu nội dung: (4’) - Giáo viên đọc bài

- Yêu cầu một học sinh đọc lại

+ Tìm những hình ảnh cho thấy Bé bắt chước cô giáo?

- HS thi đua viết đúng, viết nhanh 2 từ

- Nhận xét

- Đọc thầm

- 1 HS đọc lại bài thơ.

- Bẻ một nhánh trâm bầu làm thước, đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên bảng đánh vần từng tiếng cho đám học trò đánh vần theo.

(26)

+ Hình ảnh nào cho em thấy mấy đứa em ngộ nghĩnh, đáng yêu?

- Nhận xét

2.2. HD cách trình bày (2’) - Đoạn văn có mấy câu?

- Chữ đầu câu viết thế nào?

- Ngoài chữ đầu câu, trong bài còn chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

2.3. HD viết từ khó (3’)

- Yêu cầu viết vào bảng con + 2HS lên bảng viết các tiếng khó: treo nón, trâm bầu, ríu rít.

- Nhận xét

2.4. Viết chính tả (15’)

- Nhắc HS tư thế ngồi viết và cách cầm bút

- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở 2.5. Soát, sửa lỗi (4’)

- Giáo viên đọc lại để học sinh tự sửa lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề tập

- Giáo viên thu vở nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể gộp vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây: xét, sét, xào, sào (6’) - HDHS làm bài tập

- YCHS làm vào VBT. 2 HS lên bảng thi điền vần nhanh

- GV đánh giá

*Củng cố - Dặn dò: (3’)

- Em thấy bé là người như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Chúng chống hai tay nhìn chị, ríu rít đánh vần theo.

- Nhận xét

- Có 5 câu.

- Chữ đầu câu phải viết hoa.

- Chữ Bé, vì đó là tên riêng.

- Viết bảng lớp/ bảng con

- Nhận xét

- Thực hiện - Viết bài vào vở

- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- Đọc đề, nêu YC

- Làm bài

(xét : xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi, xét lên lớp, …

sét : sấm sét, lưỡi tầm sét, đất sét, … xào : xào rau, rau xào, xào xáo, … sào : sào phơi áo, một sào đất, …) - Nhận xét

- Bé rất yêu thích nghề dạy học, mong muốn được làm cô giáo.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

(27)

………

………..

NS : 06/9/2021 NG: 16/9/2021

Thứ 5 ngày 16 tháng 9 năm 2021 TẬP VIẾT

TIẾT 2: ÔN CHỮ HOA Ă, Â

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố cách viết chữ viết hoa Ă, Â; Viết tên riêng : Âu Lạc bằng chữ cỡ nhỏ;

Viết câu ứng dụng : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng bằng chữ cỡ nhỏ

- Viết đúng chữ viết hoa Ă, Â, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.

- Năng lực: Ngôn ngữ; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Nhân ái; Chăm chỉ; Trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Mẫu chữ viết hoa Ă, Â 2. HS: Vở tập viết, bảng con,....

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu: (5') - Cho lớp hát bài yêu thích - Giới thiệu vào bài mới

2. Hoạt động luyện tập, thực hành 2.1. Luyện viết từ, câu ứng dụng (11') a. Luyện viết chữ hoa:

- GV gắn chữ Ă hoa cỡ nhỏ trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét.

+ Chữ hoa Ă cỡ nhỏ cao mấy ô ly, rộng mấy ô ly?

+ Chữ hoa Ă được viết bởi mấy nét? Nét nào?

+ GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ hoa Ă cỡ nhỏ

+ YCHS viết chữ hoa Ă cỡ nhỏ trên bảng con + 2HS viết bảng lớp

+ Nhận xét, sửa sai

- GV gắn chữ Â hoa cỡ nhỏ trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét:

+ Chữ hoa Ă khác chữ hoa  cỡ nhỏ thế nào?

+ GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết

- HS hát

- HS quan sát và nhận xét

+ Chữ hoa Ă cỡ nhỏ cao 2 ô ly rưỡi, rộng 2 ô ly rưỡi

+ 4 nét, ...

+ Theo dõi

+ HS tập viết chữ hoa Ă cỡ nhỏ trên bảng con

+ Nhận xét bảng lớp/bảng con

- Nêu + Theo dõi

(28)

chữ hoa  cỡ nhỏ

+ YCHS viết chữ hoa  cỡ nhỏ trên bảng con + 2HS viết bảng lớp

+ Nhận xét, sửa sai

b. Luyện viết từ ứng dụng: Âu Lạc + YCHS đọc từ ứng dụng

+ GV giới thiệu: Âu Lạc là tên riêng của nước ta dưới thời An Dương Vương - Cổ Loa nay là Hà Nội

- Hãy nhận xét độ cao các chữ cái?

- Khoảng cách giữa các chữ thế nào?

- Viết mẫu + nêu cách viết từ ứng dụng - YCHS luyện viết từ ứng dụng trên bảng con + 1HS viết bảng lớp

- GV nhận xét, sửa sai

c. Luyện viết câu ứng dụng:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

+ YCHS đọc câu ứng dụng

+ Em hiểu câu tục ngữ muốn nói điều gì?

- Hãy nhận xét độ cao các chữ cái?

- YCHS luyện viết: “Ăn” trên bảng con + 1HS viết bảng lớp

- GV nhận xét, sửa sai

2.2. Viết bài vào vở tập viết. (15') - Nêu nhiệm vụ, yêu cầu viết bài

- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút

- Gv đi quan sát, uốn nắn hs viết bài 2.3. Chữa bài: (3’)

- GV thu vở nhận xét 5 bài - GV nhận xét bài viết của HS 3. Hoạt động vận dụng (3’)

- Khi được hưởng những thứ do người khác làm ra, em cần có thái độ thế nào

+ HS tập viết chữ hoa  cỡ nhỏ trên bảng con

+ Nhận xét bảng lớp/bảng con

- HS đọc từ ứng dụng - Lắng nghe

- Chữ cái : Â, L cao 2 ô li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

- Khoảng cách viết bằng một con chữ o

- Quan sát

- HS luyện viết từ ứng dụng trên bảng lớp/ bảng con

- Nhận xét

- HS đọc câu ứng dụng

- Phải nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, những người đã làm ra những thứ cho mình được thừa hưởng.

- Chữ cái A, q, h, k, g, y, d cao 2 li rưỡi, chữ cái t cao 1 li rưỡi, các chữ cái còn lại cao 1 li

- HS luyện viết từ ứng dụng trên bảng lớp/ bảng con

- Nhận xét

- Hs thực hành viết bài.

- Lắng nghe.

- Trả lời

(29)

đối với người đó?

- Nhận xét

* Củng cố - Dặn dò (3’)

- Nêu cách viết chữ hoa Ă, Â vỡ nhỏ - Nhận xét tiết học

- Nhận xét

- Nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 2: VIẾT ĐƠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh nắm được hình thức của mẫu đơn: Đơn xin vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Dựa vào mẫu đơn của bài tập đọc: Đơn xin vào Đội mỗi HS viết 1 lá đơn xin vào ĐTNTPHCM

- Năng lực: Ngôn ngữ; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phẩm chất: Tự hào về đội TNTP HCM, mong muốn được kết nạp Đội; Chăm chỉ;

Trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: Mẫu đơn: Đơn xin vào Đội 2. HS: SGK, VBT Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. HĐ mở đầu (5’):

- Cho 4HS đại diện 4 tổ thi giới thiệu về Đội TNTP HCM. Ai giới thiệu hay nhất thì tổ đó sẽ thắng cuộc

- Dẫn, giới thiệu bài mới

2. HĐ 2. Hình thành kiến thức mới

* Dựa theo mẫu đơn đã học, em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. (16’)

- Yêu cầu 1 HS nhắc lại trình tự một lá đơn.

GV kết hợp ghi nhanh từng phần lên bảng

- Thi

- Nhận xét, bình chọn - HS lắng nghe.

- Đọc đề bài. Nêu yêu cầu

- Tiêu đề (tên Đội TNTPHCM) - Địa điểm, ngày, tháng, năm - Tên của đơn: Đơn xin....

- Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.

- Họ, tên, ngày, năm sinh của người viết đơn, người viết đơn

(30)

- GV lưu ý: Trong các nội dung trên, phần lý do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, hứa là những nội dung không cần viết theo mẫu. Mỗi người có một nguyện vọng và lời hứa riêng

3. HĐ luyện tập, thực hành (12’)

- Chia căp đôi. YCHS trao đổi, nói trong cặp - Gọi 1 số HS nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung đã ghi trên bảng.

- Đánh giá

- HDHS trình bày đơn vào vở: Đầy đủ các phần. Trình bày đúng hình thức: Viết hoa đầu câu, dùng dấu chấm kết thúc câu.

- Gọi 1 số em đọc bài trước lớp - Đánh giá

4. HĐ vận dụng: (4’)

- Em cần làm gì đề phấn đấu vào Đội?

- GDHS noi gương Bác Hồ

* Củng cố - dặn dò (3’)

- Em viết đơn xin vào Đội thế nào?

- Giáo viên nhận xét tiết học

là HS lớp nào ...

- Trình bày lý do viết đơn . - Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng . - Chữ ký của người viết đơn.

- Trao đổi, nói trong cặp - 1 số HS nói trước lớp - Nhận xét

- Viết đơn vào vở

- Đọc bài - Nhận xét

- Trả lời

- Trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

………

………

TOÁN

TIẾT 9: ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập củng cố bảng chia 2, 3, 4, 5; Cách giải bài toán có lời văn bằng một phép chia

- Rèn kĩ năng tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4

- Năng lực: Tư duy và lập luận toán học; Giải quyết vấn đề toán học: Giao tiếp toán học

- Phẩm chất: Chăm chỉ; Trách nhiệm. Yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

(31)

1. GV: Bảng phụ 2. HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. HĐ mở đầu (5’) - Trò chơi: Truyền điện + Nêu tên trò chơi + HD cách chơi

+ Luật chơi: Ai thực hiện đúng và nhanh nhất được khen thưởng.

+ Tổ chức cho HS chơi: GV nêu phép tính nhân đầu tiên, gọi 1 HS nêu kết quả, sau đó HS nêu phép tính nhân tiếp theo và chỉ định 1 bạn nêu kết quả,...Cứ vậy truyền khắp lớp.

- Nhận xét, tuyên dương những em thuộc bảng nhân

- Dẫn, giới thiệu bài mới 2. HĐ luyện tập, thực hành

* Bài 1: Tính nhẩm (8’)

- YCHS làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm

- Em có nhận xét gì về các phép tính trong mỗi cột?

- Các phép chia có đặc điểm gì giống nhau?

- Em hãy nêu cách tính nhẩm phép chia 600 : 3?

(Các phép chia số tròn trăm cho 2, 3, 4 tương tự)

- Đánh giá

* Bài 2: Giải toán (9’) - Tóm tắt:

- Theo dõi GV hướng dẫn

- HS chơi

- Nhận xét

- HS lắng nghe.

- Đọc đề bài, nêu YC - Làm bài

a) 2 x 6 = 12 12 : 2 = 6 12 : 6 = 2

3 x 7 = 21 21 : 3 = 7 21 : 7 = 3 4 x 8 = 32

32 : 4 = 8 32 : 8 = 4

5 x 9 = 45 45 : 5 = 9 45 : 9 = 5

- Khi lấy tích chia cho thừa số này sẽ được kết quả là thừa số kia.

b) 600 : 3 = 200; 800 : 4 = 200 400 : 2 = 200; 600 : 2 = 300;

800 : 2 = 400; 500 : 5 = 100 - Các số bị chia đều là số tròn trăm - Em lấy 6 trăm : 3. Vì 6: 3 = 2 nên 6 trăm : 3 = 2 trăm. Vậy 600 : 3 = 200 - Nhận xét

- Đọc đề bài, tóm tắt đề

20 cái bánh

(32)

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- Đánh giá

* Bài 3: Giải toán (9’) - Tóm tắt:

4 ghế xếp : 1 bàn ăn 32 ghế xếp:… bàn ăn?

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- Đánh giá

* Bài 4: Nối phép tính với kết quả đúng (6’)

- Để nối phép tính với kq ta phải làm gì?

- Yêu cầu HS làm BT - Đánh giá

* Củng cố - dặn dò: (3’) - Hệ thống kiến thức

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Làm bài

Bài giải

Mỗi hộp có số cái bánh là:

20 : 5 = 4 (cái bánh) Đáp số: 4 cái bánh - Nhận xét

- Đọc đề bài, tóm tắt đề

- Làm bài Bài giải

32 cái ghế xếp đủ được số bàn ăn là: 32 : 4 = 8 (cái bàn)

Đáp số: 8 cái bàn - Nhận xét

- Đọc đề bài, nêu YC - Trả lời

1 HS lên bảng - Nhận xét

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

………

………

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 4: PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Kể được tên các bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.

- Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh đường hô hấp.

... bánh?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế.. - Qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy

Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm trừ (có nhớ) có kết quả bằng 100.Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã

Kiến thức: Biết thực hiện các phép tính với STP và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng thực hiện các phép tính

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế2. - Qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy

- Biết giải toán có một phép tính nhân và tính độ dài đường gấp khúc. b.Kĩ năng:- Rèn kỹ năng vận dụng bảng nhân vào tính

Kỹ năng : Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn... Kiến thức : Giúp HS làm quen

Kĩ năng - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu,nhân một hiệu với một số.. Thái độ - Vận dụng

- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu,nhân một hiệu với một số.. - Vận dụng để