• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn năm 2016 TP. Cần Thơ chi tiết | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn năm 2016 TP. Cần Thơ chi tiết | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

NĂM 2016 MÔN: NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm - Đáp án - Thang điểm có 04 trang)

Câu Ý Nội dung

I. 1

I. 2

Đọc văn bản Trước kia và bây giờ và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu

4 1,5đ

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học để làm bài.

- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của văn bản, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu sinh viên và thế hệ những người thầy giáo lớn tuổi, làm rõ nghĩa của câu để hiểu được điều thầy giáo muốn nói với cậu sinh viên, làm rõ chi tiết trong văn bản.

Yêu cầu cụ thể

1 Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?

Điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi đó chính là thời đại, hoàn cảnh sống,...

0,25 đ

2 Người thầy giáo muốn nói gì với cậu sinh viên qua câu: “Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng”?

Người thầy giáo muốn cậu sinh viên hiểu rằng: mặc dù không được sống trong thời đại có những thành tựu khoa học tiên tiến như máy tính, internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại khác nhưng ông và những người cùng thế hệ đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng những thành tựu đó,...

0,5đ

3 Chi tiết “Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng” nói lên điều gì? Anh/chị đánh giá như thế nào về thái độ đó của cậu sinh viên?

Chi tiết này cho thấy cậu sinh viên đã hoàn toàn bị thuyết phục và cảm thấy xấu hổ trước lời nói chí lý của người thầy, từ đó cậu cũng nhận thấy được vai trò của thế hệ trước trong việc tạo tiền đề, dạy dỗ, giáo dục,... thế hệ sau.

Từ đó, thí sinh đánh giá về thái độ im lặng của cậu sinh viên. Nội dung câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.

0,5đ

4 Nêu một bài học mà anh/chị rút ra được sau khi đọc văn bản trên

Thí sinh nêu được bài học rút ra cho bản thân sau khi đọc văn bản. Nội dung bài học phải gắn với nội dung của văn bản, chẳng hạn Tôn sư trọng đạo, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,...

0,25 đ

(2)

Đọc đoạn trích văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8 1,5đ Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học để làm bài.

- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của văn bản, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được câu chủ đề của đoạn trích, lý giải vì sao những người ít được đọc sách vẫn thường kính trọng và thèm cái thú đọc sách, bày tỏ thái độ của mình có đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn trích không, nêu tác dụng của việc đọc sách đối với bản thân.

Yêu cầu cụ thể

5 Anh/chị hãy ghi lại câu chủ đề của đoạn trích trên.

Câu chủ đề của đoạn trích: “... Thú đọc sách (…) được coi là một trong những cái thú tao nhã của đời sống văn minh; những người ít được đọc sách vẫn thường kính trọng và thèm cái thú đó.”

0,25 đ

6 Theo tác giả, vì sao “những người ít được đọc sách vẫn thường kính trọng và thèm cái thú” đọc sách?

Thí sinh có thể lí giải theo nhiều cách, có thể nêu được: Những người ít đọc sách bị giam hãm trong một thế giới chật hẹp về không gian và thời gian nên sự hiểu biết về thế giới xung quanh của họ bị hạn chế. Khi được đọc sách, họ được sống trong một thế giới khác hẳn, được mở mang tầm nhìn, sự hiểu biết;…

0,5đ

7 Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên hay không? Vì sao? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên là coi trọng việc đọc sách bởi đọc sách giúp cho con người được sống trong một thế giới khác, nghĩa là được mở mang tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết.

Thí sinh có thể bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối, hoặc vừa đồng tình vừa phản đối quan điểm trên bằng việc đưa ra những dẫn chứng và lí lẽ phù hợp, thuyết phục.

0,5đ

8 Từ đoạn trích trên, nêu ít nhất một tác dụng của việc đọc sách đối với bản thân anh/chị.

Thí sinh nêu ít nhất một tác dụng của việc đọc sách đối với bản thân.

0,25 đ

II II. 1

Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn.

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

3,0đ

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động những kiến thức về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ suy nghĩ của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Yêu cầu cụ thể

(3)

0,5đ 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2 Giải thích

- Tương lai của mỗi người có thể được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng điều quan trọng nhất là chính bản thân mỗi người.

- Nội dung cơ bản của câu nói nhấn mạnh và khẳng định vai trò của mỗi cá nhân trong việc tự hình thành nhân cách và quyết định tương lai của mình.

0,5đ

3 Bàn luận

- Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc phản đối với ý kiến trên.

- Mỗi người lớn lên và trưởng thành là nhờ rất nhiều yếu tố như: gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội,...

- Nhưng điều quyết định nhất ở sự trưởng thành và tương lai của mỗi người lại là chính bản thân người đó. Cá nhân mỗi người sẽ quyết định tương lai mình vì:

+ Hoàn cảnh sống xung quanh rất quan trọng đối với mỗi người, nhưng tiếp nhận, vận dụng hoàn cảnh đó như thế nào, tranh thủ được hay bỏ qua những điều kiện thuận lợi,... lại là do mỗi người tự quyết định.

+ Vì thế, mỗi người cần tự tin vào chính mình; cần chủ động, dấn thân, không ngừng sáng tạo, hành động,... thì mới có được những thành công trong cuộc sống,…

- Phản đề: Phê phán những người sống lệ thuộc, ỷ lại vào người khác, vào gia đình, xã hội,...

1,5đ

4 Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được vai trò của bản thân trong việc quyết định tương lai.

- Tranh thủ những điều kiện thuận lợi xung quanh nhưng chủ yếu vẫn là những cố gắng vươn lên của bản thân trong cuộc sống.

- Câu nói có ý nghĩa động viên và nhắc nhở mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ,

0,5đ

II. 2 Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ...

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng ...

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”

4,0đ

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể phân tích và cảm nhận theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

Yêu cầu cụ thể

1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, tên tuổi của ông gắn liền với bài thơ Tây Tiến. Bài thơ là nỗi nhớ xuyên suốt của tác giả về thiên nhiên và con người.

0,5đ

(4)

Bốn câu đầu thể hiện rõ nhất nội dung cũng như cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

- Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu, cả bài thơ là tình cảm cách mạng sâu nặng nghĩa tình của những người cán bộ kháng chiến với con người và thiên nhiên Việt Bắc. Bốn câu thơ nằm ở phần một của bài thơ phần nào thể hiện được đạo lí ân nghĩa thủy chung đó.

2 Cảm nhận về hai đoạn thơ 3,0đ

- Đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

+ Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu và thơ mộng, con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa.

+ Hình ảnh thơ có sự hài hòa, nét thực, nét ảo, vừa mông lung, vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hòa hợp giữa lời cảm thán với âm sắc, giữa mật độ dày những âm vần, điệp từ nhớ và lối đối uyển chuyển đã tạo ra một âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi,...

- Đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

+ Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về những trận đánh của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên, đất trời, núi rừng Việt Bắc đã trở thành những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của quân và dân ta. Nó vừa che chở cho bộ đội, vừa bao vây quân thù.

+ Núi rừng vốn là những vật vô tri, song dưới con mắt của nhà thơ, núi rừng, thiên nhiên cũng trở nên có ý chí, có tình người. Bằng nghệ thuật nhân hóa, Tố Hữu đã biến núi rừng, thiên nhiên thành con người Việt Nam anh dũng, kiên cường. Hai từ che và vây đối lập làm nổi bật vai trò của những cánh rừng ở Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Điểm tương đồng và khác biệt

+ Tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, sâu nặng về thiên nhiên và con người ở những miền quê mà người lính đã đi qua trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai.

+ Khác biệt:

. Đoạn thơ trong Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực.

. Đoạn thơ trong Việt Bắc là cái tình, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng chiến đối với đất, với người Việt Bắc, vì thế hình ảnh thơ nghiêng về khái quát, tượng trưng.

3 Đánh giá chung 0,5đ

Lưu ý: Trong quá trình làm bài, thí sinh cần khai thác các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung hai đoạn thơ, từ đó nêu cảm nhận về đoạn thơ.

TỔNG ĐIỂM

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

10,0 đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên

– Tác phẩm Tràng giang cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà khó ai có thể vươn tới, bởi sự khéo léo và tinh tế của tác giả trong việc

– Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ và niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống

Chính vì vậy mà khi nhận định về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Chí Phèo vừa là một gã mất trí, công cụ nguy