• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22/10/2020 Ngày dạy: 26/10/2020

Tiết 22

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-

HS khắc sâu kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 . 2. Kĩ năng:

- Vận dụng linh hoạt kiến thức đã học về dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để giải toán 3. Thái độ:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic.

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

5. Các năng lực cần đạt:

- Phát triển năng lực tự học, năng lực trình bày, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

GV: Máy tính chiếu đề bài các bài tập, MTBT.

HS: Các bài tập, MTBT.

III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp.

- Phương pháp học tập và hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập thực hành.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học - GD : 1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)

HS1: Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3. Làm bài 103 SGK Đáp án: Bài 103 (SGK):

a) (1251 + 5316) ⋮ 3 vì 1251 ⋮ 3; 5316 ⋮ 3.

(1251 + 5316) ⋮ 9 vì 1251 ⋮ 9; 5316 ⋮ 9 b) (5436 - 1324) ⋮ 3 vì 1324 ⋮ 3; 5436 ⋮ 3.

(5436 - 1324) ⋮ 9 vì 1324 ⋮ 9; 5436 ⋮ 9.

c) ( 1.2.3.4.5.6 +27) ⋮ 3 và ⋮ 9 vì mỗi số hạng của tổng đều chia hết cho 3, cho 9

(2)

HS2: Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9. Làm bài 105 SGK Đáp án:

Bài 105 (SGK)

a) 450; 405; 540; 504.

b) 453; 435; 543; 534; 345; 354 3. Giảng bài mới:

Hoạt động 1: Chữa bài tập - Thời gian: 11 phút

- Mục tiêu: + HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.

+ Qua bài chữa mẫu của GV HS biết nhận dạng theo yêu cầu của bài toán - Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV yêu cầu HS làm bài 106 SGK ( chiếu đề bài)

? Số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số là số nào?

HS: 10000

? Dựa vào dấu hiệu nhận biết, em hãy tìm số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số:

a/ Chia hết cho 3?

b/ Chia hết cho 9?

HS: 10002 ; 10008

GV yêu cầu HS làm bài 106 SGK

GV: Kẻ khung đề bài vào bảng phụ. Cho HS đọc đề và đứng tại chỗ trả lời.

?Vì sao em cho là câu trên đúng? Sai? Cho ví dụ minh họa?

HS: Trả lời theo yêu cầu của GV.

GV: Giải thích thêm câu c, d theo tính chất bắc cầu của phép chia hết.

a 15 ; 15 3 => a 3 a 45 ; 45 9 => a 9

Bài 106/42 Sgk:

a/ Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số chia hết cho 3 là: 10002

b/ Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số chia hết cho 9 là : 10008

Bài 107/42 Sgk:

Câu a : Đúng Câu b : Sai Câu c : Đúng Câu d : Đúng

Hoạt động 2: HS làm bài tập - Thời gian: 25 phút

(3)

- Mục tiêu: + HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.

+ HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để áp dụng vào bài tập vào các bài toán mang tính thực tế.

- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, - Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực trình bày, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV yêu cầu HS làm BT 104/42 SGK có sự trợ giúp của MTCT. (chiếu đề bài)

HS Dùng MTCT để tìm chữ số chưa biết của số A để A chia hết cho số m.

GV lưu ý HS cách dùng phím sửa dòng để chỉnh sửa.

GV yêu cầu HS làm BT 108/42 SGK GV: Cho HS tự đọc ví dụ của bài.

? Nêu cách tìm số dư khi chia mỗi số cho 9, cho 3?

HS: Là số dư khi chia tổng các chữ số của số đó cho 9, cho 3.

GV: Giải thích thêm: Để tìm số dư của một số cho 9, cho 3 thông thường ta thực hiện phép chia và tìm số dư. Nhưng qua bài 108, cho ta cách tìm số dư của 1 số khi chia cho 9, cho 3 nhanh hơn, bằng cách lấy tổng các chữ số của số đó chia cho 9, cho 3, tổng đó dư bao nhiêu thì chính là số dư của số cần tìm.

GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

GV: Kiểm tra bài làm của nhóm qua đèn chiếu

GV yêu cầu HS làm bài 109/42 Sgk:

Tương tự bài trên, GV yêu cầu HS lên bảng phụ điền các số vào ô trống đã ghi sẵn đề bài.

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Bài 104/42 Sgk:

a)5*8 ⋮ 3 khi (5 + * + 8) ⋮ 3 ( 13 + *) ⋮ 3

 

* 2;5;8

 

b) * 0;9 c)435 d) 9810

Bài 108/42 Sgk:

Tìm số dư khi chia mỗi số sau cho 9, cho 3 : 1546; 1527; 2468; 1011

Giải:

a/ Ta có: 1 + 5 + 4 + 6 = 16 chia cho 9 dư 7, chia cho 3 dư 1. Nên: 1547 chia cho 9 dư 7, chia cho 3 dư 1.

b/ Tương tự: 1527 chia cho 9 dư 6, chia cho 3 dư 0

c/ 2468 chia cho 9 dư 2, chia cho 3 dư 2

d/ 1011 chia cho 9 dư 1, chia cho 3 dư 1.

Bài 109/42 Sgk:

Điền số vào ô trống:

A 1 213 827 468

M 7 6 8 0

Bài 110/42 Sgk:

Điền các số vào ô trống, rồi so sánh

(4)

GV Ghi sẵn đề bài 110 SGk trên bảng phụ.

GV: Giới thiệu các số m, n, r, m.n, d như SGK.

- Cho HS hoạt động theo nhóm hoặc tổ chức hai nhóm chơi trò “Tính nhanh, đúng”.

- Điền vào ô trống mỗi nhóm một cột.

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

? Hãy so sánh r và d?

HS: r = d

GV: Cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”

Giới thiệu cho HS phép thử với số 9 như SGK.

GV: Nếu r d => phép nhân sai.

r = d => phép nhân đúng.

HS: Thực hành kiểm tra bài 110.

Bài 139 (SBT/19): Tìm số a, b sao cho a - b = 4 và 87ab 9.

? Để 87ab 9 ta cần xét điều kiện gì?

HS: ( 8 +7 + a + b) 9.

- Hướng dẫn HS làm các bước

r và d trong mỗi trường hợp:

a 78 64 72

b 47 59 21

c 366 3776 1512

m 6 1 0

n 2 5 3

r 3 5 0

d 3 5 0

Bài 139 (SBT/19)

87ab 9 => ( 8 +7 + a + b) 9 ( 15 + a + b) 9

=> a + b  {3; 12}.

Mà a - b = 4 nên a + b = 3 loại.

=> a + b = 12.

Vậy a = 8; b = 4. Số cần tìm là 8784.

4. Củng cố :(2 phút)

- Nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5, cho 3, cho 9.

GV: Phát phiếu học tập học tập. HS làm nhanh – GV thu, chấm điểm.

? Số 2340

A. Chỉ chia hết cho 2.

B. Chỉ chia hết cho 2 và 5.

C. Chỉ chia hết cho 2; 3 và 5.

D. Chia hết cho cả 2; 3; 5; và 9.

5. Hướng dẫn về nhà :( 1 phút) - Xem lại các bài tập đã giải.

- Làm BT 133 đến 136 (SBT)

- Chuẩn bị bài mới “ƯỚC VÀ BỘI”.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

(5)

Ngày soạn: 22/10/2020 Ngày giảng: 29/10/2020

Tiết 23

§13. ƯỚC VÀ BỘI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số. Kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số .

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.

3. Thái độ:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;

5. Các năng lực cần đạt:

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

GV: Máy tính chiếu đề bài ? ở SGK và các bài tập củng cố.

HS: Đọc trước bài.

III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp.

- Phương pháp học tập và hợp tác nhóm nhỏ.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học - GD : 1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) ( Chiếu câu hỏi)

Câu 1: Xét xem các phép chia sau, phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào có dư? Vì sao?

(6)

a) 36 : 3; 72 : 9 b) 17 : 3 ; 33 : 5 Đáp án:

Câu 1: a) 36 3 vì 3+6 = 9 3 72 9 vì 7 + 2=99 b) 17 3 vì 1+7 = 8 3

33 5 vì không có tận cùng là 0, 5

Câu 2: Khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b≠0).

Đáp án:

Câu 2: Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b≠0) nếu có số tự nhiên k sao cho a = b.k

GV: Giới thiệu

36 3 72 9

Vậy thế nào là Bội, thế nào là Ước ta đi tìm hiểu bài ngày hôm nay.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Ước và bội - Thời gian: 10 phút

-Mục tiêu: - HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số.

- Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước.

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập thực hành, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.

- Phát triển năng lực giao tiếp,năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Trình chiếu lại đáp án của câu hỏi 2.

GV: Ghi nếu a b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.

GV: Yêu cầu HS đọc định nghĩa SGK.

1. Ước và bội

* Định nghĩa: SGK a là bội của b

a b <=>

Bội

Ước

Bội

Ước

(7)

GV: Trình chiếu nội dung định nghĩa dưới dạng tóm tắt.

GV: Nhấn mạnh điều ngược lại. Khi a là bội của b, b là ước của a thì a b.

? Qua định nghĩa em nào có thể diễn đạt quan hệ a b như thế nào?

HS: a b khi a là bội của b, b là ước của a.

? 6 3 thì 6 là gì của 3 và 3 là gì của 6?

HS : 6 là bội của 3 3 là ước của 6

GV: Trình chiếu nội dung ?1. Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ đọc nội dung yêu cầu của ?1.

? Để trả lời ?1 ta cần làm gì?

HS: Xét xem 18 có chia hết cho 3, cho 4 không. 12 có chia hết cho 4, cho 8 không.

GV: Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời, yêu cầu giải thích rõ vì sao? Khi HS trả lời GV cho hiện lần lượt câu trả lời trên màn hình.

? Qua ?1. Nếu a b thì a có được gọi là bội của b, b có phải là ước của a không?

HS: Không.

GV chốt: Chỉ khi có quan hệ chia hết thì mới có định nghĩa bội và ước. Trong phép chia hết bội chính là số bị chia, ước chính là số chia.

Vậy để tìm bội và ước của 1 số ta làm như thế nào. Đó chính là nội dung phần 2

b là ước của a

?1

18 là bội của 3 vì 18 3

18 không là bội của 4 vì 18 4 . 4 là ước của 12 vì 12 4

4 không là ước của 15 vì 15 4.

Hoạt động 2: Cách tìm ước và bội - Thời gian: 22 phút

- Mục tiêu:

+ HS nắm được cách kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.

+ HS biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác hoạt động nhóm nhỏ.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

(8)

GV: Giới thiệu dạng tổng quát tập hợp các bội của a, ký hiệu là : B(a). Tập hợp các ước của b, ký hiệu là : Ư(b).

GV: Yêu cầu HS đọc nội dung VD1.

? Các số cần tìm phải thỏa mãn những điều kiện gì?

HS: chia hết cho 7, nhỏ hơn 30.

GV: Đưa VD về dạng bài tìm x thỏa mãn:

x B(7); x < 30

GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn tìm x.

GV: Gọi 1 HS trình bày kết quả.

GV: Yêu cầu HS giải thích cách làm.

? Vậy tổng quát để tìm bội của 1 số a ≠0 ta làm như thề nào?

HS: Trả lời

GV: Giới thiệu cách tìm bội trong SGK. Yêu cầu HS đọc.

GV: Giới thiệu cách ghi tổng quát:

B(a) = {0, 1a; 2a; 3a; ....} với a ≠ 0.

GV: Lưu ý cho HS cách sử dụng kí hiệu ,

"=".

? Hãy xác định số phần tử trong tập hợp B(a).

HS: Tập hợp B(a) gồm vô số phần tử.

GV: Yêu cầu HS đọc nội dung yêu cầu ?2.

? x cần tìm phải thỏa mãn những điều kiện gì?

HS: x  B(8) và x < 40

GV: Gọi 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở rồi nhận xét bài làm của bạn.

- Làm bài 113a/44 SGK

GV: Tìm số tự nhiên x mà x B(8) và x< 40 GV: Hướng dẫn HS

- Trước tiên ta tìm B(8) = {0; 8; 16...}

- Vì x  B(8) và x < 40 Nên: x  {0; 8; 16; 24; 32}

2. Cách tìm ước và bội Kí hiệu:

Tập hợp các bội của a là B(a).

Tập hợp các ước của b là Ư(b) a/ Cách tìm các bội của 1 số Ví dụ 1:

Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7 B(7) = 0; 7; 14; 21; 28

* Cách tìm các bội của 1 số: Ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3...

?2

x 0; 8; 16; 24; 32

Bài 113a/44 SGK a) 24 ;36 ;48

b/ Cách tìm ước của 1 số:

Ví dụ 2: Tìm các ước của 8

(9)

GV: Ghi đề bài trên bảng phụ.

Hãy tìm các số tự nhiên x sao cho: 8  x

? 8  x thì x có quan hệ gì với 8?

HS: x là ước của 8

? Em hãy tìm các ước của 8?

HS: x = 1; 2; 4; 8

GV: Tất cả các ước của 8 ta gọi là tập hợp ước của 8, ký hiệu: Ư(8)

GV: Vậy để tìm tập hợp các ước của 8 như thế nào ta xét qua ví dụ 2 mục 2/44 SGK.

HS tự đọc ví dụ.

GV : Để tìm các ước của 8 ta làm thế nào?

HS : Để tìm các ước của 8 ta lần lượt chia 8 cho các số 1, 2, 3, . . .8; ta thấy 8 chỉ chia hết cho 1, 2, 4, 8.

Do đó: Ư(8) = 1; 2; 4; 8

GV: Hướng dẫn cách tìm như ví dụ 2 SGK.

HS nêu cách tìm tập hợp ước của 1 số?

HS: Đọc phần in đậm /44 SGK

GV: Quay lại bước làm khi tìm ước của 8 nhấn mạnh.

- Trong phép chia hết số chia, thương đều là ước của số bị chia.

+ 8:1 = 8 => được 2 ước là 1; 8 + 8: 2= 4 => được 2 ước là 2; 4 ...

Vậy khi tìm ước của a( a>1) ta chỉ cần lần lượt chia a cho các số từ 1 đến a/2. Mỗi phép chia hết ta lấy được 2 ước.

GV: Yêu cầu 1 HS đọc nội dung yêu cầu ?3.

GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp làm vào vở rồi nhận xét.

GV: Đưa ra một bài tập tình huống.

Trong khi học về ước và bội:

An nói: Tớ tìm được một số là bội của mọi số tự nhiên khác 0, số đó lại không là ước của

Để tìm các ước của 8 ta lần lượt chia 8 cho các số 1, 2, 3, . . .8; ta thấy 8 chỉ chia hết cho 1, 2, 4, 8.

Do đó: Ư(8) = 1; 2; 4; 8

Ký hiệu: Ư(b)

* Cách tìm các ước của 1 số:

Ta lấy số đó chia lần lượt từ 1 đến chính nó. Mỗi phép chia hết cho ta 1 ước.

?3

Ư(12) = 1; 2; 3; 4; 6; 12

(10)

bất kỳ số tự nhiên nào.

Dũng nói: Tớ tìm được một số chỉ có đúng 1 ước, số đó là ước của mọi số tự nhiên.

? Đố các em tìm được đó là những số nào.

GV: Cho HS hoạt động theo nhóm trên phiếu học tập.

GV: Thu phiếu học tập rồi nhận xét.

? Tại sao số 0 không phải là ước của bất kì số tự nhiên nào.

HS: Vì phép chia cho số 0 không có nghĩa.

GV nhấn mạnh: Vậy khi tìm bội của bất kỳ số tự nhiên khác 0 đều có số 0. Khi tìm ước của bất kì số tự nhiên nào đều có số 1.

GV: Yêu cầu 1 HS đọc nội dung ?4.

? Dựa vào phần trên hãy tìm nhanh Ư(1);

B(1)

? Tập hợp B(1) chính là tập hợp số nào đã học.

HS: Tập hợp số tự nhiên.

GV :Hướng dẫn HS tìm ước và bội bằng MTBT Casio fx 570 VN PLUS

Ví dụ 1: Tìm các ước của 30

GV hướng dẫn hs thực hiện lần lượt ALPHA A ALPHA = ALPHA A + 1 30 : ALPHA A

Bấm: CALC Nhập: A = 0 Lần lượt bấm =

=> Kết quả cần tìm

Chú ý trong 1 phép chia hết VD: 30 : 2 = 5 ta có luôn 2 ước là : 2 ;15

Vậy 30 có các ước là 1, 2, 3, 5, 6, 10, 15, 30.

HS tương tự tìm ước của 105.

GV hướng dẫn tìm Bội của 5 bằng MTBT Casio fx 570 VN PLUS

ALPHA A ALPHA = ALPHA A + 1

?4

Ư(1) = 1

B(1) = 0; 1; 2; 3; 4; . . .

Ư( 30) = 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30

(11)

5 X ALPHA A Bấm: CALC Nhập: A = 0

Lần lượt bấm = => Kết quả

Ví dụ 2: Tìm các bội số của 15 nhỏ hơn 121.

4. Củng cố: ( 5 phút)

GV: Củng cố thông qua sơ đồ tư duy Áp dụng: Tìm B(15); Ư(60)

B(15)={0;15; 30; 45;…}

Ư(60)={1; 2; 3; 4; 5; 6; 10; 12; 15; 20; 30; 60}

Bài 2: Bài tập trắc nghiệm đúng sai. GV sử dụng phần mềm Violet để tạo bài tập trắc nghiệm.

a) 42 là bội của 7 (Đ) b) 3 là ước của 13 (S).

c) 15 là bội của 8 (S) d) 9 là ước của 72 (Đ).

5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút) - Học kỹ cách tìm ước và bội.

- Làm bài tập 111; 112; 113b,c; 114/45 SGK - Làm bài 142; 143; 144; 145; 146; 147/20 SBT.

- Chuẩn bị bài sau: SỐ NGUYÊN TỐ, HỢP SỐ BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ

(12)

Ngày soạn: 22/10/2020 Ngày giảng: 30/10/2020

Tiết 24

SỐ NGUYÊN TỐ, HỢP SỐ BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố.

3. Thái độ:

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và suy luận lôgic;

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;

5. Về phát triển năng lực học sinh:

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày, tính toán năng lực thực hành trong toán

II. Chuẩn bị của GV và HS:

HS: Chuẩn bị sẵn một bảng các số tự nhiên từ 2 đến 100 như SGK.

GV: Chuẩn bị bảng phụ ghi sẵn nội dung như trên, kẻ khung bảng/45 SGK.

III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp.

- Phương pháp học tập và hợp tác nhóm nhỏ.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình dạy học - GD : 1. Ổn định tổ chức : ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)

HS1: Hãy tìm các ước của 2; 3; 4; 5; 6; 7 ĐÁ: Ư(2) = {1; 2}

Ư(3) = {1; 3}

Ư(4) = {1; 2; 4}

Ư(5) = {1; 5}

Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

(13)

Ư(7) = {1; 7}

HS2: Nêu cách tìm ước và bội.

GV: Hãy so sánh các số trên với 1? Cho biết các số nào chỉ có hai ước? Nhận xét hai ước của nó?

HS: Các số trên đều lớn hơn 1.Các số chỉ có 2 ước là: 2; 3; 5; 7 Các số có nhiều hơn 2 ước là: 4; 6

GV: Những số 2; 3; 5; 7 được gọi là số nguyên tố.

Những số 4; 6 được gọi là hợp số.

Vậy thế nào là số nguyên tố, hợp số ta đi tìm hiểu bài ngày hôm nay.

3. Giảng bài mới:

* Hoạt động 1: Số nguyên tố - Hợp số - Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu: + HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

+ Học sinh biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

? Theo kết quả phần kiểm tra bài cũ hãy cho biết thế nào là số nguyên tố, thế nào là hợp số.

HS: Trả lời.

GV: Giới thiệu định nghĩa SGK.

HS: Đọc định nghĩa SGK.

♦ Củng cố: Làm?. SGK?

? Để kiểm tra một số là số nguyên tố hay hợp số ta làm như thế nào?

HS: Tìm ước của các số đó rồi dựa vào định nghĩa kết luận.

GV: Chốt trong trường hợp kiểm tra một số là hợp số chỉ cần chỉ ra số đó có thêm một ước khác 1 và chính nó mà không phải tìm tất cả các ước của số đó

HS: 7 là số nguyên tố, vì nó lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

1. Số nguyên tố - Hợp số.

a) Số nguyên tố: Là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Ví dụ:

Các số 2 ; 3 ; 5 chỉ có hai ước số là 1 và chính nó.

Ta gọi 2 ; 3 ; 5 là số nguyên tố

b) Hợp số: Là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn hai ước.

Ví dụ:

Các số 4; 6; 8 có nhiều hơn hai ước số

Ta gọi 4 và 6 là hợp số.

?.

(14)

8; 9 là hợp số, vì nó lớn hơn 1 và có nhiều hơn hai ước.

GV: Số 0; 1 có là số nguyên tố không? Có là hợp số không? Vì sao?

HS: Số 0; 1 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số vì nó không thỏa mãn định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

GV: Dẫn đến chú ý a SGK

GV: Em hãy cho biết các số nguyên tố nhỏ hơn 10?

HS: 2; 3; 5; 7.

GV: Dẫn đến chú ý b SGK và ghi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

♦ Củng cố: Các số sau là số nguyên tố hay hợp số: 102; 513; 145; 11; 13?

7 là số nguyên tố vì 7 > 1 và 7 chỉ có 2 ước là1 và 7.

8 là hợp số vì 8 > 1 và có nhiều hơn hai ước là 1 ; 2 ; 4 ; 8.

9 là hợp số vì 9>1 và có 3 ước là 1 ; 3 ; 9.

Chú ý: (SGK)

Hoạt động 2: Lập bảng các số nguyên tố không vượt qua 100 - Thời gian: 17 phút

- Mục tiêu: + Hiểu cách lập bảng số nguyên tố.

+ Học sinh biết tìm ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi,hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Trên bảng phụ ghi sẵn các số tự nhiên không vượt quá 100 và nói: Ta hãy xét xem có những số nguyên tố nào không vượt quá 100.

Hỏi: Tại sao trong bảng không có số 0, không có số 1?

HS: Vì 0; 1 không phải là số nguyên tố

GV: Bảng này gồm các số nguyên tố và hợp số. Ta sẽ loại đi các hợp số và giữ lại các số

2. Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100 (SGK).

Có 25 số nguyên tố không vượt quá 100 là:

2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23;

29; 31; 37; 41; 43; 47; 52; 59;

61; 67; 71; 73; 79; 83; 89; 97.

Số nguyên tố nhỏ nhất là số

(15)

nguyên tố.

? Trong dòng đầu có các số nguyên tố nào?

HS: 2; 3; 5; 7.

GV: Cho một HS lên bảng thực hiện và hướng dẫn từng bước như SGK.

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV

- Gạch bỏ các số là hợp số trên bảng cá nhân đã chuẩn bị.

GV: Các số còn lại không chia hết cho các số nguyên tố nhỏ hơn 10. Đó là các số nguyên tố không vượt quá 100 .Có 25 số nguyên tố như SGK.

GV: Kiểm tra lại bài của HS

- Cho HS đọc 25 số nguyên tố và yêu cầu học thuộc lòng.

?Trong 25 số nguyên tố đã nêu có bao nhiêu số nguyên tố chẵn? Đó là các số nào?

HS: Có duy nhất một số nguyên tố chẵn là 2.

? Hai số nguyên tố nào hơn kém nhau 1 đơn vị?

HS: 2; 3.

? Hai số nguyên tố nào hơn kém nhau 2 đơn vị?

HS: 3 và 5; 5 và 7; 11 và 13...

? Hãy nhận xét chữ số tận cùng của các số nguyên tố lớn hơn 5?

HS: Chỉ có thể tận cùng bởi các chữ số 1; 3; 7;

9.

GV: Giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000/128 SGK tập 1.

Làm bài tập 115; 116/47 SGK

GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện.

HS: nhận xét và bổ sung thêm.

GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.

GV: Giới thiệu sơ lượt tiểu sử nhà toán học ơ- ra-tô-xten và sàng ơ-ra-tô-xten

2 và là số nguyên tố chẵn duy nhất.

Bài tập 115 sgk/ 47

+ Các số 312, 213,435 và 417 là hợp số vì chúng lớn hơn 3 và chia hết cho 3.

+Số 3311 là hợp số vì sồ này lớn hơn 11 và chia hết cho 11.

+Số 67 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó .

Bài tập 116 sgk/ 47

83∈P ; 91∉P ; 15∈N ;

(16)

HS: theo dõi gv giới thiệu p⊂N

Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ, có thể em chưa biết - Thời gian: 7 phút

- Mục tiêu: + Giúp HS củng cố các kiến thức có liên quan đến định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày, tính toán năng lực thực hành trong toán

4. Củng cố : ( 3 phút) Bài tập 115 (SGK/47)

+ 312 là hợp số vì 321 > 1 và có nhiều hơn 2 ước.

+ 213 là hợp số vì 213 > 1 và có nhiều hơn 2 ước.

+ 435 là hợp số vì 435 > 1 và có nhiều hơn 2 ước.

+ 417 là hợp số vì 417 > 1 và có nhiều hơn 2 ước.

(17)

+ 3311 là hợp số vì 3311 > 1 và có nhiều hơn 2 ước.

+ 67 là số nguyên tố vì 67 > 1 và chỉ có đúng 2 ước là 1 và 67.

5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)

+ Học thuộc định nghĩa về số nguyên tố, hợp số.

+ Học thuộc 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100.

+ Xem bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở cuối sách . + Làm bài tập 117; 118; 119; 120; 121; 122 / 47 SGK .

+ Bài tập 148 -> 153 /20, 21 SBT. 156; 157; 158/ 21 dành cho HS khá giỏi V. Rút kinh nghiệm:

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

So với những tiêu chí chấm điểm bài văn nghị luận do Bộ GD &amp;ĐT ban hành từ kì thi THPT Quốc gia năm 2015 thì một vài chỉ số hành vi trong mô hình cấu trúc NL TLVB

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

Để phát huy tốt, phát triển tốt và khai thác tối đa các năng lực của học sinh như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến

Tóm tắt: Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, người học ngoại ngữ không chỉ cần thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, mà còn cần nâng cao năng lực giao tiếp liên