• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22

Ngày soạn: 2/2/2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 5 tháng 2 năm 2018 Học vần

BÀI 90: ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

2. Kĩ năng: Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và tép. HS kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.

3. Thái độ: HS có ý thức chịu khó, tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa: ấp trứng; cốc nước, lon gạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (1 phút)

- Cho hs đọc: rau diếp, tiếp nối, ướp cá, nườm nượp - Gọi hs đọc câu ứng dụng: Nhanh tay ……. mà chạy.

- GV đọc: tiếp nối, ướp cá - Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Ôn tập các vần đã học (18 phút) - Gv đưa bảng ôn, gv đọc vần cho hs viết.

- Nhận xét trong 12 vần có gì giống nhau?

- Trong 12 vần, vần nào có âm đôi?

- Đọc lại các vần trong bài.

c. Đọc từ ngữ ứng dụng (8 phút)

- Gv ghi bảng: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.

- Đọc thầm và tìm tiếng có chứa vần vừa ôn tập: ắp, tiếp, ấp.

- Gv cho hs quan sát tranh, ảnh gà mẹ ấp trứng, cốc nước đầy.

- Nghe sửa phát âm

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc (15 phút) - Luyện đọc sách giáo khoa.

- Quan sát tranh và nhận xét xem tranh vẽ gì?

- Luyện đọc các câu ứng dụng.

- Tìm tiếng có chứa vần vừa ôn?

- Cho HS đọc trơn toàn bài.

b. Luyện viết (10 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- 2 hs thực hiện.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- 3 hs nêu.

- 4 hs nêu.

- 6 hs đọc.

- 3 hs nêu.

- HS quan sát

- 5 hs đọc cá nhân, tập thể.

- 5 hs đọc.

- 2 hs nêu.

- 4 hs đọc.

- 2 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- HS quan sát, đọc chữ mẫu

(2)

- Gv viết mẫu: đón tiếp, ấp trứng.

- Yêu cầu hs luyện viết vở tập viết.

c. Kể chuyện: Ngỗng và Tép ( 10 phút) - Gv kể chuyện 2 lần.

- Gv giới thiệu vì sao ngỗng lại không ăn tép qua câu chuyện Ngỗng và tép.

- Gv tổ chức cho hs kể theo nhóm.

- Gọi hs kể trước lớp.

- Ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng đã sẵn sàng hi sinh vì nhau.

4. Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Đọc lại bài trong sách giáo khoa.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài và làm bài tập.

- Hs viết bài vở tập viết.

- HS nghe

- Hs kể theo nhóm 4 hs.

- Hs đại diện nhóm kể.

- HS nghe

- 2 HS đọc

__________________________________

Toán

GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu đề toán: cho gì? Hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

2. Kĩ năng: Bước đầu tập cho hs tự giải bài toán.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng các tranh vẽ trong sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Bài toán có lời văn thường có mấy phần? Là những phần nào?

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải.(12 phút)

- Yêu cầu hs xem tranh, đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gv ghi tóm tắt lên bảng.

- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm như thế nào?

- Gv hướng dẫn hs giải bài toán.

Bài giải

- 2 HS trả lời

- 3,4 hs đọc.

- 3 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- Hs theo dõi.

(3)

Nhà An có tất cả số con gà là:

5+ 4= 9 (con gà ) Đáp số: 9 con gà - Nêu lại các bước khi giải bài toán?

* Lưu ý HS viết bài giải bao gồm: Câu lời giải, phép tính có tên đơn vị, viết đáp số.

(Chú ý cách trình bày cho đẹp).

c. Thực hành:(18 phút) Bài 1: Đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs tự điền vào tóm tắt rồi giải bài toán.

Bài giải

Cả hai bạn có số quả bóng là:

4+ 3 = 7 (quả bóng ) Đáp số: 7 quả bóng - Nhận xét bài giải.

- Nêu lại các bước khi giải toán?

Bài 2: - Đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs tự điền vào tóm tắt rồi giải bài toán.

Bài giải

Tổ em có tất cả số bạn là:

6+ 3= 9 (bạn ) Đáp số: 9 bạn - Gọi hs nhận xét.

Bài 3: ( Giảm tải - bỏ) Củng cố kĩ cho HS cách làm bài 1, 2

3. Củng cố, dặn dò:(5 phút)

- Nêu lại các bước khi giải bài toán có lời văn?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.

- Viết bài giải; câu lời giải; phép tính; đáp số.

- 1 hs đọc.

- 3 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- Hs làm bài giải.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét.

- HS nêu - 2 hs đọc.

- 2 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- Hs làm bài giải.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu nhận xét.

________________________________

Đạo đức

BÀI 10: EM VÀ CÁC BẠN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.

2. Kĩ năng: Biết cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.

- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và vui chơi. Đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh.

- GDG&QTE: Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được tự do kết giao bạn bè và được đối xử bình đẳng.

(4)

3. Thái độ: HS biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và vui chơi

II. CÁC KNSCB ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọngtrong quan hệ với bạn bè.

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè.

- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với bạn bè.

- Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.

III. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa cho bài. Mỗi hs có 3 bông hoa để chơi trò chơi.

- Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động:(2 phút)

- Cho hs hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hoạt động 1:(12 phút) Đóng vai.

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs thảo luận đóng vai các tình huống 1, 3, 5, 6 của bài tập 3.

- Yêu cầu hs các nhóm lên đóng vai.

- Nhận xét.

- Em cảm thấy thế nào khi:

+ Em được bạn cư xử tốt?

+ Em cư xử tốt với bạn?

- Gv nhận xét, kết luận: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn.

c. Hoạt động 2 (16 phút)Vẽ tranh về chủ đề Bạn em.

- Yêu cầu hs tự vẽ tranh về bạn của mình.

- Giới thiệu tranh vẽ.

- Gv tổ chức cho hs trưng bày tranh vẽ.

Kết luận chung: trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do kết bạn.

+ Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.

- Hs hát tập thể.

- Hs thảo luận nhóm 4.

Mỗi nhóm 1 tình huống.

- Hs các nhóm đóng vai.

- Hs nêu.

- 3 hs nêu.

- 4 hs nêu.

- HS nghe

- Hs tự vẽ.

- 3 hs giới thiệu.

- Hs bày theo tổ.

- HS nghe 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Nhắc lại nd bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs thực hiện theo bài học.

______________________________

Thủ công

CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.

2. Kĩ năng: Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.

3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng học tập. Cẩn thận khi dùng kéo

(5)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy vở hs.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra(4phút)

- Kiểm tra dụng cụ học tập bộ môn - Nhạn xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Giới thiệu các dụng cụ thủ công.(7phút)

- Gv cho hs quan sát từng dụng cụ thủ công: bút chì, thước kẻ, kéo.

- Yêu cầu Hs nêu tên từng đồ dùng?

c. Hướng dẫn thực hành.(10 phút)

* Hướng dẫn hs cách sử dụng bút chì.

- Gv mô tả cái bút chì.

- Hướng dẫn hs cách cầm bút chì.

- Hướng dẫn hs cách sử dụng bút chì khi vẽ, kẻ, viết.

* Hướng dẫn hs cách sử dụng thước kẻ.

- Gv giới thiệu 1 số loại thước kẻ = gỗ, = nhựa.

- Hướng dẫn hs cách sử dụng thước kẻ.

* Gv hướng dẫn hs cách sử dụng kéo.

- Gv mô tả cái kéo.

- Hướng dẫn hs cách sử dụng kéo.

d. Thực hành (15 phút)

- Yêu cầu hs tập kẻ đường thẳng.

- Yêu cầu hs cắt theo đường thẳng.

- Gv quan sát, uốn nắn, giúp đỡ hs hoàn thành nhiệm vụ.

3. Củng cố - Dặn dò:(3phút)

- Kể tên các dụng cụ để học thủ công?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà chuẩn bị bút chì, thước kẻ, giấy vở có kẻ ô để giờ sau học bài Kẻ các đoạn thẳng cách đều nhau.

- HS để các loại dụng cụ lên bàn

- Hs quan sát.

- 5 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs theo dõi.

- Hs tự làm.

- Hs tự làm.

Ngày soạn: 3/2/2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 6 tháng 2 năm 2018 Học vần

BÀI 91: OA - OE

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Hoa ban …….. dịu dàng. Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất

3. Thái độ: GDHS ý thực tự giác chăm chỉ luyện tập rèn luyện sức khoẻ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(6)

- Máy chiếu, phông chiếu chiếu tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: đấy ắp, đón tiếp, ấp trứng - Đọc câu ứng dụng: Cá mè………là đẹp - GV đọc: đấy ắp, đón tiếp

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần oa

- Gv giới thiệu tranh vẽ trên máy chiếu rút ra vần mới:

oa

- Gv giới thiệu: Vần oa được tạo nên từ o và a - So sánh vần oa với ao

- Cho hs ghép vần oa vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: oa - Gọi hs đọc: oa

- Yêu cầu hs ghép tiếng: hoạ

- Cho hs đánh vần và đọc: hờ- oa – hoa - nặng- hoạ - Gọi hs đọc toàn phần: oa - hoạ - hoạ sĩ

Vần oe:

(Gv hướng dẫn tương tự vần oa.) - So sánh oa với oe.

(Giống nhau: âm đầu vần là o và âm cuối vần là a và e).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ: sách giáo khoa, hoà bình, chích choè, mạnh khoẻ.

- Gv cho học sinh quan sát tranh các từ ứng dụng trên máy chiếu và giải nghĩa từ:

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: oa, hoạ sĩ.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv giới thiệu cách viết: oe, múa xoè.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2, 3 hs nêu.

- Hs ghép vần oa.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần oa.

- 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, đọc chữ mẫu

- HS nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

- HS nhắc lại cách viết

(7)

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng trên máy chiếu - Gv đọc mẫu: Hoa ban ………dịu dàng

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: hoa, xoè, khoe - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút)

- Gv giới thiệu tranh vẽ tên máy chiếu

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Sức khoẻ là vốn quý nhất - Trong tranh vẽ những gì?

- Các bạn trai trong bức tranh đang làm gì?

- Tập thể dục đều sẽ giúp ích gì cho cơ thể?

GDQTE: Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ.

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1, 2 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 4 hs đọc.

+ 1, 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 92.

______________________________________

Toán

XĂNG – TI – MÉT. ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết xăng- ti- mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng-ti-mét viết tắt là cm . 2. Kĩ năng: Biết dùng thước có chia vạch xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thước thẳng có vạch chia thành từng cm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Gọi hs làm bài tập 2, 3 sgk.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo

- 2 hs làm bài giải.

(8)

độ dài (5 phút).

- Gv giới thiệu cái thước thẳng có chia vạch cm.

- Gv giới thiệu đơn vị xăng- ti- mét viết tắt là cm.

- Gv ghi bảng.

- Gọi hs đọc.

b. Giới thiệu các thao tác đo đọ dài (7 phút) - Gv hướng dẫn hs đo độ dài theo 3 bước:

+ Đặt vạch số 0 của thước trùng với 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.

+ Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo đơn vị đo.

- Gv vẽ đoạn thẳng AB dài 3 cm.

- Gv vẽ đoạn thẳng MN dài 6 cm.

c. Thực hành:

Bài 1: Viết kí hiệu của xăng - ti- mét.

- Yêu cầu hs tự viết.

- Nhận xét bài viết.

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo.

- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ, viết rồi đọc số đo.

- Gọi hs đọc trước lớp.

- Nhận xét bài làm.

Bài 3: Đặt thước đúng ghi Đ, sai ghi S.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nêu kết quả.

- Nhận xét.

Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo.

- Yêu cầu hs tự đo từng đoạn thẳng rồi viết số đo.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Nêu tên đơn vị đo độ dài vừa học?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- Hs quan sát.

- Nhiều hs đọc.

- Hs quan sát.

- HS thực hành

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự viết bài.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài theo cặp.

- 2 hs đọc.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

Tự nhiên xã hội BÀI 22: CÂY RAU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs kể được tên và nêu ích lợi của 1 số loại rau.

2. Kĩ năng: Chỉ được rễ, thân, là, hoa của cây rau.

3. Thái độ: Có ý thức ăn rau và rửa sạch rau trước khi ăn

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch.

- Kĩ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau và ăn rau, ăn rau sạch.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoật động học tập.

III. CHUẨN BỊ

(9)

1.GV : - Đem các loại cây rau đến lớp.

- Hình cây rau cải phóng to

- Chuẩn bị trò chơi: “Tôi là rau gì? “ 2.HS : Sưu tầm các loại rau

IV. LÊN LỚP

1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. Bài mới.

a. HĐ1: Quan sát cây rau (12 phút)

*Mục đích : HS biết các bộ phận của cây rau.Phân biệt các loại rau khác nhau.

*Cách tiến hành

Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.

- Hãy quan sát cây rau mà mình mang đến lớp và chỉ rõ: Đâu là thân, rễ, lá, của cây rau? Bộ phận nào ăn được?

Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động

- GV KL: có rất nhiều loại rau. Có loại rau ăn lá, có loại rau ăn thân lá, quả, rễ, hoa…(Nêu tên các loại rau mang đến lớp)

b. HĐ2: Làm việc với SGK (13 phút)

*Mục đích: - HS biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong SGK.

- Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.

*Cách tiến hành

Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động - Hãy quan sát đọc và trả lời câu hỏi trong SGK Bước 2: Kiểm tra kết quả hđộng.

- Gọi 1 số nhóm

- Khi ăn rau ta cần chú ý điều gì?

- Vì sao phải ăn rau thường xuyên?

GKL: Về ích lợi của rau và tại sao phải rửa rau trước khi ăn

c. HĐ3: Trò chơi “ Tôi là rau gì?” (10 phút)

*Mục đích: Củng cố những hiểu biết về cây rau

*Cách tiến hành:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- 1 số HS lên tự giới thiệu các dặc điểm của mình.

VD: Tôi màu xanh, trồng ở ngoài đồng, tôi có thể cho lá vào thân.

- HS trả lời: Bạn là rau cải.

Bước 2: H thực hiện

3. Củng cố - dặn dò: (4 phút) - Khi ăn rau cần chú ý điều gì?

- Nhận xét chung giờ học

-Dặn H thường xuyên ăn rau và nhớ rửa sạch rau trước khi ăn

-H hoạt động nhóm

- Các nhóm trình bày về cây rau của mình

- Hoạt động nhóm

- Một nhóm đọc câu hỏi- Một nhóm trả lời

- 1 Hs giới thiệu đặc điểm của mình- một Hs đoán

(10)

Thực hành kiến thức Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho hS cách tóm tắt và giải bài toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán và thực hiện phép tính.

3. Thái độ: Hs có ý thức tự giác tích cực trong học tập.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Thực hành (35 phút)

Bài 1: Đọc tóm tắt và giải bài toán sau:

Có: 3 quả Thêm : 2 quả Có tất cả….. quả?

- Hướng dẫn HS nhận biết yêu cầu - Hướng dẫn cách làm .

- Gv bao quát lớp và hướng dẫn HS - Gv nhận xét và đưa ra kết quả đúng Bài giải

Có tất cả là:

3+ 2= 5 ( quả) Đáp số: 5 (quả)

Bài 2 : Mai có 5 bông hoa, Lan có 4 bông hoa. Hỏi cả 2 bạn có tất cả bao nhiêu bông hoa?

- Yêu cầu HS quan sát và nêu cách làm bài - Yêu cầu HS tự làm bài

- Gv bao quát lớp

- Gọi HS báo cáo kết quả.

- Gv nhận xét và nêu kết quả đúng.

Tóm tắt: Mai: 5 bông hoa Lan : 4 bông hoa

Cả 2 bạn có...bông hoa?

Bài 3. Lớp 1A có 15 bạn nữ, trong đó có 4 bạn nam. Hỏi lớp 1ª có tất cả bao nhiêu bạn?

Quan sát HS làm bài và hướng dẫn, giúp đỡ.

Chữa bài- Nhận xét.

3. Củng cố – Dặn dò (4 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học

- Dặn H về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

- HS đọc yêu cầu - Suy nghĩ và làm bài

- Đổi chéo bài kiểm tra kết quả.

Báo cáo

- Xác định yêu cầu- đọc đề toán. Tóm tắt đề toán.

Tự làm bài- Trao đổi bài, báo cáo kết quả.

- 3 H làm bảng Giải:

Hai bạn có tất cả là:

4+5 = 9 ( bông hoa) Đáp số: 9 bông hoa

- HS đọc yêu cầu- suy nghĩ và làm bài.

- H nghe

____________________________

(11)

Thể dục

BÀI 22: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Ôn 4 động tác thể dục đã học. Học động tác bụng.

- Làm quen với trò Chơi "Nhảy đúng, nhảy nhanh".

2. Kỹ năng: - Thực hiện được 4 động tác ở mức tương đối chính xác. động tác vặn mình yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.

- Trò chơi biết tham gia vào trò chơi ở mức ban đầu.

3. Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- GV chuẩn bị 1 còi và kẻ sân chơi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

(12)

1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.

- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.

- Khởi động các khớp.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-3 HS lên trước lớp thức hiện lại 4 động tác đã học.

- Chỉ định HS nhận xét bạn.

- GV nhận xét, đánh giá 2. Phần cơ bản:

a. Ôn phối hợp 4 động tác

Mỗi động tác HS thực hiện 2 x 4 nhịp

- Nhận xét

GV quan sát và sửa sai cho HS b. Học động tác bụng (2 x 8 nhịp) - Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập

Nhận xét:

* Ôn 5 động tác thể dục đã học.

Mỗi động tác thực hiện 2 x 4 nhịp Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh thực hiện

- Gv nhận xét:

c.Trò chơi: “Nhảy đúng nhảy nhanh”.

- GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi, và tổ chức cho hs chơi. Sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi.

- Tổ chức chơi thử

- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi

- GV nhận xét

9-10’

1 lần 1 lần 1 lần 1 lần 1 lần 23-26’

4-5’

2-3 lần

4-5’

4-5 lần

6’

1-2 lần

9-10’

1 lần

1 lần 2-3 lần

- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số

HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS nhận xét bạn - HS lắng nghe

- Nghe GV nêu tên động tác HS xem và tập theo giáo viên.









GV

- HS sửa sai theo hướng dẫn của GV.

- HS lẵng nghe và quan sát GV, giải thích, làm mẫu, tập theo nhịp hô của Gv. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV









GV

HS quan sát Gv hướng dẫn cách chơi và luật để tham gia trò chơi một cách chủ động HS lắng nghe

3. Phần kết thúc:

- Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và hát .

- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân

3 – 4’

3-4 lần –Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang, thả lỏng các cơ .

(13)

Ngày soạn: 4/2/2018

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 7 tháng 2 năm 2018 Học vần

BÀI 92: OAI - OAY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: oai, điện thoại, oay, gió xoáy

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Tháng chạp ……….. đầy đồng. Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa

3. Thái độ: GDHS ý thực tự giác chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: hoạ sĩ, múa xoè, mạnh khoẻ, hoà bình - Đọc câu ứng dụng: Hoa ban ………. dịu dàng - GV đọc: , mạnh khoẻ, hoà bình

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần oai

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: oai - Gv giới thiệu: Vần oai được tạo nên từ o, a,i - So sánh vần oa với oai

- Cho hs ghép vần oai vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: oai - Gọi hs đọc: oai

- Yêu cầu hs ghép tiếng: thoại

- Cho hs đánh vần và đọc: thờ-oai-thoai-nặng-thoại - Gọi hs đọc toàn phần: oai - thoại - điện thoại Vần oay:

(Gv hướng dẫn tương tự vần oai.) - So sánh oai với oay.

(Giống nhau: âm đầu vần là o, giữa vần là âm a; khác nhau âm cuối vần là i và y).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc từ: quả xoài, khoai lang, hí hoáy, loay hoay.

- Gv giải nghĩa từ: hí hoáy, loay hoay - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2, 3 hs nêu.

- Hs ghép vần oai.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần oai.

- 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, đọc chữ mẫu

(14)

- Gv giới thiệu cách viết: : oai, điện thoại - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv giới thiệu cách viết: oay, gió xoáy.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Tháng chạp ……….. đầy đồng - Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: khoai - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa - Tranh vẽ gì?

- Nêu tên từng loại ghế trong tranh.

- Giới thiệu với bạn nhà mình có những loại ghế nào.

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: oai, điện thoại, oay, gió xoáy.

- Gv hướng dẫn cách ngồi viết, cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

- HS nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

- HS nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1, 2 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 93.

_________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho HS cách giải bài toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải toán và trình bày bài giải.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(15)

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Đọc số đo: 4 cm, 9 cm, 15 cm, 18 cm.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài luyện tập: (30 phút) Bài 1: Đọc bài toán.

- Quan sát tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Trong vườn có tất cả số cây chuối là:

12+ 3= 15 (cây ) Đáp số: 15 cây chuối - Nhận xét bài giải.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 2: Đọc bài toán.

- Quan sát tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Trên tường có tất cả số bức tranh là:

14+ 2= 16 (bức tranh ) Đáp số: 16 bức tranh - Nhận xét bài giải.

- Yêu cầu hs kiểm tra bài.

Bài 3: Đọc bài toán.

- Quan sát tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Có tất cả số hình vuông và hình tròn là:

5+ 4= 9 (hình ) Đáp số: 9 hình - Nhận xét chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Nêu các bước giải một bài toán có lời văn?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 5 hs đọc.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs chữa bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- HS trả lời.

______________________________________________________________________

Ngày soạn: 5/2/2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 8 tháng 2 năm 2018 Học vần

BÀI 93: OAN - OĂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: oan, giàn khoan, oăn, tóc xoăn 2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Khôn ngoan ………đá nhau

- Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi 3. Thái độ: GDHS ý thực tự giác chăm chỉ học tập để trở thành con ngoan trò giỏi…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(16)

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: quả xoài, khoai lang, hí hoáy, loay hoay.

- Đọc câu ứng dụng: Tháng chạp ………. đầy đồng - GV đọc: điện thoại, gió xoáy

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần oan

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: oan - Gv giới thiệu: Vần oan được tạo nên từ o, a, n - So sánh vần oa với oan

- Cho hs ghép vần oan vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: oan - Gọi hs đọc: oan

- Yêu cầu hs ghép tiếng: khoan

- Cho hs đánh vần và đọc: khờ - oan - khoan - Gọi hs đọc toàn phần: oan – khoan – giàn khoan Vần oăn:

(Gv hướng dẫn tương tự vần oan.)

- So sánh oan với oăn. (Giống nhau: âm đầu vần là o, cuối vần là âm n; khác nhau âm giữa vần là ă và a).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc từ: phiếu bé ngoan, học toán, khoẻ khoắn, xoắn thừng.

- Gv giải nghĩa từ: xoắn thừng - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv HD cách viết: oan, giàn khoan, - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv HD cách viết: oăn, tóc xoăn.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2, 3 hs nêu.

- Hs ghép vần oan.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần oan.

- 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, đọc chữ mẫu.

- HS nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

- HS nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

(17)

3. Luyện tập

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Khôn ngoan ……… đá nhau - Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: ngoan - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

* GDANQP: Giúp học sinh hiểu: Tại sao phải đoàn kết b. Luyện nói: (7 phút)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài: Con ngoan, trò giỏi - Tranh vẽ gì?

- Ơ lớp, bạn hs đang làm gì?

- Ơ nhà, bạn đang làm gì?

- Người hs như thế nào sẽ được khen là con ngoan, trò giỏi?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

GDG&QTE: Bổn phận biết hiếu thảo với cha mẹ, là con ngoan trò giỏi.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: oan, giàn khoan, oăn, tóc xoăn.

- Gv hướng dẫn cách ngồi viết, cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1, 2 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 1 ,2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

+ 2 HS nêu

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 94.

Ngày soạn: 6/1/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 9 tháng 2 năm 2018 Học vần

BÀI 94: OANG - OĂNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: oang, vỡ hoang, oăng, con hoẵng 2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Cô dạy ……… học bài.

- Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi

3. Thái độ: GDHS ý thực tự giác chăm chỉ học tập.…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(18)

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: phiếu bé ngoan, học toán, khoẻ khoắn.

- Đọc câu ứng dụng: Khôn ngoan ………đá nhau - GV đọc: giàn khoan, tóc xoăn

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần oang

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: oang - Gv giới thiệu: Vần oang được tạo nên từ o, a, ng - So sánh vần oan với oang

- Cho hs ghép vần oang vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: oang - Gọi hs đọc: oang

- Yêu cầu hs ghép tiếng: hoang

- Cho hs đánh vần và đọc: hờ - oang - hoang - Gọi hs đọc toàn phần: oang – hoang – vỡ hoang Vần oăng:

(Gv hướng dẫn tương tự vần oang.)

- So sánh oang với oăng. (Giống nhau: âm đầu vần là o, cuối vần là âm ng; khác nhau âm giữa vần là ă và a).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc từ: áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng

- Gv giải nghĩa từ: liến thoắng - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv HD cách viết: oang, vỡ hoang - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

- Gv HD cách viết: oăng, con hoẵng.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc: (18 phút)

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2, 3 hs nêu.

- Hs ghép vần oang.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần oang.

- 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, đọc chữ mẫu

- Nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

- Nhắc lại cách viết - Hs luyện viết bảng con.

(19)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Cô dạy ………. học bài.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: ngoan - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài: Áo choàng, áo len, áo sơ mi - Tranh vẽ gì?

- Quan sát áo của các bạn trong nhóm, nói về loại vải, kiểu áo của bạn.

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

GDHS biết mặc áo hợp thời tiết để đảm bảo sức khoẻ.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu cách viết: oang, vỡ hoang, oăng, con hoẵng.

- Gv hướng dẫn cách ngồi viết, cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1, 2 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 2 hs nêu.

+ HS quan sát nói trong nhóm

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 95.

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết giải bài toán và trình bày bài giải.

2. Kĩ năng: Thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo độ dài với đơn vị đo cm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Làm bài tập 2, 3 sgk trang 121.

- Gv nhận xét, đánh giá 2. Bài luyện tập (30 phút) Bài 1: Đọc bài toán.

- Quan sát tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

- GV quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét - chữa bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

(20)

Bài giải:

Có tất cả số quả bóng là:

4+ 5= 9 (quả bóng) Đáp số: 9 quả bóng - Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 2: Đọc bài toán.

- Quan sát tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Tổ em có tất cả số bạn là:

5+ 5= 10 (bạn) Đáp số: 10 bạn - Nhận xét bài giải.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 3: : Đọc bài toán.

- Quan sát tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Có tất cả số con gà là:

2+ 5= 7 (con gà) Đáp số: 7 con gà - Nhận xét bài giải.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 4: Tính (theo mẫu):

- Hướng dẫn hs tính theo mẫu:

2 cm+ 3 cm= 5 cm

- Tương tự cho hs làm bài.

- Gv nhận xét - chữa bài.

- Yêu cầu hs kiểm tra bài.

3. Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Nhắc lại các bước giải toán có lời văn?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo - báo cáo.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu cách tính.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

_______________________________

Văn hóa giao thông

Bài 5: VĂN MINH, LỊCH SỰ KHI NGỒI SAU XE ĐẠP, XE MÁY I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được cách ứng xử văn minh, lịch sự khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

2. Kĩ năng

Biết thực hiện các quy định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

3. Thái độ

HS có ý thức thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(21)

1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người ngồi sau xe đạp, xe máy.

- Tranh ảnh trong sách văn hóa giao thông.

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

- Thẻ đúng ( Đ), sai ( S).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Trải nghiệm

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về khi đi bộ:

+ Ở lớp, có em nào đã từng ngồi sau xe đạp, xe máy ?

+ Khi ngồi sau xe đạp, xe máy mà em uống hết hộp sữa thì em phải làm sao?

- Cá nhân HS giơ tay phát biểu.

- GV chuyển ý sang phần hoạt động cơ bản.

2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “EM SẼ LÀM THẾ NÀO”

- GV đọc truyện 2 lần.

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi:

+Ăn hết hộp xôi, An đã làm gì?

+Nếu em là An, em sẽ nói gì với anh thanh niên?

+ Theo em, bạn An nên bỏ cái hộp như thế nào cho đúng?

- GV cho HS xem một số tranh ảnh minh họa.

- GV chốt ý, yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 21.

“Đi đường cần luôn lịch sự, văn minh”

3. Hoạt động thực hành - GV nêu yêu cầu

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo tranh và cho biết em có nên làm theo các bạn trong hình không? Tại sao ?.

- Lắng nghe

- Vài HS trả lời - Lắng nghe.

- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trong 2 phút.

- HS: Ăn hết hộp xôi, An đã ném vào thùng rác nhưng gió thổi rơi vào mặt anh đi xe máy.

- Nếu em là An, em sẽ nói xin lỗi với anh thanh niên.

- Theo em, bạn An nên nói mẹ dừng xe để bỏ cái hộp vào thùng rác.

- HS xem tranh minh họa - Lắng nghe, HS đọc ghi nhớ

- 1 HS nêu yêu cầu

- Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút

(22)

- Gọi HS nêu nội dung từng tranh, lớp nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình về điều nên làm hoặc không nên làm theo từng tranh bằng thẻ. (GV đưa hình ảnh) -Yêu cầu HS nêu ý kiến vì sao nên/

không nên theo từng tranh cụ thể.

- GV liên hệ giáo dục

* Đối với tranh 1,2, 3, 4 GV đặt câu hỏi:

- Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở các tranh trên?

3. Hoạt động thực hành

GV nêu trò chơi” Chuyển đồ an toàn lịch sự”

- GV kết luận, rút ra bài học:

Đi xe mang, xách đồ hàng Ai ơi, vén gọn, kẻo quàng người ta - Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ

4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tập tích cực

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- HS nêu nội dung từng bức tranh - HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ.

*Tranh1, 2, 3, 4:không nên làm.

- HS trả lời - Lắng nghe.

- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung + HS tham gia chơi.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe

SINH HOẠT TUẦN 22

I. MỤC TIÊU

- HS nhận biết được những ưu nhược điểm của cá nhân,của tập thể lớp trong tuần vừa qua.

- Biết tự nhận xét và sửa chữa, rút kinh nghiệm trong các tuần tới.

- Nâng cao tinh thần đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể lớp ngày càng vững mạnh.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Ổn định tổ chức 2. Tiến hành sinh hoạt

a. Lớp trưởng nhận xét đánh giá

b. GV đánh giá nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua.

………

………

………

………

………

………

………

(23)

3. Phương hướng tuần 23:

- Thi đua học tập tốt chào mừng Đảng và xuân mới.

- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.

- Học bài, làm bài đầy đủ để nắm chắc kiến thức.

- Tiếp tục thực hiên tốt ATGT& không đốt pháo… Giao cho hs theo dõi theo xóm và báo cáo.

- Tiếp tục kiểm tra sự tiến bộ của các đôi bạn.

______________________________________________________

(24)

24

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

 Read one of the three words out loud (e.g. robot), students must try to be the first to sit on the chair with the corresponding phonics card..  The student who sits on the

 Use the phonics cards with sun, star, and snake, read the words out loud and have students repeat3.  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Use the phonics cards with tree, tent, and tiger, read the words out loud and have students repeat..  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

Aims: - to consolidate the sound of the letters Rr, Ss, Tt and Uu and the corresponding words; to learn and practise reading